Hôm nay,  

Gặp tác giả SÁCH SONG NGỮ "TRUYỆN DÂN GIAN VIỆT"-- "VIETNAMESE STORIES FOR LANGUAGE LEARNERS"

26/02/201918:53:00(Xem: 9176)

VN Story
Ngày 24 tháng 2 năm 2019 vừa qua, sau khi dự lễ chào cờ đầu năm của Hướng Đạo Việt Nam Miền Tây Nam Hoa Kỳ; người viết bài nầy đến Trung Tâm Việt Ngữ nằm trên đường Westminster tham dự cuộc họp của Ban Soạn thảo Tự Điển Chính Tả. Cuộc họp chuẫn bị tổ chức hội thảo về: "5 Quy Ước viết chữ quốc ngữ".

Trong giờ giải lao, người viết hân hạnh được Giáo Sư Tiến Sĩ Trần Chấn Trí tặng một cuốn sách in ấn rất đẹp mắt và có nội dung rất hấp dẫn. Xem qua tôi rất vui sướng được đọc những chuyện ngắn dân gian Việt Nam bằng song ngữ Việt Anh, trình bày rất hợp ý, từng trang Anh Việt nhãy múa. Hình như cô Tấm đang đứng mĩm cười, hình như "Thiếu Phụ Nam Xương với bài thơ của vua Trần Thánh Tôn đang trở về trong tôi một thuở học trò !

Vui quá, người viết lợi dụng lúc GS Trí đang đứng ngoài hàng hiên, bèn làm một "cuộc phỏng vấn ngắn". GS Trần Chấn Trí cười vui khi người viết đề nghị được hỏi vài điều liên quan đến cuốn sách ông tặng cho. Được biết Giáo Sư Trần Chấn Trí sẽ tổ chức ra mắt cuốn sách nầy vào ngày chúa nhật, 17 tháng 3 năm 2019 - tại Việt TV Media Network - 12708 Hoover St CA 92841

- Hi: Thưa Giáo Sư, cuốn sách VIETNAMESE STORIES FOR LANGUAGE LEARNERS về chuyện dân gian gồm những chuyện gì? Có bao nhiệu truyện được dịch song ngữ?

- GS Trn Chn Trí: - 40 truyện dân gian bao gồm những truyện quen thuộc (nhưng không quá quen thuộc như Tấm Cám, Sự Tích Trầu Cau, v.v.) Một số truyện trong sách gồm có Thiếu Phụ Nam Xương, Giết Chó Khuyên Chồng, Anh Em Nhà Họ Điền, Yết Kiêu, Sự Tích con Cào Cào, Quan Âm Thị Kính, v.v.

Mỗi truyện dài 700-750 chữ, dưới hình thức song ngữ Việt-Anh trình bày song song trên hai trang sách đối diện nhau. Phần tiếng Việt của Trần C. Trí và phần tiếng Anh của Trâm Lê.

Phần tiếng Việt có chú thích về văn hoá (bằng tiếng Anh), từ vựng Việt-Anh và thành ngữ thông dụng + câu hỏi thảo luận (bằng tiếng Anh)

Hi: Thưa GS, CD đính kèm có gì đặc biệt?

- GS Trí: Tên sách VIETNAMESE STORIES FOR LANGUAGE LEARNERS

- Sách do nhà xuất bản Tuttle Publishing (Vermont) phát hành năm 2018. Dày 224 trang. Bìa bốn màu trên giấy láng.

- Sách có audio CD do giọng đọc truyện tiếng Việt của Vanessa Hồng Vân và phần giới thiệu truyện bằng tiếng Anh do Zachary Nguyen đọc.

- Hi:  Đối tượng phổ biến: cho người già? cho sinh viên các đại học? cho quần chúng trong Cộng Đồng? trong nước? hải ngoại?

- Tr li: - Sách dành cho độc giả mọi lứa tuổi (9 đến 99) đọc để thưởng thức hay để học thêm tiếng Việt, văn hoá Việt và tiếng Anh.

