Hôm nay,  

Bạn và Thù

25/09/202113:40:00(Xem: 2399)
Vụ «tàu lặn» của Pháp bùng nổ hôm thứ năm 16/09/21 vừa qua đã làm cho Pháp nổi giận, đưa đến khủng hoảng ngoại giáo với Úc, Anh và Mỹ khá nghiêm trọng.  Ông T.T Macron không lên tiếng. Ông Thủ tướng Castex giữ im lặng và lo chuyện dịch vũ hán. Chỉ có ông Tổng trưởng Ngoại giao Jean-Yves Le Drian khai hỏa nhắm thẳng 3 đối thủ nả đạn đại pháo : «Đúng là cú chơi đâm thẳng vào lưng bạn. Đúng là cú chơi xỏ lá, hoàn toàn đáng khinh. Thật rõ là Úc muốn bán rẻ chủ quyền quốc gia của mình». Trên TV 2 của Pháp, hôm 18/09/21, ông nói thẳng với ông TT Biden «Nói dối, xảo trá, đánh mất niềm tin quan trọng đáng  khinh bỉ. Vậy, cách chơi này không chấp nhận được giữa chúng ta. Nay Biden hiện rõ chỉ là thứ Trump không tweets mà thôi!».

Ông Tổng trưởng Ngoại giao của Pháp, Le Drian, là đảng viên Đảng Xã hội, năm 2016, là Tổng trưởng Quốc phòng của Chánh phủ xã hội François Hollande, ký hợp đồng bán cho Úc 12 tàu lặn chạy diesel-điện giá 56 tỷ euros. TT Macron không chánh thức của Đảng Xã hội nhưng khởi nghiệp từ Đảng Xã hội dưới trào François Hollande và nhờ những Voi già xã hội tiến cử nên khi đắc cử, lập chánh phủ, đưa vào chánh phủ những người của Đảng Xã hội và cả người phe Hữu. Macron là người nhảy dù rớt thẳng vào Điện Elysée làm ông Tổng thống, chỉ có «đảng viên» duy nhứt lúc khởi nghiệp là bà vợ! Ông lập đảng cầm quyền « En Marche » (Tiến lên). Có người đọc « En Marche » theo nghĩa chánh trị riêng là « Emmanuel Macron » !

Vụ khủng hoảng sa lầy. Pháp vẫn chưa hết giận ! 


Ông Tổng trưởng Ngoại giao cho triệu hồi ông Đại sứ Pháp ở Canberra và Hoa-thịnh-đốn. Ông Đại sứ ở Luân-đôn vẫn ở lại nhiệm sở vì ông cho rằng Anh trong vụ « khủng hoảng thế kỷ » này chỉ là bánh xe sơ-cua mà thôi. Ngoài ra, ông Thủ tướng Anh, Boris Johnson, cũng có lời nhiệt tình gợi lại tình bạn lâu đời giữa 2 nước cùng bên bờ biển Manche.


Diễn tiến khủng hoảng

Mọi chuyện bắt đầu từ năm 2016 khi Tập đoàn kỹ nghệ pháp Naval Group giành được « hợp đồng thế kỷ » trị giá 31 tỷ euros (50 tỷ đô-la úc), bán cho Úc 12 chiếc tàu lặn chạy diesel-điện loại Attack, 4.500 tấn, dài 97m, thiết kế theo mô hình tàu lặn nguyên tử pháp Barracuda. Tới năm 2023 sẽ sản xuất tại Adelaide, Úc.

Nhưng dự án gia hạn và giá cả tăng. Chánh phủ Úc phản đối Naval Group. Phía Pháp không đồng ý lý lẽ của Úc và giá 12 tàu lặn không phải là 31 tỷ€ nữa là là 56 tỷ€ (90 tỷ đô-la úc) do lạm phát và thời hạn quá kéo dài.

Năm 2020, Bộ Quốc phòng Úc lo ngại về những thay đổi bất lợi này. Ông Chủ tịch Naval Group vội bay qua Úc xoa dịu và nhắc lại cam kết của Pháp.

Hồi tháng 6 vừa qua, Tổng trưởng Quốc phòng Úc thấy khó thực hiện được giai đoạn đầu hợp đồng. Ông TT Macron vội trấn an ông Thủ tướng Úc Scott Morrison là Pháp cam kết sẽ đi tới cùng theo hợp đồng.

Nhưng tới hôm 16/09/21, Hiệp ước Mỹ-Úc-Anh xuất hiện làm bể hợp đồng giữa Paris và Canberra.

Trước một hôm, ngày 15/09/21, qua buổi họp trên mạng giữa 3 ông Scott Morrison, Joe Biden và Boris Johnson, ông Thủ tướng Úc liền tuyên bố « nước tôi sẽ trang bị tàu lặn nguyên tử cho phù hợp với tình hình mới, theo Hiệp ước an ninh địa phương Ấn-Thái Bình dương »

Pháp đành thua cuộc. Vì Pháp không có vai trò sanh tử ở Nam Thái Bình dương ? Vả lại, trong tình hình căng thẳng ở đây, Pháp đưa đề nghị nên tìm giải pháp bằng « con đường thứ ba » để khả dĩ tránh xung đột nguy hiểm. 


Trước sự giận dữ của Pháp, ông Thủ tướng Úc giải bày là ông vì nhu cầu đối phó với sự bành trướng quá hung hăng của Tàu ở biển đông mà phải chọn tàu lặn nguyên tử. Ông chọn con đường khác chớ không thay đổi ý kiến. Tàu chạy bằng nguyên tử có khả năng chiến đấu cao hơn.

Ông xác định « Tôi không lấy làm tiếc về quyết định của tôi chỉ vì quyền lợi của Úc là trên hết. Tôi sẽ không bao  giờ hối tiếc».


