Hôm nay,  

CÓ MÔT NHÀ THƠ VÔ CÙNG LỚN

08/05/201917:58:00(Xem: 3462)

Lịch  sử văn học Việt nam khởi đầu bằng với những tác phẩm mang nhiều ảnh hưởng của tư tưởng Khổng Mạnh được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm với  nội dung bao hàm những ngôn từ ước lệ, những điển cố xa xưa vì vậy chỉ dành sự thưởng ngoạn cho tầng lớp sĩ phu hoặc quan lại triều đình .Theo dòng thời gian cùng với những thăng trầm lịch sử,nền văn học nước nhà được hiện đại hóa bởi chữ Quốc ngữ mà đỉnh cao là phong trào thơ mới và Tự lực văn đoàn ,từ đó vườn hoa văn học bắt đầu đươm sắc nở hoa để cống hiến cho đời những thi phẩm,áng văn trác tuyệt .

Ra đời khoảng năm 1804, Sơ kính tân trang của Phạm Thái là một hiện tượng độc đáo của văn học dân tộc (theo Vương trí Nhàn –văn chương VN thế kỷ 20 ),chỗ độc đáo là nhân vật, địa danh đều là của VN, bối cảnh triều đại Tây Sơn, lấy đề tài tình yêu lãng mạn của đôi trai gái , yêu nhau không vướng bận vòng lễ nghĩa của Nho giáo nhưng kết cục bế tắc , khi gặp trở ngại không dám vượt qua trong khi Hoa Tiên truyện,Nhị độ Mai, Đoạn trường Tân Thanh đều lấy cảm hứng từ truyện Tàu hoặc các nhân vật,địa danh Tàu,tuy vậy Sơ kính tân trang vẫn không thoát khỏi được nét ước lệ khi tả sắc đẹp nàng Trương Quỳnh Như :”chiều cá nhảy vẻ nhạn sa ,mặt long lanh nguyệt, tóc rà rà mây ,Má hồng môi thắm hây hây,Khổ mê thược dược,thức say hải đường” . Suốt thời gian dài những sáng tác văn chương vẫn gò bó câu cú trong niêm luật và dòng văn nghệ với ý tưởng này tưởng chừng như bế tắc nhưng hoàn cảnh lịch sử đã khơi nên một dòng chảy khác .Và một giai đoạn mới của văn học Việt manh nha hình thành.

Trường phái văn học  lãng mạn đầu thế kỷ 19 của Pháp với các tác giả như Victor Hugo, Lamartine,Chateaubriand,Rimbaud v.v.. xâm nhập vào nước ta theo bước chân của đoàn quân viễn chinh của  Pháp cũng ít nhiều tác động đến khuynh hướng sáng tác của các văn nghệ sĩ,sự mở mang giáo dục với mục đích đào tạo một số người để phục vụ cho guồng máy cai trị nhưng bên cạnh đó cũng xuất hiện một tầng lớp trí thức mới có khuynh hướng dấn thân, họ thể hiện tâm tư tình cảm của mình một cách phóng khoáng, dám nói lên cái tôi của mình , dám thố lộ tình yêu lứa đôi qua các dòng thư tình lãng mạn.Các dòng văn học lãng mạn, hiện thực, đã thực sự thỏa mãn được nhu cầu tự do sáng tác và phát huy được bản ngã của những người làm nghệ thuật, từ đó trong nền văn học nước nhà xuất hiện nhiều nhân vật độc đáo : nhà thơ tình Xuân Diệu tha thiết,Lưu trọng Lư mơ màng,Nguyễn Bính chân quê,Thế Lữ khoáng đạt v.vv,. các bài văn ,bài báo trên Phong hóa ngày nay của Tự lực văn đoàn với nội dung đả phá những trói buộc lỗi thời của Nho giáo tạo ra một luồng gió mới trong lối sống, suy nghĩ của thanh thiếu niên thời bấy giờ . Báo chí trong giai đoạn này đóng một vai trò rất quan trọng trong việc chuyển tải thông tin và các sáng tác, phê bình ,dịch thuật văn học đến với nhiều tầng lớp xã hội ,trong khi dòng văn học cổ điển chỉ gói gọn trong ca ngậm, xướng ,vịnh và đi thi .

