Hôm nay,  

Âu châu sẽ phản ứng thế nào nếu Putin sử dụng võ khí nguyên tử?

10/14/202220:13:00(View: 11538)

Bình luận chiến sự Ukraine

image-ukraine

Sáng thứ Hai 10/10/22 vùa qua, phải chăng Putin đã thay đổi bản chất cuộc chiến ở Ukraine khi phóng 83 hỏa tiễn nhằm thẳng 11 cơ sở vật chất dân sự và nhà cửa dân chúng? Putin đã áp dụng đúng lý thuyết chiến tranh của cộng sản là tiêu diệt sự sống xã hội của quốc gia địch khi mục tiêu không đạt được. Nhưng có người cho rằng oanh tạc Ukraine hôm thứ Hai thực chất không phải Putin thay đổi chiến thuật mà đó chỉ để vớt vát thể diện trước dân chúng Nga và thế giới sau nhiều thất bại liên tiếp ở Ukraine và, đau đớn hơn nữa, « cầu Putin » (Kertch) bị đặc công Ukraine phá hỏng. Với Putin, điều đó còn tự nó tố cáo sự yếu kém và thua thiệt của mình trước đối thủ mà tưởng đã hạ gục ngay hiệp đầu.

 

Theo NATO, Putin đang thất trận. Vụ pháo kích bừa bãi Ukraine hôm 10/10 đúng là dấu hiệu yếu kém của Moscou đã mất đất trên chiến trường. Lập tức, qua hôm sau, khối G7 tuyên bố sẽ « tính sổ » Putin: « Chúng tôi cực lực lên án vụ tấn công mù quáng vừa rồi của Putin nhằm thẳng vào dân chúng vô tội. Đó là một tội ác chiến tranh ».

 

Để phô trương thêm sức mạnh, Putin còn tuyên bố là đã đặt lực lượng nguyên tử trong tình trạng báo động. Nghĩa là sẽ sẵn sàng sử dụng bom nguyên tử khi cần.

 

Khi nhắc tới võ khí nguyên tử, trước hết Putin muốn mọi người đừng quên Nga vẫn là một cường quốc và cường quốc nguyên tử. Trên thực tế, Nga hiện nay đang trong thế bốn bề thọ địch. Một phần lớn quân đội đang kẹt ở Ukraine và vùng phụ cận, và đã sử dụng hết 2/3 lực lượng. Nên Putin cần cảnh giác các nước, nhứt là Âu châu: « Mấy người đừng tính làm chuyện mạo hiểm. Chúng tôi đáp trả ngay, ngay cả nếu cần, bằng cách mà không ai muốn nghĩ tới ».

 

Nhưng Putin sẽ dốc hết tới đâu lực lượng còn lại của mình để đánh bẹp Ukraine thì chưa biết. Nguyên tử chiến thuật? Putin nhận nút đỏ?

 

Trên thực tế, từ hơn 7 tháng nay, Putin không thiếu cơ hội hù dọa bấm nút nguyên tử, nhưng thật sự ông ta có thể thực hiện những lời hăm dọa đó hay không? Nhiều nhà quân sự, cả ông Tổng thống Huê Kỳ Biden, cũng bảo chớ nên coi thường những lời hăm dọa của Putin. Những người biết rõ Putin hơn, đó là một con người bất thường, vừa đầy tự ti và tự tôn mặc cảm, vừa bệnh hoạn vừa gồng mình lên làm người hùng, cả ba trợn nữa, thì có thể bấm nút nguyên tử lắm khi không tự kiểm soát mình được.

 

Nhưng có điều chắc chắn là Putin thật sự làm chủ một lực lượng nguyên tử hùng hậu nhứt thế giới. Theo cơ quan Bulletin of Atomic Scientists ước tính thì Nga có 5.977 võ khí nguyên tử, mà 1.588 đầu đạn sẵn sàng cho sử dụng. Số còn lại để dự phòng hoặc để chờ  loại bỏ.

 

Theo học giả Pháp, ông Bruno Tertrais, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược, Putin thường nhắc nhở Nga là một cường quốc nguyên tử chỉ nhằm để cho ai đó, như Âu châu chẳng hạn, muốn tấn công nước Nga, nên hiểu và cẩn thận. Nhiều nhà báo theo dõi tình hình thì quả quyết Putin nhắc đi nhắc lại võ khí nguyên tử chỉ hù dọa mà thôi. Putin chẳng bao giờ sử dụng vì nó mâu thuẫn với chủ thuyết chiến tranh của Nga.

 

Hiến pháp Nga có 4 qui định rõ về trường hợp sử dụng võ khí nguyên tử:

 

-- Đáp trả những tấn công vào lãnh thổ Nga bằng hỏa tiễn đạn đạo;

-- Đáp trả khi bị tấn công bằng võ khí nguyên tử;

-- Đáp trả khi bị tấn công bằng võ khí tiêu diệt hàng loạt;

-- Đáp trả khi căn cứ nguyên tử Nga bị tấn công.

