Hôm nay,  

Độc Lập Tự Chủ - Tác giả Nguyễn Huỳnh Mai - Chương 4 và Chương 5

24/03/201922:29:00(Xem: 3115)

Chương 4 


49 - TÁNH KHÔNG GIÚP THẤY RÕ SỰ VÔ THƯỜNG


01-06-2016. 2 gi
khuya.


Người mẹ, một tín đồ trung kiên của Đức Thầy ra đi đã để lại cho hành giả một gia tài tâm linh quý báu, một kho tàng tâm thức mạnh mẽ, quán chiếu thường xuyên trong sự phụng hành đạo pháp.

Sự ra đi đột ngột của người mẹ là một thử thách lớn lao về công năng tu tập của hành giả qua mấy mươi năm. Khởi đầu sau khi ra trường năm 1980 tại đại học CSULB (California State University of Long Beach) và làm việc cho một chương trình truyền hình về giáo dục thiếu nhi cho đài KCET tại Los Angeles. Sau đó hành giả trở lại học chương trình cao học đặc biệt về truyền hình thiếu nhi song ngữ và làm việc tại văn phòng Giáo Dục Song Ngữ tại học tại CSULB năm 1981. Hành giả đã bắt đầu chú tâm nhiều hơn, tìm hiểu tu tập, học hỏi và bắt đầu viết những bài tâm linh sau những giây phút cúng lạy và thiền quán cho đến nay.

Sự quyết tâm tu tập, cương quyết bước vào đường tu của một hành giả có gia đình, có con cái, là một đường tu đầy khó khăn, trở ngại. Nhưng pháp tu đời đạo song tu của Phật Giáo Hòa Hảo đã chẳng những giúp hành giả vượt khó khăn mà còn dìu dắt cho người muốn tu học được thăng tiến trên con đuờng tâm linh hướng thượng theo đúng lời dạy của Đức Huỳnh Giáo Chủ.

Lời dặn của Mẹ 17 năm trước, đúng ngày tháng vào nhà thương ngày 26-5-2016 là “đời vô thường, khi Mẹ qua đời thì các con phải im lặng và thành tâm cầu nguyện” đã giúp hành giả và các em giữ được bình tĩnh cầu nguyện liên tục cho đến khi mẹ trút hơi thở cuối cùng, và tiếp tục cầu nguyện thêm thời gian rất lâu bên cạnh mẹ, giúp cho bà ra đi nhẹ nhàng, an lạc và các con đều vượt qua những cơn xúc động lớn lao.

Tiếng niệm Phật, lời cầu nguyện đã chẳng những giúp người ra đi, mà còn giúp được người ở lại chấp nhận ngày trọng đại là giây phút giải thoát thiêng liêng, để chuyển từ sự đau khổ sang an lạc. Đó là sự mầu nhiệm của sự giải thoát giữa sanh và tử.

Khi sanh ra con người đã đến nơi nào và khi nào tùy vào nghiệp mang theo. Nếu biết tu tập để giải nghiệp thì sẽ được giải thoát khỏi chốn mê đồ vãng sanh nơi miền cực lạc. Nếu không tu tập mà lại ham mê vật chất, học thêm thói hư tật xấu để tạo thêm nghiệp thì sẽ đắm chìm trong biển khổ từ đời này qua đời khác.

Vậy thì tu hành là để giải nghiệp. Hành giả đã may mắn được cha mẹ truyền đạt cho con đường tu theo giáo lý Tứ Ân của Đức Huỳnh Giáo Chủ để thấy, biết, nhận, trải nghiệm sự mầu nhiệm của tánh không, giúp ta chịu đựng và vượt được những khó khăn đau khổ của cuộc sống và chuyển hóa những cơn xúc động cảm thương đó thành sự an lạc bình an.

Chỉ có tánh không mới nhìn rõ, thấy rõ sự vô thường giúp ta vượt tâm cảnh của đời thường.

50 - TẤM GƯƠNG SÁNG  HÀNH GIẢ PHẢI NOI THEO


04-06-2016. 11 gi
ờ đêm.


Tiểu sử của người Mẹ giúp hành giả có thêm nghị lực và sức mạnh tâm linh để tiếp tục con đường đạo.

Bà Nguyễn Hòa An, là một tín đồ thuần thành tin tưởng Đức Huỳnh Giáo Chủ, tin tưởng Phật Giáo Hòa Hảo một cách tuyệt đối. Bà đã quyết một đời một đạo cho đến ngày chung thân, không thay đổi. Bà đã dặn các con làm đúng theo lời Đức Thầy dạy.

Bà cũng là một chiến sĩ cách mạng gan dạ, đầy quả cảm xông pha, không ngại hiểm nguy và sẵn sàng hy sinh tính mạng vì đạo pháp dân tộc Việt Nam. Đó là gương sáng mà hành giả phải noi theo.

Sự ra đi, sự mất mát mà Bà để lại cho gia đình và đồng đạo Phật Giáo Hòa Hảo đã làm sáng tỏ con đường phục vụ đạo của hành giả dù gặp khó khăn nguy hiểm cũng không chùn bước, mà phải tiếp tục để hoàn thành sứ mạng đối với đạo pháp và dân tộc.


51 - MẸ AN VUI TRONG ÁNH SÁNG TỪ BI CỦA CHƯ PHẬT


18-06-2016. 11 gi
khuya.


Bài học Mẹ để lại cho hành giả là sự chuẩn bị ra đi của bà trước 17 năm và buông xả để ngày bà ra đi nhẹ nhàng thanh thản.

Con đường trước mặt không gì khác hơn là con đường giác ngộ sống gần gũi với hơi thở để giữ ngọn đèn tỉnh thức không bị lu mờ hay chợt tắt bất cứ lúc nào.

Nếu muốn nhẹ nhàng thì không cách gì khác hơn là buông. Buông từ vật chất đến tâm hồn để không còn nặng gánh đời, và nặng lòng sầu buồn ưu tư. Không còn ước vọng, mong muốn gì về danh lợi, tiền của.

Từ 17 năm về trước, mẹ đã bắt đầu bán nữ trang, những thứ đắt tiền nhất để gởi về Việt Nam làm từ thiện. Mẹ bán dần cho đến một vài tháng trước khi mất, mẹ cho mỗi đứa con một món nữ trang làm kỷ niệm. Như vậy, mẹ đã chuẩn bị một cách thật kỹ lưỡng và biết rõ bà sắp ra đi.

Nhìn hơi thở Mẹ nhẹ dần trên giường, không mang trên mình một máy trợ sinh nào của nhà thương. Bà đã ra đi lìa bỏ trần gian, nhưng ấm áp trong tình thương con cháu đầy đủ bao quanh với lời cầu nguyện liên tục. Mẹ đi trong lời thành tâm cầu nguyện Phật Tổ Phật Thầy rước hương linh Mẹ về cõi vĩnh hằng không còn đau bệnh già yếu, đi đứng khó khăn nữa.

Ngày Đại Lễ 18 tháng 5 năm Bính Thân 2016, Mẹ không còn phải chống gậy đi dự lễ, ngồi ghế hàng đầu trong hội trường như trước, mà Mẹ đến bằng chân linh sáng suốt cùng đồng đạo vui mừng ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ Khai Sáng Phật Giáo Hòa Hảo. Và Mẹ trong phút chốc cũng đến được Tổ Đình Phật Giáo Hòa Hảo ngày nào, nơi Mẹ được cùng Cô Năm Huỳnh Thị Kim Biên kính mến săn sóc Đức Ông Đức Bà Huỳnh Công Bộ, thân phụ mẫu của Đức Thầy.

Mẹ đã sống một cuộc đời trọn vẹn với đạo, với chồng con, để không có gì Mẹ tiếc nuối khi ra đi. Mẹ đã nói cách đây không lâu sau khi té nhẹ vào tháng trước: “Cuc đời Mdo Ơn Trên định đot”, sau khi cúng lạy và ngồi thiền định niệm Phật trước bàn thờ.

Ở tuổi 92, Mẹ vẫn cúng giỗ Ông Ngoại. Dù bị té, đi đứng khó khăn, Mẹ vẫn ngày hai buổi cúng lạy Cửu Huyền Thất Tổ, Phật Tổ Phật Thầy, trước ngôi Tam Bảo rồi ra cầu nguyện, thắp nhang ngoài bàn thông thiên trước nhà. Khi đau chân không quỳ được, Mẹ bắt ghế nơi chiếc bàn nhỏ, xá Phật và đặt hai tay lạy lên bàn.

Mắt Mẹ càng ngày càng mờ, đến độ dù chữ được đánh máy thật lớn Mẹ vẫn không đọc được. Vậy mà Mẹ vẫn cố gắng viết thơ cho cô Tư Bê, cháu của Đức Thầy, ở Tổ Đình vào tháng 11 năm rồi 2015. Mẹ vẫn còn thương nhớ Thánh Địa, và tỏ ý muốn được chôn cạnh mộ cô Năm Biên, Mẹ vẫn còn chút vấn vương hướng về gốc đạo.

Mẹ ra đi đã 3 tuần thất, tro cốt Mẹ đặt cạnh bức ảnh của Ba trên bàn thờ. Hàng ngày hai bữa sáng chiều, các con tụ họp về cúng Mẹ. Thứ Bảy hàng tuần các con cháu tụ về cúng thất cho Mẹ và mỗi sáng Chủ Nhật các con cháu đến Hội Quán cầu siêu cho Mẹ.

Chắc hẳn hương hồn Mẹ được ấm áp và nhìn thấy các con cùng nhau cầu nguyện và nhớ Mẹ.

Lòng Mẹ hẳn nhẹ nhàng an vui trong ánh sáng từ bi của Chư Phật, của Tổ Thầy.


52 - HÀNH TRÌNH MỚI, TÁC PHẨM MỚI


17-07-2016. 4 gi
sáng.


Như đã dự kiến trước khi Mẹ qua đời, là hành giả bước qua một giai đoạn mới.

Mỗi giai đoạn của cuộc đời hành giả có những biến chuyển từ việc đạo đến việc đời. Môi trường, đời sống, công việc, người giao tiếp, nơi đến đều có những thay đổi, nhưng hành giả luôn giữ tâm bất loạn, là điều thiết yếu cho cuộc đời hành đạo tu học của mình, có lợi lạc cho chính mình và cho giới trẻ.

Muốn giữ tâm không, tâm bất loạn, cần nhứt là luôn thức tỉnh, tỉnh trí, và luôn chấp nhận sự vật “như là”. Có chấp nhận sự vật như là thì con đường tu của mình mới tiến được.

Chấp nhận những gì mình trước kia không chấp nhận, là bước qua một bài học đạo, học đời để tiến bước. Mỗi khó khăn chông gai là một bài thi để bước qua sự khó khăn trong tâm thức của chính mình và hoàn cảnh mình phải gắn liền, do duyên nghiệp mà mình phải chịu khi được sanh ra trong cuộc đời giả tạm này.

Cuộc đời tuy giả tạm, nhưng chính cuộc đời này mới cho ta cơ hội đến với người với đời để học, để trau dồi, để hành đạo cho sự tiến hóa của tâm linh.

Phải chấp nhận đời thì tâm linh mới có cơ hội học hỏi để tiến hóa. Vậy thì cuộc sống trong đời và cuộc sống tâm linh tuy hai mà một, bất khả phân.

Càng từ chối cuộc đời thì tâm linh lại càng bất an, quằn quại như con cá giẫy chết vì thiếu nước. Chấp nhận đời thì cá được lội xuôi dòng, tiến lần từ sông ngòi ra biển rộng.

Hãy nhẹ nhàng với chính mình, nhẹ nhàng với đời sống xung quanh, với những liên hệ khác biệt, dù hợp hay không hợp, dù thích hay không thích, thì cuộc đời mới, giai đoạn mới, hành trình mới, sẽ bớt sỏi đá chông gai hơn; con đường đi sẽ có nhiều mới mẻ để học hỏi thu nhặt, để tạo nên những tác phẩm mới, quyển sách mới, có nhiều lợi lạc cho thế hệ trẻ ngày mai.

(Ghi chú: Vừa tổ chức lễ 49 ngày Mẹ mất ở nhà và hôm sau Chủ Nhật tại Hội Quán Phật Giáo Hòa Hảo).


53 - LỘT MẶT NẠ CHÍNH MÌNH


23-07-2016. 4 gi
sáng.


Cái khổ chỉ hiện diện khi ta vọng động, suy nghĩ, lo lắng, nghĩ đến quá khứ, tương lai và suy diễn.

Khi nội tâm an định thì không vọng động, không đau khổ. Trạng thái thấy, biết và chấp nhận mọi sự vật hiển nhiên, như là.

Khi ở thể định, không có quá khứ và tương lai, vì đó là trạng thái vạn vật đồng nhất thể bất khả phân.

Ở thể định phải qua hành trình tu học thực tập và thanh lọc từ lớp một.

Hành giả không tạo ra thể định được, mà định đến một cách tự nhiên, vì đã qua thanh lọc. Nếu một hành giả tạo ra thể định khi muốn, thì đó là giả định hay tự mình gạt mình là đang định.

