Hôm nay,  

Nhớ Sông Dinh

07/11/201700:00:00(Xem: 5957)
Đường Du Bình

 
Theo lịch trình hành hương, hôm nay là ngày đi lên phố cổ Mandalay, miền trung Miến Điện. Mọi người thức dậy thật sớm tập trung tại phòng khách chờ xe buyt. Khách dậy quá sớm, nhà bếp của khách sạn chưa làm việc, nước nóng cũng chưa có để điểm tâm nên Thượng Toạ Trưởng đòan hành hương, phát cho mỗi người hai trái chuối ăn lót dạ. Một lúc sau khỏang 5 giờ sáng xe buýt đến, mọi người lôi hành lý lên xe. Từ giã khách sạn Yarkintha của phố củ Bagan, xe chạy dưới ánh đèn đường sáng rực rở nhưng đường vắng tanh, giờ này dân địa phương đang yên ngủ. Trong chốc lát xe đã chạy ra ngoại ô và chuyển lên quốc lộ đi về hướng Mandalay.

Xe đang chạy ngon trớn bỗng dưng chậm lại, tôi nhìn xa bên trong làng thấy nhiều ngôi nhà mái tole trong sương mù. Vài em nhỏ đua nhau chạy ra cổng làng. Tôi đưa máy ảnh tập trung tầm nhìn quan sát thật kỹ mới nhận ra trong sương mù có một đoàn sư trẻ đi khất thực. Đi đầu là một vị sư trưởng, hơn chục sư trẻ theo sau, có sư còn rất trẻ. Với hai tay ôm bình bát trước ngực, chậm rải từng bước đi; đoàn sư mỗi ngày khởi hành từ rạng đông để kết thúc về chùa trước canh Ngọ. Một nử thí chủ tay trái cầm giỏ thức ăn, tay phải trân trọng đặt món quà vào bình bát, miệng bà thì thầm đọc kinh. Vị sư trẻ nhận xong thức ăn cất chân bước tới vài bước rồi dừng lại để người khác có dịp bước tới thí chủ. Với những dáng điệu ấy, hết người này đến người khác. Nử thí chủ tiếp tục cúng dường cho đến vị sư cuối cùng trong đoàn khất thực.

Xe buyt nhấn ga phóng nhanh vượt qua đoàn sư khất thực. Hình ảnh ghi lại trong chiếc máy ảnh của tôi cho thấy cuộc sống ở nơi này thật thanh bình. Không giống như quê tôi. Hai khung trời và hai hoàn cảnh thật khác biệt.

Mùa Xuân Miến Điện trời xanh gió mát. Mặt trời buổi sáng lên cao chiếu sáng vào những ngọn tháp sừng sững trên đồi làm khung cảnh đẹp như bức tranh. Xe chạy qua nhiều xóm làng và phố nhỏ. Dọc theo xa lộ hai bên là rừng xanh lá thấp, có nơi hoang vu. Xa xa trong làng một cụm khói bốc lên cao, một chiếc xe bò lăn bánh tịch tan bên đường mòn. Chiếc xe bò giống như những chiếc xe bò ngày xưa đi chở lúa trên xã Ninh Hưng ở Huyện Ninh Hòa quê tôi. Mặt trời xuống dần phía Tây. Xe chạy vào thành phố Mandalay vào giờ cao điểm. Đường xá đông đảo với nhiều xe. Người đi bộ tấp nập hai bên đường. Bác tài cho xe chạy chậm, từ từ rướn vào sân của khách sạn Irrawaddy River View. Dưới ánh nắng vàng của mặt trời, các chư tăng và hai mươi lăm phật tử, từ nhiều nơi trên thế giới, theo thầy đi hành hương đều mệt mỏi, chậm chạp từng bước xuống xe.