 

Theo những qui định trên đây, cho tới nay, Nga và Putin chưa gặp phải trường hợp nào để đối phó. Vậy Putin từ tháng 2/22 tới nay, nhiều lần đưa ra bom nguyên tử, phải chăng chỉ nhằm làm cho nhiều người sợ hãi mà đừng coi thường ông ta? Nhưng cũng nên hiểu thêm Putin vốn là nhà độc tài, liệu ông ta có tôn trọng Hiến pháp không? Đánh chiếm Ukraine là vi phạm luật pháp quốc tế mà Putin vẫn làm và tự cho mình có lý và có quyền kia mà.

 

Khi Putin sử dụng nguyên tử

 

Bộ Quốc phòng Nga quản lý 12 cơ sở trung ương tàng trữ võ khí nguyên tử ở nhiều nơi khác nhau trên khắp Liên bang Nga, dưới ám danh S. Những nơi này cất giữ những đầu đạn nguyên tử và bom khinh khí (hydrogène). Theo ông Pavel Podvig, Giám đốc Dự án Lực  lượng Nguyên tử Nga và cựu cán bộ nghiên cứu ở Viện Vật lý Moscou, hiện ở Genève, thì những hỏa tiễn tầm xa sử dụng trên bộ hoặc dưới tàu ngầm mới là những vũ khí có thể sử dụng ngay.

 

Giả sử khi Putin muốn đánh Ukraine bằng bom ngyên tử chiến thuật, tầm ngắn, thì những trái bom này sẽ được lấy ra từ một hầm chứa S – như bom Belgorod-22, cất giữ chỉ cách Ukraine 40 km – và phải vận chuyển tới căn cứ quân sự. Việc này đòi hỏi hàng giờ để trái bom sẵn sàng sử dụng, đầu đạn gắn vào hỏa tiễn, bom khinh khí đưa lên phi cơ.

 

Trong lúc đó, đối phương, như Huê Kỳ, có đủ thì giờ theo dõi từng công đoạn của việc sửa soạn, qua vệ tinh, tình báo tại chỗ. Vậy đối phương có thể làm gì?

 

Ông TT Biden đã từng nói rõ mọi sử dụng võ khí nguyên tử hoàn toàn không thể chấp nhận và sẽ nhận những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Giới chức Huê Kỳ cho rằng chiến tranh nguyên tử ngày nay có thể xảy ra dễ dàng hơn bất kỳ lúc nào khác kể từ vụ khủng hoảng ở Cuba năm 1962. Và nếu chẳng may Putin đánh Ukraine bằng nguyên tử thì quyết định phản ứng của Âu châu và Huê Kỳ sẽ khó ước tính tầm quan trọng.

 

Putin một mình bấm nút đỏ?

 

Theo tổ chức quốc phòng Nga thì có 3 va-li mật: 1 cái do Putin, tức ông Tổng thống hay Chủ tịch Nước nắm giữ, 1 của ông Tổng trưởng Quốc phòng và 1 của ông Tổng Tham mưu trưởng. Bấm nút là quyết định theo đồng thuận chung. Nhưng Putin là độc tài, nắm trọn quyền hành vào tay một mình nên chỉ cần Putin quyết định là đủ. Vả lại, tất cả những người chung quanh Putin ngày nay đều là những tên quá khích, hung tợn còn hơn cả Putin.

 

Âu châu phản ứng khi Putin tấn công bằng nguyên tử

 

Một cựu Giám đốc CIA nhận xét nếu Putin dùng võ khí nguyên tử kết thúc chiến tranh Ukraine thì hậu quả mà Putin và nước Nga nhận lãnh sẽ vô cùng thảm hại. Viễn ảnh làm cho cộng đồng thế giới phải lo ngại. Riêng Nga và quân đội Nga sẽ tả tơi.

 

NATO sẽ loại bỏ tất cả lực lượng qui ước của Nga mà ta thấy trên chiến trường Ukraine, cả ở Crimée, v.v... (Theo ông cựu Giám đốc CIA David Petraeus, Le Figaro 04/10/22 thuật lại), và tất cả tàu chiến trên Biển Đen cũng sẽ bị đánh chìm.

 

Chiếm vừa xong 4 vùng ở Đông-Bắc và Đông-Nam Ukraine, Putin liền tuyên bố ai xâm phạm tới vùng này là lãnh thổ của Nga lập tức sẽ bị trừng phạt. Nhưng nếu Putin dùng nguyên tử đánh Ukraine thì NATO và Huê Kỳ sẽ đáp trả ngay.  NATO, trên nguyên tắc, không có quyền phản ứng bênh vực Ukraine vì Ukraine chưa phải là thành viên NATO, nhưng vì phóng xạ sẽ phủ xuống nhiều nước Âu châu, tức Âu châu bị tấn công nguyên tử. NATO phản ứng theo điều 5 của  Hiệp Ước.

 

Ông David  Petraeus nhận xét thấy Putin « đầy vẻ thất vọng ». Rất có thể ông ta sẽ chấp thuận trả lại đất đai cho Ukraine, xuống ngai vàng, quay về dưỡng già bên bồ nhí, con thơ ở Thụy Sĩ, với khối tài sản khổng lồ hốt được trong 20 năm cầm quyền.

-- Nguyễn thị Cỏ May

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.