TT Thành, WA
Ai ơi chớ phí của trời
Dù cho hạt muối cũng từ mồ hôi
Thiệt tình tui phải nói là cha nội này kỳ lạ thiệt! Hắn cũng có nhà cữa, xe cộ đàng hoàng như mọi người mà lại ...đi bươi thùng rác! Tui mà như ‘chả’ tui mắc cở thấy bà luôn. Ai đời có người ‘đàng hoàng’ nào mà đi làm chuyện đáng... mắc cở như chả? Theo tui thì ‘người đàng hoàng’ không bao giờ lại đi làm cái chuyện... ruồi bu đó, muốn gì thì cứ vô tiệm mua cho nó ... đàng hoàng. Chính vì vậy mà tui thường theo dỏi để ý chả coi chả ‘bươi mót’ như thế nào.
Phải nói cho công bằng là chả bươi mấy thùng rác chứa đồ phế thải nhiều nhứt. Mấy chợ bán vật dựng xây dựng như Lowe’s hay Home Depot là nơi ‘hành nghề’ của hắn. Hắn lục lọi trong mấy thùng rác đó để lượm nào là cây, ván, tấm nylông, bao phân bón cây rách còn phân nữa đất phân trong đóvân vân và nhiều thứ khác nữa. Có khi hắn ‘trúng mánh’ vớ được mấy cây kiểng héo vì thiếu nước mà gía cũng hơn chục đồng rồi chở về tưới tắm, chăm sóc cho chúng xanh tươi trở lại. Mùa đông lạnh hắn đi gom mấy thanh cây cắt vụn ở một xưởng là khung cữa ở khu kế cận đem về là củi mồi cho lò sưởi trong nhà. Thanh nào còn tốt, thẳng thóm hắn dùng làm nẹp hay đóng khung cho tranh vẽ. Có lần hắn gặp hên nhặt được một xe những thanh gỗ cắt ngay ngắn đồng đều cở, bào láng thật đẹp. Sau đó ít lâu, tôi cần đóng hàng lan can cho maí che sau nhà, tôi sang xin hắn một mớ về xài cũng đở tốn được mớ tiền.
Có lần tôi đành bạo hỏi hắn xem lý do nào hắn trở thành ‘ hồng thất công’ như vậy thì hắn tâm sự với tôi rằng:
- Mình bị cải tạo nhiều năm nên lúc nào cũng bị ám ảnh bởi những thiếu thốn dai dẳng khi còn trong tù. Qua tới đây lúc nào mình cũng thấy qúi mọi thứ. Mình nghỉ là những thứ mà người bỏ đi biết đâu lại chẳng có lúc mình cần. Đi lượm nhặt như vậy coi ‘kỳ ‘ một chút nhưng chẳng có gì phi pháp cả hay xấu hổ cả... Có một vài lần mình xem những phóng sự trên ti vi về hội những người đi lượm nhặt, kể cả rau củ vứt bỏ ở các chợ bán thực phẩm, mà bồ biết không, những người đó có nghề nghiệp đàng hoàng chớ không phải dân bị hôm- lết. Họ cho biết là phí bỏ thực phẩm trong khi biết bao nhiêu người và trẻ con ở các xứ nghèo đang thiếu ăn là một chuyện không nên. Theo con số của chương trình phóng sự “Close In” trên đài KCTS9, WA thì mỗi năm thành phố Seattle lãng phí thực phẩm cả trăm ngàn đô-la. Ở một phóng sự ngắn khác, có anh chàng ban ngày là kỷ sư nhưng ban đêm anh ta đi lục loại các thùng rác của các cữa hàng bán đồ điện tử để tìm những thứ chỉ bị móp méo hay hết pin về sài. Thấy đồ anh ta lượm mà mình ‘phát thèm‘! Mình thấy ‘lối sống’ này có ý nghĩa của nó và thích hợp với mình...
Mình còn nhớ cái ‘nghiệp’ lượm nhặt của mình bắt đầu hồi mình còn ‘se’ phòng ở chung với người để đi học hồi mới qua Mỹ. Một hôm khi mình tình cờ thấy một cá bàn nhỏ rất gọn để ngồi viết bài trong cái thùng chứa đồ phế thải của khu áp-pạt- măng liền lôi ra đem về phòng. Chỉ cần đặt cây đèn lên rồi mình ngồi bẹp xuống thảm là có chỗ làm bài. Từ đó cứ vài ngày là mình lại đi ra thăm dò ‘cái kho’ lộ thiên đó để tìm vật dụng về xài... Hồi mình bị bắt vì vượt biển, mình cũng thu lượn mấy vỏ chai không để đưa cho ba mình đem về dùng. Mình biết rằng đi thăm nuôi mình là cả một sự hy sinh lớn lao của gia đình, nhứt là khi ông bà ở trong cảnh già yếu đầy túng thiếu và cô đơn.
