Hôm nay,  

Trần Khuê

7/8/202200:00:00(View: 2966)

Picture1
Trần Khuê (28/04/1936 - 25/06/2020 đòi đốt xác Hồ Chí Minh nhưng hồn vía Trần Khuê vẫn thuộc về Hồ Chí Minh...sắt son với con người rước họa cộng sản về đày đọa người dân Việt Nam, thờ phụng con người mất gốc không còn hồn Việt Nam là khoảng mờ rất đáng tiếc của ngôi sao Khuê họ Trần. Nhà văn Phạm Đình Trọng - báo Tiếng Dân -07/07/2020.
“Một ngày phiên chợ, u tôi mua về đôi gà nhỏ. Hai con gà: một trống, một mái, dáng còn bé tí teo, như vừa mới lìa đàn. Suốt ngày chúng cứ rúc vào một góc sân và kêu chim chíp bằng một giọng thảm thương, ai oán!”
 
Những câu trên được trích dẫn từ tập truyện O Chuột mà tôi đã được cô giáo đọc cho nghe, khi còn thơ ấu. Hơn nửa thế kỷ đã qua nhưng tôi vẫn tin rằng mình vừa ghi lại “gần” đúng nguyên văn, theo trí nhớ. Sao tôi cứ thương mãi đôi gà côi cút đó, và có cảm tình hoài với tác giả của đoạn văn dẫn thượng.
Tô Hoài chắc chắn sẽ rất sung sướng khi biết có một người đọc đã nhớ nằm lòng cả một đoạn văn của mình, và (có lẽ) sẽ bớt sướng đi nhiều, nếu biết thêm rằng tôi chưa bao giờ đọc thêm một trang sách nào khác của ông.

Tôi sinh trưởng ở miền Nam, nơi mà trẻ con không đeo khăn quàng đỏ, không thi đua lập chiến công, cũng không có kế hoạch (lớn - nhỏ) nào phải hoàn thành. Chúng tôi chỉ có việc học với chơi, và chơi mới là chuyện chính. Tôi quá mải chơi nên không rảnh để đọc sách vở của bất cứ ai.

Mãi cho đến khi cuộc chiến Bắc/Nam chấm dứt tôi mới bắt đầu để ý đến sách báo. Cũng như nhiều người dân miền Nam khác, sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, tôi  bỗng hoá ra rất rảnh, và rất … đói!

Tác phẩm duy nhất mà tôi tâm đắc, vào thời điểm đó, là Hồ Chí Minh Toàn Tập. Đây là bộ cuốn sách đồ sộ, giấy in cực tốt nhưng giá rất bèo nên được những bà và những cô bán hàng rong vô cùng ưa thích. Họ cần giấy để gói (hoặc để chùi) còn tôi thì cần một phần ăn nhiều hơn số tiền túi mình có thể mua.
 
Do đó, dù có đói thảm thiết tôi cũng chả bao giờ xà ngay xuống mẹt xôi hay mẹt bánh. Tôi chịu khó đi (lòng vòng) mua sách, rồi mới mang đổi lấy thức ăn, cho đỡ khổ cái dạ dầy!

Nói tình ngay, lỡ có thấy những tác phẩm của Tô Hoài - trong hoàn cảnh ấy - tôi chắc mình cũng sẽ ngó lơ thôi. Mắt tôi lúc nào cũng chỉ dáo dác, liếc nhìn ra biển, tìm một đường chui.
 
May mắn là tôi chui lọt.
 
Lưu lạc mãi, có hôm, tôi tình cờ gặp lại Tô Hoài trong tác phẩm (Cây Bút, Đời Người, nxb Phương Nam 2002) của nhà phê bình xã hội & văn học Vương Trí Nhàn:
 
“Ngay từ năm 1940, khi bắt tay làm quen với giới sáng tác đương thời, thì đồng thời tác giả Dế Mèn cũng bước vào hoạt động cách mạng…  Mặt khác, ngay trong giới cầm bút, ông cũng luôn luôn có hoạt động xã hội của mình, khi là Phó Tổng thư ký Hội Nhà Văn, khi chủ tịch Hội Văn nghệ Hà Nội, từ đó đẻ ra cơ man nào là đầu việc, là họp hành, mà người ta gọi chung là công tác.” (sđd 264).