Cũng có trạng thái loạn tâm bất định, nổi nóng, bực tức. Nhưng khi trực nhớ lại và định tâm, quán chiếu mọi sự việc để kéo mình trở về sự bình tâm, để không buông lời nói nặng nề hay không làm cử chỉ bộc lộ sự nóng giận như cung tay, đập đồ, hay đánh ai.

Đó là trạng thái biết và tự kéo mình về. Nhưng cũng chỉ là trạng thái thực tập. Tuy nhiên có người thực hiện điều trên bằng cách tập kềm chế, hoặc là tự khống chế tánh nóng, sự vọng động của mình, làm như thế vô tình có khi lại bước vào trạng thái kềm hãm hay dồn nén.

Trạng thái kềm hãm hay dồn nén là trạng thái nguy hiểm của người tu.

Tu học, tu tập là một hành trình cam go. Sự cam go khó khăn nhất là đối với chính mình. Trong con người của mình thật là thiên hình vạn trạng, không biết bao nhiêu cái ta trong đó, không biết bao nhiêu tâm trạng thay đổi liên hồi, rất khó nhận biết khi nào con “người lạ” của chính mình xuất hiện.

Tu tập trước hết là học về mình để tìm hiểu thật sự mình có bao nhiêu con người, bao nhiêu bộ mặt, có tham lam ích kỷ ở mức độ nào, giả dối ở độ nào, đạo đức giả ở độ nào, và giả nhân giả nghĩa ở độ nào.

Nếu không lột mặt nạ chính mình, tìm hiểu về mình cho rõ như nhìn vào bàn tay của mình, để tự thanh lọc mình một cách rốt ráo, thì có niệm Phật ngồi thiền, cúng lạy mỗi ngày năm hay mười lần, cái tôi trần tục vẫn còn nguyên vẹn.

Hành trình tu học để đạt được tánh không của thể định không thể không trải qua sự can đảm lột mặt nạ con người thật của mình, và phải tự chà xát, tẩy rửa tâm thân ý của chính mình một cách chân thành, rốt ráo.


54 - ĐẠO SẼ PHỤC HƯNG RẠNG RỠ


16-08-2016. 5 gi
sáng.


Mỗi giai đoạn của đời sống đều có những biến chuyển để học hỏi về người và về mình. Nhất là hành giả vừa trải qua một biến chuyển lớn của cuộc đời mình. Nếu không có khoảng thời gian tu tập thì còn bị khảo đảo, đau khổ hơn nữa.

Tất cả những điều gì xảy ra xung quanh đều giúp ta học hỏi, thu lượm kinh nghiệm sống, kinh nghiệm tâm linh, nhằm giúp cho ta chuyển hóa chính mình vào con đường cần thu hẹp lại cho sự làm việc và phục vụ đạo vào giai đoạn cuối của cuộc đời.

Mỗi giai đoạn lớn đều có những giai đoạn nhỏ nối kết, giúp hành giả uyển chuyển theo đó mà làm việc cho một con đường dài. Mọi việc đang được thu gọn lại để con đường hành đạo sáng tỏ dần đi đến đích cuối cùng là giúp cho gốc đạo thêm vững. Đó mới là giữ gìn giềng mối đạo như lời nguyện thường xuyên trước Thầy Tổ và Trăm Quan.

Đạo sẽ không phôi pha nếu có tín đồ biết giữ gìn mối đạo và làm sáng tỏ nguồn gốc đạo. Đạo sẽ không bị người đời, hoặc các chánh sách chủ trương bôi nhọ, muốn thay đổi hay muốn xóa nhòa, mất gốc. Đạo sẽ không bị sai lạc, nếu có người biết chăm sóc, nghiên cứu, bảo vệ gốc đạo sao cho không bị người đời bỏ quên hay biếm nhẽ. Đạo sẽ không mất nếu có người biết vun bồi, xây dựng, và nói lên những sự huyền nhiệm, thiêng liêng của vị Giáo Tổ Phật Thầy Tây An cùng các vị kế truyền xuống thế lập đạo cứu đời trong thời hạ ngươn mạt pháp này.

Tâm vững, trí vững, đạo sẽ vững. Cứ chuyên tâm, chuyên cần rồi sẽ hoàn thành những tác phẩm giúp đạo được phục hưng rạng rỡ.


55 - ĐẠO CÒN LÀ ĐẤT NƯỚC CÒN


21-08-2016. 4 gi
sáng.


Giai đoạn này cần dành thời giờ, sức lực, để tập trung vào việc thực hiện các công tác đạo.

Việc hoằng dương chánh pháp cần đặt lên hàng đầu và thân tâm ý tự động sẽ điều chỉnh lại theo nhu cầu của công việc và tư cách cần có, để thi hành nhiệm vụ mà Ơn Trên đã giao phó trách nhiệm.

Vun quén đạo, giữ đạo và phát triển đạo là những việc tối ưu, không thể vì lý do gì, do ai gây ra, mà hành giả phải trì trệ; hơn nữa, luôn xem trở ngại là tiếng chuông thức tỉnh để lo thu gọn lại đời sống, hướng sâu vào chánh tâm, chánh giác.

Việt Nam chuyển biến không ngừng, đưa đến nhiều đổ vỡ trầm trọng, và sẽ còn thay đổi để vượt lên mọi khó khăn, tụt hậu, tiến dần đến phát triển, chuyển hóa cho một nước Việt Nam mới.

Muốn có cái mới phải vượt lên cái cũ. Muốn phù hợp với các công tác đạo mới thì cần phải buông ngay những việc cũ, để nhẹ nhàng tiến đến một công việc có tính cách đại đồng lan rộng cho một quốc gia, đó mới đúng với tinh thần phục vụ cho bốn chữ “Đạo Pháp Dân Tộc”.

Muốn phục vụ đạo pháp dân tộc thì phải học thật kỹ bốn chữ Bửu Sơn Kỳ Hương và bốn chữ Phật Giáo Hòa Hảo, vì đó là nền tảng của quốc gia dân tộc, vì đạo còn là đất nước còn; và cũng vì đạo phát khai từ mảnh đất hình chữ S để trước nhất hướng dẫn con dân Việt Nam biết được đạo lý và Phật pháp để lo tu hiền và gìn giữ nước nhà.

Đạo còn thì đất nước còn, đạo mất là đất nước mất.

56 - CHÁNH TÂM CHÁNH GIÁC AN ĐỊNH THẬT SỰ


23-08-2016. 10 gi
sáng.


Trên con đường tu tập, dù lâu hay mới bước vào, đều không phải chỉ tiến mà vẫn có lúc trì trệ hoặc thụt lùi, tùy theo hoàn cảnh, cảnh ngộ hay sự xáo trộn, khảo đảo, bất hòa giữa ta và người xung quanh.

Đức Thầy dạy ta nhẫn hòa nhưng ta cũng nên tự hiểu không phải lúc nào ta muốn nhẫn muốn hòa thì người cũng muốn nhẫn muốn hòa. Khi hai bên cùng hành nhẫn chan hòa mới đi đến hòa hợp.

Muốn nhẫn hòa cần phải chịu đựng, chịu thua, nhịn nhục, và có những trường hợp phải tự buông để tiếp tục hành trình. Nếu không buông được thì tự mình hạn chế lấy chính mình, nhưng đó là tự ngăn con đường tiến hóa của mình. Có khi phàm tánh của con người nổi lên, ta sẽ trở nên giận dữ, oán hờn, thù nghịch và tự kéo mình vào cõi vô minh.

Nếu không buông được sự bất hòa hợp vì sự khác biệt quá xa từ tư tưởng lẫn bản tánh của người, vân vân… thì con đường tu tập sẽ bị đứt đoạn, rất khó trở về thể tánh trong sáng mà ngày nào ta đã tìm thấy.

Còn hít thở không khí, tim còn đập, còn sống với người, và nhờ người để trao đổi, trao dồi, tu tập, thì ta vẫn luôn như người diễn xiếc đi trên sợi dây giăng cao. Khi tâm ta không an định, ta sẽ mất thăng bằng nghiêng chao bên này bên kia, thì việc té nhào ắt xảy ra tức khắc.

Ta phải thoát ra chính mình để tâm ta luôn bình an mà không cần phải nhẫn nhục hay chịu đựng.

Nhẫn nhục, chịu đựng, đó là những cảm giác bị xúc phạm tự ái hay cái tôi còn hiện hữu, cái tôi chnên hin hu để biết, nhưng đồng thi không hin hu để ddàng buông b, tâm không, thì mi tht là chánh tâm chánh giác an định tht s.


57 - KIÊN NHẪN, BỀN CHÍ, KHÔNG BỎ CUỘC


25-08-2016.


Trên con đường hành đạo, hành giả luôn phải học và học liên tục không ngừng nghỉ bằng cả cái thức lẫn vô thức trong mọi hoàn cảnh thuận lẫn nghịch. Tất cả đều hữu sự cho việc tiến hóa và phục vụ song hành.

Phục vụ đạo không thể là một việc làm gấp rút một sớm một chiều là xong, mà thường là cả chiều dài một đời người.

Từ nay đến giai đoạn cuối của cuộc đời, phải làm việc tùy theo sức khỏe mới có thể đi được con đường dài. Tâm an định càng nhiều càng vững thì sức khỏe mới ổn định, và công việc mới từ từ được hoàn tất.

Các trang nhà của đạo hay của cá nhân cần được bổ túc và hoàn chỉnh. Những công việc như vừa viết các tiểu đoạn cho sách, vừa thực hiện thành những phim tài liệu, là những công việc hữu ích, lợi lạc cho sự phổ truyền lịch sử đạo. Đó là những việc nên làm vì có thể hữu dụng cho cả hai: sách tài liệu lịch sử đạo và giúp cho chương trình truyền hình, và các trang nhà Phật Giáo Hòa Hảo trên mạng lưới toàn cầu thêm giá trị về khía cạnh phổ biến đạo.

Sự kiên nhẫn, bền chí và không bỏ cuộc, dù tuổi đời càng cao, là điều quan trọng nhất hiện nay.


58 - TÌNH CẢM CÒN NGHIỆP LỰC CÒN


01-09-2016. 1 gi
khuya.


Muốn tiếp tục con đường tu học thì không bao giờ nên tìm niềm vui mà chỉ nên tìm sự an lạc.

Sự an lạc, bình yên tâm hồn, mới có khả năng giúp người tu vượt khó khăn trở ngại để tiến bước.

Vì sao?

Vì thật ra, sự khó khăn hay trở ngại là do trong lòng mình, trong tâm mình, chớ không do người xung quanh hay ngoại cảnh.

Người xung quanh hay ngoại cảnh chỉ là chất xúc tác giúp ta học hỏi về chính mình. Khi mình còn sống trong sự phải trái, tốt xấu, tranh luận, thì tâm mình vẫn rơi rớt vào vô minh của hỉ nộ ái ố.

Bất cứ giờ phút nào, muốn tâm bình an ta cần phải dừng lại sự suy nghĩ, vì sự suy nghĩ tác động bộ nhớ. Thế rồi những tình cảm thương ghét, những sự va chạm trong quá khứ với người này hay người kia trỗi dậy, kéo theo bao ưu phiền; những việc tưởng đã lãng quên bỗng sống động bởi sự kéo lại ở thì hiện tại, thao tác khiến cho tâm ta xáo trộn, tình cảm thương ghét lại bắt đầu hoành hành, tạo bất an cho tâm hồn.

Muốn giữ tánh không, muốn sống trong không tính, tâm phải bất động. Tâm bất động nhưng cái biết luôn hiện hữu; và con người của mình có tình thương tình người nhưng không sống trong tình cảm ghét thương.

Bất cứ lúc nào khi tình cảm thương ghét trỗi dậy là nghiệp lực còn kéo lôi ta vào con đường khổ.

Tình cảm còn, nghiệp lực còn.


59 - HUYỀN CƠ BẤT KHẢ TƯ NGHÌ


07-09-2016. 9 gi
sáng.

Bước vào Mật Pháp Bửu Sơn Kỳ Hương, ta nằm trong Huyền Cơ bất khả tư nghì, tức đời không thể suy đoán được.

Thời cơ, thiên cơ, đều còn nằm trong định luật, còn có thể suy đoán. Huyền cơ thì không, đó là sự huyền diệu của Mật Pháp, ngoài sự hiểu biết, tính toán, sắp xếp, đo lường, nhìn thấy.

Huyền cơ là vô cơ, điều mà con người không thể khám phá được nếu không bước vào Mật Pháp, vì Chân Nguyên huyền diệu uyển chuyển thay đổi trong mỗi sát na, chỉ có người không nhiễm trần có chánh tâm chánh giác mới nhập được vào bộ máy của huyền cơ.

Huyền cơ thấy đó mà biến mất đó, thấy như thế này nhưng phút chốc lại đổi khác, biến thiên thiên hình vạn trạng, chuyển hóa không ngừng. Có khi như cơn lốc, có khi nhẹ nhàng diệu vợi; nhưng huyền cơ không định mà lại định, vì đã được định trước hàng trăm năm vượt qua cả một hai đời người.

Khi huyền cơ đã định thì sự vật con người và hoàn cảnh không làm cho việc đã định thay đổi được. Trong khi đó thiên cơ có thể thay đổi theo tâm thức, hành động và hoàn cảnh, nghiệp quả của con người.

