Hôm nay,  

Canada: Buổi lễ đặt tên Công Trường Sài Sòn, 8 tháng 9, 2018

27/10/201806:56:00(Xem: 5747)

Trung Tâm Nguời Việt Canada - Vietnamese Canadian Centre  - Centre vietnamien du Canada

 

Suite 1 - 885 Somerset St. West, Ottawa, ON  K1R 6R6, Canada 

P.O. Box 62042 Convent Glen, Ottawa, ON  K1C 7H8 Canada

Tel.: (613) 230-8282; Email: ottawavietcancentre@gmail.com

Business No.  11928 5849 RR0001

  

Phóng Sự   Buổi lễ đặt tên Công Trường Sài Sòn, 8 tháng 9, 2018

 
blank

 

Vào lúc 1 giờ trưa ngày thứ Bẩy, 8-9-2018, Trung Tâm Người Việt Canada

(TTNVC), phối hợp cùng Cộng Đồng Người Việt Tự Do Ottawa, Hội Người

Việt Cao Niên Ottawa, Hội Cựu Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà vùng

Ottawa, và Tổ Chức Văn Hoá Việt Ottawa, đã tổ chức buổi lễ Đặt Tên Công Trường Sài Gòn tại góc đường Preston và Somerset (Đài Kỷ Niệm Việt Nam, đối diện địa điểm tương lai của Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân).  

 

Dưới sự chủ tọa của Ông Jim Watson, Đô Trưởng Ottawa, và Bà Catherine

McKenney, Nghị Viên Hội Đồng Đô Thành (HĐĐT) Ottawa, Vùng Somerset, Ottawa, buổi lễ quy tụ khoảng 100 người tham dự từ Toronto, Montreal, và Ottawa, với sự hiện diện của quý vị quan khách sau đây:

  

-    Ông David Kilgour, Cựu Phó Chủ Tịch Quốc Hội Canada, cựu Quốc Vụ Khanh đặc trách Á Châu Thái Bình Dương và Mỹ Châu Latin, ứng viên Giải Nobel Hoà

Bình 2012;

-    Ông Joel Harden, Dân Biểu Tỉnh Bang Ontario, vùng Ottawa Centre

-    Ông Paul Landry, Kiến Trúc Sư, Đô Thành Ottawa

-    Bà Eleanor Ryan, cựu Chủ Tịch Ủy Ban Điều Hành Project 4000 (1979-1983)

-    Bà Leslie Emory, Giám Đốc Điều Hành, Trung Tâm Dịch Vụ Di Dân Ottawa-

Carleton (Ottawa – Carleton Immigrant Services Centre, OCISO) -  Ông Mike Powell, Chủ Tịch, Dalhousie Community Association

-    Ông Yasir Naqvi, cựu Dân Biểu Tỉnh Bang Ontario, vùng Ottawa Centre & cựu Bộ Trưởng Tư Pháp Ontario

 

cùng một số đại diện các hội đoàn và thân hữu của cộng đồng:

-    Ông Trần Quốc Tuý, Chủ Tịch Hội Bảo Tồn Văn Hóa Lịch Sử Việt Nam tại Canada

-    Ông Hà Tuấn Chương, - Hội Yểm Trợ Nhân Quyền - Montr éal

-    Cô Dương Thị Sang, Hội Cassava - Montréal

-    Ông Lê Quốc Tuấn - VOICE Canada (Toronto)

-    Ông Ngọc Phan -  đại diện Cơ sở Việt Tân (Toronto)

-    Ông Nguyễn Kim Khánh, đại diện Hoà Thượng Thích Bổn Đạt, Chùa Phổ Đà

-    Bà Nguyễn Xuân Lang, đại diện Hội Phật Giáo Việt Nam Canada, Chùa Từ Ân

-    Cô Trần Phương Thu, Chủ Tịch Tổ Chức Văn Hoá Việt Ottawa

-    Ông Hoàng Song An, Q/Chủ Tịch Hội Người Việt Cao Niên Ottawa, Chủ Tịch   Hội Cựu Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà Vùng Ottawa