Lịch sử Việt nam trải qua những giai đoạn khắc nghiệt của chiến tranh ,qua những biến động của đất nước, văn chương cũng hòa nhịp cùng những trăn trở nầy, tầng lớp văn nghệ sĩ đã dùng ngòi bút của mình  , nói lên thực trang xã hội , trong đấu tranh chống ngoại xâm ,thơ văn như những phát đạn bắn vào quân thù, họ chỉ tâm niệm một điều : quốc gia hưng vong ,thất phu hữu trách” mà không quan tâm đến thiên kiến chính trị. Những dòng thơ lãng mạn mang hình ảnh oai hùng của Quang Dũng trong bài Tây tiến,bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm viết về các địa danh thân yêu , những tâm hồn dào dạt yêu thương tổ quốc qua trường ca sông Lô của Văn Cao v.v.. đã kích động toàn dân tham gia đánh đuổi quân xâm lược,dòng văn học phê phán đã nói lên hiện trạng xã hôi thời bấy giờ với những tác phẩm Tắt Đèn của Ngô Tất Tố, Chí Phèo của Nam Cao, Vợ nhặt của Kim Lân, những tranh luận về nghệ thuật  vị nghệ thuật, nghệ thuật vị nhân sinh của Trương Tửu đã nói lên sự đa dạng và phong phú của nền văn học miền Bắc của những năm đầu thế kỷ xx.

Riêng dòng văn học lãng mạn kháng chiến mang ngôn ngữ đậm tình dân tộc, khơi dậy tình yêu quê hương  và có sức tác tác động đáng kể đến đời sống tình cảm, cách suy nghĩ của người đọc ,là một vết son trong lịch sử văn học nước nhà .Những thi sĩ tài ba của thời kỳ nầy về sau với ý muốn đơn giản là muốn tự do diễn cảm một cách trung thực cảm xúc, suy nghĩ của mình mà không muốn bị gò ép trong mục tiêu chính trị nào đều có một số phận bi đát ,như :Hoàng Cầm, Trần Dần, Phùng Quán v.v.. (phong trào Nhân Văn –Giai Phẩm). “ Các triều đại , văn chương , thi ca “ của nước nhà từ sau phong trào Nhân Văn , Giai Phẩm đã bị khai tử , từ  đó trước sự kiểm soát chặt chẽ của chính quyền qua cặp mắt định hướng văn học , nền thi ca lãng mạn , yêu nước tắt lịm . Các văn thi sĩ họ hoặc im lặng hoặc viết theo những gì người ta muốn mình viết .