Thiên cơ bất khả lậu, còn huyền cơ là Mật Đạo là

Mật Pháp Bí Truyền và Bất Khả Tư Nghì.


60 - TRẢI NGHIỆM LẼ VÔ THƯỜNG


21-11-2016. 10 gi
sáng.


Làm sao
để ứng phó vi nhng vic xy ra bt ng, nht là nhng svic trng đại liên hệ đến mình mt cách cht ch?

Tánh không có giúp gì được mình trong nhng bt ngtrng đại không?

Nếu đạt tánh không thì phải hiểu rõ sự vô thường. Nếu không hiểu rõ luật vô thường thì chắc chắn chưa đạt không tánh, chỉ là thấy biết hay nếm mùi không tánh.

Nếm một chút tánh không, thấy được tánh không, biết được tánh không, thì vẫn còn xa mới đi đến “đạt tính không”.

Đạt tính không thì tâm lặng như tờ, không bị lung lay, có và không song hành. Tự giải cái có và không đồng thời đó.

Không tánh chẳng phải không hoàn toàn, mà phải ở giữa có và không.

Cái có và không đồng thời đó là sự giác ngộ, vì sanh đó và diệt đó cùng một lúc.

Sanh diệt có song hành đồng thời, thì tâm mới lặng gió mới yên, không nghiêng bên nào hết. Đó mới là sự thường hằng không sanh không diệt.

Sự đau khổ sẽ còn mãi nếu ta cứ trụ vào có hay vào không. Trụ vào có thì sẽ vật vã, đau đớn, hận thù, không chấp nhận, rồi sẽ bị dày vò không lối thoát. Nếu trụ vào không sẽ trở nên lạnh lùng, vô cảm, ích kỷ, mất nhân tính, không tình cảm với vạn vật chúng sanh.

Chỉ có cảm giác “có và không đồng thời” mới trải nghiệm thật sự “lẽ vô thường”, từ đó mới thật sự buông để bước vào Tánh Không bình an sáng suốt để tiếp tục hành trình.


61 - TÁNH KHÔNG CHẲNG LÌA XA CÓ


03-12-2016. 6 gi
sáng.


Nếu tâm lực không mạnh thì không thể đạt tâm không mà chỉ cảm nhận tâm không trong giây phút hay sát na nào đó. Cứ như một người đứng ở ngưỡng cửa nhìn ra khoảng không, nhưng thật ra mình vẫn còn bị nhốt trong một cái nhà bao quanh những hệ lụy của cuộc đời.

Nếu thật sự đạt tính không thì mình không còn dựa vào cái gì xung quanh, từ tâm linh, tinh thần, vật chất, tình thương của người.

Còn đau khổ, cầu nguyện, là còn sợ hãi, run rẩy trước sự bất thường, thay đổi của con người và tạo hóa, còn dựa vào cái muốn, sự ước ao về điều nầy điều kia cho chính mình.

Sự mất mát bất chợt, sự đau khổ bàng hoàng, phải chăng là những thử thách giúp hành giả chiêm nghiệm về sự vô thường của thiên nhiên, của tạo hóa.

Hành giả muốn tu tập thật sự phải sống đạo. Sống đạo không phải là một cuộc sống êm đềm, bình an, lúc nào cũng hạnh phúc; mà sống đạo phải sống trong tỉnh thức luôn luôn trước những mất mát, những thay đổi chợt đến, chợt đi, khi thì nhẹ nhàng, khi thì mạnh mẽ đột ngột.

Hành giả cần trụ tâm luôn thì tâm mới mạnh, trí mới sáng, mới không bị gục ngã trước sự chuyển đổi bất thường của cuộc đời.

Đời đạo song tu là pháp tu áp dụng cho cả hai hạng người: Phật tử tu tại gia lẫn tu sĩ tu trong chùa, vì trong đời có đạo và trong đạo có đời. Cả hai mặt đời đạo đều tương quan để trợ lực giúp con người tu tiến, học hỏi, thực tập, thử thách, trui luyện; để cả hai tương đồng hỗ trợ thì con đường tiến tới sự an định mới có kết quả.

Tánh Không đến từ có hay Tánh Không chẳng lìa xa có là vậy.


62 - KỶ LUẬT NGHIÊM MINH CỦA PHẬT PHÁP


05-12-2016. 3 gi
sáng.


Định, một trạng thái không động.


Vì sao?


Không biết cũng động và biết cũng động. Không muốn cũng động và muốn cũng động. Không thấy cũng động và thấy cũng động. Không ghét cũng động và ghét cũng động.

Định là khi ta ở trạng thái giữa biết và không biết, muốn và không muốn, thương và ghét.

Làm sao để ở trng thái gia mun không mun, biết không biết, thương và ghét?

Phải trải qua sự tu tập, thiền quán, quán chiếu về mình và buông bỏ chính mình, chấp nhận sự mất mát của sở hữu, và không thể thoát chu kỳ đau khổ mất mát trước khi chấp nhận mất mát và buông sở hữu.

Chấp nhận mất mát và khi đối đầu với mất mát, lại là một chu kỳ học hỏi mới. Vì chấp nhận buông và đương đầu với cái thật sự buông, lại cũng qua những trạng thái khác biệt, trải nghiệm mới mẻ, như là bị lột da từ lớp ngoài đến lớp trong, từ da dầy đến da non, từ rướm máu đến máu tuôn thịt đỏ.

Cái đau của thể xác cũng như cái đau của tinh thần cũng đi từng lớp một.

Tu tập không phải là điều giản dị, mà cả một quá trình sâu thẳm. Vì vậy, có hành giả trông an nhiên tự tại mà xác thân, tâm thức, như bị kim châm từng phút giây, từng sát na.

Tu tập, chọn con đường đạo, là một con đường chông gai trắc trở. Thấy đi được, tu được, mà đã rớt từ lâu. Hoặc thấy gục ngã mà lại vượt xa khi vực dậy.

Tu thật phải là tu kín, chỉ một mình mình biết, vì thật tu thì không phô trương cái tu của mình. Việc tu theo hình thức bề ngoài đã giết không biết bao nhiêu người muốn tu, vì tu hình thức đi dần vào giả dối, không những lòe người còn loè mình, và tự gạt gẫm chính mình.

Tu hình thức càng ngày càng kéo mình ra xa chính mình, biến mình thành một kẻ nói đạo theo thói quen, hành xử theo dáng điệu người tu, sống theo kiểu mẫu người tu, làm cho người thấy mình là một kẻ tu hành. Dần dần biến mình thành một kịch sĩ trong vai tu sĩ trên sân khấu cuộc đời.

Nếu muốn tu hành thật sự, phải có can đảm lột xác mình một cách không thương tiếc, sống thật với mình để thấy mình cho kỹ, để có khả năng điều trị bản thân, thì mới bước được vào kỷ luật nghiêm minh của Phật Pháp.


63 - TRUYỀN ĐẠO PHẢI SỐNG ĐÚNG VỚI ĐẠO


30-12-2016. 11 gi
sáng.


Tháng 5 năm nay 2016, hành giả đã viết bài “Bước vào giai đoạn mới”, và quả nhiên khi bước vào giai đoạn mới này, phải trải qua nhiều biến động, nhất là về tâm thức.

Những biến động cực kỳ mạnh, khiến hành giả và những người liên hệ phải trải qua những xúc động, tình cảm, tinh thần cực kỳ mạnh.

Nhng gì hc hi vnhng xúc động cm nhn vmình, vngười có nh hưởng gì trên con đường đạo đã chn không? Chắc chắn là không, nhưng vì tuổi già và sức khỏe, như mắt kém đi, cũng làm giới hạn không nhỏ đến công việc phục vụ đạo qua ngòi bút, cũng như việc điều hành các trang nhà trên mạng lưới toàn cầu.

Nếu tiếp tục con đường phục hưng đạo trở về nguồn cội, hành giả cần phải trở về gốc đạo, trở về quê hương, trở về quê nhà nhiều hơn để nghiên cứu đạo, nghiên cứu cảnh vật, núi sông của nguồn đạo. Có nhìn, có thấy, có hít thở không khí, có sống gần người dân, gần người trong đạo để hiểu ảnh hưởng của đạo đối với tín đồ, thì mới thấy sự huyền diệu của chánh pháp.

Muốn cho đạo sống, chính mình phải là nhân chứng của đạo. Muốn phổ truyền đạo không phải chỉ đi giảng đạo, mà phải học hỏi nghiên cứu đạo, và hành đạo để thấy kết quả của đạo, thì mới có khả năng truyền đạo. Đã có biết bao nhiêu người luôn miệng nói đạo và truyền đạo mà không hành đúng theo đạo.

Muốn truyền đạo cần phải sống đúng với đạo.

64 - CON ĐƯỜNG ĐI TỚI DO TA ĐỊNH ĐOẠT hay SỰ TỰ CỨU


02-01-2017.      1 gi
trưa.


Cần thực tập quán chiếu về cái tâm mình cùng những cảm giác, cảm xúc của tâm thân ý, như đứng trong ngôi nhà nhìn ra cửa sổ thấy trời đang mưa gió bão bùng, gió thổi, lá bay, cảnh vật cây cối đang quay cuồng đảo điên.

Nhìn, ngắm, thấy, nhưng không chống, không phê phán, mà chấp nhận những lúc buồn vui lẫn lộn, hay ngay cả đau buồn ray rứt, hay có lúc tưởng như không chịu được.

Cứ bình tâm, nhìn, ngắm như thế, và trải nghiệm những đổi thay hàng ngày lúc tăng lúc giảm, lúc buồn lúc vui.

Muốn làm nhân chứng phải có trải nghiệm và nói, viết về những trải nghiệm thật sự đó, thì đó mới là món quà quý báu cho những người đến sau; dù họ có thuộc tôn giáo nào nhưng tất cả là con người cùng có thân thể trí óc và tâm thức như nhau.

Chúng ta cùng sống, cùng trải nghiệm, cùng vui, buồn, hờn, giận, y hệt nhau. Cùng nhau hưởng các vị mặn đắng chua cay.

Chúng ta chỉ khác nhau một điểm nhỏ là biết dừng lại để suy nghĩ, chiêm nghiệm về những gì đã và đang trải nghiệm cho cuộc sống trước khi quá trễ.

Biết dừng lại là một mấu chốt quan trọng của cuộc đời mỗi người. Đó là sự “tự cứu”. Đó là trách nhiệm của mỗi người trong chúng ta chứ không một vị thần linh, hay thiêng liêng nào giúp ta được.

Biết dừng lại là một sự thức tỉnh, như con ngựa

đang chạy được ghì dây cương đứng lại để định hướng con đường phía trước đưa ta đi về đâu; để định lại vị trí, tuổi tác của mình và con đường nào là con đường nên đi và mục đích của hướng đi đó là gì.

Biết dừng lại, định lại vị trí và hướng đi tới, ta mới biết từ đây ta sẽ làm gì cho cuộc đời còn lại, và phút cuối cùng trút hơi thở, ta mới được thân tâm nhẹ nhàng không luyến tiếc, không hối hận hay bị lương tâm dày xé.

Con đường đi tới có nhẹ hay nặng đều do ta định đoạt.


65 - CỦNG CỐ SỰ TỰ CHỦ


10-01-2017. 9 gi
30 sáng.


Sự tu tập, thời gian tu tập, sự học hỏi về người, về mình, tất cả đi song song và đồng bộ với tuổi đời.

Sự tu tập càng lâu, tuổi đời càng gia tăng, đó là một tiến trình bất di bất dịch không thay đổi. Và cũng không có trường hợp ngoại lệ.

Tu tập, buông bỏ, sửa đổi, và khi buông bỏ thì không lượm không nhặt lại. Nếu những gì mình thấy cần bỏ, đã bỏ, mà nhặt lấy lại, thì đó là một vấn đề cần quan tâm, cần quán chiếu và càng cần soi sáng xem nguyên nhân tại sao?

Hành trình tu học là hành trình cắt bỏ những gánh nặng từ tinh thần đến vật chất để tâm thân ý hành giả được nhẹ nhàng hướng tâm đến giải thoát, đến tánh không, hay định.

Phải chăng khi ta “đi ngược lại” tiến trình tu tập đã cởi bỏ những khúc mắc của hỉ nộ ái ố thất tình lục dục, là lúc ta mất tự chủ quên mình là ai, quên con đường đạo mình đã chọn, để cho cả một khối đen tâm phàm làm chủ một lần nữa và lại lôi kéo ta về với địa ngục tâm?

Địa ngc cũng ti tâm làm quy. Vthiên đàng tâm y to ra.”   (Lời dạy của Đức Huỳnh Giáo Chủ).

Khi yếu đuối thì chỉ một chớp mắt là ta đánh mất sự tự chủ, tâm phàm đen tối lập tức vùng lên ụp chặt lấy tâm thân ý, kéo ta về với sự bải hoải của một con người ích kỷ, cao ngạo, ghét, thương, sân, hận.

Con đường tu chỉ đứng vững khi từng sát na, từng giây phút, từng hơi thở, từng mỗi chớp mắt ta phải nhớ ta là ai, con đường ta chọn là gì, có như thế ta mới củng cố sự tự chủ.

66 - PHÁ BỎ HÌNH TƯỚNG TU


18-01-2017. 9 gi
30 sáng.