- Ngôn ngữ và thành ngữ trong truyện được chọn lọc kỹ để phù hợp với mục đích học tiếng Việt như một ngoại ngữ hay như ngôn ngữ di sản trong gia đình Việt Nam ở hải ngoại.

- Sách có thể dùng kèm với sách giáo khoa tiếng Việt trong các lớp tiếng Việt ở trung học và đại học Mỹ.

- Sách không bán ở Việt Nam, nhưng học sinh và sinh viên ở VN cũng có thể tìm mua qua những nguồn khác để trau dồi tiếng Anh thông qua văn hoá dân gian Việt.

- Hi: Những trăn trở và những nhắn nhủ của tác giả với độc giả trong ngày ra mắt sách?

- Tr li: - Sách dành cho những phụ huynh muốn đọc truyện cho con cái nhưng không có thì giờ sưu tầm truyện (như chính tác giả).

- Mục đích chính là lưu truyền và gìn giữ tiếng Việt cũng như văn hoá Việt ở các cộng đồng hải ngoại.

- Giới thiệu tiếng Việt và văn hoá Việt đến những cộng đồng bạn ở hải ngoại.

                                                         X

Ra mat sach VN Story
Cuộc "phỏng vấn" kết thúc ngang vì đến giờ họp trở lại. Người viết cũng cảm thấy vừa đủ tin tức để thông báo cùng toàn thể quý vị quan tâm về những vấn đề liên quan đến văn hoá Việt ở hải ngoại. Theo ý người viết thì sách VIETNAMESE STORIES FOR LANGUAGE LEARNERS rất có ích cho con em chúng ta trong việc tìm hiểu nguồn gốc và trao dồi tiếng Việt, giữ gìn tiếng mẹ nơi quê hương thứ hai của chúng ta!

Mọi thắc mắc xin liên lạc với GS Trần Chấn Trí: Email: [email protected]