Với chủ trương kiểm soát toàn diện văn nghệ,báo chí của nhà cầm quyền, do tâm lý xu nịnh đã xuất hiện nhiều văn nô, thư lại, dùng uy quyền để ép buộc các văn nghệ sĩ phải đề cao chế độ, chủ nghĩa, thần tượng hóa lãnh tụ mà điển hình nhất là “thi bá” Tố hữu.Tôi được biết rõ hơn về ông nầy sau ngày 30-4 1975 ,trước đó chỉ nghe loáng thoáng về những vụ án Nhân Văn Giai Phẩm ,còn lại các thi sĩ Xuân Diệu,Huy Cận ,Chế Lan Viên ,Thế Lữ  do chính sách tự do báo chí của phía Nam nên người thưởng ngoạn chẳng xa lạ gì đối với những thi sĩ tài hoa này .Tìm hiểm thêm về sự nghiệp của Tố Hữu mới thấy văn thơ của ông, đã đi từ dòng văn thơ mang đậm đà chất dân tộc biến hình thành dòng thơ văn phục vụ cho thế lực chính trị một cách dị hợm . Đâu rồi những câu thơ dễ thương :” mưa phùn ướt áo tứ thân, mưa bao nhiêu hạt thương bầm bấy nhiêu” mà chỉ thấy : “Mac-lenin đến từng trang đỏ,chân lí đây rồi lẻ tử sinh hay thiết tha một cách điên dại không hiểu nỗi:”Lenin ơi, người thầy,người cha…, vầng trán mênh mông tỏa chói lòa;…con người đẹp nhất trong nhân loại,trí tuệ tình yêu của bốn phương”.Đây là nhân vật đầu tàu trong chiến dịch loại trừ những người bạn văn chương bất đồng chính kiến.Khi văn chương đã bén mùi quyền lực nó sẽ mất đi vẽ lãng mạn ,trữ tình mà trở nên khô cứng, giả tạo .Người ta nhận xét rằng phần lớn thơ của Tố Hữu sẽ “bất tử” cùng lịch sử, không bất tử sao được khi mà những thế hệ sau này nhớ đến ông không phải nhớ những dòng thơ thấm đẫm tình yêu quê hương dân tộc mà chỉ nhớ đến một “tam công” quyền uy thế lực chỉ nhờ làm thơ .Thơ của ông đầy những tiếng hoan hô, hoan hô chiến sĩ Điện biên,chiến sĩ anh hùng đầu nung lửa sắt, hoan hô đồng chí Võ nguyên Giáp,sét đánh ngày đêm xuống đầu giặc Pháp,hoan hô anh giải phóng quân,kính chào anh con người đẹp nhất và cuối cùng tiếng hoan hô vang trời đến khan giọng:”muôn năm, muôn năm,Mac-Lenin.

Ông Tố Hữu dư hiểu rằng thơ văn của bạn bè trong thời kỳ cùng thời so với thơ ông chắc là không dở lắm Đây là một đoạn nhỏ ông tả về cô gái sông Hương :

Trăng lên. Trăng đứng, Trăng tàn (văn chương huề vốn),Đời em như chiếc thuyền nan xuôi dòng .Thuyền em rách nát , mà em chưa chồng ….ngày mai gió mới ngàn phương,sẽ đưa em tới một vườn đầy xuân .Và đây thơ của Phùng Quán :

Trời đã sinh em ra/,để mà xinh mà đẹp /.trời đã sinh ra anh,/để yêu em tha thiết…

Em ơi rất có thể,/ anh chết giữa chiến trường/,đôi môi tươi đạn xé /, chẳng bao giờ được hôn. / Nhưng dù chết em ơi,/ yêu em anh không thể,/ hôn em bằng đôi môi,/của một người nô lệ.

Một ví dụ nhỏ chẳng nói lên được toàn bộ sự nghiệp thơ văn của một người , nhưng về mặt nghệ thuật âm hưởng của sự ngân nga trong thơ ca của các nhà thơ Quang Dũng, Hữu Loan,Phùng Quán… có lẽ vang xa hơn thơ của ông Tố Hữu và nói theo kiểu con chim ganh nhau tiếng hót thì nếu như những người vừa nêu trên không bị ông đưa vào diện thanh trừng tư tưởng, thì có lẽ sự tồn tại của thơ ông chắc là yểu mệnh. Năm 1957,chính quyền CS cử Tố Hữu, Huy Cận , Hà Xuân Trường sang Trung quốc học tập kinh nghiệm về các kinh nghiệm về chỉnh huấn, đấu tranh tập thể, tra tấn tinh thần để các đối tượng nhận tội và các văn nghệ sĩ trong phong trào Nhân văn Giai Phẩm bắt đầu những năm đen tối của họ (1958,tạp chí Văn số 7 bị đình bản),những người trực tiếp tham gia và ủng hộ đều chịu cảnh :đấu tố , kỷ luật,cải tạo lao động mà dư âm của vụ án nầy còn âm ỉ cho đến ngày hôm nay.Ngày nay cũng còn có nhiều người nhắc tới ông, họ viết :