Con đường tu học có nhiều chông gai, khó khăn, nguy hiểm; và cái nguy hiểm nhất là dùng những gì mình đạt được để dối gạt người.

Càng tu học, càng hiểu biết, càng thông minh, có trí tuệ, càng phải sợ chính mình hơn. Vì vậy, nhu cầu bình thường hóa chính mình càng trở nên cấp thiết và đôi khi khẩn thiết.

Nếu tu, tiến mà không biết ngừng lại quán xét chính mình, lại còn tô điểm cho mình một dáng vẻ đạo đức, hiền lành, thì chẳng những nguy hiểm cho người xung quanh mà rất nguy hiểm cho chính mình, vì xác xuất “mình lầm mình” rất cao.

Tu tập là đối đầu với rất nhiều sự sợ hãi mà ta cần trực diện tìm hiểu và giải tỏa. Nhưng một sự sợ hãi mà ta cần giữ lại đó là sự sợ hãi chính mình.

Tu học không phải để trở nên một người hiền mà để trở nên một người hiểu và biết. Hiểu là hiểu những điều sai trái, biết là biết những điều nên làm, để trước hết là giúp mình giác ngộ và có hữu ích cho đời, cho tha nhân.

Người có tu học, có trình độ, vẫn có thể bị quay ngược trở lại lúc khởi đầu không khác người chưa tu tập với đầy hỉ nộ ái bi. Đó là khi họ bất ngờ gặp những cú sốc hay tai nạn, hay việc đau khổ, vân vân…

Khi tu học, ta vẫn là một con người trong bộ máy người. Dù cho được rèn luyện đến đâu, dù chủ nhân ông của nó có thay đổi, nhưng bộ máy-tính-người vẫn còn nguyên đó. Bất cứ lúc nào người chủ nhân yếu đuối, mất kiểm soát, thì bộ máy người đó vẫn có cơ hội khống chế chủ nhân ông của nó.

Vậy thì càng tu học càng phải chăm chỉ, chăm chú quán chiếu ta một cách sát sao.

Càng tu tướng, tức tu bề ngoài, tu hình thức cho người khác thấy mình, thì mình càng xa mình, lúc đó chủ nhân ông đã buông chèo gác mái.

Càng tu càng phải phá bỏ hình tướng tu.

67 - TU PHẢI TỈNH


22-01-2017. 2 gi
30 sáng.


Tu t
p để thoát kh. Vy khi thy bun thy khthì mình phi làm sao?

Có phi khi cm thy bun thy khlà vì mình nhìn, mình cm vsvic xy đến theo cái nhìn ca đời không? Mình nhìn, mình cm thy có mt chiu, mt mt ca mt đồng tin không? Và làm sao để thnhìn, cm mt lượt hai mt đời và đạo và nhìn chai bên ca mt đồng tin?

Đau và buồn vì mình chỉ nhìn về có, về hữu vi, về đời mà quên đi mặt đạo. Phi chăng chnói tu mà chưa tu, nói nhìn vào không mà chthy có?

Phi chăng cho rng đi trên con đường đạo mà tâm chưa hoàn toàn nhim đạo? Nghĩ rằng mình thức tỉnh, nhưng thật ra ta vẫn còn mê, hay vẫn đang chập chờn giữa mộng và thực, muốn bước vào vô, mà chân cứ bám chặt vào hữu.

Trí óc con người cứ lập lòe như ngọn đèn trước gió, và khi cơn bão nổi lên, nếu không vững tâm vững trí thì ngọn đèn chắc chắn sẽ tắt ngúm bất cứ lúc nào.

Cứ tưởng rằng mình mạnh chừng nào thì lúc gặp việc không hài lòng càng yếu đuối lụn bại chừng đó. Giống như cứ tiếp tục trèo cao chừng nào thì té càng nặng chừng đó.

Khi nghĩ rằng tu thì phải tỉnh. Tỉnh là một trạng thái cần thiết khi tu, tập, và hành đạo, tức là sống đạo.

Nếu tu mà không tỉnh thì khó đi trọn con đường đạo một cách trọn vẹn.

68 - NGƯỜI TU VÀ TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG


28-01-2017. 9 gi
30 sáng.


Năm 2017, cần sống trở vào đời sống nội tâm nhiều hơn. Nên cắt bỏ bớt sự nhìn, nghe, để giảm tối đa sự phát cảm của tánh phàm.

Những năm còn lại của đời sống chỉ dành cho đạo và gia đình. Không nên làm hay nghĩ đến việc lớn, mà chỉ suy nghĩ và tìm hiểu xem có thể làm được việc gì để bồi đắp mối đạo, thì phải hết sức cố gắng thực hiện.

Có thging như mt người đã chết được không? Đó là cách duy nhất để cắt giảm vọng tưởng, tham sân si, vân vân… Giúp cho tâm bình an không

vọng động, tranh chấp, nhận xét hay dở, vì xem như mình không còn hiện diện ở trần thế để hơn thua với đời, và cũng không cảm thấy mình yếu thế hay thắng thế, không cảm thấy mình phải giải thích về mình hay về người.

Chỉ khi vọng động chấm dứt thì tâm mới bình an. Thế giới vẫn chuyển xoay khi mới bước vào con đường đạo, và sau mấy mươi năm học đạo, hành đạo, đảo điên giữa đạo và đời, thì nhân thiên địa vẫn tiếp tục chuyển xoay. Muốn tự chủ đứng vững trên con đường đạo thì con trục nội tâm phải vững, phải không chao đảo, nghiêng ngả theo thời sự về chánh trị, kinh tế hay tội ác càng ngày càng ngày càng tinh vi, gia tốc và bội tăng.

Muốn con trục không ngả nghiêng gãy đổ thì phải biết dứt khoát với chính ta, là cắt giảm ngoại cảnh đến từ mọi phương tiện và đã ảnh hưởng đến ta, qua các phát minh kỹ thuật tinh xảo mà mạnh nhất hiện nay là truyền thông đại chúng.

Truyền thông đại chúng giúp con người văn minh tiến bộ chừng nào thì cũng chính nó giết hại hàng loạt, gây tội ác hàng loạt, và chính nó thúc đẩy giữa người với người, quốc gia với quốc gia, gia tăng thù hận chiến tranh, từ tôn giáo đến kinh tế, chánh trị giữa các sắc dân, nguồn gốc, vân vân…

Trước sức mạnh khôn lường của truyền thông đại chúng với các kỹ thuật tân tiến thời hiện đại, người tu phải nhất quyết chọn lựa và định tâm quán chiếu để không bị ảnh hưởng đến đường tu.

Sáng Mồng Một Tết.



69 - ĐỊNH ĐỂ BIẾT DỨT HAY TẠO NGHIỆP


01-02-2017. 10 gi
sáng.


Định tâm, tỉnh trí, thức giác, ngộ không.

Bốn thể xuất phát từ định, vì có định tâm mới tỉnh trí, rồi thức giác mới ngộ mới thấy tánh không.

Khi định thì tất cả từ nội tại hay ngoại tại, nội tâm ngoại cảnh, bừng sáng rực và đẩy lùi bóng tối, đẩy lùi sự ngu muội, đẩy lùi sự sợ hãi, lo âu, sợ mất mát; và sự đau khổ chấm dứt, chấm dứt một cách nhẹ nhàng, vô điều kiện như một cơn gió, một đám mây đi qua.

Đau khổ phải chăng là lúc mình quên mình, để cho con người, sự vật, tình cảm, lý luận hơn thua, vây chặt và mình trở nên tù nhân chỉ biết đau đớn, rên la vì thiếu định-không giác ngộ.

Tu tập muốn có kết quả, muốn tiến trên đường tu, cần quán xét cho rõ rệt về mình khi va chạm với những gì xảy đến quanh ta.

Mỗi cơn đau, mỗi sự khó khăn không hài lòng, dù lớn nhỏ đều là một bài học, hay một bài thi mà mình cần giải không tránh né.

Khi ta tránh né bài học đời hay đạo, ta bỏ lỡ cơ hội học hỏi để tiến hóa trên con đường tầm đạo để giải thoát khỏi sự u mê của chốn hồng trần.

Người có tâm tu muốn tìm đạo thì luôn thấy mình mở liên tục những cánh cửa thiên đàng và địa ngục. Cũng có lúc ham vui mê muội, tự gạt gẫm mình, nên khi mở cửa địa ngục lại mừng rỡ tưởng là thiên đàng, để tự mình lún xuống dần vào bẫy rập không lối thoát. Và có lúc đã bước được vào cõi thiên đàng lại mau mau chạy trở ra tìm thú vui vật chất.

Vậy tu cần định tâm tỉnh trí để biết rõ khi nào bước vào địa ngục đầy cạm bẫy và lúc nào bước vào thiên đàng, vào cõi cực lạc có được một đời sống thoát tục không cạm bẫy.

Tu cần định tâm tỉnh trí để biết rõ khi nào ta được dứt nghiệp dù đau khổ và khi nào rớt vào nghiệp dữ không lối thoát.

Định tâm tỉnh trí để quyết định khi dứt nghiệp và khi tạo nghiệp.


70 - CHU KỲ TAM NGUYÊN TÂN THIÊN NIÊN KỶ


07-02-2017. 9 gi
sáng.


Người có bổn phận với tôn giáo của mình phải có một niềm tin tuyệt đối vào lý do của sự hiện diện cũng như vai trò, công việc, hướng đi và sự hành đạo của mình.

Khi có niềm tin vào đấng thiêng liêng, vào sự hành đạo theo tôn chỉ và giáo lý của tôn giáo mà mình phải phục nguyên đạo và làm việc hết mình, thì mọi sự việc xảy đến trong cuộc đời mình đều có lý do và có sự an bài sắp xếp của Bề Trên nhằm hướng dẫn cho mọi việc làm theo đúng thời đúng lúc.

Đời đạo song tu là việc xảy ra ngoài đời giúp ta hiểu đạo và đạo đã uốn nắn hướng dẫn việc đời. Phải có sự bổ túc thì người hành đạo mới có thể đi đúng đường, mới có dịp gần gũi với người xung quanh để hiểu họ và phục vụ họ.

Mỗi khó khăn, trở ngại, đau buồn là để chuẩn bị cho một hành trình rộng mở hơn, có chiều sâu hơn và có lợi ích cho số đông hơn.

Nếu trụ tâm, nhìn rõ, thấy rõ thì hiểu rằng mọi việc đều đi theo một tiến trình ẩn dạng mà mình phải kiên nhẫn để bước theo cho đúng chu kỳ, vì tâm thức đi nhanh hơn việc xảy ra trong đời sống.

Mọi việc thấy trở ngại nhưng không trở ngại, mà là mọi việc xảy ra đều giúp hành giả bước những bước cho đồng điệu với sự xoay chuyển sao cho phù hợp với đạo lý dân tộc và đạo pháp trong chu kỳ Tam nguyên của Tân Thiên Niên Kỷ.

 

(Ghi chú: Bửu Sơn Kỳ Hương và Phật Giáo Hòa Hảo đã phân tách quá trình diễn biến lặp đi lặp lại của vũ trụ qua ba thời kỳ gọi là Tam ngươn hay Tam nguyên: Thượng ngươn, Trung ngươn và Hạ ngươn)


71 - Ý CHÍ MẠNH ĐỂ GIỮ VỮNG LẬP TRƯỜNG


13-02-2017. 10 gi
sáng.


Muốn phục hưng chánh pháp cần phải đi cho đúng đường đúng hướng, nếu không sẽ hoài công hoài của và uổng phí cả một đời người muốn xây dựng và phục vụ đạo, phục vụ tôn giáo mà mình thấy hữu lợi cho quần sanh, quốc gia và dân tộc.

Vy thì câu hi tự đặt ra để tri nghim và suy xét là gì?

Phải chăng là nguồn gốc đạo và tinh túy của đạo. Bất cứ tôn giáo nào dù lớn hay nhỏ đều trải qua tiến trình như nhau. Vì sao? Vì con người theo đạo, phục vụ đạo, lấy đạo tạo đời để làm giàu, làm chánh trị, tạo quyền lực, biến tôn giáo đó thành tôn giáo của riêng mình nên sửa đổi, thay đổi chánh pháp theo thời thế, theo bản chất riêng, ý đồ riêng; thay vì họ phục vụ tôn giáo thì lại phục vụ chính cá nhân mình.

Có bao nhiêu người nổi tiếng, thành danh, tạo cơ sở, tiền tài vật chất, giáo phẩm, chức vụ cao vì đã dùng tôn giáo của mình làm vũ khí đánh bại kẻ cùng thời, cùng mục đích biến tôn giáo thành lợi nhuận cho phe nhóm.

Tôn giáo mang tiếng xấu vì người theo tôn giáo thường dùng tôn giáo vào mục đích không đúng. Vì vậy điều tiên khởi duy nhất là tìm về gốc đạo và tinh túy đạo để không bị lầm đường.

Phải có ý chí mạnh và giữ vững lập trường, giữ vững con đường đi độc lập của mình trước nhiều xáo trộn, phân tâm bởi những gì đã và đang xảy ra trong đạo thì con đường phục hưng chánh pháp mới có kết quả.


72 - ĐỂ KHÔNG UỔNG MỘT ĐỜI NGƯỜI


15-02-2017. 10 gi
sáng.


