Hôm nay,  

Câu Chuyện Trong Tù: Ra Đi Lành Lặn, Trở Về Phế Nhân

11/09/201800:00:00(Xem: 4037)
BUIPHU/VBMN

 
Nói về người tù cải tạo không bản án là phải kể đến chuyện dài nhiều tập quá bi thương, chia ly và khổ ải vô cùng tận không bao giờ diễn tả hết.

Thật vậy, sau khi Saigon sụp đổ 30 4 1975, CS cưỡng chiếm hoàn toàn miền Nam VN, ai nấy đều liên tưởng Saigon sẽ có một cuộc tắm máu như các báo chí ngoại quốc đã từng nhận định bởi vì khi họ liên tưởng đến việc CS đã gây ra cuộc thảm sát tập thể đồng bào Huế vô tội nhân dịp Tết Mậu Thân 1968 khi CS chỉ tạm chiếäm thành phố Huế có hơn 1 tháng trời và sau khi chúng tháo chạy vội vã bởi sự phản công mãnh liệt và kiêu hùng của Quân Lực VNCH đánh bật chúng ra khỏi Thành phố Huế, chúng đã để lại biết bao nhiêu đau thương mất mát cho người dân Huế vô tội với những mồ chôn tập thể rải rác khắp nơi. Sự kiện lịch sử này đã được Nhà Văn Nhã Ca, nhân chứng sống của lịch sử, đã cô đọng lại đầy đủ nội dung chi tiết xẩy ra trong cuốn hồi ký lịch sử mang tên:” Giải khăn sô cho Huế” được in lần thứ 1 tại Saigon năm 1969, và nhận lãnh giải thưởng Văn học Nghệ Thuật Quốc Gia năm 1970.của chánh phủ VNCH . Vì cố tình cưỡng chiếm cho được miền Nam VN, CS đã ngang nhiên vi phạm hiệp đinh Quốc tế Paris 1972 mà chúng mới ký kết nên CS không dám tái diễn cuộc thảm sát ở Thành phố Huế như chúng đã từng gây ra trước đây, nhưng chúng lại cố tình áp dụng một âm mưu sách lược còn thâm độc hơn bằng cách tập trung những Quân Dân, Cán Chính VNCH của chế độ cũ trong các lao tù CS với tên gọi mỹ miền là: ”Trại cải tạo” để cố tình đầy ải họ với khẩu phần ăn thiếu thốn, không thuốc men điều trị, sống cũng như bằng chết không ngoài mục đích giết người một cách khoa học không hơn không kém. Biết bao tù cải tạo vì chịu đưng kham khổ lao động khổ sai không nổi, cùng như chịu ảnh hưởng khí hậu độc địa nơi rừng sâu nước độc nên đã bất hạnh bỏ lại thân xác trong lao tù CSø, nếu có người may mắn được tha về sớm thì cũng thân tàn ma dại, cơ thể tiều tụy, suy dinh dưỡng nên cũng cần phải một thời gian điều trị, chăm sóc lâu dài mới mong ổn định lại được phần nào sức khỏe.

Ngoài ra có những anh em tù nhân bất hạnh khi được CS tha về lại trở thành phế nhân bất đắc dĩ do hậu quả sách lược thâm dộc của CS , điển hình như Trung Úy Bù, bị bệnh tâm thần thực sự, nhưng đã bị CS tàn nhẫn, vô lương tâm cho là anh giả điên rồi không ngần ngại đem nhốt anh nhiều lần trong Conex,lần sau cùng lâu nhất khoảng  3 tháng trời nên khi chúng thả anh  ra thìõ bất hạnh thay anh đã trở thành người mù lòa thực sự hoặc tù nhân T trong một công tác vô cùng nguy hiểm mà CS bắt buộc anh em tù nhân trong toán kéo hàng rào kẽm gai lẫn lộn, rải rác những trái mìn và trái phóng lựu còn sót lại trong hàng rào lâu ngày ở Trại tù An Dưỡng, anh T đã không may đạp phải trái mìn bất thần phát nổ nên phải bị cưa mất một chân, mà anh đã bị CS cưa sống chân anh (cưa dã chiến), không thuốc tê giảm đau mới tàn ác và khiếp đảm chứ! Khiến anhø đã phải cam tâm chịu cảnh hành hạ đau đớn, giẫy dụa đành đạch  y như trường hợp con gà bị cắt tiết khiến anh đã phải chết đi sống lại nhiều lần mới hồi tỉnh, sau này mỗi khi anh hồi tưởng lại sự việc tưởng chừng như đã trải qua một cơn ác mộng trong địa ngục trần gian . Các sự kiện nói trên đã được tường trình đầy đủ chi tiết trên những số tuần báo VBMN trước đây.

Nhưng chuyện kể đây lại là một trường hợp đặc biệt rất ngoại lệ mới thật là vô lý và vô duyên chứ! Một tù nhân bất hạnh vì vô ý, không ýù thức được việc làm nguy hiểm của mình nên đã để xẩy ra việc làm đáng tiếc là tự mình hủy hoại thân thể mình, anh đã vô tình hủy hoại một con mắt quý báu của mình ngoài ý muốn mà không hề hay biết. Đây là một cốt chuyện chỉ được nêu ra để chúng ta có nhận thức sáng suốt đề cao cảnh giác về việc làm vô ý thức đã làm thịệt hại ngay chính bản thân mình chứ hoàn toàn không có ý định làm tổn thương đến nỗi bất hạnh của tù nhân anh em.

