Hôm nay,  

Năm mới dùng"của quý" cầu an và trừ tà

2/25/201907:38:00(View: 6838)

Năm mới dùng"của quý" cầu an và trừ tà

 

Trịnh Thanh Thủy thực hiện

 

Tự ngàn xưa có một số tôn giáo trên thế giới tin tưởng vào các phép thuật dùng để trừ tà ma, bảo vệ an lành cho con người. Việt Nam ta ngày nay vẫn còn giữ một số phong tục và phép tắc kiêng kỵ vào ngày Tết để giữ điềm hên, cầu an và mang lại điều lành cho làng xã.

Mỗi năm vào rằm tháng Giêng, người dân ở xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn, Lạng Sơn lại tổ chức lễ hội Ná Nhèm (tiếng Tày có nghĩa là "mặt nhọ") để cầu an, cầu mùa màng tươi tốt đầu năm mới. Điều đặc biệt là lễ vật cúng tế lại là vật mô phỏng "của quý" của các ông để thể hiện sự sinh sôi nảy nở và cầu phước. Lễ hội được tổ chức từ rạng sáng đến tối với nhiều nghi thức lễ tế, cúng rước long ngai, bài vị thần từ đình Làng Mỏ lên miếu Xa Vùn. Bên cạnh đó còn mô phỏng lại cảnh luyện binh, đánh giặc, đấu gươm của các binh sĩ thời xưa. Trò chơi dân gian như đánh đu, các bà then múa trầu truyền thống...

 blank

Pic 1. Lễ rước của quý ở Lạng Sơn (ảnh: báo PL/Kênh 14)

 

Khi được viếng thăm Bhutan, tôi cũng chứng kiến một cảnh tương tự, nhưng lại có điểm khác. Chưa bao giờ tôi thấy "của quý" các ông được trưng bày lồng lộng như thế khắp thành phố một quốc gia bé nhỏ có nét kiến trúc đặc thù như ở Bhutan. Nó hiện diện trên tường một ngôi nhà thuờng dân, nơi mái nhà, đầu một cầu thang gác, treo tòng teng nơi cửa ra vào hay được thay cho ống thoát nước được làm bằng sắt sơn đỏ cứng cáp, to đùng.
 

Bạn đã từng được nghe Bhutan là một vương quốc hạnh phúc nhất thế giới hay đó là cõi Tây Phương Cực Lạc cuối cùng. Tuy nhiên có đến nơi, đi sâu vào cuộc sống, thăm viếng mọi chốn từ đô thị, đền đài  cho đến các căn nhà dân dã của người Bhutan, bạn mới khám phá ra họ vẫn duy trì những phong tục bảo thủ cố hữu. Một trong những thứ họ gắng gìn giữ là xem trọng và thờ phụng cái "của quý" của phái nam.
 

Tự ngàn xưa, sự sùng bái và tôn thờ sinh thực khí nam như thần thánh đã có mặt trên thế giới từ Âu sang Á từ thời Ai Cập cổ đại cho tới Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam, Cambodia..v..v... Hiện nay, ở thế kỷ này, vẫn có vài nơi xem của quý ấy như một tôn giáo và duy trì những nghi lễ thờ cúng và tiếp tục tìm cách bảo tồn không cho nó mai một. Các nhà sử học đã tìm thấy điều này trong các quốc gia ở trung và đông Á như Ấn Độ, Nhật, Việt Nam(Lạng Sơn), Bhutan và trong những nhà thờ St. Priapus ở Montreal, Quebec của Canada và San Francisco, Texas và New York của Hoa Kỳ.
 

