Hôm nay,  

Cua Cá Cắn Cổ Cò

19/05/201900:19:00(Xem: 4910)

CUA CÁ CẮN CỔ CÒ


Phan Minh Hành
 
blank

Nguồn hỉnh: Internet

 

     Gần đây Công Tố Viện Liên bang Mỹ đã vừa cáo buộc hai sinh viên Trung Quốc ở Mỹ về tội lừa đảo. Hơn 3,000 chiếc Iphone giả từ Trung Quốc được gởi cho hai sinh viên nầy, là sinh viên ở đại học tiểu bang Oregon, viện lý do hư hại không thể xử dụng được, họ mang đến hãng Apple đổi lấy những Iphone thật. Sau khi nhận được gần 1,500 chiếc Iphone thật từ hãng Apple, hai sinh viên nầy gởi trở về cho người mẹ ở Trung Quốc, bán lại mỗi Iphone thật khoảng 600 đô la, thu được gần một triệu đô la.

     Việc lừa đảo trên khiến gợi nhớ đến câu chuyện về Tiền Thân Baka trong Tiểu Bộ kinh IV khi Đức Thế Tôn ở tịnh xá Kỳ Viên, đã kể cho các đệ tử nghe về một Tỳ kheo già hành nghề thợ may. Vị Tỳ kheo già nầy rất thiện nghệ trong việc may cắt, không những nổi danh với tay nghề khéo léo, mà còn nức tiếng trong việc tráo đổi y cũ lấy vải mới. Nhờ kinh nghiệm và tay nghề thiện xảo, vị Tỳ kheo già ở thành Kỳ Viên lấy những tấm vải rách, mòn, cũ kỹ, đem giặt giũ và nhuộm lại, rồi may cắt trở lại thành những tấm y trông như mới. Sau đó khi có những Tỳ kheo trong thành mang vải mới mua đến nhờ may dùm tấm y, vị Tỳ kheo già mới thuyết phục:

         " May một tấm y cần phải mất một thời gian khá lâu. Chi bằng Hiền giả hãy lấy những tấm y mới mà tôi hiện đang có, khỏi mất công đợi chờ lâu."

     Một số Tỳ kheo muốn có y mặc ngay, nên đồng ý lấy những tấm y đã may sẵn và để lại sấp vải mới cho vị Tỳ kheo già. Để rồi chỉ trong vài lần xử dụng, đem giặt ủi vài lần, các tấm y của khách hàng biến thành tấm vải rách! Do lòng tham không đáy vị Tỳ kheo già cảm thấy tự mãn và vui thích khi chiếm lấy những tấm vải mới từ khách hàng, nên vẫn tiếp tục sống trong sự lừa gạt bất chấp sự tức giận của nạn nhân. Tiếng đồn xấu xa của vị Tỳ kheo già chuyên đổi y cũ lấy vải mới bay đến một thôn xóm nhỏ, cách thành Kỳ Viên không xa, trong đó có một tiệm may nghèo nàn, nhỏ bé do một vị Tỳ kheo trẻ tuổi trông coi. Vị Tỳ kheo trẻ nầy cũng có tay nghề thiện xảo và khéo léo, nhất là có những mánh lới y hệt như vị Tỳ kheo già tại thành Kỳ Viên. Trong một ngày đẹp trời vị Tỳ kheo trẻ vóc dáng uy nghi, bước vào tiệm may của vị Tỳ kheo già. Vừa trông thấy tấm y đấp trên thân vị Tỳ kheo trẻ thẳng tắp, bóng láng, màu sắc vàng óng ánh, như tỏa ánh hào quang rực rỡ đã thu hút tức thì ánh mắt ham muốn của vị Tỳ kheo già, giống như đứa trẻ thèm thuồng cục kẹo trên tay người đối diện. Vì thế vị Tỳ kheo già liền gạ gẫm:

         - Hiền giả đang mặc tấm y rất đẹp, có thể nhường tấm y nầy cho tôi được không? Hiền giả sẽ được hai tấm y của tôi.

         - Thưa Tôn giả, tôi đến đây muốn mua vải đem về may y, chứ không cần y.

         - Thế thì Hiền giả lấy một sấp vải ở đây và để lại tấm y đang mặc cho tôi. Vải của tôi là vải mới của khách hàng nhường lại cho tôi để lấy những tấm y đã may sẵn.

         - Thưa Tôn giả, cũng không được. Tôi đã nhọc nhằn đêm khuya cắt, đo, may từng sợi chỉ, mất rất nhiều công sức mới tạo ra tấm y hào nhoáng như thế nầy. Vì thế Tôn giả phải trao tôi hai sấp vải mới nếu muốn tấm y của tôi đang mặc.

