Hôm nay,  

Putin: Người Không Có Khuôn Mặt

04/06/201900:00:00(Xem: 2883)
Masah Gessen là một nhà báo, tác gỉa, thông dịch viên và là nhà hoạt động xã hội  người Mỹ gốc Nga, viết rất nhiều về các lãnh  tụ như V. Putin, D.J. Trump. Khi còn ở xứ Nga, bà là tác giả vài cuốn sách và sau này, khi  sống ở Mỹ bà đóng góp bài thường xuyên cho các tạp chí nổi tiếng như The New York Times, The Washington Post, The Los Angeles Times, The New Yorker... và tạp chí U.S. News & World Report.  Từ năm  2017, bà là cộng tác viên cho tạp chí The New Yorker.

Khi còn ở Nga, bà bị bãi nhiệm khi là chủ bút của tạp chí Nga lâu đời nhất là Vokrug Sveta, một tạp chí về khoa học phổ thông. Năm 2012,  sau khi từ chối đăng một bài mà bà không đồng ý nói về bảo vệ môi trường cho là Putin có vai trò then chốt trong đó, bà bị đuổi việc.  Sau đó Putin mời bà trở lại mhiệm vụ cũ nhưng bà từ chối.  Sau nhiều va chạm với chính quyền Nga có đe doạ cho bản thân và gia đình, năm  2013  bà bỏ qua sống ở New York. Cuốn sách nổi tiếng nói về thân thế của Putin tên: The Man Without a Face của bà  có sự nhận định của tờ The Washington Post và tạp chí Foreign Affairs như sau: “Những gì Gessen thấy ở con người của Putin là một tuổi thơ  của một đứa trẻ ngổ nghịch, du côn sau này trở thành một điệp viên mật vụ của KGB và bằng nhiều mánh khóe đã lên cao tột đỉnh nước Nga... bà xét kỷ về tiểu sử, thiên kiến và phương cách hành động của hắn và là một tên côn đồ trung thành với KGB.  Gessen rọi sáng vào mọi góc tối của cuộc đời của Putin... với sự hiểu iết chính xác, một sự giải phẩu diển tiến tâm lý của Putin và chế độ... Song song với sự hiểu biết tinh tường về cơ cấu Hậu-Sôviết làm thuận lợi cho việc thăng tiến của Putin, Gessen cân bằng chuyện viết trong sách về Putin-như-là- một kẻ quan liêu và Puti-như-là- kẻ ăn cắp với lời kết tội rộng hơn là hắn ta là một băng đảng Mafia ‘Mafia clan’ và đặt mình ở vị thế của Bố Già...” Năm  2017 bà cho xuất bản quyển sách thứ mười của mình có tưạ đề:  The Future is History: How Totalitarian Reclaimed Russia nói về nước Nga lại bị rơi vào chủ nghĩa vô sản chuyên chính.

Sơ lược về quyển sách “The Man Without a Face” của Masah Gessen – được giải thưởng Natinal Book Award về tiểu sử của một con người tàn ác thăng tiến lên được mức gần như là có uy quyền tuyệt đối.

Đây là một quyển sách đầy tính cach ghê sợ về làm sach nào một con người thuộc loại ‘tép riu’ , có đầu óc hép hòi trong ngành tình báo KGB lên đến được chức vị tổng thống trong một thời gian thật ngắn khác thưừng.  Hắn đã phá hủy sự tiến bộ của nhiều năm và một lần nữa biến xứ sở của mình trở thành mối đe dạo cho chính dân mình và cho cả thế giới.

Được nhắm chọn lên kế vị bởi một nhóm có đặc quyền thay cho một Boris Yelsin bệnh hoạn, gìa yếu, không được lòng dân, V. Putin  hình như là một sự lưạ chọn hoàn hảo cho một thể chế- độc tài- lãnh  tụ phù hợp với hình thức này.  Bổng nhiên một tên vô danh từng  có giấc mơ thống trị thế giới trở thành nhân vật nổi danh và rồi ai cũng biết đến hắn ta.  Nước Nga và khối phương Tây mê muội đi đặt lòng tin vào một lãnh  tụ nào tiến bộ theo như mình tưởng, ngay cả khi hắn nắm lấy sự kiểm soát ngành truyền thông, đưa các nhà bất đồng chính kiến đi tù đày hay dập xuống mồ và đập nát hệ thống bầu cử của quốc gia , tập trung quyền lực vào tay mình và đám tay sai.

Theo Gessen viết, Putin sing ra trong gai cấp lao động tại Leningrad sống sót sau cuộc bao vây của Đức Quốc xã Nazi.  ‘Đứa trẻ quái lạ ’ này nhất quyết từ hồi còn nhỏ là gia nhập vào cơ quan tình báo KGB.  Trong một chương sách ly kỳ, Gessen nói rỏ cho thấy Putin thật sự làm gì ở Dresden, Đông Đức, nơi mà hắn hoạt động vaò cuối của những năm 1980 như là một mật vụ chìm.