Riêng ở Bhutan, sinh thực khí nam không những có mặt ở các đền thờ mà còn hiện diện khắp mọi nơi và được trang trí dưới nhiều hình thức, kích cỡ to nhỏ như tranh tường, hình tượng, quà lưu niệm, vật dụng hàng ngày, thậm chí thay thế cho một mũi tên chỉ đường. Điều lý thú là dưới dạng tranh vẽ chúng được trang trí một cách dễ thương hơn với những giải lụa khi màu xanh, lúc màu đỏ, thắt ngang uốn lượn vòng vèo như mây vần vũ, hoặc rồng bay phượng múa, tạo cho người xem cái cảm tưởng "của quý" đang baỵ.....trên tiên giới.

 
blank

Pic 2. Trên tường nhà ở (ảnh: TTT)
blank

Pic3. Bảng chỉ đường (ảnh: TTT)
blank

Pic 4. Ở đầu cầu thang (ảnh: TTT)

 

Một phụ nữ Mỹ lớn tuổi lúc vừa xuống xe buýt để bước vào đường phố của thung lũng Punakha đã vội bịt miệng kêu "Lạy chúa tôi" khi thấy chính mình bị bao vây bởi hình ảnh những cái của quý sừng sững khắp nơi trong dãy Hy Mã Lạp Sơn tuyệt đẹp.

Thoạt nhìn ai cũng dễ bị sốc nhất là phụ nữ hay trẻ em, nhưng khi quen rồi, người ta thấy vui mắt như một thứ trang trí nghệ thuật hơn là một cảm giác thô tục, thiếu thanh tao.

Ngoài niềm tin tôn giáo, người Bhutan cho rằng của quý mang đến sự bảo vệ khỏi quỷ dữ và xua đuổi tà ma, nó còn là biểu tượng của sự sinh sôi nảy nở mà đất nước này vốn khuyến khích người dân có thêm con vì đất nước có nhu cầu cần gia tăng dân số. Ngược lại người dân không muốn có nhiều con vì chi phí nuôi dạy trẻ con rất cao nên 1 gia đình trung bình chỉ có 1 cho tới 2 con thôi.

Tuy Bhutan cố ngăn chặn lượng du khách ngày càng đông với ước muốn thăm viếng vương quốc đặc biệt này nhưng nguồn thu nhập của du lịch mang lại số tài chánh đáng kể khiến Thủ tướng Jigme Thinley đã chủ trương tăng gấp ba lượng khách du lịch vào Bhutan mỗi năm. Điều này khiến một số người dân trở nên lo lắng đối với việc thờ phượng của quý vì họ sợ dòng chảy của khách du lịch đến ốc đảo bị cô lập này sẽ làm suy yếu bản chất đặc thù của Bhutan - Đó là phong tục sùng bái Dương Vật ở khắp nơi trong nước từ làng quê tới thành thị.

 

Sự hiện diện của khách du ngoại quốc đã làm suy giảm sự suy tôn biểu tượng "của quý" một cách rõ rệt qua sự kiểm duyệt của hội đồng thành phố trong việc trang trí đô thị bằng các bức tranh vẽ hay chạm khắc bằng gỗ những chiếc "của quý" có thắt nơ trông như ớt đỏ. Nhất là những nơi hay thành phố có các công trình xây cất mới mẻ, hình dáng quen thuộc của "của quý" đầy quyền lực của phái nam thiếu vắng hẳn.

 

Tương tự như các du khách viếng thăm Bhutan, tôi được người dẫn đoàn du lịch của chính phủ đưa đến tu viện Chimi Lhakhang. Đường đi đến tu viện là một hành trình cuốc bộ trên những con đường đồi có cảnh đẹp và xanh mướt cỏ cây. Đến nơi ai cũng mệt nhoài, phải ngồi nghỉ chân dưới một cây cổ thụ có tàng xanh thật lớn trước khi vào trong tu viện.

 

Đây là nơi hàng trăm cặp vợ chồng người Bhutan không có con đã thực hiện những cuộc hành hương đến "đền thờ sinh đẻ", để một nhà sư chúc phước cho họ bằng một cái sinh thực khí nam bằng gỗ. Không chỉ những người dân Bhutan hiếm muộn tin tưởng đến đây cầu phước mà cả những người nước ngoài cũng tìm đến để được ban phước và được như nguyện, theo lời thuật lại của người dẫn đoàn.