-    Ông Trương Minh Trí, Phó Chủ Tịch Ngoại Vụ, Công Đồng Người Việt Ottawa -  Anh Chu Hoàng Nam, đại diện BS Nguyễn Khuê-Tú, Chủ Tịch Thanh Niên

Canada Đấu Tranh cho Nhân Quyền tại Việt Nam (Canadian Youth for Human

Rights in Vietnam, CYHRV)

-    Bác Sĩ Dương Đình Huy, Ông Bà Trương Hữu Lượng (Montreal)

-    Tiến Sĩ Trương Công Hiếu (Ottawa)

 

Được biết dự án này đã được Trung Tâm Người Việt Canada vận động Đô Thành 

Ottawa từ năm 2017.  Với sự hỗ trợ của Dalhousie Community Association,

Preston St. Business Improvement Area Association (Preston Street BIA),

Chinatown Business Improvement Area Association (Chinatown BIA), cùng Ông

Đô Trưởng Jim Watson và Bà Nghị Viên HĐĐT Catherine McKenney, dự án này được Hội Đồng Đô Thành Ottawa biểu quyết đồng thanh chấp thuận ngày 28-22018.

 

Qua 6 tháng làm việc tích cực, sau khi được thành phố chấp thuận, với sự hướng dẫn của Kiến Trúc Sư Paul Landry, Trung Tâm đã làm việc với 3 hãng thầu (Longlife Landscaping làm chân móng, Central Precast làm bệ, Ottawa Brass làm bảng tưởng niệm Công Trường Sài Gòn) để hoàn tất dự án này vào cuối tháng 8,

2018, với sự ủng hộ nhiệt tình của đồng bào tại khắp nơi.

 

Buổi lễ bắt đầu với nghi lễ chào quốc kỳ Canada, Việt Nam Cộng Hoà, phút mặc niệm các bậc tiền nhân đã dựng nước và giữ nước, các chiến sĩ đã hy sinh cho tổ quốc, và các đồng bào đã bỏ mình trong cuộc chiến cũng như trên đường đi tìm tự do.  Ông Lê Duy Cấn, đại diện TTNVC, khai mạc buổi lễ với lời chào mừng quan khách và cám ơn thành phố Canada cùng quý vị mạnh thường quân và các anh chị em thiện nguyện viên đã hỗ trợ dự án này. Tiếp theo là lời chúc mừng của của Ông Đô Trưởng Jim Watson, Dân Biểu Joel Harden, Ông Trần Quốc Tuý,  Ông Lê

Quốc Tuấn, và Anh Chu Hoàng Nam.  Sau đó là phần cắt băng khành thành tấm bảng đồng ghi tên Công Trường Sàigòn và chụp hình lưu niệm của đồng bào cùng các quan khách tham dự

 

Sau buổi lễ là phần tiếp tân gồm các món ăn Việt Nam, đặc biệt là chiếc bánh kem với hình Chợ  Bến Thành, và phần phụ diễn của Ban Văn Nghệ Ottawa với những ca khúc ngợi ca Sài Gòn thuở xưa.  Buổi lễ chấm dứt trong niềm hân hoan của mọi  người tham dự, Sài Gòn không bao giờ mất trong lòng mỗi người Việt dù ở trong nước cũng như tại hải ngoại.  

 

Nét đặc biệt của Công Trường Sàigòn là địa điểm này nằm tại góc đối diện với Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân, một dự án sẽ được TTNVC tiếp tục thực hiện trong thời gian sắp đến, theo lời trình bày của ông Lê Duy Cấn, Trưởng Dự Án Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân, trong buổi họp tiếp theo phần tiếp tân của buổi lễ.   