Muốn phục vụ đạo thì tâm phải vững, hướng tới một đường mà thẳng tiến, không bị áp lực của thời thế và những người đang nương theo thời thế.

Người phục vụ đạo mà nương vào thời thế thì những gì nghĩ và làm đều có tính cách nhất thời, và họ hướng vào tư lợi nhiều hơn xây dựng và phục hưng đạo.

Muốn xây dựng và phục hưng đạo cần có một sự sáng suốt để nhìn hoàn cảnh và con người, vượt lên trên các phe phái chánh trị lẫn tôn giáo, ngõ hầu có khả năng thấy rõ những điều thật sự giúp cho đạo phát triển không bị tiêu diệt hay lạc hướng.

Sự xoay chuyển thay đổi của thế giới hiện nay hỗn độn và điên cuồng như những cơn lốc, rất khó kềm chế, dù có bằng quyền lực chính trị hay vũ khí nguyên tử đang ngày càng tinh vi hơn.

Sự cuồng loạn nội tâm của các vị lãnh đạo quốc gia cho đến tôn giáo như nước vỡ bờ vì dựa trên long tham lam, thù hận, tranh hơn thua, nên dẫn đến nhiều tội ác khôn lường.

Người đã chọn con đường đạo cần định tâm dù có giậm chân tại chỗ, vì Đức Huỳnh Giáo Chủ đã dạy, thà là không làm gì còn hơn là làm sai có hại cho đạo, cho đất nước, cho con người.

Cần sống vượt lên trên thị phi, sống trên sự thương ghét của người đời, không phụ lực vào những việc không nên làm khi thấy việc đó sẽ đưa đạo đi đến sai lạc, sai lầm hay sa vào con đường chánh trị xôi thịt có lợi cho các phe nhóm.

Cần nhất là phải thấy con đường mình đi cho rõ và quyết lòng giữ vững cho con đường mình độc lập tự chủ, cho dù kết quả sẽ đến trong một, hay nhiều thế hệ tương lai.

Giữ vững sự tự chủ độc lập để phục hưng đạo mới không uổng một đời người muốn hiến dâng cho đạo.

73 - TÁNH KHÔNG LÀ TRẠNG THÁI TỰ GIẢI


09-03-2017. 4 gi
30 sáng.


Tánh không chẳng phải không vui không buồn, mà buồn thì cứ buồn vui thì cứ vui, nhưng phải luôn theo dõi, biết rất rõ mình để không bị buồn vui lôi kéo ảnh hưởng.

Khi ở trình độ tánh không thì không còn bị ràng buộc ở một trạng thái nhất định của một khuôn khổ đặt ra, mà phải sống ở thể định của tánh không, tức không buộc tội hay phê phán.

Tánh không là ở thể định toàn diện với nội tâm an định, tự tại, biết mình rất rõ.

Con người sở dĩ khổ vì bị ràng buộc bởi nội tại và ngoại tại, bởi những khuôn khổ do mình đặt ra cho mình phải theo và những khuôn khổ, thành kiến của người xung quanh đặt ra cho mình phải theo. Tức luôn bị phê phán dù do người hay do mình tự phê phán. Vì thế con người luôn sống quay cuồng trong sự mâu thuẫn từ thói quen, tập tục, văn hóa và tôn giáo, vân vân…

Con người chỉ thoát khổ khi vẫn sống trong sự ràng buộc của đời sống mà đồng thời không bị những ràng buộc xung quanh đè nặng, khiến phải luôn vùng vẫy tìm lối thoát.

Cần sống trong sự ràng buộc mà không cảm thấy ràng buộc. Đó là nhờ trạng thái định, vượt trở ngại từ nội tâm đến ngoại cảnh với tánh không mầu nhiệm.

Tánh không là trạng thái vượt đau khổ. Không phải tránh đau khổ mà nếm biết đau khổ, để vượt thoát vì được vô hiệu hóa (neutralize) bởi tánh không.

Tánh không là trạng thái tự giải.


74 - PHÂN ĐỊNH RÕ RỆT TÌNH THƯƠNG VÀ TÌNH CẢM GIÚP TA THĂNG TIẾN


01-04-2017. 3 gi
30 sáng.


Tình cảm luôn là một trở ngại lớn nhất cho hành giả trên con đường tu tập, tiến hóa và hành đạo.

Tình cảm càng nặng dù là loại tình cảm gì, cho ai, vì ai, đều khiến cho ta trì trệ, tăm tối, vô minh.

Từ ái, từ bi, nhân từ, nhân ái… đem lại lợi lạc cho ta và người bao nhiêu, thì tình cảm, cảm xúc, khiến cho ta tự hại bấy nhiêu.

Từ bi và lòng nhân ái càng phát triển thì tâm ta được nhẹ nhàng, và từ đó ta mới có được sự bình tâm quán xét chính mình và người, sao cho hành động và lời nói của ta chỉ đem lại sự tốt đẹp cho cả đôi bên, hoặc đưa đến quyết định sáng suốt trong mọi việc đạo lẫn việc đời.

Tình cảm luôn đi theo sự xúc động, ảnh hưởng bởi cá tính của ta lẫn người. Việc này thường đưa đến xung đột, tranh chấp hơn thua, hay đưa đến kết quả chủ quan khác biệt, mang đến đổ vỡ, bất đồng ý kiến hay quan điểm, dù là tình cảm do tình thương chân thật đến mấy.

Tu tập để tự xét, tự thanh lọc điều gì phát nguồn từ tâm và điều gì thường hay tạo sự va chạm bởi tình cảm mù quáng, đôi khi khiến ta mất tự chủ bởi nhầm lẫn đó là tình thương.

Có những lúc tình cảm sâu đậm mãnh liệt dù là đối với cha mẹ, vợ chồng hay con cái, lại che mờ một tình thương cao thượng, để trở nên một thứ tình cảm mạnh mẽ bất trị, ích kỷ, mù quáng.

Khi phân định rõ rệt như thế nào là từ tâm và sự hy sinh cao thượng, và như thế nào là tình cảm mù quáng, thì con đường tu tập của hành giả mới thăng tiến bớt trở ngại được.


75 - SÁNG SUỐT, GIÁC NGỘ VÀ TỈNH THỨC TOÀN DIỆN


03-04-2017. 12 gi
trưa.


C
n phi sáng sut trong ssáng sut, giác ngtrong sgiác ngvà thc tnh trong stnh thc là gì?

Đó là sáng suốt toàn diện, giác ngộ toàn diện và tỉnh thức toàn diện. Nếu không thì sẽ sáng suốt trong u mê, giác ngộ trong u mê và tỉnh thức trong u mê.

Ti sao?

Vì con người của mình, cư sĩ tại gia hay tu sĩ xuất gia đều vẫn còn liên hệ đến môi trường xung quanh, vẫn còn sự va chạm và liên hệ đến con người.

Trong sự liên hệ giữa người với người và người với môi trường sống, mọi việc đều liên tục biến chuyển, thay đổi, xáo trộn, bất ngờ xảy ra chớp nhoáng và có đôi lúc ta uyển chuyển hay điều chỉnh không kịp với sự biến đổi liên hồi đó. Tức thân tâm ta không kịp “điều chỉnh” theo từng môi trường và sự biến động xung quanh, cũng như những người mà ta tiếp xúc.

Chẳng hạn như khi ta tiếp xúc với người đồng tu, người tâm hiền thì sự giao tiếp dễ dàng hơn. Khi ta gặp những giới trẻ, giới làm ăn buôn bán, hay giới cờ bạc rượu chè, cũng cùng cách đối xử, cũng cùng cách trao đổi, nhưng cách suy nghĩ và lời nói của mình có lúc tạo sự va chạm hay hiểu lầm, cho dù ta không có ý phê bình tốt xấu hay mỉa mai châm biếm mà chỉ buông lời chân thật, thật thà không hậu ý.

Vì thế cần sáng suốt trong sáng suốt, giác ngộ trong giác ngộ và thức tỉnh trong thức tỉnh, để luôn tự chủ biết ta biết người, và phải luôn liên tục điều chỉnh theo thời gian, môi trường và hoàn cảnh.

Vậy tự chủ phải chăng là khả năng giữ mình không bị ảnh hưởng bởi người xung quanh hay môi trường sống, mà còn là biết tự điều chỉnh tâm thân ý. Điều chỉnh đây không có nghĩa là điều chỉnh cho phù hợp với người, làm theo người, mà điều chỉnh để không bị va chạm, tức mình cần hiểu người, chứ không phải người hiểu mình.

Chữ toàn diện có nghĩa là cái biết hai chiều, hay đa chiều. Cái biết đó phải nhanh trong bất cứ thời điểm nào, và môi trường nào mà ta bước đến.

Nam Mô Bn Sư Thích Ca Mâu Ni Pht.

Nam Mô A Di Đà Pht.

Nam Mô Bu Sơn KHương Pht.


76 - CHƯƠNG TRÌNH LÀM VIỆC CẦN CHÚ TÂM


20-04-2017. 10 gi
sáng.


Đọc và kiểm lại quyển nhật ký đời sống “Tiếp Tục Hành Trình” ghi lại hành trình đòi hỏi cho Phật Giáo Hòa Hảo được tự do hành đạo sau 1975, để đăng lên trang nhà cá nhân http:// nguyenhuynhmai.com.

Thu lượm tài liệu về Tổ Đình Phật Giáo Hòa Hảo, chụp và đánh máy, đưa hình ảnh Tổ Đình, các ngôi mộ của ông cố, ông nội của Đức Ông thân sinh Đức Thầy vào các bài viết có ghi chú, để sau này kết vào sách. Cần đánh máy những tài liệu của Tổ Đình về vấn đề không chấp nhận nhà nước Việt Nam muốn xóa di tích đạo nên đã dự định thay bảng “Tổ Đình” thành “Phủ Thờ”. Đây là quyển kết tập những bài viết và tài liệu, hình ảnh về Tổ Đình.

Quyển sách về đời sống dự định viết là “Đi Tìm Gốc Đạo” hay “Trở Về Gốc Đạo”, gồm tài liệu về gia đình ngoại tổ là tín đồ của Đức Phật Thầy Tây An và nguồn gốc lịch sử Bửu Sơn Kỳ Hương.

Quyển “Nhật Ký Tâm Linh số 11” đang viết với đề tài “Độc Lập Tự Chủ”.

Ngoài ra cần chu toàn 3 trang nhà http://hoahao.org; http://tuoitrephatgiaohoahao.com http://nguyenhuynhmai.com.

Vẫn tiếp tục khuyến khích, hỗ trợ các đồng đạo lớn tuổi, và những đồng đạo trẻ khá hăng say tìm hiểu đạo trong nước và hải ngoại viết bài, viết sách, đặt nhạc về đạo.

Việc đạo nhiều nhưng cần bảo vệ sức khỏe và não bộ để công việc không bị đứt đoạn.

Việc gần nhất là đưa hình ảnh về ngày giỗ Đức Ông lên trang nhà, để nhắc nhở đồng đạo khắp nơi về công ơn của Đức Ông và Đức Bà, thân sinh phụ mẫu của Đức Huỳnh Giáo Chủ, nhất là sau giai đoạn Đức Thầy bị Việt Minh ám hại tại Đốc Vàng Hạ, Đức Ông Huỳnh Công Bộ và Đức Bà đã lèo lái toàn thể tín đồ vượt bao khó khăn sóng gió trên con đường giữ đạo chờ Thầy.

Nghiên cứu để viết bài về 4 cái thẻ của Đức Phật Thầy Tây An dùng để bảo vệ đất nước Việt Nam trước giặc Bắc nội xâm, nhân việc nhà nước CS vừa cho phép xây đền thờ Ông Thẻ số 4 tại Giồng Cát, xã Vĩnh Điều trước kia thuộc tỉnh Châu Đốc.


77 - ĐI SÁT VỚI HẠNH LÀNH


26-04-2017. 1 gi
sáng.


Luôn luôn và luôn luôn phải đi sát với hạnh lành của mình.

Hnh lành là gì?

Hạnh lành là đức hạnh, là hành động lương thiện, cầu đạo bất cầu danh, làm điều tốt cho đạo với tấm chân tình, phục vụ đạo để giúp đạo phát triển có lợi cho quần sanh, chứ không làm việc đạo với một ý đồ riêng tư, mưu cầu danh lợi cho chính bản thân được nhiều người biết đến, được có tiếng tăm, chức vụ cao trong đạo.

Mọi hành động của con người đều có chủ ý trực tiếp hay gián tiếp, trong cái thức hay vô thức.

Hành động trong cái thức là hành giả biết rõ mình hành động để làm gì, có mục đích gì.

Hành động trong vô thức là hành giả chưa biết rõ mình, còn tưởng mình hy sinh thật sự hay đạo đức thật sự, còn nhận chìm những dục vọng về danh lợi, còn đạo đức giả.

Tu, học, hành đạo mà còn mang trong sâu thẳm của nội tâm ba chữ “đạo đức giả” thì thật uổng cả một cuộc đời người. Rất khó đi đến giải thoát khi nhắm mắt lìa đời.