 

Tu viện Chimi Lhakhang được sáng lập bởi một tu sĩ kiêm thi sĩ có tên là Drukpa Kunley(1455-1529). Ông được sinh ra trong nhánh của gia tộc quý tộc Gya. Ông được biết đến với những phương pháp điên rồ trong việc khai sáng những sinh mệnh khác, chủ yếu là phụ nữ.  Ông được người ta gọi là "Vị thánh của 5.000 phụ nữ". Ông ban phước cho các phụ nữ dưới hình thức tình dục. Chủ trương của ông là phụ nữ có thể được giác ngộ, được ông truyền đạt sự giác ngộ, mà vẫn có một cuộc sống tình dục rất lành mạnh. Ông có sáng kiến và kỳ công trong việc thực hiện các bức tranh vẽ sinh thực khí nam ở khắp nơi của Bhutan và đặt các hình tượng chạm khắc ấy trên mái nhà để xua đuổi tà ma.  Dương vật của Kunley được gọi là "Thần sấm thông minh" và bản thân anh ta được gọi là "vị thánh sinh sản" vì người ta tin rằng triết lý sức mạnh "của quý" đã giác ngộ con người. Do đó, phụ nữ từ khắp nơi trên thế giới đã đến thăm tu viện của ông để tìm kiếm phước lành từ ông.

 blank

Pic 5. Tu viện Chimi Lhakhang (ảnh: TTT)

 

Khi đoàn chúng tôi được tiếp xúc với vị tu sĩ Phật Giáo trong tu viện đang đọc các tin nhắn ở điện thoại của ông. Tôi thấy ông đang kiểm tra email trên máy tính. Ông nói "Nhiều người hỏi thăm nơi này để tìm đến chữa bệnh vô sinh". Ông thêm "60 đến 70 phần trăm các trường hợp đều đạt kết quả khả quan sau khi được ban phước ở đây".

 

Ông giải thích " Trong môn Chiêm Tinh Phật Giáo, vô sinh được giải thích như là một sự không tương hợp trong sự kết hợp các yếu tố giữa các cặp vợ chồng. Ít nhất hai trong năm yếu tố của mỗi người không được tương hợp. Tỷ như: năng lượng cuộc sống, sức khoẻ thể chất, tài chính, thành công xã hội và sự tự tin về tinh thần cũng chính là năm yếu tố phổ quát: gỗ, lửa, đất, kim loại và nước. Phần còn lại có thể được điều chỉnh bằng những lời cầu nguyện, lễ nghi và phước lành.  Vô sinh dường như là một vấn đề về sức khoẻ thể chất, hoặc "lửa" trong cặp vợ chồng. Không có gì mà một chút giác ngộ bởi "Pháp thuật sấm sét của trí tuệ rực lửa" không thể sửa được."

 blank

Pic 6. Thiếu nữ Bhutan giải thích tục thờ trong vườn nhà (ảnh: TTT)
blank

Pic 7. Dưới hình thức quà lưu niệm (ảnh: TTT)

 

Trịnh Thanh Thủy thực hiện

  