Tại Đông Đức, hắn chỉ là tên điệp viên ‘ngồi chơi xơi nước’, chẳng giúp ich gì cho cơ quan KGB.  Nhưng Gessen theo dõi một cựu thành viên của Cánh Hồng Quân đã gặp Putin trong thời kỳ bát nháo này.  Tên này tặng Putin một máy ra-điô thứ tốt hiệu Grundig và một máy stereo hiệu Blaupunkt cho chiếc xe của hắn.  Thông thường thì những tên nào được tặng món quà tương tự thì lấy làm cảm ơn lắm nhưng Putin thì không  bao giờ biết cảm ơn là gì – đây là một ví dụ cho thấy bản chất con người của Putin.

Phần lớn những gì người ta biết về thời nhỏ của Putin là do hắn kể nhưng có điều chắc là hắn quả có phục vụ trong ngành mật vụ.  Hắn tự mô tả chính mình là hung hăn, không kềm chế được sự nóng giận và luôn trả thù – tất cả những cá tinnh này hắn đã thể hiện trong hơn mười năm làm lãnh  tụ Nga.  Hắn là đưá học trò lớp một duy nhất có đồng hồ thể thao để đeo – một thứ xa xỉ mà cả người lớn thời đó cũng không có.  Khi lên đại học, hắn giữ chiếc xe hơi mà cha mẹ hắn trúng số – họ lấy xe thay vì nhận tiền mặt.  Mùa hè hắn đi là việc xây dựng và kiếm được khá tiền, năm sau đó hắn mua một cái áo khoát đắt tiền và một cái bánh cho bà mẹ.  Khi là tống thống, hắn cũng không biết phân  giới hạn đạo đức giữa những gì là của mình và của người khác.  Hắn ta không bao giờ học tính chia sẻ với ai cả.  

Gessen còn đào sâu thêm những ví dụ về con người thích tham nhũng của Putin.  Luì lại ngay sau thời Hậu- Sôviết khi Putin chỉ có được với một vài số tiền và một máy giặt mau lại và làm việc cho thị trưởng ‘láng mướt’ của St. Peterburg tên là Anatoly Sobchak. Sobchak thừng được coi là ‘một ngời theo dân chủ’ nhưng muốn lợi dụng thời cơ khi đám chủ trương đường lối cứng rắn trong KGB cố lật đổ Gorbachev.  Sobchak nói dân chủ không pahi vì hắn ta tin vào dân chủ nhưng vì nếu có được dân chủ thì hắn sống đời phù hoa hơn nữa.

Với địa vị là phó thị trưởng cho vấn đề liên hệ quốc tế, Putin là đầu nảo cho kế hoạch là thành phố sẽ xuất cảng nguyên liệu qua Đức để đổi lấy những nhu yếu thực phẩm cần kiếp cho St. Peterburg.  Nguyên liệu thì có giao đi nhưng thực phẩm thì không ai đoán nổi là tại sao không bao giờ đến!     Số tiền 92 triệu đô la từ Đức cũng biến mất.  Ở ngay giai đoạn này, Gessen cho là Putin đã biển thủ công quỹ của nhà nước và tới cuối những  năm 1990 thì hắn đã trở nên một triệu phú gia đô la.  

Trong khi đó Sobchak bãi bỏ hội đồng thanh phố và đặt máy nghe lén các trụ sở, văn phòng chính của báo chí, ký giả.  Hắn mở rộng lòng thù ghét cực độ đến thể chế  chính trị mang tính cách dân chủ.  Tất cả những sự việc này cho Putin cón dịp thấy một mô hình cai trị độc tài mà hắn ta áp dụng cách hữu hiệu cho mình sau này.  Khi đã vào được Điện Kremlin, hắn cho thi hành ‘hệ thống đóng’ do chính hắn đề ra, xây dựng trên cơ sở “ tổng kiểm soát” – nhất là ở mặt kiếm soát sự lưu chuyển tiền bạc và thông tin.

Đa số phần sau của qyển sách, Gessen viết về lãnh  vực quen thuộc với ta như:  Putin đè nát Cty Yukos, công ty tư nhân lớn nhất về dầu hoả; bỏ tù chủ nhân Cty này là Mikhail Khodorkovsky và dùng chất phóng xạ đầu độc chết người chống đối là Alexander Litvinenko.  Lúc này mọi người mới mở mắt sửng sờ thấy Puti quả là  “một tên nhỏ con và đầy thù hằn” luôn tìm mọi cách để  trả thù, tham lam của cải của người khác và là ‘bố già của một băng đảng mafia cai trị xứ này.” Putin thực hiện một thể chế thi hành pháp luật  và tư pháp đồi bại  ăn khớp với ngành hành pháp gây ra sự kinh hoàng, trừng phạt đối lập, siết chặt chống đối-  như ta thấy trong một chế độ độc tài.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.