Tiểu sử Tô Hoài (như thế) có vẻ lung tung lang tang, ngổn ngang cả đống chức vụ, nhưng không để lại một ấn tượng đậm nét nào về đời người và cây bút của ông. Tô Hoài như luôn bị nhấn chìm vào những đoàn đội hay đoàn thể (vớ vẩn) gì đó, "với cơ man nào là đầu việc". Toàn là những công việc chán ngán và nhạt nhẽo, tôi đoán thế.

Được thế thì đã phúc!

Cuộc đời của Tô Hoài chán ngán (hẳn) có thừa nhưng nhạt nhẽo thì chưa chắc, và đắng chát với tủi nhục (xem ra) không thiếu - vẫn theo như ghi nhận của Vuơng Trí Nhàn: “Đại khái có thể hình dung như cái cảnh đứa bé bị qùy, thì cũng quỳ đấy, song mắt vẫn liếc về phía mọi người đùa bỡn. Xá gì chuyện này, qùy cho xong nợ, tí nữa lại tha hồ tung tẩy.” (sđd 266).

Tôi thực muốn ứa nước mắt xót xa cho “cây bút” và “đời người” của Tô Hoài  khi biết rằng (đôi lúc) ông vẫn phải qùi như thế. Tôi còn e rằng Vuơng Trí Nhàn chỉ khéo miệng mà nói thế (để đỡ tủi cho nhau) chứ chuyện “đùa bỡn” và “tha hồ tung tẩy” làm sao tìm được trong “cây bút” và “đời người” (chật hẹp) của Tô Hoài!

Đến như Nguyễn Tuân - dù vốn tính bất tuân - khi phải mặc đồng phục, trông cũng rúm ró và thảm hại chả kém gì cái hình ảnh Tô Hoài cả. Ở vào hoàn cảnh đó, mới hiểu và thông cảm cho sự cuống cuồng của một người - vốn tính đồng bóng và yếu bóng vía - như Xuân Diệu:

“Xuân Diệu sợ chúng tôi say sưa quá, bốc đồng quá tử vì đạo, rồi không giữ được ngòi bút của mình. Hơn ai hết, ông hiểu về những lưỡi gươm Damoclès thường xuyên treo trên đầu người làm văn nghệ. Khi nói chuyện này đột nhiên giọng ông đột nhiên nhỏ hẳn đi, khe khẽ thì thào. Rồi ông lắc đầu, ông le lưỡi, ý bảo rằng sợ lắm, mà cỡ các cậu thì càng phải nên biết sợ ngay thì vừa, nên nhớ là sau có hối cũng không kịp nữa" (sđd 295).

Xuân Diệu đã chết. Cái cung cách và thái độ ‘đột nhiên giọng nhỏ hẳn đi’, ‘khe khẽ thì thào”, “lắc đầu”, “le lưõi” cũng … chết luôn. Thế hệ của những người cầm bút kế tiếp, không có vẻ gì là hào hứng và sẵn sàng tiếp nhận sự khiếp đảm mà Xuân Diệu muốn truyền đạt cho họ.

Trần Khuê là một trong những người này.