Ông nghĩ Thủ tướng hay hơn nhà thơ/Nên cuối đời ông bỏ thơ để làm Thủ tướng/ông chết có hai năm/tên ông không một ai nhắc đến/Nếu biết trước điều nầy, ông liệu có bỏ thơ?.../Thưở sinh thời ông vẫn được tung hô/Nhà thơ lớn-Nguyễn du thời đại/Lũ bồi bút đâu rồi sao nay tôi không thấy/nếu biết trước điều nầy,liệu ông có bỏ thơ?v..v và v…v..Ngày ông Stalin bị người ta phá và đập tượng, trong nấm mồ không biết ông có còn khóc tiếc thương như đã từng than khóc: “ông x-talin ôi!  Ông x-talin ôi! hỡi ơi ông mất, đất trời có không /thương cha, thương mẹ, thương chồng,/thương mình thương một, thương ông thương mười”. Thầy cô giáo dạy Văn khi giảng cho học trò nghe đoạn thơ này không biết tâm trạng của họ ra sao nhỉ/

Tôi đọc đâu đó trên Internet những dòng khen tặng của ông tố Hữu khi nói về ông Trần Đức Thảo : Trần Đức Thảo là một mẫu mực của lòng say mê nghiên cứu và sáng tạo vì độc lập dân tộc và vì xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực triết học.Trần Đức Thảo và Nguyễn Mạnh Tường đã góp phần khẳng định vị trí tiên phong của đội ngũ trí thức cách mạng kiệt xuất và hùng mạnh .Và khi cầm dao cắt đứt sinh mạng chính trị của ông Thảo , Tố hữu lạnh lung phán:”Trần Đức Thảo cố bịa ra cái “hạt nhân duy lý”là một hỏa mù để xóa nhòa ranh giới giữa cái đúng và sai,giữa cách mạng và phản cách mạng”.Người ta đâu có thể ngờ rằng một vị lãnh đạo văn nghệ như ông Tố hữu lại muối mặt, nói dối một cách không ngượng miệng với các nạn nhân của mình :

  • Văn Cao là một trong những nghệ sĩ lớn nhất (nhạc sĩ này cũng là nạn nhân của Nhân văn-Giai phẩm)

  • Quang Dũng là một trong những cánh chim đầu đàn của nền thơ cách mạng VN thế kỷ xx.

  • Ngoài ra phải kể thêm Hữu Loan,Lê Đạt,Phùng Quán , ba nhà thơ ba vẻ khác nhau nhưng cùng sâu sắc, nóng bỏng tính chiến đấu nhưng không kém phần lãng mạn” .(theo Phùng Cung)

Có ai đó viết rằng”nhà càng lộng gió thơ càng nhạt”.Ông Tố Hữu có tâm sự rằng cuối đời ông muốn làm kẻ hát rong của nhân dân .Tâm hồn văn nghệ của ông(nếu có )nó đã vấy mùi vinh hoa phú quý rồi ,bao nhiêu việc ông làm cũng đã đủ lắm rồi.Những người năm xưa là nạn nhân của ông đến khi họ được cởi trói,được phục hồi có người đầu đã bạc, có người bại liệt, có kẻ tâm thần và cũng có người không nhìn được giấy minh oan.