Tu tập phải chăng là để lột bỏ tánh xấu của mình dần dần để trở nên người lương thiện hay trong sạch. Nhưng muốn giải thoát ta cần tìm hiểu chính mình cho đến tận cùng. Vì thế con đường ta tìm ta là một con đường bất tận, vì có khi đến cuối cuộc đời ta vẫn còn bất ngờ trước một cái ta xa lạ mới tìm được.

Vậy dù ở tuổi đời nào, bai mươi, bốn mươi, năm mươi, hay bảy tám chín mươi, khi chưa chết, ta cũng vẫn phải cố gắng tìm hiểu cặn kẽ về chính mình cho thật rõ, thật chính xác và cố gắng hết mình để gột rửa nó cho sạch sẽ, thì mới mong nhẹ nhàng xuôi tay bước vào cõi vĩnh hằng.

78 - SỰ SỐNG BỪNG DẬY CHO TÁC PHẨM MỚI


30-04-2017. 10 gi
ờ đêm.


Làm th
ế nào để sng mt cách tdo, tchkhông báp lc bên ngoài hay do chính mình đè nng lên mình?

Nhiều trường hợp chính áp lực giúp mình cố gắng làm việc nhiều hơn, nhanh hơn, hiệu quả hơn. Nhưng cũng có lúc áp lực đã khiến mình trở nên một cái máy, và làm cho mình càng ngày càng xa mình và có khi không còn là mình nữa.

Sự giác ngộ, tỉnh thức phải chăng đã giúp ta dừng lại để trở về với chính mình, buông xuống những gánh nặng chồng chất bao năm, hay chồng chất quá nặng cho một đời người.

Tỉnh thức phải chăng ta đã buông bỏ cái roi lúc nào cũng tự quất vào mình để mình luôn phải làm việc, bất kể ngày đêm dù cho một mục đích tốt đẹp, khiến cho mình quên cả sống cho mình, quên cả dừng lại để hít thở không khí nhẹ nhàng, thoải mái trong lành.

Sao ta cứ sống mãi với ngọn roi và một sợi dây luôn cột chặt mình, để phải luôn cảm thấy áy náy, hối hận, sau những giây phút vui chơi, hay xao lảng công việc, xao lãng việc đạo. Có biết chăng sống sao cho quân bình giữa đạo và đời mới giúp cho ta thăng bằng trong cuộc sống ngõ hầu có đủ tinh thần và sức khỏe để làm việc lâu bền, thay vì ngã bệnh gây trở ngại nhiều hơn cho công việc.

Ta cần tập buông, buông sự khe khắt với chính mình, buông cái roi, buông sợi dây buộc ta quá chặt để sống, để thở, để tâm nhẹ nhàng trống không. Chỉ có sự trống không hoàn toàn, trút bỏ hoàn toàn thì sự sống mới bừng dậy trong sáng tạo, để giúp cho các tác phẩm mới ra đời.

79 - TA TÌM LẠI CHÍNH TA hay BƯỚC TRỌN CON ĐƯỜNG


03-05-2017. 10 gi
ờ đêm.


Sự sáng tạo là một cái gì bất tận, không tên. Sự sáng tạo sẽ chết và thiên tài cũng sẽ chết khi bị nhào nặn, dồn ép, ảnh hưởng và bao vây.

Bị bao vây tư tưởng khiến bao thiên tài bị đột tử, đột tử trước khi lìa trần, trước khi chết, trước khi ngừng thở, tim ngừng đập.

Một người bình thường vẫn có thể trở nên một thiên tài khi người đó vượt được những tư tưởng, những định kiến, thành kiến được học hỏi nhào nặn từ bé đến lúc trưởng thành. Nếu biết rằng đó chính là những bức rào cản để họ được giải thoát và họ có khả năng tung mình ra khỏi bức rào, bức tường nặng ngàn cân đó, họ sẽ có khả năng bộc phát những khả năng siêu việt. Cái khó là biết được những gì mình đã học, đã biết, đã tiêm nhiễm, đã tạo ra một con người không phải là mình, mà mình cứ phải tuân theo, vâng lời một cách mù quáng và luôn tin đó là đúng, là làm theo ý của mình.

Tu học là một hành trình chứng thực cho con đường “Ta tìm lại ta” Con đường “Ta tìm lại ta” là một hành trình đau khổ, đối diện với sự thật thường là rất phũ phàng, có khi đi ngược lại những gì mà mình đã đặt niềm tin, đó là của mình do mình muốn, do mình định đoạt.

Con đường “Ta tìm lại ta” là một con đường mà hành giả phải có đủ tự chủ và tự tin mới đi được, vì đó là con đường vượt sự sợ hãi, và dĩ nhiên là đi ngược lại những gì mà người xung quanh muốn mình làm, muốn mình trở thành theo ý họ và làm cho họ hài lòng.

Mun đi cho được con đường “Ta tìm li ta” thì cn nht là schân thành vi chính mình, tôn trng mình, và ý chí phi cc mnh để không thay đổi chuyn hướng vì shãi, smt mát lòng ưu ái, ngưỡng vng ca người xung quanh.

Có tu chân thật mới bước trọn con đường “Ta tìm lại chính ta” được.


80 - KHÔNG TÁNH MẦU NHIỆM LÀ BƯỚC ĐI CỦA ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ


04-05-2017. 9 gi
30 sáng.


Càng tu tâm, càng soi rọi chính bản thân thì càng mở mắt. Càng mở mắt càng thấy thì càng biết rằng mình đã từng mù.

Mình đã từng mù như nhiều người mù khác. Họ mù vì mắt họ không thấy đường, vì mắt họ hư. Nhưng mình mù vì mắt tuy thấy đường, không hư bệnh, nhưng lại bị thành kiến chủ quan che mờ căn trí.

Đã bao năm qua mình đã sống trong bóng tối và mình đi, đứng, nằm, ngồi theo thói quen, theo sự học hỏi chỉ dẫn, sai biểu từ ảnh hưởng bên ngoài.

Cuộc đời của hai vị tiền bối có tiếng tăm trong giới tu học là tấm gương cho mình học, mình tìm hiểu xem tại sao họ có hai con đường khác nhau.

Một vị tu học thâm sâu nổi tiếng luôn tìm cách phá hỏng hình ảnh tốt đẹp của mình bằng mọi cách, và dặn trước rằng khi người có hiện tượng sắp chết thì thân nhân không được gọi cấp cứu. Đến khi việc xảy ra người đã nhanh nhẹn bắt ấn, niệm chú tức khắc ra đi không oằn oại đau đớn, trước sự chứng kiến của người thân.

Một vị khác cũng tu học cao sâu, nổi tiếng, đã tạo rất nhiều cơ sở vật chất, nhưng khi đau nặng, cơ thể không còn hoạt động được, vẫn tiếp tục di chuyển đến nhiều bệnh viện nổi tiếng, hoặc mời các bác sĩ, thầy thuốc giỏi đến điều trị.

Phải chăng một bên muốn dứt nghiệp hay tu kín, một bên xây dựng sự nghiệp và muốn ở lại trần gian để tiếp tục hoằng pháp. Đó chỉ là một cái nhìn thoáng qua có khi vẫn còn chủ quan. Nhưng dù chủ quan thì đó cũng là một điều giúp hành giả thức tỉnh khi biết sự tối quan trọng chính là tu hành thật sự, phải biết bốn chữ “độc lập và tự chủ”. Nếu không thì chỉ là tu cho lấy có để tự an ủi mình.

Muốn tu hành thật sự phải độc lập và tự chủ. Muốn độc lập và tự chủ phải can đảm giết mình, giết tất cả hào quang quanh mình nếu có, giết tất cả sự ái mộ, tiếng tăm của mình, để mình được trong sáng an lành bước trực chỉ vào “Không Tánh Mầu Nhiệm”.

Không tánh mầu nhiệm là bước đi của Đức Huỳnh Giáo Chủ. Ngài đã không màng danh lợi, tiếng tăm, sự hiểm nguy cho tánh mạng, không màng sau lưng Ngài hàng triệu tín đồ tiếc thương, đã mạnh dạn sẵn sàng dám bước vào chốn hiểm nguy, nhằm hy sinh mình để cứu hàng vạn sanh linh đang ngập chìm trong thù hận do chiến tranh và ý thức hệ.

81 - NGỌN LỬA CỦA MẬT GIÁO VÔ VI HAY MẬT KHẨU CHÂN TRUYỀN


07-05-2017. 5 gi
30 sáng.


Khi tuổi già thì việc truyền đạt, nâng đỡ những người trẻ trong đạo là việc tối cần, vì con người không thể sống mãi để phục vụ lý tưởng, phục vụ tôn giáo và phục hưng, phổ truyền tôn giáo đó mà phải có những hậu bối tiếp tục công việc này.

Phật Giáo Hòa Hảo Bửu Sơn Kỳ Hương cần thật nhiều người trẻ kế truyền có tinh thần hiếu đạo, biết rõ nguồn gốc đạo để xiển dương chánh pháp.

Người sống thì đạo sống. Phật Giáo Hòa Hảo Bửu Sơn Kỳ Hương không có người viết nhiều sách vở nhưng người “sống đạo” rất nhiều. Qua hình ảnh của Facebook hay video, và chính người viết đã nhìn thấy tại chỗ khi thăm viếng làng xã và các di tích của đạo tại miền Tây ở Việt Nam, nơi đạo đã xuất phát. Năm nay, 2017 mà vẫn có đông quần chúng nam hay nữ bới tóc, mặc quần áo đen, áo dài đen, hay người trẻ mặc những bộ đồ lam bới tóc, không ăn mặc theo phong trào như các nơi khác ở Việt Nam hay tại các quốc gia khác trên thế giới. Họ vẫn tu tập học đạo, giảng đạo, nghiên cứu giáo lý ở tuổi thật trẻ. Có người vẫn tu tập trong các cốc (nhà nhỏ) thiếu hẳn tiện nghi vật chất để tu hành.

Đó là những tinh túy của đạo mà Đức Phật Thầy Tây An cùng các vị kế truyền đã hướng dẫn họ và như thế thì đạo không bao giờ mất.

Tinh túy Phật Giáo đã được các vị Tổ ở Việt Nam bảo vệ một cách kín đáo qua phương pháp truyền khẩu và đó cũng là “mật khẩu chân truyền”.

“Mật Khẩu Chân Truyền” là mật giáo của Bửu Sơn Kỳ Hương được truyền đạt qua các vị giáo chủ trong hệ thống, và mạnh nhất là qua Sám Giảng Thi Văn của Đức Huỳnh Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo.

Tinh thần Phật Giáo Hòa Hảo Bửu Sơn Kỳ Hương là ngọn lửa thiền môn vô vi cực mạnh mà không súng đạn của cường quyền hay bạo lực nào dập tắt được.

Cường quyền càng đàn áp chừng nào thì ngọn lửa của Mật Giáo Vô Vi càng bùng cháy, càng thổi mạnh lan rộng khắp nơi nơi.


82 - TÙY PHONG HÓA DÂN SANH PHÙ HẠP


28-05-2017. 5 gi
sáng.


Muốn phổ truyền giáo lý Bửu Sơn Kỳ Hương và Phật Giáo Hòa Hảo một cách hữu hiệu cần phải quan sát và hiểu rõ hoàn cảnh và nơi chốn cũng như những người mà mình muốn gởi thông điệp đến.

Hoàn cảnh hiện tại của đồng đạo trong nước vẫn còn quá nhiều khó khăn trong việc phân phối kinh sách vì bị giới hạn từ việc đi lại, tổ chức, gặp gỡ hay phối hợp, liên lạc. Kinh sách không được công nhận để có giấy phép thì sẽ bị nhà nước tịch thu hay phạt vạ. Việc trao đổi hay đăng bài trên các trang nhà trên mạng lưới toàn cầu thường bị ngăn chận hoặc giới hạn, vì đồng đạo không đủ tài chánh mua máy vi tính tốt, hay không biết nhiều kỹ thuật vi tính, nhất là ở vùng quê khó kết nối vào mạng lưới toàn cầu.

Với những giới hạn về in ấn phổ truyền, cần chuyển tất cả kinh sách cần thiết qua dạng PDF và gởi qua điện thư e-mail để đồng đạo in ra đọc trong mỗi gia đình hoặc giữ trong máy vi tính.

Ngoài ra việc viết sách về lịch sử Bửu Sơn Kỳ Hương Phật Giáo Hòa Hảo thì cần viết thêm thành nhiều bài viết ngắn, nhiều phân đoạn để làm video, để có thể dùng cho chương trình truyền hình và trên youtube của Phật Giáo Hòa Hảo, giúp đồng đạo xem được trong điện thoại hay đăng vào Facebook.

Quyển Phật Giáo Hòa Hảo Trong Dòng Lịch Sử Dân Tộc của ba Nguyễn Long Thành Nam là một tài liệu lịch sử quan trọng, có thể dùng nhiều phân đoạn để thực hiện các đoạn video lịch sử với hình ảnh, tài liệu đã có. Ngoài ra nên đọc quyển sách này để thu âm phổ biến qua dạng dĩa CD hay trên youtube.