Ông đòi đổi tên Nước, tên Đảng, đòi hủy bỏ điều 4 hiến pháp, đòi Trường Chinh phải xin lỗi Kim Ngọc (bí thư tỉnh ủy Vĩng Phú, tác giả của Khoán 10), đòi Tố Hữu phải xin lỗi những văn nghệ sĩ trong nhóm Nhân Văn, đòi Lê Đức Thọ phải xin lỗi những người trong "vụ án xét lại", đòi lập Hội Chống Tham Nhũng …

Nói tóm lại là Trần Khuê không để yên cho bất - cứ - cái - gì và bất - cứ - ai, kể cả những nhân vật được coi là untouchable:

“Chúng ta đề nghị Tổng cục thống kê và Bộ tài chính thử tính sổ xem 30 năm qua ta đã tiêu tốn vào lăng Người tổng số là bao nhiêu tiền của… Và thử xem riêng ngân sách dụ chi cho năm 2000 xem có thể xây được bao nhiêu trường học cho một ngàn xã hãy còn tắng về giáo dục ở miền cao. Có thể xây bao nhiêu căn nhà để nuôi trẻ mồ côi … Có thể xây bao căn nhà dưỡng lão cho người già lão cô đơn, không nơi nương tựa. Có thê xây bao nhiêu nhà thương làm phúc chữa bệnh cho người nghèo …” (Trần Khuê – Ng. T. Thanh Xuân, Đối Thoại Năm 2000).

Picture2
Trần Khuê (phải) và Phạm Đình Trọng tại Hà Nội năm 1883. Ảnh: TD
                  
Đến cỡ như “bác” Hồ (dù đã mồ yên mả đẹp) mà còn bị hạch hỏi đủ điều như thế thì có ai khác mà được không bị … làm phiền. Mọi kẻ có chức quyền, từ Tổng Bí Thư trở xuống - kể cả ông TBT Giang Trạch Dân của nuớc bạn Trung Hoa vĩ đại - đều bị mang ra hỏi tội và chửi mắng (xối xả) vì sự ngu dốt, cũng như tội gian tham - của từng người một!

Thảo nào mà đã có lúc Trần Khuê được mô tả như một Sao Khôi hoặc Sao Khuê. Vì sao này (tiếc thay) lại “khi tỏ khi mờ,” theo nhận xét của một vị thức giả cùng thời – nhà văn Phạm Đình Trọng:

Trần Khuê thấy được giữ lại thi thể Hồ Chí Minh trong hòm kính dù đặt trong nhà hầm vẫn là tênh hênh trên mặt đất, là không thuận ý nguyện cuối cùng, ý nguyện thiêng liêng nhất của người chết, không thuận qui luật tự nhiên, là đày đọa thân xác người quá cố và tạo ra cái thùng không đáy ngốn tiền mồ hôi nước mắt dân. Nhận ra những cái có hại sờ sờ như vậy, Trần Khuê đòi đốt xác Hồ Chí Minh nhưng hồn vía Trần Khuê vẫn thuộc về Hồ Chí Minh.

Sắt son với con người rước họa cộng sản về đày đọa người dân Việt Nam, thờ phụng con người mất gốc không còn hồn Việt Nam là khoảng mờ rất đáng tiếc của ngôi sao Khuê họ Trần.