     Vài ngày sau vị Tỳ kheo già mặc tấm y do vị Tỳ kheo trẻ để lại, lòng vui như mở hội bước từng bước đến tịnh xá Kỳ Viên dự lễ. Bỗng vài hạt mưa li ti đổ xuống, chỉ vừa thấm ướt tí xíu trên tấm y, cũng khiến màu vàng chói chang trên tấm y loang rỉ ra, các sợi chỉ bung ra và tấm y đang khoát trên thân người vị Tỳ kheo già biến dạng thành miếng vải nhầu nát, rách rưới và hôi hám. Khuôn mặt vị Tỳ kheo già nhợt nhạt, buồn tủi và tức tối than thầm, đúng là "gậy ông đập lưng ông". Còn thiên hạ thì hả dạ và cười chê vị Tỳ kheo già.. lừa người hôm trước, hôm sau bị lừa!

     Kể xong câu chuyện trên Đức Thế Tôn kể tiếp về chuyện Con Cò. Vào thời rất xa xưa nơi cánh đồng xanh bát ngát, một đàn Cá đang sống hạnh phúc trong một ao hồ với khoảng chu vi hạn hẹp. Dưới tàng cây khô lá gần bên ao hồ, một con Cò đứng chép miệng liên hồi, ngắm nhìn bầy Cá bơi lội dưới nước với cặp mắt thèm thuồng. Sau hồi lâu suy tư Cò mới chõ miệng xuống ao nói với Cá rằng:

         " Các bạn Cá ơi, các bạn có biết cách đây không xa có một con sông rộng, nước trong vắt sạch sẽ và thực phẩm dư thừa. Đó là thiên đàng của các bạn, chứ ao hồ nầy mùa hạn hán đến, nước sẽ khô cạn và rồi ở đây sẽ là nơi phơi xác các bạn."

         " Anh Cò ơi, chúng em biết anh đang muốn nuốt xác chúng em, chứ còn nơi nào tuyệt vời hơn nơi ao hồ nầy. Xin anh Cò đừng dụ dỗ các em nữa."

         " Các bạn Cá lầm rồi, mỗi khi mùa hạn hán đến khiến nước sẽ bốc hơi, ao hồ cạn kiệt, thực phẩm giảm đi và các bạn sẽ sinh sôi nẩy nở, đâu còn đủ chỗ cho loài Cá các bạn phát triển sự sống. Hãy nghe tôi mà di tản ngay đến dòng sông rộng, nước chảy mênh mong, thực phẩm dồi dào, chính là một thế giới lý tưởng cho các bạn Cá đó."

     Nghe có vẻ bùi tai, Cá mới e dè hỏi Cò:

         " Nhưng làm thế nào chúng tôi bơi qua con sông bên đó?"

         " Dễ dàng lắm Cá ơi! Tôi sẵn lòng chịu vất vã ngậm từng bạn Cá bay đến dòng sông rồi thả bạn xuống ngay đó."

     Bầy Cá vẫn còn nghi ngờ Cò, liền nói:

         " Tổ tiên chúng tôi đã bị loài Cò ăn thịt không thương tiếc, nên bây giờ loài Cá chúng tôi làm sao tin tưởng lòng tốt của anh Cò?"

         " Để chứng tỏ thiện chí, hãy để một bạn Cá theo tôi bay qua dòng sông, rồi bạn Cá ấy trở về kể cho các bạn nghe những gì tôi vừa nói với các bạn là đúng đắn và chính xác."

     Sau khi một con Cá già được Cò ngậm chặt, để Cò cất cánh bay đến dòng sông, trở về an toàn và thuật lại quả thật có một dòng sông nước trong veo và mát mẻ, đúng như lời Cò diễn tả,  nên tất cả đàn Cá đồng lòng để Cò ngậm từng con di tản sang bên con sông rộng lớn. Thay vì thả Cá xuống dòng sông như đã hứa, Cò ngậm từng con một bay đến tàng cây cổ thụ, hả hê nuốt Cá một vào bụng đến không còn thấy một con Cá nào dưới ao hồ nữa. Thảm thương thay cho đàn Cá, bởi quá nhẹ dạ tin tưởng vào mỹ ngữ của Cò mà xương Cá rải đầy dưới bãi cỏ xanh. Bấy giờ nước trong ao hồ hoàn toàn tỉnh lặng, chẳng thấy một Cá lớn Cá bé nào khuấy động nữa, chỉ còn thấy một con Cua đơn độc nổi trên mặt nước. Cò nhà ta muốn thay đổi khẩu vị, lần nữa trổ tài lừa lọc với Cua:

         " Chú Cua ơi, chú có buồn chăng khi phải sống đơn độc ở đây? Hãy để tôi giúp chú qua sống trong dòng sông mát mẻ với đàn Cá như xưa nhé."