Qua ngày 20/09/21, Liên Hiệp Âu châu lên tiếng ủng hộ Pháp. Bà Chủ tịch Ủy Hội, Ursula von der Leyen, phê bình « cách Pháp bị đối xử như vậy là không thể chấp nhận được ». Tiếp theo đó, Tổng trưởng Ngoại giao của 27 nước Âu châu bày tỏ sự ủng hộ rỏ ràng « Âu châu luôn đoàn kết với Pháp».


Sự khủng hoảng tàu lặn bổng mở ra nhiều vấn đề cho Pháp về mặt quan hệ quốc tế. Pháp có quan điểm trong chiến tranh lạnh mới này không phù hợp với vùng Thái Bình dương trong lúc  Tàu ngày càng bành trướng tham vọng chiếm vùng này để từng bước tiến tới làm chủ thế giới.

Năm 2018, giữa Úc và Âu châu có ký thỏa thuận trao đổi tự do, Pháp lại có ý định ngăn chận « Chúng ta đang thảo luận giao thương với Úc, tôi không thấy làm thế nào mà người ta có thể tin tưởng được ở đối tác Úc ».

Ông Macron còn nói rõ hơn « việc theo đuổi thương lượng với Úc là điều không thể tưởng tượng ».

Nhưng sau cùng, 2 ông Biden và Macron sẽ có cuộc nói chuyện trực tiếp với nhau về vụ « khủng hoảng thế kỷ » này.


Rồi cũng qua

Hôm thứ năm 23/09/21, ông Tổng trưởng Ngoai giao Le Drian của Pháp nói chuyện riêng với ông Antony Blinken, Bộ trưởng Ngoại giao Huê kỳ, về hợp đồng mua bán tàu lặn, nhơn diệp 2 người gặp nhau ở NY, tại trụ sở Phái bộ ngoại giao, không có micro, không có caméra. Sau  1 giờ nói chuyện tay đôi, ông Le Drian vui vẻ nói « Rồi chuyện này cũng sẽ qua thôi ! Nhưng phải có những hành động và thời gian ».


blank

Antony Blinken và Jean-Yves Le Drian, hồi 7/ 2021 (NICHOLAS KAMM / AFP)


Ông Le Drian nhắc lại với ông Blinken « Vậy giai đoạn 1 giữa chúng ta đã vượt qua theo sự mong muốn của 2 ông Tổng thống . Nhưng khủng hoảng thật sự chấm dứt giữa 2 nước phải cần thêm thời gian».

Ông Blinken nói tiếng pháp và rất yêu nước Pháp bởi suốt thời gian dài lúc nhỏ, ông sống ở Paris với mẹ và học ở đây. Ông Le Dian không dấu cảm tình riêng của ông đối với ông Blinken nhưng trước đây, trong vụ khủng hoảng tàu lặn, ông không nói chuyện với ông ấy. Kể cả lúc cùng hợp Hội đồng LHQ suốt cả tuần.


Lập lại sự tin cậy với nhau

Trước đó một hôm, ông Biden và Macron đã tìm cách  lập lại niềm tin đã bị đánh mất trong vụ khủng hoảng tàu lặn. Pháp đã thấy trong vụ tàu lặn, mình đúng là nạn nhơn trực tiếp của thế Mỹ xoay trục qua Á châu mà trục Mỹ-Anh-Úc vừa thành hình nhằm ngăn chận sự bành trướng của Tàu ở địa phương.

Hai vị Tổng thống «Đồng ý mở những cuộc tham khảo ý kiến giữa các đồng minh để có thể tránh tình trạng tương tợ đã xảy ra. Hai ông cũng thông báo sẽ có một cuộc tham khảo ý kiến sâu rộng nhằm thiết lập những điều kiện bảo đảm niềm tin với nhau ».

Sau cuộc trao đổi này, ông Biden bày tỏ hi vọng « mọi việc sẽ trở lại bình thường ». Nhưng phía Pháp muốn tiếp cận vấn đề theo một cách khác hơn. Ông Le Drian « đồng ý giữ sự tiếp xúc chặt chẽ hơn với ông Antony Blinken » để « tìm lại niềm tin với nhau ».

Về phía Huê kỳ cũng thừa nhận việc hòa hưỡn lại với Pháp phải có thời gian. Riêng ông Blinken cũng đồng ý chuyện bình thường trở lại phải có thời gian và cần nhiều vận động nữa.

Nhắc lại sự đồng ý phối hợp và hợp tác giữa ông Macron và Biden qua cuộc điện đàm hôm thứ tư 22/09/21, ông Blinken mong muốn 2 nước đồng minh sẽ có thể làm được nhiều việc hơn và tốt hơn. Và ông cũng quả quyết Pháp trong vùng Ấn độ -Thái Bình dương có thể có vai trò quan trọng hợp tác với khối Mỹ-Anh-Úc.

Vụ «khủng hoảng thế kỷ» xảy ra đột ngột và gay gắt qua vụ tàu lặn Pháp-Úc tưởng chừng như khó mà hàn gắn lại được tình đồng minh kỳ cụu xưa nay nhưng rồi cũng thấy nhiều dấu hiệu tích cực để tin chắc trời sẽ lại sáng.

Bởi xưa nay trong chánh trị vẫn chưa có kẻ thù muôn thuở và bạn muôn đời. Chỉ duy nhứt có quyền lợi của quốc gia dân tộc là trên hết. Nhưng điều này lại không đúng ở nước cộng sản như Việt nam. Vì ở Việt nam chỉ có quyền lợi đảng cộng sản là trên hết. Nguyễn văn Linh, Tổng Bí thư đảng đã không từng nói lớn «Thà mất nước chớ không để mất đảng!» sao?


Nguyễn thị Cỏ May


Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.