Kể cũng “hơi” tiếc thật nhưng vẫn hơn rất nhiều vị thức giả (cùng thời) chỉ sống cả đời trong cái khoảng mờ!
 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Mười năm, 20 năm, và nhiều hơn nữa, khi lịch sử kể lại buổi chuyển giao quyền lực hứa hẹn một triều đại hỗn loạn của nước Mỹ, thì người ta sẽ nhớ ngay đến một người đã không xuất hiện, đó là cựu Đệ Nhất Phu Nhân Michelle Obama.
Chiến tranh là chết chóc, tàn phá và mất mát! Có những cuộc chiến tranh vệ quốc mang ý nghĩa sống còn của một dân tộc. Có những cuộc chiến tranh xâm lược để thỏa mãn mộng bá quyền của một chế độ hay một bạo chúa. Có những cuộc chiến tranh ủy nhiệm giữa hai chủ nghĩa, hai ý thức hệ chỉ biến cả dân tộc thành một lò lửa hận thù “nồi da xáo thịt.” Trường hợp sau cùng là bi kịch thống thiết mà dân tộc Việt Nam đã gánh chịu! Hệ lụy của bi kịch đó mãi đến nay, sau 50 năm vẫn chưa giải kết được. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, một nữ chiến binh cộng sản miền Bắc có tên là Dương Thu Hương khi vào được Sài Gòn và chứng kiến cảnh nguy nga tráng lệ của Hòn Ngọc Viễn Đông thời bấy giờ đã ngồi bệch xuống đường phố Sài Gòn và khóc nức nở, “khóc như cha chết.” Bà khóc “…vì cảm thấy cuộc chiến tranh là trò đùa của lịch sử, toàn bộ năng lượng của một dân tộc dồn vào sự phi lý, và đội quân thắng trận thuộc về một thể chế man rợ. Tôi cảm thấy tuổi trẻ của tôi mất đi một cách oan uổng ...
Ngày 30 tháng 4 năm 2025 là một ngày có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử Việt Nam đương đại, cũng là dịp để chúng ta cùng nhau hồi tưởng về ngày 30 tháng 4 năm 1975 và những gì mà dân tộc đã sống trong 50 năm qua. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã kết thúc chiến tranh và đáng lẽ phải mở ra một vận hội mới huy hoàng cho đất nước: hoà bình, thống nhất và tái thiết hậu chiến với tinh thần hoà giải và hoà hợp dân tộc. Nhưng thực tế đã đánh tan bao ước vọng chân thành của những người dân muốn có một chỗ đứng trong lòng dân tộc.
Điều thú vị nhất của nghề làm báo là luôn có sự mới lạ. Ngày nào cũng có chuyện mới, không nhàm chán, nhưng đôi khi cũng kẹt, vì bí đề tài. Người viết, người vẽ, mỗi khi băn khoăn tìm đề tài, cách tiện nhất là hỏi đồng nghiệp. Ngày 26 tháng 3, 1975, hoạ sĩ Ngọc Dũng (Nguyễn Ngọc Dũng: 1931-2000), người dùng bút hiệu TUÝT, ký trên các biếm hoạ hàng ngày trên trang 3 Chính Luận, gặp người viết tại toà soạn, hỏi: “Bí quá ông ơi, vẽ cái gì bây giờ?”
Sau ngày nhậm chức, Tổng thống Donald Trump đã ban hành hàng loạt sắc lệnh hành pháp và bị một số tòa án tiểu bang chống đối và hiện nay có hơn 120 vụ tranh tụng đang được xúc tiến. Trump cũng đã phản ứng bằng những lời lẽ thoá mạ giới thẩm phán và không thực thi một số phán quyết của tòa án. Nghiêm trọng hơn, Trump ngày càng muốn mở rộng quyền kiểm soát hoạt động của các công ty luật và công tố viên nghiêm nhặt hơn. Trong khi các sáng kiến lập pháp của Quốc hội hầu như hoàn toàn bị tê liệt vì Trump khống chế toàn diện, thì các cuộc tranh quyền của Hành pháp với Tư pháp đã khởi đầu. Nhưng Trump còn liên tục mở rộng quyền lực đến mức độ nào và liệu cơ quan Tư pháp có thể đưa Trump trở lại vị trí hiến định không, nếu không, thì nền dân chủ Mỹ sẽ lâm nguy, đó là vấn đề.
