Hôm nay,  

MÂY TRẮNG HỎI ĐƯỜNG QUA

23/04/201919:17:00(Xem: 3099)

Khuya dậy nghe tiếng dế gáy đâu đó ở vườn sau. Trăng hạ huyền mảnh khảnh phương tây. Bầu trời không mây, trong vắt, như tấm gương ảnh hiện một góc sáng, loang dần lên từ phương đông. Gió nhẹ mơn man cành liễu rũ. Hương thơm từ nhiều loài hoa sau vườn tỏa nhẹ vào cửa sổ để hé. Hai con quạ từ đâu bay về đậu trên cây phong, không gây tiếng động. Nỗi cô liêu bất chợt trùm cả hư không.

 

Bóng lữ hành về đâu trong gió bụi nghìn trùng.

Cồn cát, bãi hoang, trầm tích muôn vàn dấu chân, đi qua rồi đi lại; dấu sau xóa dấu trước; trùng lặp bao lần trong giông bão, gió chướng.

Có những đêm mưa không nơi trú ẩn, thủng thỉnh từng bước, dẫm trên sình lầy, băng qua xóm làng yên ngủ. Vội vàng chi, áo này sẽ kịp khô trước bình minh.

Trên cô phong đỉnh, đầu chạm trời xanh, chân dẫm mây trắng, mắt đa tình phóng nhìn làng mạc xa trong bóng chiều sương khói, thương nhân sinh khổ lụy trong mê lộ đời kiếp, biết hỏi ai con đường! (1)

Niềm cô tịch ngập tràn dưới những bước chân, lừng lững đi vào phố thị.

Giữa chốn phồn hoa, nghe ra tiếng nhạc du dương, êm đềm ru giấc trăm năm.

Mộng bình sinh không lưu mãi trong linh đinh thế cuộc. Người với ta chung nhịp u mê. Vui thì cười, buồn thì khóc. Vọng động tìm nhau buộc/mở dây oan trái. Thấy việc bất nhân không thể không nói. Nhìn người vô tình chẳng thể khoanh tay. Bất mãn, đấu tranh. Yêu thương, chiếm hữu. Vào tù ra tội, khổ sai tủi nhục một phen đã biết mùi nhân thế. Trong đau khổ cùng tận vẫn nhìn ra vẻ tịch liêu sâu thẳm…

 

Ai từng đi qua đường mây nổi

Dặm dài xa hút bóng chim bay

Phơ phất chiều hoang sương lạnh núi

Lãng tử canh tàn tỉnh giấc say.

 

Hương vị cô liêu (2) từ rừng thẳm,

Rót tràn đáy mắt những đêm thâu.

Ngọt ngào tiếng ca bên bờ suối

Mơ màng thức/ngủ mộng liêu trai

 

Lững thững quay về ghềnh đá bạc

Tìm lại mục tử hỏi đường mây

Người đâu tuyệt tích, ai tra vấn

— Mây trắng, phương nào lại chẳng bay.

 

Không người, không ta, không bờ bến

Tịch mịch đầu non đá đơm hoa

Lặng lẽ xếp lại cuộc đi/đến

Mắt xanh vẫn ngời dặm trùng xa.

 

 

California, ngày 23 tháng 04 năm 2019

www.vinhhao.info

 

 

________________

 

(1)   Hình ảnh từ bài thi kệ bốn câu, tương truyền là của Hòa thượng Bố Đại (? – 916): “Nhất bát thiên gia phạn / Cô thân vạn lý du / Thanh mục đỗ nhân thiểu / Vấn lộ bạch vân đầu.” Bài đã được dịch và phổ biến trong văn học Phật giáo Việt Nam: “Bình bát cơm ngàn nhà / Thân chơi muôn dặm xa / Mắt xanh trông người thế / Mây trắng hỏi đường qua.” Trong thiền môn khoa nghi cũng có bài thi kệ này, hai câu sau đổi khác: “Nhất bát thiên gia phạn / Cô thân vạn lý du / Kỳ vị sinh tử sự / Giáo hóa độ quần mê.”  Tạm dịch thành bài thất ngôn như sau: “Một bình bát, khất thực muôn nhà / Đơn thân rảo bước muôn dặm xa / Chỉ có sinh-tử là việc lớn / Tận tụy hóa độ khắp hà-sa” (Vĩnh Hảo, Thư Tòa Soạn Chánh Pháp số 13, tháng 12.2012).

(2)   “Trên tất cả là hương vị cô liêu tuyệt đối. Bởi vì, hương vị của Chánh pháp chính là hương vị cô liêu của sự sống.” (Tuệ Sỹ —  “Dẫn vào thế giới văn học Phật giáo”)

www.chanhphap.us 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.