Theo lời mời của Ban Tổ Chức, khoảng 40 đồng bào từ Toronto, Montreal, và

Ottawa đã tham dự phần trình bầy này.  Một số câu hỏi về vụ xin án lệnh của Toà

Thượng Thẩm British Columbia và các buổi họp do một số các hội thành viên Liên Hội tổ chức từ năm 2014 cho tới nay đã được Ông Lê Duy Cấn giải đáp.  Ông cũng phổ biến tại chỗ các bản tường trình tài chánh của TTNVC (trong đó có Dự Án Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân) trong mấy năm gần đây và bảng tổng kết các tài sản hiện có của Trung Tâm do Ngân Hàng TD Canada Trust lưu giữ.  Trong phần vấn đáp có nhiều câu hỏi, hoàn toàn không có một câu hỏi nào về vấn đề quản trị tài chánh liên quan tới Trung Tâm Người Việt hoặc Dự Án Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân mặc dầu có những tin đồn thất thiệt về vấn đề này do một vài người có ác ý tung ra nhằm mục đích phá hoại Dự Án. Trung Tâm Người Việt Canada thành thật cảm tạ:

-        Ông Đô Trưởng Jim Watson, Bà Nghị Viên HĐĐT Ottawa Catherine

McKenney và các quý vị Nghị Viên khác trong HĐĐT Ottawa, các hội

Dalhousie Community Association, Preston Street BIA, Chinatown BIA,

Cộng Đồng Người Việt Tự Do Ottawa, Hội Người Việt Cao Niên Ottawa, Hội Cựu Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà Vùng Ottawa, Tổ Chức

Văn Hoá Việt Ottawa đã hỗ trợ đề nghị đặt tên Công Trường Sài Gòn;  

 

-        Kiến Trúc Sư Paul Landry của Đô Thành Ottawa đã tận tuỵ hướng dẫn Trung Tâm về vấn đề kỹ thuật;  

 

-        Ô. Ô. Jacques Morissette và Travis Westerberg, Plant Recreation Centre, đã trợ giúp trong việc tổ chức buổi lễ và phần tiếp tân; 

 

-        Chuà Từ Ân (Ottawa), Chuà Phổ Đà (Ottawa), Hội Người Việt Nova Scotia, Voice Canada, Hội Bảo Tồn Văn Hoá Lịch Sử Việt Nam tại Canada

(Montréal), Little Saigon Foundation (Vancouver), Tổ Chức Văn Hoá Việt Ottawa, và quý vị mạnh thường quân đã đóng góp tài chánh cho dự  án này;

 

-        Các anh chị em thiện nguyện viên sau đây đã giúp Trung Tâm trong việc thực hiện và khánh thành Dự Án Công Trường Sài Gòn:

 

  • Nhà hàng New Mee Fung, Bà Đỗ Danh Tầm, Ông Bà Nguyễn Quang Mộng, Cô Trần Phương Thu, Ông Bà Đỗ Quốc Bảo, Cô Nguyễn Thị Yến cung cấp thức ăn cho phần tiếp tân;

 

  • Bà Lê Kim Nga làm chiếc bánh “Công Trường Sài Gòn”;

 

  • Bà Lê Kim Lân trang hoàng băng khánh thành tấm bảng tưởng niệm Công Trường Sài Gòn;

 

  • Ông Đỗ Quốc Bảo, Ông Nguyễn Duy Vinh phụ trách phần âm thanh;

 

  • Ông Dương Thanh Liêm phụ trách kỹ thuật cho phần trình bầy về Dự Án VBTTN và chụp hình;

 

  • Bà Bạch Tuyết Lan phụ trách chụp hình;      

 

  • Các Ông Phan Văn Nhơn, Hoàng Song An, Hoàng Song Hỷ, Nguyễn Duy Vinh, Vũ Xuân Tiến giúp dọn dẹp Công Trường Sài Gòn;

 

  • Ban Văn Nghệ Ottawa phụ trách văn nghệ giúp vui trong phần tiếp tân.  