Khi Bạch Ốc công bố công thức tính thuế lên các quốc gia với các thang thuế khác nhau, người ta nhận ra đó chỉ là một một phép tính toán học căn bản, chẳng liên quan đến kinh tế học hay mậu dịch lẫn các dữ liệu thực tế nào cả. Chúng chỉ là những số liệu vô nghĩa và phi lý. Việt Nam không đánh thuế hàng Mỹ đến 90% và đảo hoang của những chú chim cánh cụt có liên quan gì đến giao thương. Điều này thể hiện một đối sách vội vã, tự phụ và đầy cảm tính, cá nhân của Donald Trump nhằm tạo áp lực lên thế giới, buộc các nước tái cân bằng mậu dịch với Mỹ hơn là dựa trên nền tảng giao thương truyền thống qua các hiệp ước và định chế quốc tế. Hoặc nhỏ nhặt hơn, để trả thù những gì đã xảy ra trong quá khứ: Trump ra lệnh áp thuế cả những vật phẩm tâm linh từ Vatican đưa sang Mỹ như một thái độ với những gì đức Giáo Hoàng Francis từng bày tỏ.
Tổng thống Donald Trump vào hôm qua đã đột ngột đảo ngược kế hoạch áp thuế quan toàn diện bằng cách tạm dừng trong 90 ngày. Chỉ một ngày trước đó đại diện thương mại của Trump đã đến Quốc Hội ca ngợi những lợi ích của thuế quan. Tuần trước chính Trump đã khẳng định "CHÍNH SÁCH CỦA TÔI SẼ KHÔNG BAO GIỜ THAY ĐỔI". Nhưng Trump đã chịu nhiều áp lực từ những nhân vật Cộng Hòa khác, các giám đốc điều hành doanh nghiệp và thậm chí cả những người bạn thân thiết, đã phải tạm ngừng kế hoạch thuế quan, chỉ duy trì thuế căn bản (baseline tariff) 10% đối với tất cả những đối tác thương mại.
Trật tự thế giới là một vấn đề về mức độ: nó thay đổi theo thời gian, tùy thuộc vào các yếu tố công nghệ, chính trị, xã hội và ý thức hệ mà nó có thể ảnh hưởng đến sự phân phối quyền lực trong toàn cầu và ảnh hưởng đến các chuẩn mực. Nó có thể bị thay đổi một cách triệt để bởi các xu hướng lịch sử rộng lớn hơn và những sai lầm của một cường quốc. Sau khi Bức tường Berlin sụp đổ vào năm 1989, và gần một năm trước khi Liên Xô sụp đổ vào cuối năm 1991, Tổng thống Mỹ George H.W. Bush đã tuyên bố về một "trật tự thế giới mới". Hiện nay, chỉ hai tháng sau nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của Donald Trump, Kaja Kallas, nhà ngoại giao hàng đầu của Liên minh châu Âu, đã tuyên bố rằng "trật tự quốc tế đang trải qua những thay đổi ở mức độ chưa từng thấy kể từ năm 1945". Nhưng "trật tự thế giới" là gì và nó được duy trì hoặc phá vỡ như thế nào?
Hãy bắt đầu niềm tin này với câu nói của John Kelly, tướng thủy quân lục chiến hồi hưu, cựu Bộ trưởng Nội an, cựu chánh văn phòng của Donald Trump (2018): “Người phát điên vì quyền lực là mối đe dọa chết người đối với nền dân chủ.” Ông phát biểu câu này tại một hội nghị chuyên đề về nền Dân chủ ở Mount Vernon vào tháng 11/2024, ngay tại ngôi nhà của George Washington, vị tổng thống đầu tiên, người mở ra con đường cho nền dân chủ và tự do của Hoa Kỳ. Không đùa đâu! Tướng Kelly muốn nói, những người phát điên vì quyền lực ấy có thể giữ các chức danh khác nhau, thậm chí là Tổng Thống, nhưng trong thâm tâm họ là bạo chúa, và tất cả các bạo chúa đều có cùng một đặc điểm: Họ không bao giờ tự nguyện nhượng quyền lực.
Gần đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố áp dụng chính sách áp thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu vào Mỹ, trước đó Trump cũng đã áp đặt biện pháp trừng phạt chung đối với Liên Âu, Canada, Mexico và Trung Quốc, nhưng lại tạm hoãn trong 30 ngày để cho Canada và Mexico thương thuyết. Các biện pháp bất nhất này gây nhiều hoang mang cho chính giới và doanh nghiệp các nước đối tác.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.