Bài vở tài liệu có sẵn trong Đuốc Từ Bi trong nước trước 1975, hoặc ấn bản tại hải ngoại sau 1975, cần được tiếp tục thực hiện thêm dưới dạng PDF để phổ biến trên các trang nhà của đạo. Muốn đi đúng con đường phổ truyền giáo lý đã vạch ra cho có kết quả, việc làm cần phải đúng thời, đúng lúc, cùng với kỹ thuật tân tiến ngày nay, sao cho phù hợp với hoàn cảnh hiện tại của đồng đạo, đồng bào trong nước cũng như hải ngoại.

Hành đạo muốn có kết quả cần uyển chuyển theo nhu cầu và cảnh ngộ cũng như môi trường sống của người Việt Nam khắp nơi. Vì vậy Đức Thầy có dạy “Tùy phong hóa dân sanh phù hp” là vậy.

Ghi chú: Viết lúc 5 giờ sáng ngày cử hành lễ giáp năm của mẹ Nguyễn Hòa An tại Hội Quán PGHH Miền Nam California.


83 - KHÔNG CHỈ ĐỊNH TÂM TRONG LÚC THIỀN QUÁN


29-05-2017. 9 gi
30 sáng.


Làm việc đạo muốn cho đúng đường phải định tâm trong mỗi giờ phút, trong mỗi hành động, mỗi hơi thở. Không phải chỉ định tâm trong lúc thiền quán.

Có biết bao nhiêu người chỉ định tâm trong lúc thiền quán, nhưng khi xả thiền thì lại chạy ngược về cái ngã, cái vọng tưởng, cái đam mê vật chất hay danh vọng của mình.

Nếu quán chiếu cho kỹ thì mỗi sự suy nghĩ, hành động, việc làm của mình đều có lý do sâu xa. Có khi bắt nguồn từ những điều mình chưa thật sự biết đó là do ước muốn thầm kín, tham vọng thầm kín, hay biết bao nhiêu điều xấu xa thầm kín khác mà mình chưa khám phá ra về chính mình.

Vì thế tu là tìm hiểu cặn kẽ về mình và điều chỉnh chính mình liên tục, dù lúc đó không làm gì, không muốn gì. Vì đó là những lúc mình đang dừng lại để định hướng, sao cho không uổng phí một cuộc đời hành đạo của mình.

Có đau đớn, xấu hổ, thất vọng về mình đi nữa cũng nên đối diện, trực diện với mình, quán xét cho kỹ, đừng chạy trốn chính mình; dù cho ngày mai mình có ra đi vĩnh viễn, cũng phải nhận ra mình trước khi trút hơi thở cuối cùng, để kịp có hạnh nguyện sẽ đi về đâu và sẽ tiếp tục làm gì khi trở lại.

Có an định quán chiếu rõ ràng như vậy, thì khi việc xảy ra, ta mới có khả năng biết liền là phải làm gì trong hoàn cảnh đó. Làm gì không có nghĩa là phải chạy theo, hay bị ảnh hưởng của thời thế, hoặc bị thúc đẩy bởi những người đang đổ xô tạo thời thế, mà phải sáng suốt để quyết định phải làm gì, giới hạn những việc gì, để công việc đạo và con đường phục hưng đạo không bị cản trở hay dậm chân tại chỗ.

Trên con đường phục hưng đạo, nếu cứ chạy theo thời sự và bạo động, hay vì sức ép của các phe phái tôn giáo lẫn chánh trị, sẽ là một trở ngại lớn lao, ảnh hưởng đến việc hoàn thành trách nhiệm trong việc hoằng dương chánh pháp Bửu Sơn Kỳ Hương Phật Giáo Hòa Hảo.


84 - TÂM ĐẠO CỦA CHA MẸ


02-06-2017. 10 gi
30 sáng.


Tất cả những khó khăn trong việc truyền đạo không phải để ngưng làm việc, mà để hành giả có dịp quán chiếu để chuyển hướng sao cho kịp thời, kịp lúc, có kết quả thiết thực hơn trong việc phổ truyền giáo lý.

Hơn một năm qua đã có quá nhiều biến chuyển trong gia đình lẫn trong đạo. Tuy là công việc có chậm lại nhưng có chuyển hướng tiến dần nhiều hơn về gốc đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, về những gì mà hành giả đã định hướng.

Tuổi càng cao việc định hướng với những bước đi vững chắc hơn càng quan trọng.

Khi đã quyết tâm, giữ vững lập trường và niềm tin vào tôn giáo, vào các bậc Trên Trước, thì những biến chuyển chánh trị trong nước lẫn hải ngoại đều không ảnh hưởng đến hành giả được. Mọi tấn công, chỉ trích, nói xấu sẽ càng làm cho hành giả thêm mạnh mẽ quyết tâm.

Mẹ mất trước ngày Đại Lễ khai đạo năm 2016, năm nay 2017, ngày Thứ Bảy 03-06-2017 toàn thể gia đình đi tàu ra biển rải tro của Mẹ, thì ngày sau Chủ Nhật 04-06-2017 là ngày Ban Trị Sự Phật Giáo Hòa Hảo Miền Nam California cữ hành Đại Lễ Kỷ Niệm Ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ Khai Đạo Phật Giáo Hòa

Hảo tại hội trường South West Senior Center thuộc thành phố Santa Ana, California, ở hội trường gần hội quán Phật Giáo Hòa Hảo.

Từ đây mỗi năm gần đại lễ là ngày giỗ Mẹ. Mẹ thật gần với đạo cho dù ngày bà nhắm mắt ngủ để ra đi trong nhẹ nhàng, bình an, không chút đau đớn.

Ba ra đi, mẹ ra đi, nhưng tâm đạo của ba mẹ đã để li trong lòng các con rt mnh mvà bt dit.

 

85 - Ý NGUYỆN PHỤC HƯNG ĐẠO GIÁO DÂN TỘC


28-06-2017. 4 gi
sáng.


Nam Mô B
u Sơn KHương Pht. Nam Mô Bu Sơn KHương Pháp.
Nam Mô B
u Sơn KHương Tăng.

Xin Đức Phật Thầy Tây An hộ độ cho con trên con đường tìm hiểu học hỏi và đi sâu vào mối đạo Mật Giáo Bửu Sơn Kỳ Hương, để con có cơ hội xiển dương chánh pháp Bửu Sơn Kỳ Hương nay là Phật Giáo Hòa Hảo, hầu có lợi cho quần sanh đại chúng, trước nhất là tại Việt Nam, sau là cho quảng đại quần chúng khắp nơi muốn tu tập cho có kết quả trong thời hạ ngươn mạt pháp này.

Cầu xin Ơn Trên ban phép lành dạy dỗ, sửa đổi những khiếm khuyết của con trên con đường tu tập còn non nớt cạn cợt. Xin Ơn Trên chuyển tâm của con mau chóng được sáng suốt, trong sạch để đón nhận ánh đại linh quang của nguồn gốc một tôn giáo dân tộc Việt Nam mà hiện nay đang bị lu mờ, xáo trộn, mất hướng đi, theo đà suy sụp của tinh thần đạo giáo và dân tộc.

Biết rằng sức yếu chân mềm của một phụ nữ ở tuổi già, nhưng con nguyện đem hết cuộc đời còn lại của mình để phục vụ đạo pháp cho đến khi lìa đời.

Cầu nguyện Ơn Trên Phật Tổ Phật Thầy, Quan Thượng Đẳng Đại Thần, Chư Vị Sơn Thần, Chư Vị Năm Non Bảy Núi, cảm ứng chứng minh cho lòng thành của con mà giúp đỡ con được hoàn thành ý nguyện phục vụ đạo pháp và dân tộc, nhằm góp một bàn tay nhỏ vào việc phục hưng đạo giáo; và dân tộc Việt Nam được vực dậy, tiến bộ, thoát nạn ngoại xâm, giành lại độc lập, phú cường và tự do tự chủ trên bàn cờ thế giới.

Nam Mô Bu Sơn KHương Pht. Nam Mô A Di Đà Pht.


86 - HỌC HỎI ĐỂ XÂY DỰNG ĐẠO GIÁO DÂN TỘC


15-07-2017. 10 gi
ti.


Muốn học đạo và hiểu đạo cần sự kiên nhẫn, đi từng bước một. Câu “tu nhất kiếp, ngộ nhất thời” chỉ dành cho những người tu và giải thoát một mình. Nếu muốn vì lợi sanh hoằng pháp thì cần phải học hỏi, từ lịch sử đạo một cách cặn kẽ cho đến pháp tu, sự biến chuyển của tôn giáo qua từng giai đoạn của mỗi vị tiếp nối sự nghiệp của tôn phái Bửu Sơn Kỳ Hương Phật Giáo Hòa Hảo.

Càng học ngược về nguồn gốc sẽ càng hiểu hơn tôn giáo hiện tại và sẽ nhận thấy sự uyển chuyển mầu nhiệm của từng giai đoạn như lời Đức Thầy nói “Tùy phong hóa dân sanh phù hp”.

Đạo biến chuyển theo từng thời kỳ để đạo không mất, nhưng hiểu được gốc đạo là một việc làm hết sức khẩn thiết, vì hoàn cảnh hiện nay hoàn toàn khác biệt với các giai đoạn lịch sử trước đây.

Nếu ta không hiểu rõ gốc đạo và căn bản đạo mà Đức Phật Thầy Tây An đã khai thị tại Việt Nam, thì Bửu Sơn Kỳ Hương và Phật Giáo Hòa Hảo khó quay về một mối để góp tay xây dựng Đạo Pháp và Dân Tộc của đất nước Việt Nam, hiện đang trên đà phân hóa trầm trọng từ giáo dục, văn hóa, chánh trị, vân vân…


87.- GIẢ TU SẼ UỔNG PHÍ ĐỜI NGƯỜI


27-07-2017. 9 gi
30 ti.


Nếu không nhạy bén và tự kiểm soát chính mình thì rất khó biết là mình tu thật hay chỉ “nhập vai của một người tu”.

Càng tu tập, quán chiếu, càng thấy tu thật khó. Cái khó là khó nhận diện mình. Khi không nhận diện mình thật rõ thì mình sẽ lầm mình khi chỉ “nhập vai của người tu” mà mình tưởng mình “tu thật”.

Cái khó của việc tu không phải chỉ riêng cho cư sĩ tại gia mà luôn cả tu sĩ trong chùa hay tu viện.

Trong tu viện có những khuôn khổ, kỷ luật, thời giờ và hoàn cảnh đặc biệt dành cho giới tu sĩ. Người tu ở tu viện chỉ hành xử rập khuôn theo từ giờ ăn, giờ ngủ, giờ hành lễ, thiền quán, thiền hành, vân vân…

Một tu sĩ khi rời tu viện, tiếp xúc với bên ngoài, va chạm thử thách mới biết rõ về mình một cách chính xác hơn.

Dù là cư sĩ hay tu sĩ đều là con người, đều có điểm mạnh, điểm yếu như nhau tùy theo trường hợp và hoàn cảnh riêng. Khi tiến ta đừng mừng vội và khi lui gặp khó khăn thất bại ta cũng đừng nản chí, tự trách mình rồi bỏ cuộc, buông tay.

Gặp khó khăn, vấp ngã, ta cố gượng dậy, tiếp tục tu tập, quán chiếu, sửa đổi, học hỏi lại những gì đã học, đã biết nhưng còn sơ sót, sai lầm.

Tu tập là một hành trình cam go không ngưng nghỉ. Điều cần thiết nhất là luôn luôn tự nhắc nhở mình phải chân thật, sống đúng với vai trò con người, và nhất là không giả tu.

Giả tu hay nhập vai tu rất nguy hiểm, và sẽ uổng phí một đời người.


88 - VIẾT SỬ BẰNG MÁU VÀ NƯỚC MẮT


03-09-2017. 4 gi
sáng.


Muốn phát triển và phục hưng Bửu Sơn Kỳ Hương trước nhất là phải nói lên sứ mạng cứu đời, bảo vệ tổ quốc, hướng dẫn con người... những công sức của các vị Tổ khai đạo.

Người bảo vệ và phục hưng đạo cần phải khai phóng tâm linh và sống đạo, luôn sát cánh với đồng đạo trong cũng như ngoài nước. Nói rõ hơn, phải là linh hồn của đạo mới biết được mạch đạo, và từ nguồn mạch đó khai triển mọi khía cạnh từ lịch sử cho đến giáo lý tuy giản dị nhưng vô cùng thâm sâu của đạo.

Chính sự giản dị của Bửu Sơn Kỳ Hương và Phật Giáo Hòa Hảo, tôn giáo này mới trường tồn và phát triển chiều ngang đi vào quần chúng như ngày hôm nay.

Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa hay Phật Giáo Hòa Hảo tuy ba mà là một, phải uyển chuyển để sống còn, và mỗi giai đoạn đều có sứ mạng riêng cho phù hợp với con người Việt Nam trải qua bao thời kỳ khắc nghiệt từ giặc ngoại xâm cho đến các chánh quyền.

Các vị Giáo chủ đã phải gặp hoặc trải qua nhiều khổ nạn. Ngoài ra, chỉ vì sự sợ hãi và tánh chất độc tôn của con người, dù là các lãnh tụ chánh trị hay lãnh tụ các tôn giáo khác, họ đều không muốn mất đi vị thế trong tổ chức hay tôn giáo của mình, nên đã có dã tâm ám hại các Ngài.

Tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Phật Giáo Hòa Hảo cùng các vị tín đồ anh hùng dân tộc đã cùng nhau viết nên lịch sử của tôn giáo mình bằng máu và nước mắt, và cả cuộc đời mình. Những trang sử đó mặc dù không được ghi trong những quyển sách sử của Việt Nam hay lịch sử của Phật Giáo Việt Nam, hoặc đang bị bóp méo mạ lỵ bởi chánh sách vô thần, nhưng nó đã hằn sâu trong tâm thức Việt Đạo, và hòa vào tinh thần Việt Đạo để bảo vệ con thuyền Việt Nam thoát khỏi những cuồng phong bão tố sau bao năm người dân sống dưới các chế độ độc tài.


89 - CHÁNH NIỆM GIÚP HÀNH XỬ CHÂN CHÁNH


Mỗi lần gặp tai nạn, bệnh tật, dù nhỏ hay lớn đều là dịp để hành giả trụ tâm quán chiếu, xem xét lại công việc đang làm, con đường đang đi.

Mặc dù tâm đã định hướng, nhưng luôn phải tự nhắc nhở những việc nên và không nên làm, những việc thiết yếu cần làm cho đạo, cho lịch sử đạo, vì nếu tín đồ không làm thì không ai bên ngoài làm giùm mình.

Vì thế trên con đường tìm lại gốc đạo, nếu phải chịu thiệt thòi, gặp nhiều trở ngại hay khó khăn trong công việc thực hiện những bài viết, những quyển sách để làm sáng tỏ lịch sử tôn giáo mình, thì cũng phải cố sức làm, cố công thực hiện.

Từ trước đến nay sở dĩ đạo bị lu mờ, bị bên ngoài nhìn thấp, nhìn thiên lệch, chỉ vì những tín đồ không có đủ can đảm hy sinh chính mình để cho đạo được sáng tỏ. Có bao nhiêu người khi nhắm mắt xuôi tay ra đi cuối đời, vẫn không góp chút trí tuệ, hay sự hiểu biết của mình về đạo, về lịch sử đạo cho thế hệ trẻ Phật Giáo Hòa Hảo một cách chân chánh như cố cư sĩ Nguyễn Long Thành Nam qua quyển Phật Giáo Hòa Hảo Trong Dòng Lịch Sử Dân Tộc.

Hành giả đã gặp bao khó khăn, trắc trở, gặp bao thị phi, tấn công trong mấy mươi năm hành đạo, thì nay tuổi già sức yếu, có ngại gì mà không dành hết thời gian còn lại cho đạo, cho việc góp chút tàn hơi trước khi lìa đời.

Khai phóng tâm linh là một cánh cửa mở cho tương lai của đạo. Học hỏi về giáo lý, nghiên cứu về lịch sử đạo, luôn là niềm cảm hứng bất diệt nếu thật tâm tu.

Có thật tu mới thật tiến. Học đạo, học giáo lý để khai mở tâm linh bước sâu vào tâm thức tự ngã, chứ không phải để khoe khoang là mình biết đạo, biết giáo lý, hay giảng đạo lưu loát.

Biết nói đạo, giảng đạo, chưa phải là đã biết tu, vì biết tu thì diệt ngã, và trở nên khiêm nhường, hành xử vô cùng thận trọng và luôn giữ được im lặng, không luận đạo hay cạnh tranh nói đạo.

Luận đạo, cạnh tranh nói đạo là ngầm khoe sự hiểu biết của mình sẽ đi đến đường cùng, ngõ hẹp, gò bó đầu óc, tâm thức của mình và không trưởng thành trên con đường đạo.

Có rất nhiều người càng nói đạo càng cùn quẩn trong sự hiểu biết của mình và không có lối thoát cho tâm linh. Họ chỉ lặp đi lặp lại những gì đã biết, đã thuộc nằm lòng.

Lối thoát cho tâm linh là sự tu tập hiểu biết giúp cho ta trưởng thành, vượt được hàng rào ngôn ngữ, ngõ hầu hiểu được chân lý giải thoát, đạt tính không mầu nhiệm. Tính không mầu nhiệm mới thật sự giúp ta sống trong chánh niệm.

Chỉ sống vững vàng trong chánh niệm ta mới hành xử chân chánh được.


90 - TRAO ĐỔI HAY THUYẾT TRÌNH GIÁO LÝ PHẬT GIÁO HÒA HẢO


Trong các sinh hoạt của tôn giáo Phật Giáo Hòa Hảo có những buổi Trao Đổi Giáo Lý hay Thuyết Trình Giáo Lý.

Sinh hoạt này của đạo vô cùng quan trọng nhằm mục đích giúp tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo hiểu rõ hơn về giáo lý của tôn giáo của mình để tu tập, cải sửa, nhằm trở nên người tốt, lương thiện, có ích cho chính đời sống của hành giả, và xa hơn là có ích lợi cho quần sanh.

Mục đích tối hậu của sinh hoạt nầy là giúp cho tín đồ có đường lối tu hành chân chánh theo đúng với chánh pháp mà Đức Phật Thầy Tây An cùng các Vị kế truyền trong hệ phái Bửu Sơn Kỳ Hương và Đức Huỳnh Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo đã khai thị.

Sinh hoạt của các buổi trao đổi giáo lý cần phải được các tổ chức của giáo hội Phật Giáo Hòa Hảo đặt đúng tầm quan trọng, và người thuyết trình giáo lý phải biết trách nhiệm, vai trò và nhất là sứ mệnh thiêng liêng của chính mình.

Người thuyết trình giáo lý cần phải là người biết tu tập, nghiên cứu một cách cặn kẽ giáo lý của đạo và cần biết rõ lịch sử của đạo.

Đức Thầy, Vị khai sáng Phật Giáo Hòa Hảo đã đặt tinh thần bình đẳng cho các buổi học tập giáo lý, nhằm giúp tín đồ cùng nhau học hỏi và trao đổi kinh nghiệm tu tập, chận đứng sự ngạo mạn của nhiều thuyết trình viên thường cho rằng mình cao và người khác thấp.

Trong sự tu tập thì không có kẻ cao người thấp vì có người biết nhiều, nói nhiều, nhưng tu ít, hay không có thời giờ tu, hoặc có người tuy có sự hiểu biết hạn chế, nhưng thời giờ tu tập, niệm Phật và cải sửa nghiên cứu giáo lý nhiều hơn.

Nhng điu cn thiết khi thuyết trình giáo lý là gì?

Phải chăng khi thuyết trình giáo lý ta cần tránh chủ quan, khoe khoang thành tích cũng như là sự hiểu biết của mình để lòe người nghe, nhằm mục đích cho họ phải khâm phục mình.

Khi thuyết trình giáo lý, ta tránh đi xa đề tài hay nói lạc đề, hoặc nói vòng vo nhằm kéo dài thì giờ, vì không soạn bài hay thiếu sự nghiên cứu về đề tài mình muốn trình bày. Cũng nên nhớ rõ mình là người đang cùng tu học với người nghe, chớ không phải là người đã đạt đạo, hay đã thành Phật.

Thuyết trình viên cần nêu lên những lời nào là lời của Phật dạy, hay đó là lời của Đức Thầy khuyến tu, chứ không phải của mình tự đặt ra.

Đức Thầy đã dạy: “Bắt lỗi người phải xét lỗi mình”, nên thuyết trình viên dù có chức vụ cao trong đạo cũng tránh phê phán người khác, tránh thị phi chê trách lối tu của họ, nhất là đả kích người tu hay tu sĩ của các tôn giáo khác. Ngoài ra, giữ tự trọng tránh lợi dụng diễn đàn làm cơ hội thuyết trình để kể công hoặc đính chánh, nói riêng về cá nhân mình.

Một điều khá quan trọng, nên nhớ lấy lời dạy của Đức Huỳnh Giáo Chủ là “Tùy phong hóa dân sanh phù hp”. Vì thế thuyết trình viên cần biết thính giả là ai, trình độ chung và lứa tuổi của họ, nhất là họ thuộc thành phần nào, để điều chỉnh ngôn ngữ, cách nói chuyện và nội dung sao cho phù hợp.

Nếu thành phần thính giả là đồng đạo có sinh hoạt thường xuyên thì thuyết trình viên có thể lướt qua những chi tiết căn bản về đạo. Nhưng nếu có những người mới đến để tìm hiểu, nghiên cứu thì thuyết trình viên cần giải thích tỉ mỉ hơn những từ ngữ đặc biệt của đạo, hoặc dành một ít thời giờ để nói qua về lịch sử của tôn giáo mình, vân vân…

Một điều mà người nói đạo, giảng đạo cần nhớ rõ là phải có sự tương kính giữa người nói và người nghe. Sự kính trọng người nghe, sự khiêm nhường của người nói sẽ giúp cho những buổi trao đổi giáo lý có nhiều lợi ích, nhất là sự khuyến tu giữa các đồng đạo và sự tương thân tương ái được nẩy nở, tốt đẹp hơn.

Trong hoàn cnh đất nước hin ti, trước ha xâm lăng ca các nước phương Bc, chúng ta có cn thiết để đem truyn Tàu ra để phân tách hay gii trình trong các bui thuyết trình hay trao đổi giáo lý na hay không?


91 - TIẾNG NÓI THIỆN TÂM BÁC ÁI LÀ TIẾNG CHUÔNG TÂN THIÊN NIÊN KỶ


15-1-2018, 3 gi
sáng


Con đường Độc Lập, Tự Chủ là con đường sáng tạo và tự phát triển theo nhịp sống của nhân loại trong những thiên niên kỷ tới, để phù hợp và hòa hợp với con người và vũ trụ biến chuyển không ngừng.

Đức Phật, Đức Thầy chỉ đường và dạy dỗ, nhằm giúp ta biết đường chánh đạo mà đi, và ta cần chuyển tâm tích cực học hỏi mãi và phải tự phát triển theo sự tiến triển của khoa học kỹ thuật cận đại, để có thể phục hưng đạo pháp và dân tộc, làm hành trang cho thế hệ trẻ trong hiện kiếp, và sau khi ta ra đi vẫn để lại một gia tài kiến thức có ích cho thế hệ mai sau.

Học thì phải hành và hành phải có kết quả, và cần chân thật chia sẻ cho đại đồng, góp công góp sức cho việc xây dựng lại tinh thần đạo đức dân tộc của quốc gia lẫn các quốc gia bạn.

Sự băng hoại của xã hội, của con người do tiêm nhiễm quá nhiều thói hư tật xấu, từ sự ác tâm, bệnh hoạn qua các mạng lưới truyền thông đại chúng. Vì thế, sự từ tâm, bác ái, sự chân thật và đạo đức, chính tâm, chính đạo, rất cần được phổ biến đến những người khao khát đạo, khao khát Tiếng Nói của Sự Thật; như thế sẽ đáp ứng cho nhu cầu chung nhằm kết nối và phát triển cái tốt, làm giảm đi những tư tưởng xấu có hại cho loài người.

Tiếng nói ca stht, ca người thin tâm bác ái cn vang lên trong xã hi nhiu lon là điu cn thiết. Đó là Tiếng Chuông ca Tân Thiên Niên K.


92 - CÔNG ƠN DẠY DỖ CỦA TỔ THẦY


6-2-2018, 11g30 sáng


Khi có chí nguyện phụng sự đạo pháp và dân tộc, phục vụ sự lợi lạc cho đại đồng không phân biệt chủng tộc màu da, thì với tâm thành, chí thành, Chư Thiên luôn luôn hỗ trợ để hành giả vượt qua mọi khó

khăn, khổ nạn, dèm pha, đánh phá, để chánh đạo được càng ngày càng sáng tỏ.

Đứng trước mọi việc, mọi thị phi phỉ báng, đều buông bỏ không vướng mắc, thì công việc sẽ được suôn sẻ, sớm hình thành như ước nguyện phụng hành đại đạo.

Cứ giữ tâm không, thì con thuyền sẽ nhẹ nhàng lướt sóng vì không bị trĩu nặng bởi ưu phiền vướng mắc, hay bị trì kéo bởi cái ngã của đời thường.

Hãy sống và chấp nhận hiện tại, chọn lựa những gì cần quan tâm, những người có tâm đạo, để cùng xây dựng những tác phẩm đạo có lợi ích cho thế hệ mai sau, từ trong nước lẫn hải ngoại.

Ánh sáng đã thấy, và con đường đi đến ánh sáng phải trực chỉ cho đến mức cuối cùng, làm rạng danh đạo, không phụ công ơn dạy dỗ của Tổ Thầy.

Nam Mô Bn Sư Thích Ca Mâu Ni Pht Nam Mô A Di Đà Pht.


Xem:
Dẫn Nhập và Chương 1: https://vietbao.com/a292254/doc-lap-tu-chu-tac-gia-nguyen-huynh-mai-dan-nhap-chuong-1 
Chương 2 và Chương 3:  https://vietbao.com/a292255/doc-lap-tu-chu-tac-gia-nguyen-huynh-mai-chuong-2-va-chuong-3
Chương 4 và Chương 5: https://vietbao.com/a292256/doc-lap-tu-chu-tac-gia-nguyen-huynh-mai-chuong-4-va-chuong-5
Phụ Lục về Bốn di tích quan trọng: https://vietbao.com/a292257/doc-lap-tu-chu-tac-gia-nguyen-huynh-mai-phu-luc

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.