Năm 2019 là dịp kỷ niệm 40 năm ngày Đô Thành Ottawa thành lập Chương Trình 4000 (Project 4000, 1979) để đón nhận 4000 người tị nạn Đông Dương, trong đó phần lớn là người Việt tị nạn, tới định cư tại Canada.  Với sự ủng hộ nhiệt thành, sự tin tưởng và cộng tác của đồng bào tại khắp nơi, và sự trợ giúp của Đô Thành Ottawa, Trung Tâm hy vọng sẽ có thể đặt viên đá đầu tiên cho Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân trong thời điểm này.  Đây cũng sẽ là công trình thứ 6 tại Ottawa của cộng đồng người Việt nói chung.  Các công trình khác gồm có:

  1. Đặt tên đường Sài Gòn (Saigon Court) (gần góc đường Queensway và Carling), 1984;
  2. Thành lập Trung Tâm Người Việt Canada, 249 Rochester St., 1987;
  3. Xây dựng Trung Tâm Gia Cư Văn Lang (31 Van Lang Private) cho quý vị cao niên và những người có lợi tức thấp, 1992; 
  4. Xây dựng Đài Kỷ Niệm Việt Nam (Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân với bức tượng Mẹ Bồng Con của Điêu Khắc Gia Phạm Thế Trung), 1995;
  5. Công Trường Sài Gòn, 2018. 

Buổi lễ đặt tên Công Trường Sài Gòn được Đài Truyền Hình CBC loan tải qua bản tin sau đây:

https://www.cbc.ca/news/canada/ottawa/vietnamese-community-unveilssaigon-square-as-museum-remains-out-of-reach-1.4816192

 

Hà Quyên

Ottawa, 15-9-2018

blank 

Ban Văn Nghệ Ottawa (Ô. Nguyễn Duy Vinh, Bà Trần Văn Đúng, Bà Thẩm Kim Thoa,             
Ô. Trần Văn Đúng, Cô Trần Phương Thu, Ô. Nguyễn Kim Khánh, Bà Nguyễn Tuyết Ngân)  trước giờ khai mạc

Hình: HQ

blank 

Ô. Lê Quốc Tuấn, Bà Bạch Tuyết Lan (Phó Chủ Tịch CĐNVTD Ottawa),                                                  

Bà Đỗ Thị Soi, Ô. Jim Watson, Bà Trần Thị Xuyến, Bà Nguyễn Thị Hà Quyên Hình: DTL

blank 

Ô. Jim Watson chụp hình lưu niệm với các quan khách và một số tham dự viên: từ trái sang phải,

Ô. Ô. Joel Harden, Trần Quốc Tuý, Bà Nguyễn Thị Hà Quyên, Ô. Ô. Mike Powell, Lê Quốc

Tuấn, KTS Paul Landry, Bà Catherine McKenney, Ô. Nguyễn Duy Vinh, Cô Trần Phương Thu,         

Ô. Yasir Naqvi, LS Vũ Đức Khanh, Ô. David Kilgour, BS Dương Đình Huy, Ô. Ô. Hà Tuấn

Chương, Lê Duy Cấn                                                                                                       Hình: DTL 

blank 

Ban Văn Nghệ Ottawa trình diễn trong phần tiếp tân

Hình: BTL

blank

Cắt bánh “Công Trường Sài Gòn”: Ô. Ô. Lê Duy Cấn, Joel Harden,                                            Bà Catherine McKenney,  Cô Trần Phương Thu

Hình: TTNVC

 blank

 

Bánh “Công Trường Sài Gòn”

Hình: TTNVC 

 

blank 

Bảng tưởng niệm Công Trường Sài Gòn

Hình: TTNVC

blank


blank
Điạ điểm tương lai của Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân, 8-9-2018             

Hình: HQ

 

blank
Các thành quả tại Ottawa của cộng đồng người Việt

Hình: (1-3): TTNVC, (4): TNQL

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.