Dư âm của những ngày tháng này cùng với những tác hại của nó về con người là việc nhỏ nhưng” cái di hại của nó là tất cả một nền văn hóa, nghệ thuật và cả giáo dục miền Bắc bị lụn bại, méo mó ,què quặt như một thế hệ trí thức bị đánh gục “(Trần Minh-NVGP-Một tư trào- một vụ án- một tội ác).Hà nội là tập trung nhiều văn nhân,thi sĩ ,trong thời kỳ đầu mới tiếp thu nền văn học mới cho đến năm 1954 ,tại đây có rất nhiều nhà xuất bản, báo chí,tập san , có thể kể:Đông Dương tạp chí.Nam Phong tạp chí,Tự lực văn đoàn với báo Phong hóa và Ngày nay,Tân Dân với tiểu thuyết thứ bảy,tạp chí Thanh Nghị,Tri Tân tạp chí, tạp chí Văn nghệ,báo Nhân dân(tiền thân là báo Sự thật), báo Quân đội nhân dân. Phong phú và đa dạng như vậy vậy mà cuối cùng chỉ còn 2 tờ Nhân Dân và Quân đội nhân dân còn tồn tại đến ngày hôm nay.(không bình luận).

Lịch sử luôn khách quan, sẽ trả lại chân lý cho hậu thế suy ngẫm.Nhà nghiên cứu Lê hoài Nam (Thái kế Toại) viết : “lịch sử nghèo nàn của văn nghệ do ĐCSVN lãnh đạo chỉ là những sản phẩm hôi, thiêu ca tụng cũ rích những điều bắt thiên hạ phải nghe, lấy  đàn áp, tra tấn ,khủng bố làm chỉ tiêu cho phong trào văn nghệ, là một vết nhơ trong lịch sử văn học.Dù họ có biện minh bằng cách gì đi chăng nữa, những người quan tâm đến văn học của thời kỳ cai trị của CS vẫn coi đó là những thứ rác rưởi trong quá trình thành lập văn học nước nhà . Giờ đây nó chỉ tồn tại do o ép, do sự sắp đặt của cường quyền mà thôi .“(hết trích).

Các ông Phan Khôi,Nguyễn Hữu Đang,Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường.Thụy An, Lê Đạt ,Trương Tửu,Trần Dần v.v..sau này có người chết trong âm thầm,có người được phục hồi , nhưng vết hoen rỉ vẫn còn đeo đuổi trong sự nghiệp văn chương của họ .Hãy nghe một vài ý kiến của người trong cuộc phản kháng rất nhẹ nhàng nhưng vô cùng chí lý.

Nhà văn Trương Tửu  viết :nghệ thuật là sáng tạo,là tự do.Sùng bái cá nhân là phục tùng mù quáng, là nô lệ.Hai thứ đó như nước với lửa, có cái nầy thì không có cái kia được …những lá bùa họ chế tạo ra khá nhiều :mất lập trường,phạm chính sách, phá đoàn kết,phá tổ chức,vô kỷ luật, chống đảng,bất mãn cá nhân,có vấn đề v.v..còn gì nữa.

Phan Khôi viết :nhược bằng bắt mọi người viết theo một lối với mình thì rồi đến một ngày kia, hàng trăm thứ hoa cúc đều phải nở ra cúc vạn thọ hết.

Lịch sử rồi sẽ trả lời khách  quan chuyện đúng sai .Vào thời nhà Trần, vô phúc cho những người viết sử nào dám phê phán hành động phế chúa ,lập vua của ông Trần thủ Độ, nhưng ngày nay hậu thế đánh giá ông như thế nào thì không cần bàn cãi nữa,  Nhà thơ Truy Phong trong bài”Một thế kỷ mấy vần thơ” viết lên những câu thơ như là chân lý : “cái gì bạo ngược là phi lý , là trái lòng dân nghịch ý trời. sắc thép tinh ròng binh tướng dữ, không sao thắng được trái tim người”

Xin được mượn một câu chuyện nhỏ để làm phần kết cho đoạn văn nầy :

Một vị hoàng đế rất sính văn chương, ngài cũng làm thơ nữa. Một ngày nọ, ngài vời hai mươi mốt thi sĩ danh tiếng nhất trong đế quốc của ngài vào sống trong hoàng cung. Ngài ban cho họ áo mão, dinh thự, xe ngựa, tiền bạc, yến tiệc suốt đêm ngày. Không có thú vui nào mà không có. Cứ thế, năm này sang năm khác. Một hôm, ngài gọi tất cả những ông thi sĩ vào biệt điện của ngài. Rất nghiêm trang, ngài phán:

“Đã ba năm, ta đối đãi với các ông vào hàng thượng khách. Ta hưởng cái gì các ông hưởng cái đó. Hôm nay, ta muốn nhờ các ông một việc. Mong các ông hết lòng giúp ta.”