Khách sạn Irrawaddy River View đối diện với con sông Irrawaddy, đây là con sông dài ngàn dặm, hùng vĩ xuất phát từ cao nguyên từ phía bắc, nó chảy qua thành phố Mandalay và qua nhiều thành phố miền nam của Miến Điện; nó xuyên qua thủ đô Yangon để rồi hòa nhập vào đại dương của vịnh Martaban. Tôi băng qua đường rồi đi dọc theo bờ sông quan sát, tôi thấy hàng quán ở đây lụp xụp, tạm bợ - có quán bán cà phê và nước ngọt, có quán bán thức ăn. Trong quán có mấy thực khách nam vận sarong cười đùa trò chuyện, quán kế bên có một đám người trẽ mắt châm châm tự sướng với cái màn ảnh nhỏ xíu.


Đi thêm mấy bước ra bờ sông mới thấy cát của con sông này đã bị người ta nạo vét  đưa vào bờ. Nhiều đống cát cao bằng mặt đường làm mất vẻ đẹp của thành phố. Thật là tội nghiệp cho nước này đã bị Liên Hiệp Quốc cấm vận hơn hai mươi lăm năm qua nên cát không được xuất cảng. Kinh tế của nước này bị suy sụp, ngành xây dựng bị hạn chế, cát không được xử dụng nên tích lủy thành bải cát trắng rộng lớn.  Một số người lợi dụng thời cơ cấm dùi trên bãi cát, vài căn chòi đơn sơ dựng lên để che nắng, thật là bi thảm cho những mảnh đời bị cấm vận. Gió từ ngoài sông thổi vào bờ mát rợi hất tung mấy chiếc áo quần phơi trên bãi cát. Dưới ánh chiều tà, mấy cầu thủ tí hon quần sà lỏn áo thun bụi bậm tranh nhau trái banh bị xì hơi, một em cố tình đá trái banh làm cho cát tung toé lên rồi cả đám lăng ra bải cát cười hô hố khiến tôi nhớ lại một buổi chiều thời niêu thiếu tôi và mấy bạn rong chơi trên bãi cát bên làng Vỉnh Phú thị xã Ninh Hòa quê tôi năm xưa.

Mặt trời treo trên đầu núi, một vòng hào quang màu vàng cam thu nhỏ nó báo hiệu màn đêm sắp đến, ánh mặt trời phản chiếu trên sông, một chiếc ghe câu về muộn giửa dòng sông. Người ta thường nói, người giống người, cảnh vật có nơi từa tựa giống nhau khiên tôi mơ tưởng con sông Irrawaddy Miến Điện như sông Dinh Ninh Hòa quê tôi.

Nhớ lại cái hôm chơi trên bải cát Vĩnh Phú bên bờ sông Dinh mà vui. Giữa lúc lính Tây hành quân tảo thanh du kích Việt Minh chung quanh huyện Ninh Hòa, thế mà đội banh của lính Tây Lê Dương cũng hẹn quyết đấu để trả thù đội banh huyện Ninh Hòa. Tin đồn Tây (đội banh Tây Lê Dương) quyết trả thù được loan ra khiến cho nhiều người hăng máu, họ rủ nhau đi coi chật nít sân banh.

Trận banh hôm đó diễn ra thật sôi nổi. Hôm đó đội banh Ninh Hòa do ông Àn vai tiền phong, ông đang chạy giữa sân, chú Hai Cát chạy gốc phải đưa banh thật mạnh qua gốc trái cho chú Chín Cu; chú Chín nhanh nhẹn lùa banh qua mặt ông Tây đội mủ bê rê đen cao một thướt tám. Chú Chín thộc trái banh vào giữa cho ông Àn, ngay lập tức ông Àn kê nhẹ bàn chân phải đưa trái banh thẳng vào lưới địch, tiếng vỗ tay vang rền một gốc trời. Đội banh Ninh Hòa thắng vẻ vang, dân chúng hồ hởi ra về, một số người tấp vào khu giãi trí Vỉnh Phú kế bên sát phạt đỏ đen, tôi và đám nạn quá vui mừng, bu quanh mấy ông cầu thủ hoang hô tiễn đưa cầu thủ ra về, rồi rủ nhau ra bải cát Vỉnh Phú bên bờ sông Dinh vui chơi thỏa thích mãi đến tối mới về.