Thôi nghe hắn nói như vậy cũng được đi nhưng ... hắn ta còn đi xa thêm một bước nữa. Thiên hạ đi mua đồ ga-ra xeo thì hắn lại đi lượm đồ “Free” ở ga-ra xeo! Thường nhà nào mở bán ga-ra xeo vào cuối tuần đều có bỏ ra ít món tạp nhạp không đáng gía để cho không với bản đề chữ “Free”. Hắn thích lục lạo mấy đám đồ “Free” đó tìm mấy thứ lặt vặt như cây viết, cục gôm, cọ vẽ, cái dĩa, khung hình vân vân về xài. Trong đám đồ cho không đó mà lại cũng có nhiều cái hay hay lắm như có lần đang cần một cái máy nướng bánh thì hắn lượm được một lò nướng bánh xăng-quít còn chạy tốt mà chủ nhân lười không chỉ cần chịu khó chùi cọ than đen đóng mấy vĩ lò nên bỏ nó cho rồi. Rồi nào là búa gãy cán, kềm rỉ sét...hắn tha hồ lấy đem về ‘rờ tút’ lại xài thoải mái.
_ Cái khoái của mình là ở chỗ đó. Giống như ‘tìm được hạt li ti vàng trong đống bùn vậy’. Thích lắm anh à! Mỗi người có thú vui riêng cho mình. Thú vui của mình là như vậy đó.
Tôi bổng tò mò không biết vợ của hắn có cằn nhằn gì hắn không. Có bửa thấy hắn vui vui nên tôi hỏi đại:
_ Anh đi thu lượm như vậy chị nhà có nói gì anh không?
Hắn trả lời tỉnh bơ:
_ Có chớ! Bả cự tôi dữ lắm. Có lúc gây lộn nữa! Lâu lâu bả thu gom ‘chiến lợi phẩm’ của tôi đem bỏ thùng rác hết! Nhưng rồi chứng nào vẫn tật đó anh à! Ngựa quen đường cũ mà.
Như vậy thì đành chịu thua. Thầy chạy cha nội này rồi! Tuy nhiên càng suy nghỉ về chả tôi thấy ...hắn cũng có lý. Thói quen tạo cho mình nhu cầu không cần yếu và lãng phí, lâu ngày có thể sẽ thiệt hại đến ngân qũy gia đình. Như trường hợp của tôi đã về hưu với số tiền không cao thì tằn tiện trong cuộc sống của mình là điều gần như là bắt buộc. Tuổi cao nên nhu cầu không là bao nhưng bịnh hoạn là chuyện xãy ra không tránh được và không biết lúc nào. Bảo hiểm y tế của chánh phủ có là bao nếu bị bịnh nặng phải nằm bịnh vjện thì chắc phải mắc nợ suốt cuộc đời còn lại. Cho nên ngoài việc giữ gìn sức khỏe tôi còn phải chi li trong việc tiêu xài phòng trường hợp bị ‘tối lửa tắt đèn’. Người ta thường nói rất đúng là ‘lổ nhỏ làm đắm thuyền’ , một xu bỏ ra dùng không đúng chỗ lâu năm nhiều tháng sẽ thành bạc trăm mà ta không biết nó chạy vào đâu !
Tôi có anh bạn làm ăn kiếm ra nhiều tiền nhưng vì ăn xài không suy tính kỷ nên lại cứ bị thiếu hụt hoài. Còn một bà chị mà tôi quen, đã về hưu với số tiền thật là tương đối nhưng lại biết tằn tiện, suy tính kỷ trong việc chi tiêu hàng ngày nên dù không sống được phủ phê nhưng lúc nào cũng có thể gọi là ‘đủ’. Chị ấy trống rau cải trong sân nhà để cung cấp cho những bửa ăn, có khi cho tặng cả tôi, nào là dấp cá, tía tô, vân vân. Còn anh bạn kia mỗi tuần đều lên Seattle đi mua rau qủa ê hề có khi để đến hư thối mà không hề ăn tới. Tôi nhớ không lầm là tục ngử Anh có câu: “Waste not, want not”, xin tạm dịch là “Đừng lãng phí cũng đừng tạo ra nhu cầu” sao thấy nó giống như cách sống của thằng cha này quá. Mà nghỉ cho cùng thì ai cũng có quyền có ý kiến khi nhận xét về người khác nhưng cuối cùng thì cuộc sống cá nhân vẫn là thuộc về mình. Ở xứ người vì sinh kế khó khăn, hình như mọi người chúng ta đa số đều phải ‘ tự túc để tự sinh tồn’. Sống như thằng cha này tuy có ‘kỳ thiệt’ nhưng ở hoàn cảnh của chả thì coi vậy mà lại... chẳng đặng đừng!