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Ryanne Mena là một nhà báo đưa tin về tội phạm và an toàn công cộng cho Southern California News Group. Thứ Sáu, 6/6, ngày đầu tiên diễn ra cuộc biểu tình phản đối chính sách nhập cư của chính quyền Trump, chống lại các cuộc bố ráp của Cảnh Sát Di Trú (ICE), Mena đã có mặt ngay trên đường phố Los Angeles, bên ngoài Trung tâm giam giữ Metropolitan,L.A. Tại đây, cô bị trúng đạn hơi cay ở đùi bên trái Ngày kế tiếp, nữ phóng viên này bị trúng đạn cao su của các đặc vụ liên bang bắn vào đầu, bên phải, cách tai của cô chỉ khoảng 1 inch. Những tấm ảnh Mena và các đồng nghiệp khác bị thương lan tỏa khắp Instagram, Twitter.
Giữa lúc Tòa Bạch Ốc đang tìm mọi cách cứu vớt mối quan hệ Trump-Musk thì các cựu quan chức an ninh y tế cho biết chính quyền Trump hủy bỏ $766 triệu trong các hợp đồng nghiên cứu phát triển vaccine mRNA để chống lại các loại đại dịch cúm. Với họ, đây là đòn giáng mới nhất vào quốc phòng quốc gia. Họ cảnh báo rằng Hoa Kỳ có thể phải nhờ đến lòng trắc ẩn của các quốc gia khác trong đại dịch tiếp theo. ABC News dẫn lời Beth Cameron, cố vấn cao cấp của Trung tâm Đại dịch thuộc Brown University Pandemic Center, và là cựu giám đốc Hội đồng an ninh quốc gia Tòa Bạch Ốc, cho biết: “Các hành động của chính quyền đang làm suy yếu khả năng phòng ngừa của chúng ta đối với các mối đe dọa sinh học. Việc hủy bỏ khoản đầu tư này là một tín hiệu cho thấy chúng ta đang thay đổi lập trường về công tác chuẩn bị ứng phó với đại dịch. Và điều đó không tốt cho người dân Mỹ.”
Ăn mặc đẹp là nói về thời trang. Lịch sử “thời trang cao cấp” thuộc về truyền thống của Pháp: Haute couture từ thế kỷ 17. Đến thế kỷ 19, ngành thời trang cao cấp đã phát triển thành một phương tiện kích thích tăng trưởng trong nền kinh tế Pháp. Trong thời gian này, các nhà tạo mốt như Dior, Chanel và Balenciaga đã được thành lập. Tuy nhiên, vào thế kỷ 20, ngành thời trang cao cấp ở Pháp đã mất đi phần lớn sự huyền bí của mình và phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các thị trường quốc tế khác, đặc biệt là ở Ý và Hoa Kỳ. Sự thành công của bối cảnh thời trang quốc tế và tiềm năng lợi nhuận đã thu hút sự chú ý của các tập đoàn hàng xa xỉ, được tiên phong bởi ông trùm kinh doanh người Pháp và người sáng lập LVMH Bernard Arnault vào năm 1987. Ngày nay, các tập đoàn này vẫn tiếp tục duy trì hoạt động lịch sử của các nhà thời trang xa xỉ thông qua việc bổ nhiệm các giám đốc sáng tạo, những người diễn giải và chỉ đạo triết lý thiết kế của thương hiệu.
Chiều Thứ Sáu cuối cùng của Tháng Năm 2025, tỷ phú nhất thế giới Elon Musk, người đứng đầu Bộ Hiệu Quả Chính Phủ (DOGE) bước vào Phòng Bầu Dục. Musk đội nón kết đen có chữ MAGA, mặc áo thun đen có chữ “The Dogefather,” vest đen, đứng kế Tổng thống Trump – chỗ đứng quen thuộc của Musk từ khi Trump tái đắc cử. Hình truyền thông từ Phòng Bầu Dục đưa đi cho thấy, thỉnh thoảng, đôi mắt của Elon Musk nhắm nghiền với vết bầm trên mắt phải chưa tan, đầu lắc lư, lắc lư. Không biết là ông ta đang tận hưởng không khí phủ đầy vàng của Bạch Cung hay tâm hồn đang…phiêu diêu ở Sao Hỏa? Đó là ngày cuối cùng được cho là ngày làm việc của Musk trong Tòa Bạch Ốc, theo cách chính quyền Trump thông báo.