Hai mươi mốt thi sĩ cùng cất tiếng: “Muôn tâu hoàng thượng. Chúng thần hưởng ơn mưa móc của hoàng thượng đã nhiều, chỉ mong có dịp đền đáp. Xin hoàng thượng cho biết chúng thần phải làm gì. Chúng thần xin hết sức...”

Hoàng đế phán: “Công việc ta nhờ các ông hết sức khó khăn và hiểm nghèo, đòi hỏi các ông phải có thực tài, thực học. Đó là làm thơ.”

Hai mươi mốt ông đều mừng rỡ. Làm thơ là sở trường của họ. Đây là cơ hội để họ thi thố tài năng trước mặt hoàng đế. Nhưng họ không hiểu vì sao hoàng đế lại cho rằng làm thơ là một công việc khó khăn hiểm nghèo. Mừng nhưng họ vẫn sợ vì trong mắt hoàng đế hôm ấy lấp lánh tia nhìn lạnh lẽo của một tên đao phủ. Hoàng đế nói tiếp: “Nhưng trước hết các ông hãy cho ta hỏi: Sứ mệnh cao cả thiêng liêng của một thi sĩ là gì?”

Một ông bước ra tâu: “Kính thưa hoàng thượng, theo ngu ý của thần, sứ mệnh cao cả thiêng liêng của thi sĩ là đưa mọi tâm hồn đến gần nhau hơn...”

Ông ta còn nói dài nữa, toàn những lời văn hoa có cánh, bay tận trời xanh. Một ông khác, không kém tài ăn nói, bước ra tâu: “Thưa hoàng thượng. Sứ mệnh cao cả thiêng liêng của một thi sĩ là nâng cao tâm hồn con người đến khi hòa được vào hồn vũ trụ...”

Cứ thế, hai mươi mốt ông lần lượt bước ra nói, rồi tranh cãi với nhau khá quyết liệt. Ông nào cũng minh triết, cao đàm, hùng biện. Hoàng đế mỏi mệt nghe. Bỗng ngài đưa tay ra hiệu cho tất cả các ông im lặng. Ngài phán: “Tất cả các ý kiến của các ông ta đều rất trân trọng. Nhưng các ông uyên bác quá, cao siêu quá, ta không hiểu được nhiều. Bây giờ xin các ông hãy nghe ý kiến của ta.”

Mọi người hồi hộp, nín thở lắng nghe. Biệt điện im phăng phắc. Từ trên cao, hoàng đế oai nghiêm phán: “Sứ mệnh cao cả thiêng liêng của một thi sĩ là: Không-Được-Làm-Thơ-Dở.”

Tất cả đều lặng người đi và cùng chung một ý nghĩ: Hoàng đế đúng là một minh quân. Một bài thơ dở sẽ không hoàn thành bất cứ sứ mệnh nào.

Hoàng đế nói tiếp: “Ta đã chuẩn bị hai mươi mốt tấm bảng đen cho các ông. Mỗi ông cầm một viên phấn trắng, ta sẽ thổi còi. Khi nghe hồi còi thứ nhất, các ông bắt đầu làm thơ. Khi nghe hồi còi thứ hai, các ông phải ngưng lại ngay, không ai được phép viết thêm một chữ nào.”

Ngài lấy trong túi hoàng bào ra một cái còi. Một ông thi sĩ hỏi: “Tâu hoàng thượng, chúng thần phải làm thơ theo thi pháp nào? Sonnet, Ballade hay Đường thi, Lục bát ở phương Đông?”