Tôi xin chân thành gởi tất cả tình thương aí mộ đến các cầu thủ của đội banh Ninh Hòa năm xưa. Gồm có Ông Àn, Chú Chín Cu, Chú Hai Cát, anh Ba Tuông, anh Ba Quón, anh Trúc Thọ, anh Mành, anh Bảy thợ may, anh Mười Sang, anh Ba Bữu, anh Năm Hà, anh Bảy Nghi, chú Năm Tịnh, anh Hòa và anh Mỹ Xóm Rượu. Thành thật cáo lổi người Thủ Môn và một vài người trong đội banh Ninh Hòa năm xưa tôi không nhớ tên.

Kỷ niệm hành hương Miến Điện tháng 3 năm 2013  với các em - Hào, Mai, Ngọc Diệp và Ngọc Chi.

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
Nhìn vào sự xuất hiện, sinh trưởng và tồn tại của chế độ cộng sản ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận đã có sự tương đồng với những thông tin tóm lược vừa nói về bệnh ung thư của con người...
Tôi tình cờ nhìn thấy hình Nguyễn Thúy Hạnh đang lơn tơn đẩy một cái xe cút kít đầy ắp bưởi (trên trang RFA) trong một cuộc phỏng vấn do Tuấn Khanh thực hiện, vào hôm 19 tháng Giêng năm 2021. Bên dưới tấm ảnh này không có lời ghi chú nào về thời điểm bấm máy nên tôi đoán có lẽ đây là lúc mà cô em đang hớn hở đến thăm vườn bưởi của họ Trịnh (ở Hòa Bình) vào “thuở trời đất (chưa) nổi cơn gió bụi”!
Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với cuộc tranh chấp nội bộ trong kế hoạch tìm người kế nhiệm lãnh đạo khóa đảng XIV, nhiệm kỳ 2026-31. Những tranh chấp này được giữ kín để tránh hoang mang nội bộ. Chúng bộc phát ngay tại các Đại hội đảng địa phương và các ban đảng từ tháng 10 năm 2023...
Cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 8 tại Đài Loan đã được tổ chức vào ngày 13/1 với kết quả là ông Lại Thành Đức Phó chủ tịch Đảng Dân tiến (Democratic Progressive Party, DPP) thắng cử...
Chúng ta đang làm nhân chứng cho một cuộc bầu cử kỳ quặc và đa sự chưa từng xảy ra trong lịch sử đầu phiếu ở Hoa Kỳ. Có thể nói, không chỉ lịch sử, mà rộng lớn hơn, chính là "sự cố" văn hóa chưa từng thấy. Bước vào năm 2024, sự tranh đua giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ càng gay go, khốc liệt với âm mưu, độc kế, thủ đoạn, ám toán, bôi nhọ, mánh mung, để xem ai sẽ là chủ nhân của ngôi Nhà Trắng trong bốn năm tới. Tất cả những ý nghĩ, hành vi đó đều gôm vào chính sách, chiến lược và chiến thuật vận động bầu cử. Bạn đọc sẽ có dịp theo dõi các thầy bàn người Mỹ và thầy bàn người Việt (trong và ngoài nước) phong phú hóa, hư cấu hóa, ảo tưởng hóa về việc bầu cử, tạo ra câu chuyện nửa thực, nửa hư, thú vị, bất ngờ với giận dữ và thất vọng, sung sướng và buồn bã, rung đùi và cụng ly, nguyền rủa và chửi bới, vân vân. Thông thường những luận lý, âm mưu, phê phán, dự đoán đó… được mổ xẻ qua kiến thức và kinh nghiệm tây phương, nơi có hàng ngàn sách vở nghiên cứu chính trường, chính đạo,
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.