letamanh 25-2-2019

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngày 30.6.2016 - Theo tổ chức Phục vụ nền Hòa bình Thế giới của Nga (Carnegie Endowment For International Peace - CEFIP) nghiên cứu Chính sách đối ngoại. Việc Nga sáp nhập Crimea vào tháng 3 năm 2014 là bước đi mới nhất trong quá trình lâu dài của Moscow bác bỏ trật tự an ninh Euro-Đại Tây Dương thời hậu Chiến tranh Lạnh, phản ánh một quan điểm sâu sắc khó có thể thay đổi. Sự trở lại của địa chính trị trong giới tinh hoa Nga được hướng dẫn bởi ý thức sâu sắc về sự xâm phạm của phương Tây gia tăng đối với các lợi ích an ninh, kinh tế và địa chính trị của Nga. Nhận thức về sự yếu kém bên trong của đất nước, giới tinh hoa đã đóng góp vai trò huy động quần chúng khi phải đối mặt với các mối đe dọa từ bên ngoài. Việc thiếu tự tin vào khả năng quốc phòng của mình đã khiến các chuyên gia quân sự Nga coi các chiến lược leo thang hạt nhân sớm như một biện pháp răn đe để đối phó với ưu thế vượt trội của phương Tây.
Cầu an là tâm lý phổ biến của nhân loại chứ chả riêng gì ông Tổng Bí Thư. Nhờ thế nên Vladimir Putin và Tập Cận Bình mới có cơ hội diễu võ dương oai, và lăm le muốn lấn lướt thiên hạ cho mãi đến nay. Nay thì ai cũng biết hình ảnh Gấu Nga (dữ dằn) chỉ là sản phẩm của tuyên truyền và Cọp Tầu (vằn vện) chỉ là cọp giấy mà thôi, trừ đám dân Ba Đình Hà Nội.
Giống như những gián đoạn trước đây đối với nền kinh tế toàn cầu, cuộc chiến của Nga ở Ukraine đã làm nổi bật sự sai lầm của việc chỉ dựa vào thị trường để giảm thiểu rủi ro và tăng cường khả năng phục hồi của các quốc gia. Thêm một thử thách khác nữa, chủ nghĩa tân tự do đã thất bại và cuối cùng phải được thay thế bằng một tầm nhìn kinh tế mới dựa trên các giá trị mới....
Quân đội Cộng sản Việt Nam khoe “nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”, nhưng sau 78 năm ra đời (22/12/1944) lực lượng này không vượt qua nổi “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” ngay trong hàng ngũ mình và đe dọa sự tồn vong của chế độ...
Thật tình Putin đang lo sợ cho số mạng của ông ta và cả ngôi vị Tổng thống mà ông đã cố công dọn sẵn chờ ông cho tới năm 2036. Trước nhứt, ông lo sợ trong nội bộ, như cựu Thủ tướng Dmitri Medvedev bị thất sủng và bị ra rìa trước thế lực của cánh «siloviki» (quân đội và an ninh), Bộ trưởng Quốc phòng Serguei và Tham mưu trưởng Valery Guerrassimov, bỗng vắng bóng, giới trí thức yêu chuộng dân chủ tự do có thái độ bất mãn....
Từ Rạch Giá – hôm 21 tháng 3 năm 2022 – nhà văn Thận Nhiên đã gửi đến độc giả xa gần tấm hình của người đàn ông gầy gò/đen đủi, ngồi trên chiếc xe lôi (trong một con phố nào đó) ở thị xã này. Bức ảnh tuy chỉ đơn sơ và giản dị thế thôi nhưng vẫn khiến tôi không khỏi ngậm ngùi...
Khi Nga hoàng Putin lấy cớ tập trận, tập trung gần hai trăm ngàn quân với xe tăng nhiều như sỏi đá, với những dàn tên lửa chập chùng đội hình như diễu binh sát biên giới Ukraine, Tổng thống Mỹ Joseph Biden liền nhiều lần cảnh báo, chỉ rõ cả ngày N, giờ G quân Nga nổ súng xâm lược Ukraine làm cho Putin chột dạ phải nhiều lần lui lại ngày động binh.
✱ Giám đốc CIA và cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Nga William Burns đã gửi đi một cảnh báo (11.2021), lo ngại rằng Nga đang lên kế hoạch cho một cuộc xâm lược ✱ Mục tiêu của Nga là buộc phương Tây nhượng bộ Ukraine nói riêng, và để đạt được mục tiêu chiến lược ở khu vực hậu Xô Viết nói chung. ✱ Ngoại trưởng Nga Lavrov, (12.2021) khẳng định rằng phương Tây nên chấp nhận hai điều kiện nếu họ muốn tránh "châu Âu quay trở lại kịch bản "ác mộng" của sự đối đầu quân sự." ✱ Trong bài phát biểu ngày 18 tháng 11 (2021) Putin đã cố gắng tạo ra cảm giác căng thẳng đối với phương Tây nhằm ngăn cản việc Ukraine và Gruzia trở thành thành viên NATO. ✱ Tối hậu thư của Nga: Hoặc chấp nhận chiến tranh ở châu Âu hoặc từ bỏ các khu vực thuộc hậu Xô Viết.
Nếu có một người khác ngoài Vladimir Putin có thể chấm dứt cuộc chiến của Nga ở Ukraine, thì đó là Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Nhưng cho đến nay, ông Tập vẫn đứng bên lề và có vẻ như là dừng ở lại ở đó, vì do nhiều khả năng bị tổn thương chính trị ở trong nước và sự thiếu can đảm và trí tưởng tượng của chính ông... -- Một bài nhận định sâu sắc của Giáo sư Joseph S. Nye về sách lược của Tập Cận Bình đối với cuộc chiến Ukraine. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Lo “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, và “phòng, chống tham nhũng, tiêu cực” chưa xong, nay đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) và cả “hệ thống chính trị” lại vắt giò lên cổ đối phó với căn bệnh “chủ nghĩa cá nhân” trong cán bộ, đảng viên, Quân đội và Lực lượng Công an.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.