Dù cụm từ này mới phổ biến trong thế kỷ 21, DEI thực ra là một là chương mới trong hành trình dài kiến tạo một xã hội công bằng của nước Mỹ. Các giá trị mà DEI hướng tới đã từng được khẳng định trong các văn kiện lập quốc, và tiếp tục được củng cố thông qua những cột mốc quan trọng như Đạo Luật Dân Quyền năm 1964, các Chính Sách Nâng Đỡ Người Thiểu Số, cùng những phong trào đấu tranh vì công bằng sắc tộc, bình đẳng giới, quyền lợi người tàn tật, cựu quân nhân và di dân
Trong lịch sử cuộc chiến Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhân danh dân tộc để lãnh đạo toàn diện công cuộc đấu tranh giành độc lập và cuối cùng thống nhất đất nước vào năm 1975. Sau 50 năm, đất nước đang chuyển mình sang một kỷ nguyên mới và Đảng vẫn còn tiếp tục độc quyền quyết định vận mệnh cho dân tộc. Trong bối cảnh mới tất nhiên đất nước có nhiều triển vọng mới. Thực ra, từ lâu, đã có hai lập luận về vai trò của Đảng đã được thảo luận.
Ngày 18 Tháng Năm 2025, báo điện tử Tuổi Trẻ đưa tin ông Phạm Minh Chính (thủ tướng nước Việt Nam) hướng dẫn Bộ Nội vụ Việt Nam chuẩn bị phát động phong trào toàn dân thi đua làm giàu, đóng góp, xây dựng, bảo vệ đất nước. Phong trào thi đua này dựa trên nội dung trọng tâm, cốt lõi của nghị quyết 68 của Bộ Chính trị Việt Nam về phát triển kinh tế tư nhân và kế hoạch thực hiện nghị quyết này.
Ngày 1 tháng 5 năm 2025, Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump trong lúc ban hành sắc lệnh hành pháp thành lập Ủy Ban Tổng Thống Về Tự Do Tôn Giáo đã nói rằng, “Họ nói tách rời nhà thờ và nhà nước… Tôi nói, ‘Được rồi, hãy quên chuyện đó một lần đi’,” theo bản tin của Politico được đăng trên trang www.politico.com cho biết. Lời phát biểu của TT Trump đã mở ra sự tranh luận về sự tách biệt giữa nhà thờ và nhà nước mà vốn được Hiến Pháp Hoa Kỳ công nhận trong bối cảnh Tòa Bạch Ốc gia tăng sự nhiệt tình đối với Thiên Chúa Giáo, theo Politico. TT Trump ngày càng dựa vào đức tin Thiên Chúa Giáo qua việc thiết lập Văn Phòng Đức Tin Bạch Ốc tại phòng West Wing, mời các mục sư vào Phòng Bầu Dục và trong các cuộc họp Nội Các, và ban hành các sắc lệnh hành pháp để xóa bỏ “khuynh hướng chống Thiên Chúa Giáo” trong chính quyền. Mối quan hệ giữa tôn giáo và chính trị xưa nay vốn phức tạp.
Hermann Rorschach là một bác sĩ tâm thần và nhà phân tâm học. Ông nổi tiếng về phát minh ra một bài kiểm tra tâm lý qua những hình ảnh tạo ra ngẫu nhiên từ các vết mực (inkblot.) Một người được yêu cầu mô tả những gì họ nhìn thấy trong hình ảnh do những vết mực không rõ ràng kết thành. Bác sĩ Rorschach tin rằng những hình ảnh được tạo nên từ vết mực có thể bộc lộ đặc trưng bí mật trong hành vi lẫn tình cảm của con người. Bài trắc nghiệm khách quan này thường xuất hiện trong văn hóa đại chúng và thường được mô tả như một cách để tiết lộ những suy nghĩ, động cơ hoặc mong muốn vô thức của một người.
Quyền lực là khả năng khiến người khác làm những gì bạn muốn. Điều đó có thể được thực hiện bằng cách cưỡng ép ("gậy gộc"), thanh toán ("cà rốt") và thu hút ("mật ong"). Hai phương pháp đầu tiên là dạng quyền lực cứng, trong khi lực thu hút là quyền lực mềm. Quyền lực mềm phát triển từ văn hóa của một quốc gia, các giá trị chính trị và chính sách đối ngoại của nó. Trong ngắn hạn, quyền lực cứng thường vượt trội hơn quyền lực mềm. Nhưng về lâu dài, quyền lực mềm thường chiếm ưu thế. Joseph Stalin đã từng hỏi một cách chế giễu, "Đức Giáo hoàng có bao nhiêu sư đoàn?" Nhưng triều đại giáo hoàng vẫn tiếp tục cho đến ngày nay, trong khi Liên Xô của Stalin đã biến mất từ lâu.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.