Có lần qua nhà hắn chơi tôi thấy tô nhìn mấy cái túi ny-lông Ziplock đã giặt sạch đang treo phơi, hắn liền giải thích:
- Mấy cái túi đó để đựng rau cũng tốt lắm đó anh. Bỏ vô tủ lạnh rau lâu hư lắm. Thứ bao đó mua một hộp cũng phải mấy đồng!
Hắn còn cho tôi biết thêm là khi đi chợ hắn thường lại nơi bán trái cây hợi bị úng với gía một đồng một túi để mua. Hắn nói:
- Tuy nó bị hơi úng một chút nhưng ăn vẫn còn được dù không ngon như khi cò tươi anh à.
Nhìn qua góc nhà, tôi thấy một chồng thùng giấy cạc-tông đủ kích cở, tôi hỏi hắn để là gì. Hắn cười cười:
- Mình để đựng hồ sơ, tài liệu, sách báo cũ đó anh. Tiện và gọn lắm, vậy mà có khi cần kiếm không ra đâu. Vào dịp Giáng Sinh, Tết, để đựng quà gởi tặng biếu cũng lợi lắm. Bà xả mình cự hoài nhưng tới khi bả cần bả lại hỏi mình! Lúc nào anh cần cứ nói mình. Ở chợ bán sỉ thếu giống gì.
Có lần tôi nghe bà vợ của hắn than phiền:
- Tôi bực ổng vô cùng ...nhưng nói hoài ổng không nghe...thật là con người kỳ lạ!
Tôi cũng đồng ý với chị ấy:
- Chị nói đúng...cha này kỳ lạ thiệt!
Ai ơi chớ phí của trời
Dù cho hạt muối cũng từ mồ hôi
Thiệt tình tui phải nói là cha nội này kỳ lạ thiệt! Hắn cũng có nhà cữa, xe cộ đàng hoàng như mọi người mà lại ...đi bươi thùng rác! Tui mà như ‘chả’ tui mắc cở thấy bà luôn. Ai đời có người ‘đàng hoàng’ nào mà đi làm chuyện đáng... mắc cở như chả? Theo tui thì ‘người đàng hoàng’ không bao giờ lại đi làm cái chuyện... ruồi bu đó, muốn gì thì cứ vô tiệm mua cho nó ... đàng hoàng. Chính vì vậy mà tui thường theo dỏi để ý chả coi chả ‘bươi mót’ như thế nào.
Phải nói cho công bằng là chả bươi mấy thùng rác chứa đồ phế thải nhiều nhứt. Mấy chợ bán vật dựng xây dựng như Lowe’s hay Home Depot là nơi ‘hành nghề’ của hắn. Hắn lục lọi trong mấy thùng rác đó để lượm nào là cây, ván, tấm nylông, bao phân bón cây rách còn phân nữa đất phân trong đóvân vân và nhiều thứ khác nữa. Có khi hắn ‘trúng mánh’ vớ được mấy cây kiểng héo vì thiếu nước mà gía cũng hơn chục đồng rồi chở về tưới tắm, chăm sóc cho chúng xanh tươi trở lại. Mùa đông lạnh hắn đi gom mấy thanh cây cắt vụn ở một xưởng là khung cữa ở khu kế cận đem về là củi mồi cho lò sưởi trong nhà. Thanh nào còn tốt, thẳng thóm hắn dùng làm nẹp hay đóng khung cho tranh vẽ. Có lần hắn gặp hên nhặt được một xe những thanh gỗ cắt ngay ngắn đồng đều cở, bào láng thật đẹp. Sau đó ít lâu, tôi cần đóng hàng lan can cho maí che sau nhà, tôi sang xin hắn một mớ về xài cũng đở tốn được mớ tiền.