Được biết trước năm 1975, chàng là một trung úy trai trẻ, đầy phong độ, từng đảm nhiệm chức vụ Trưởng cuộc CSQG Quận 5 thuộc BTL/CSQG trong chánh thể VNCH trước đây, lại là dân ăn chơi thứ thiệt, vang bóng một thời nên mọi người đã không ngần ngại đặt cho anh một danh xưng để nhớ đời: Cậu Ba Q. Nếu đất nước không có gì biến đổi, anh sẽ hưởng 1 cuộc sống vô cùng sung sướng và hạnh phúc cho đến cuối đời .Nhưng thật bất hạnh thay1 biến cố đổi đời đã xẩy ra sau 30-4-1975, anh cũng như bao nhiêu sĩ quan của chế độ trước đều phải trình diện đi ở tù trong các lao tù CS, Mọi người đều phải gánh chiu biết bao nhiêu khổ ải và bị kiềm chế mất hết tự do. Thật còn gì thấm thía hơn câu cổ nhân thường nói: nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại. Vì không ý thức được sự nguy hiểm của việc làm, lại không am tường về chất nổ cũng ví như là điếc không sợ súng, hơn nữa khi tham vọng cá nhân lại làm mờ lý trí, trung úy nhà ta nhân một buổi trưa hè nóng bức, chờ đến khi anh em bạn tù đang ngon giấc nghỉ trưa, anh bèn len lén đem theo ống phóng lựu M79 mà anh lượm được trong thời gian đi lao động bên ngoài, rồi ngồi bên gần cửa lán tù, khoan thai dùng cưa sắt cưa qua cưa lại làm sao cho đứt hẳn phần cuối ống phóng lựu có kíp nổ để có thểû chế biến làm thành ống thuốc lào, được gọi là: “điếu cầy” hầu có thể hút thuốc lào được tự do thoải mái bất cứ lúc nào không phải lệ thuộc hút ké anh em bạn tù như trước đây nữa.

Không ngờ đây chính là giây phút định mệnh mà anh phải nhận lãnh hậu quả vô cùng thảm khốc mà anh không lường trước được vì khi anh cưa chạm phải kíp nổ ống phóng lựu thì bất thần một tiếng nổ lớn phát ra làm rung động cả trại, đánh thức mọi người đang ngon giấc ngủ trưa, khói thuốc nổ tỏa ra  mù mịt bao phủ cả mặt mày khiến anh đau đớn hai tay ôm mặt ngã quỵ ngay bên cạnh cửa lán.

Nghe tiếng nổ lớn, mấy tên cán ngố hốt hoảng không hiểu chuyện gì xẩy ra, chúng bèn chạy vội vã ngay đến hiện trường không chậm trễ, khi đến nơi chúng thấy anh đang nằm sõng soài dưới mặt đất cạnh cửa lán tù, hai tay ôm mặt rên la thảm thiết, chúng bèn hối thúc anh em tù nhân trong lán khiêng anh lên ngay trạm xá trại cấp cứu kịp thời.

Tại đây, sau khi khám bệnh, cán bộ y tế trại nhận xét thấy một con mắt của anh đã bị khói chất nổ làm hư hỏng hoàn toàn vô phương cứu chữa, chúng bèn đề nghị anh nên móc con mắt hư hỏng ấy đi nếu không sau này sẽ ảnh hưởng không tốt đến con mắt1ành lặn hiện tại. Anh thật phân tâm, bối rối nên sau đôi phút trầm ngâm tính toán điều hơn lẽ thiệt, giả sử nếu móc đi một con mắt trông nó thật quái đản và dị hợm làm sao ấy, ngoài ra anh còn độc thân, lại sợ sẽ ảnh hưởng lớn lao trực tiếp đến tương lai của đời mình nên không cần đắn đo thêm nữa, anh quyết định không móc con mắt hư hỏng và chấp nhận cam tâm gánh chịu với số mạng không may của đời mình rồi sau này sẽ ra sao thì ra. Cuối cùng tên cán bộ y tế CS đành phải chấp thuận đáp ứng thỏa đáng lời yêu cầu của anh và tiếp tục giúp đỡ, cố gắng điều trị con mắt hư của anh cho đến khi lành bệnh.

Sau khi mãn án tù cũng như bao nhiêu anh em chiến hữu khác, có người gặp lại anh thấy anh ta vẫn còn phong độ, ăn mặc vẫn còn tươm tất sang trọng đâu có khác gì cậu Ba Q trước đây, nhưng bây giờ có điểm rất đặc biệt ít người quan tâm để ý, là anh thường xuyên đeo kiếng đenbản lớn trông rất ngầu, nhưng thấy vậy mà không phải vậy vì cậu Ba Q bây giờ chỉ còn độc nhất một con mắt mà thôi.

Còn gia cảnh anh được biết vẫn còn khá giả nên dù qua tuổi ngũ tuần anh vẫõn không khó khăn trong việc lập gia đình với cô vợ trẻ và có cuộc sống thật sung sướng và hạnh phúc với người hôn phối mà anh lựa chọn. Thời gian về sau, bạn bè và chiến hữu cùng ít gặp anh thường xuyên, có lẽ anh cũng có ý định lánh mặt mọi người và có thể anh đã di chuyển đến định cư ở một phương trời vô định nào đó hầu có thể được sống yên phận đầy tủi nhục với số phận tàn phế do chính bản thân anh gây ra mà anh phải cam tâm nhận lãnh hậu quả về việc làm vô ý của mình cho tới suốt cả cuộc đời.

BUIPHU/VBMN

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.