Hoàng đế cười lớn: “Tùy mỗi người, ta không bắt buộc. Nhưng các ông hãy nhớ cho là: Không có thi pháp nào cho một thi sĩ bất tài.”

Một ông nói: “Thưa hoàng thượng. Xin người cho biết đề tài.”

Hoàng đế chỉ vào ngực mình: “Đề tài chính là ta, chúa tể đế quốc này!”

Hai mươi mốt thi sĩ đến trước hai mươi mốt tấm bảng đen cầm hai mươi mốt viên phấn trắng. Hồi còi thứ nhất vang lên. Hai mươi mốt thi sĩ bắt đầu làm hai mươi mốt bài thơ xưng tụng hoàng đế.

Hoàng đế vẫn ngậm cái còi trong miệng, ngài rảo bước sau lưng các nhà thi sĩ, dừng lại nhìn những dòng chữ các ông viết trên bảng, gương mặt ngài cau có, bực bội. Ngài nhai nhai cái còi giữa hai hàm râu rậm. Vài phút sau, hồi còi thứ hai rít lên như một tiếng thét căm giận. Các thi sĩ vội vàng ngưng viết. Có ông đã viết đươc gần kín bảng, có ông viết được một nửa, có ông mới viết được mấy dòng...

Hoàng đế bước lên thềm, ngồi xuống. Hai mươi mốt ông đứng run rẩy nhìn lên. Im lặng. Bất chợt hoàng đế nói như quát: “Các ông vẫn xưng tụng mình là thi bá thi hào. Bây giờ ta mới biết bộ mặt thật của các ông... Một lũ lừa đảo!”

Không ai dám thở mạnh. Hoàng đế nói tiếp: “Bao nhiêu năm qua rồi mà các ông vẫn quanh đi quẩn lại những từ ngữ sáo mòn như là: thiên tài, vĩ đại, kiệt xuất, lỗi lạc, bất tử, thánh nhân, siêu nhân, vĩ nhân. Cũng ví von ta với mặt trời, thiên hà, đại dương, hoa quý... Ông nào cũng từa tựa như ông nào...”

Im lặng. Hoàng đế nói tiếp: “Ta cũng là người như các ông, cũng yêu, ghét, ham muốn, hạnh phúc, đau khổ. Ta cũng là phận người với những vinh quang và tủi nhục của nó. Ta cũng có những tâm tình cần được chia sẻ, chứ ta đâu có phải là những mỹ từ rác rưởi mà các ông gán cho...”

Vẫn yên lặng. Hoàng đế tiếp tục nói: “Vì tội khi quân, ta sẽ dành cho các ông một hình phạt khủng khiếp, ghê rợn chưa từng có. Nhưng ta ban cho các ông một ân huệ. Ai trong các ông đoán được hình phạt ấy là gì thì ta sẽ tha thứ cho kẻ ấy...”

Một người ấp úng nói: “Muôn tâu, thần nghĩ đó là hình phạt ‘tứ mã phân thây’. Bốn con ngựa buộc vào hai tay, hai chân chạy về bốn hướng...”

Hoàng đế cười nhạt, lắc đầu. Một người bước ra nói với niềm hy vọng: “Muôn tâu hoàng thượng. Thần nghĩ đó là hình phạt ‘lăng trì’. Dùng dao sắc lóc từng miếng thịt.”

Lần này hoàng đế cười lớn: “Một vị hoàng đế như ta mà lại dùng đến những trò máu me dơ bẩn như thế sao? Hình phạt của ta tàn khốc hơn nhiều... Các ông nghe đây: Mỗi ông hãy đến đứng trước tấm bảng của mình, rồi thè lưỡi ra, liếm cho sạch những cái mà các người đã nôn ra khi nãy .(sưu tầm trên net ).

Ý kiến riêng rất nhỏ: rất may cho triều đại nào đó trong truyện này có một ông vua nhìn ra được bản chất của những  kẻ xu nịnh .

Huỳnh Thanh Long

         

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.