Có lần tôi đành bạo hỏi hắn xem lý do nào hắn trở thành ‘ hồng thất công’ như vậy thì hắn tâm sự với tôi rằng:
- Mình bị cải tạo nhiều năm nên lúc nào cũng bị ám ảnh bởi những thiếu thốn dai dẳng khi còn trong tù. Qua tới đây lúc nào mình cũng thấy qúi mọi thứ. Mình nghỉ là những thứ mà người bỏ đi biết đâu lại chẳng có lúc mình cần. Đi lượm nhặt như vậy coi ‘kỳ ‘ một chút nhưng chẳng có gì phi pháp cả hay xấu hổ cả... Có một vài lần mình xem những phóng sự trên ti vi về hội những người đi lượm nhặt, kể cả rau củ vứt bỏ ở các chợ bán thực phẩm, mà bồ biết không, những người đó có nghề nghiệp đàng hoàng chớ không phải dân bị hôm- lết. Họ cho biết là phí bỏ thực phẩm trong khi biết bao nhiêu người và trẻ con ở các xứ nghèo đang thiếu ăn là một chuyện không nên. Theo con số của chương trình phóng sự “Close In” trên đài KCTS9, WA thì mỗi năm thành phố Seattle lãng phí thực phẩm cả trăm ngàn đô-la. Ở một phóng sự ngắn khác, có anh chàng ban ngày là kỷ sư nhưng ban đêm anh ta đi lục loại các thùng rác của các cữa hàng bán đồ điện tử để tìm những thứ chỉ bị móp méo hay hết pin về sài. Thấy đồ anh ta lượm mà mình ‘phát thèm‘! Mình thấy ‘lối sống’ này có ý nghĩa của nó và thích hợp với mình...
Mình còn nhớ cái ‘nghiệp’ lượm nhặt của mình bắt đầu hồi mình còn ‘se’ phòng ở chung với người để đi học hồi mới qua Mỹ. Một hôm khi mình tình cờ thấy một cá bàn nhỏ rất gọn để ngồi viết bài trong cái thùng chứa đồ phế thải của khu áp-pạt- măng liền lôi ra đem về phòng. Chỉ cần đặt cây đèn lên rồi mình ngồi bẹp xuống thảm là có chỗ làm bài. Từ đó cứ vài ngày là mình lại đi ra thăm dò ‘cái kho’ lộ thiên đó để tìm vật dụng về xài... Hồi mình bị bắt vì vượt biển, mình cũng thu lượn mấy vỏ chai không để đưa cho ba mình đem về dùng. Mình biết rằng đi thăm nuôi mình là cả một sự hy sinh lớn lao của gia đình, nhứt là khi ông bà ở trong cảnh già yếu đầy túng thiếu và cô đơn.
Thôi nghe hắn nói như vậy cũng được đi nhưng ... hắn ta còn đi xa thêm một bước nữa. Thiên hạ đi mua đồ ga-ra xeo thì hắn lại đi lượm đồ “Free” ở ga-ra xeo! Thường nhà nào mở bán ga-ra xeo vào cuối tuần đều có bỏ ra ít món tạp nhạp không đáng gía để cho không với bản đề chữ “Free”. Hắn thích lục lạo mấy đám đồ “Free” đó tìm mấy thứ lặt vặt như cây viết, cục gôm, cọ vẽ, cái dĩa, khung hình vân vân về xài. Trong đám đồ cho không đó mà lại cũng có nhiều cái hay hay lắm như có lần đang cần một cái máy nướng bánh thì hắn lượm được một lò nướng bánh xăng-quít còn chạy tốt mà chủ nhân lười không chỉ cần chịu khó chùi cọ than đen đóng mấy vĩ lò nên bỏ nó cho rồi. Rồi nào là búa gãy cán, kềm rỉ sét...hắn tha hồ lấy đem về ‘rờ tút’ lại xài thoải mái.
_ Cái khoái của mình là ở chỗ đó. Giống như ‘tìm được hạt li ti vàng trong đống bùn vậy’. Thích lắm anh à! Mỗi người có thú vui riêng cho mình. Thú vui của mình là như vậy đó.
Tôi bổng tò mò không biết vợ của hắn có cằn nhằn gì hắn không. Có bửa thấy hắn vui vui nên tôi hỏi đại:
_ Anh đi thu lượm như vậy chị nhà có nói gì anh không?
Hắn trả lời tỉnh bơ:
_ Có chớ! Bả cự tôi dữ lắm. Có lúc gây lộn nữa! Lâu lâu bả thu gom ‘chiến lợi phẩm’ của tôi đem bỏ thùng rác hết! Nhưng rồi chứng nào vẫn tật đó anh à! Ngựa quen đường cũ mà.