         " Nầy anh Cò, có thật đàn Cá đang vui vầy trong dòng nước hay đã nằm đầy trong bụng Cò? Tôi không dễ tin Cò như loài Cá đâu."

       " Mong chú Cua đừng nghi ngờ lòng tốt của tôi. Chỉ vì thấy Cua sống lẻ loi ở ao hồ nầy, nên tôi mới đề nghị giúp Cua di tản           qua dòng sông nước chảy trong veo để đoàn tụ với đàn Cá. Tôi sẽ ngậm Cua bay sang dòng sông tươi mát đó như tôi đã khổ công giúp bầy Cá vậy."

     Đã từng chứng kiến cảnh Cò ngậm từng con Cá bay đi, Cua tự nghĩ hãy đừng ngu ngốc mắc bẫy sự lừa lọc của Cò mà thiệt thân, nên mới nói với Cò:

         " Anh Cò ơi, thân tôi kềnh càng và cứng lắm, anh Cò không thể ngậm chặt được, nên tôi lo sợ bị rớt giữa đường. Chi bằng với những cái càng của tôi, anh Cò hãy để tôi kẹp chặt cổ Cò thì tốt hơn."

         " Chú Cua nói hợp lý lắm, tôi đồng ý để Cua kẹp vào cổ tôi, nhưng xin đừng cắn đứt cổ tôi đấy nhé."

   " Anh Cò tốt với tôi, giúp tôi đoàn tụ với đàn Cá, lòng nào    tôi hãm hại Cò chứ?"

     Khi biết Cò đã bay ngang qua dòng sông mà chẳng chịu thả xuống như vừa nói, Cua liền thì thầm vào tai Cò:

         " Tôi đã biết dã tâm của Cò cũng muốn ăn tươi nuốt sống thân Cua nầy như đã giết hại hết bầy Cá, nhưng anh Cò nên nhớ Cua đang kẹp cổ Cò, chứ Cò không ngậm Cua đâu. Vì thế nếu Cò không thả tôi xuống dòng sông, Cua sẽ cắn cổ Cò đấy."

      Nghe Cua nói như thế Cò sợ hãi đến run lẩy bẩy, vội vàng  bay ngược về dòng sông và thả Cua xuống. Nhưng trước khi nhảy xuống dòng nước Cua đã cắn cổ Cò, cho tàn đời thân Cò đã lừa dối Cá và nay bị Cua dối gạt lại để Cò sum họp với Cá nơi suối vàng lạnh lẽo.

      Phối hợp hai câu chuyện Tỳ kheo già và chuyện con Cò kể trên, Đức Thế Tôn kết luận rằng tiền thân của vị Tỳ kheo già chính là con Cò, còn tiền thân của vị Tỳ kheo trẻ là con Cua vậy.

     Qua hai câu chuyện trên chúng ta nhận thấy rằng từ ngàn xưa đến ngày nay những sự lừa đảo dẫy đầy trong cuộc sống. Nhưng cho dù hiện tại với sự tiến bộ vượt bực trong lãnh vực khoa học và Internet, sự lừa đảo đến mức tinh vi đến đâu vẫn không thể lọt qua quy luật nhân quả, tức là làm lành gặp quả lành, làm ác gặp quả ác, muôn đời không sai.

      Còn nhớ gần hai năm trước, qua nghĩa cử tốt đẹp của một người vô gia cư đã dùng tiền túi 20 đô la đi mua xăng giúp cô gái phải ngừng xe trong đêm tối vì xe cạn xăng. Sau đó cô gái lên trang mạng kể lại câu chuyện nghĩa hiệp của người vô gia cư và lập quỹ kêu gọi lòng hảo tâm của mọi người giúp đỡ người vô gia cư ấy. Nhưng gần đây dư luận mới sửng sờ và tức giận về sự lừa đảo của cô gái và ông homeless, là một cựu quân nhân, đã toa rập với nhau, bịa đặt câu chuyện xe cô gái hết xăng để ông homeless lội bộ đi mua xăng và gây quỹ được hơn 400,000 đô la. Một bản án hơn 4 năm tù giam dành cho hai kẻ lừa đảo ấy, cùng hoàn trả lại số tiền gây quỹ. Tục ngữ ta có câu Gieo Gió thì Gặt Bão, nên những người thường nuôi dưỡng tâm lừa đảo như CÒ, hãy nhớ:

                          Lừa người hôm nay

                          Vào tù ngày mai

                          Đốt chết tương lai

                          Nhân quả không sai

    

Ngày 18 tháng 5, 2019

Phan Minh Hành



 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.