Như vậy thì đành chịu thua. Thầy chạy cha nội này rồi! Tuy nhiên càng suy nghỉ về chả tôi thấy ...hắn cũng có lý. Thói quen tạo cho mình nhu cầu không cần yếu và lãng phí, lâu ngày có thể sẽ thiệt hại đến ngân qũy gia đình. Như trường hợp của tôi đã về hưu với số tiền không cao thì tằn tiện trong cuộc sống của mình là điều gần như là bắt buộc. Tuổi cao nên nhu cầu không là bao nhưng bịnh hoạn là chuyện xãy ra không tránh được và không biết lúc nào. Bảo hiểm y tế của chánh phủ có là bao nếu bị bịnh nặng phải nằm bịnh vjện thì chắc phải mắc nợ suốt cuộc đời còn lại. Cho nên ngoài việc giữ gìn sức khỏe tôi còn phải chi li trong việc tiêu xài phòng trường hợp bị ‘tối lửa tắt đèn’. Người ta thường nói rất đúng là ‘lổ nhỏ làm đắm thuyền’ , một xu bỏ ra dùng không đúng chỗ lâu năm nhiều tháng sẽ thành bạc trăm mà ta không biết nó chạy vào đâu !
Tôi có anh bạn làm ăn kiếm ra nhiều tiền nhưng vì ăn xài không suy tính kỷ nên lại cứ bị thiếu hụt hoài. Còn một bà chị mà tôi quen, đã về hưu với số tiền thật là tương đối nhưng lại biết tằn tiện, suy tính kỷ trong việc chi tiêu hàng ngày nên dù không sống được phủ phê nhưng lúc nào cũng có thể gọi là ‘đủ’. Chị ấy trống rau cải trong sân nhà để cung cấp cho những bửa ăn, có khi cho tặng cả tôi, nào là dấp cá, tía tô, vân vân. Còn anh bạn kia mỗi tuần đều lên Seattle đi mua rau qủa ê hề có khi để đến hư thối mà không hề ăn tới. Tôi nhớ không lầm là tục ngử Anh có câu: “Waste not, want not”, xin tạm dịch là “Đừng lãng phí cũng đừng tạo ra nhu cầu” sao thấy nó giống như cách sống của thằng cha này quá. Mà nghỉ cho cùng thì ai cũng có quyền có ý kiến khi nhận xét về người khác nhưng cuối cùng thì cuộc sống cá nhân vẫn là thuộc về mình. Ở xứ người vì sinh kế khó khăn, hình như mọi người chúng ta đa số đều phải ‘ tự túc để tự sinh tồn’. Sống như thằng cha này tuy có ‘kỳ thiệt’ nhưng ở hoàn cảnh của chả thì coi vậy mà lại... chẳng đặng đừng!
Có lần qua nhà hắn chơi tôi thấy tô nhìn mấy cái túi ny-lông Ziplock đã giặt sạch đang treo phơi, hắn liền giải thích:
- Mấy cái túi đó để đựng rau cũng tốt lắm đó anh. Bỏ vô tủ lạnh rau lâu hư lắm. Thứ bao đó mua một hộp cũng phải mấy đồng!
Hắn còn cho tôi biết thêm là khi đi chợ hắn thường lại nơi bán trái cây hợi bị úng với gía một đồng một túi để mua. Hắn nói:
- Tuy nó bị hơi úng một chút nhưng ăn vẫn còn được dù không ngon như khi cò tươi anh à.
Nhìn qua góc nhà, tôi thấy một chồng thùng giấy cạc-tông đủ kích cở, tôi hỏi hắn để là gì. Hắn cười cười:
- Mình để đựng hồ sơ, tài liệu, sách báo cũ đó anh. Tiện và gọn lắm, vậy mà có khi cần kiếm không ra đâu. Vào dịp Giáng Sinh, Tết, để đựng quà gởi tặng biếu cũng lợi lắm. Bà xả mình cự hoài nhưng tới khi bả cần bả lại hỏi mình! Lúc nào anh cần cứ nói mình. Ở chợ bán sỉ thếu giống gì.
Có lần tôi nghe bà vợ của hắn than phiền:
- Tôi bực ổng vô cùng ...nhưng nói hoài ổng không nghe...thật là con người kỳ lạ!
Tôi cũng đồng ý với chị ấy:
- Chị nói đúng...cha này kỳ lạ thiệt!
Gửi ý kiến của bạn