Hôm nay,  

Cuộc tranh tài lướt sóng US OPEN 2017

8/23/201708:33:00(View: 7100)
Cuộc tranh tài lướt sóng US OPEN 2017
 
Thanh Thư thực hiện
 

Trận thi đấu chọn Quán quân giải US Open of Surfing 2017 vừa diễn ra tại Huntington Beach, California từ July, 29 cho tới August 6, 2017. Hai người thắng giải năm nay có quốc tịch Hoa Kỳ đã mang lại vẻ vang cho quận nhà là Sage Erickson (giải nữ)của Quận Ventura và Kanoa Iragashi (giải nam) của Quận Cam đều thuộc tiểu bang California. Kanoa được giải mang về 100 ngàn đô, còn Sage mang về 60 ngàn đô. Giải thi đấu năm nay do công ty VANS là một thương hiệu chuyên về thời trang nam nữ, giầy dép bảo trợ. The Vans US Open of Surfing là một cuộc thi đấu Lướt Sóng lớn nhất thế giới được tổ chức hằng năm dưới dạng một lễ hội.
 
blank
                              Pic 1.Hình hai Quán quân
.
Mỗi mùa hè, có khoảng trên nửa triệu nguời đến phía nam của cây cầu tàu Huntington Beach Pier, để tham dự lễ hội trong chín ngày náo nhiệt. Năm nay, có khoảng trên 300 vận động viên chuyên nghiệp từ các nơi trên thế giới đến dự thi. Riêng ngày chung kết vào Chủ Nhật August 6, 2017 có khoảng 30 ngàn người đến xem thi đấu, bờ biển người xem đứng đen như kiến. Ngoài cuộc thi đấu lướt sóng(surfing) còn có các cuộc thi Trượt Ván(skateboard) và thi Xe Đạp BMX đi kèm. Các cuốn phim trình chiếu lần đầu, các quầy triển lãm nghệ thuật và những sản phẩm như hàng mẫu của công nghệ thể thao cũng được bày ra cho quan khách về từ khắp nơi thưởng thức. Lịch sử cuộc thi lướt sóng này có từ năm 1959, với cái tên “The OP Pro”, đến năm 1994 được đổi thành “The Us Open of Surfing.”
 
blank
                            Pic 2 Quang Cảnh người đến xem US Open of Surfing
.
Nói thêm về tiểu sử của hai Quán quân Lướt Sóng nam và nữ.
Cô Sage Erickson, 26 tuổi, sinh năm 1990 tại Ojai, California, là một người lướt sóng chuyên nghiệp. Cô lướt sóng từ năm 11 tuổi và trở thành cư dân của quận Ventura năm 14. Năm 2016, cô được xếp hạng 9 trong The Women’s Champion Tour cho phái nữ. Người thắng giải Quán quân WSL mang về 60 ngàn đô la.
blank
                              Pic 3 Sage Erickson hoàn thành cuộc thi bán kết
.
Anh Kanoa Iragashi, 19 tuổi, sinh năm 1997 tại Santa Monica, California. Anh cầm ván trượt từ năm 3 tuổi và đến năm 7 tuổi anh đã được tài trợ theo học lướt sóng chuyên nghiệp. Chỉ trong vài năm anh đã thắng các cuộc thi cấp quốc gia, và phá kỷ lục. Ở Nhật, (vì bố mẹ anh người Nhật) anh lừng danh và được gọi là “thần đồng lướt sóng”. Trong khi các đứa trẻ đồng trang lứa nằm dài trên ghế mải mê texting hay chơi game, anh tiếp tục rèn luyện để tương lai trở thành một nhà lướt sóng nổi danh. Nhật Bản rất muốn anh đại diện cho họ, nhưng anh chọn Hoa Kỳ là quốc gia anh đại diện cho các cuộc thi trong tương lai.
 
blank
Pic 4 Kanoa thắng cuộc thi The Hang loose Pro năm 2016
.


Năm 2016 anh đủ điều kiện dự thi The Championship Tour cho nam giới. Người thắng giải Quán quân CT mang về 100 ngàn đô la.
blank
Pic 5 Kanoa Iragashi đang cỡi sóng -Hình của John Tu
.
Ngày Chủ Nhật là ngày chung kết cho những trận đấu cuối cùng và cũng là phút giây tuyên bố trao giải Quán quân sau 9 ngày lễ hội. Mọi người đổ xô đến coi và ngay cả các vận động viên lướt sóng cũng hồi hộp không kém vì đây là những phút giây quan trọng của đời mình. Cây cầu tàu Huntington Beach Pier bỗng dưng thành con đê chia không gian con người thành hai thế giới khác biệt. Phía trái là nơi người đứng, ngồi, nằm, la liệt đen nghịt như kiến, hồi hộp theo dõi những cuộc thư hùng.
blank
                         Pic 6. Súng ống
.
Các ống kính đủ loại, dài, ngắn không ngừng chụp và thu hình cuộc thi. Phía phải là nơi tụ hội của gia đình trẻ con tắm biển, lướt sóng, phơi nắng, đàn hát, ăn uống picnic tươi mát và thư giãn.
 blank
                          Pic 7 Đôi bạn
.
Ngay giữa cầu có hai cô bé ngồi đu võng, tâm tình, trò chuyện say sưa thật dễ thương.
 
blank
Pic 8 Quang cảnh thanh thản và thư giãn
.
Gió biển mang hơi nước ngoài khơi thổi vào làm mát mặt bức thảm người trên cát, nhưng cái nóng của ánh mặt trời cũng làm rám da, cháy nắng. Xem lướt sóng đòi hỏi người xem và người dự thi phải kiên nhẫn và bình tĩnh. Lâu lâu mới có một đợt sóng ập vào bờ, ít nhất phải là 5 tới 10 phút. Iragashi và đối thủ của anh cùng đợi để bắt lượn sóng thích hợp và lao vào để cỡi. Mỗi hiệp thí sinh được phép bắt tối đa 15 con sóng. Giám khảo căn cứ vào các hồi, các hiệp mà thẩm định, đánh giá và cho điểm. Ban giám khảo gồm 5 người, cho điểm trên mỗi con sóng trong thang điểm từ 1 tới 10, rồi cộng tổng số lại. Họ đánh giá trên kỹ thuật nhảy, lướt, những động tác, cách biểu diễn, tốc độ, sức mạnh theo dòng chảy, độ khó và cả phong cách sáng tạo của thí sinh. Thang điểm là: (0-1.9:kém), (2-3.9: tạm được), 4-5.9:trung bình); (6-7.9:Khá); (8-10:tuyệt vời).

Iragashi đã đánh ngã tất cả các đối thủ để chỉ còn đối đầu với Tomas Hermes của Brazil(Ba Tây). Rồi lượn sóng cuối giúp anh đánh ngã Hermes với số điểm cao nhất trong cuộc thi lướt sóng với độ cao từ 2-4 foot (0.5-1m) của phái nam. Tổng cộng số điểm anh có là 17.23 vượt qua Hermes, người có tổng số điểm 11,10. Đây là lần đầu tiên Igarashi tham gia trận chung kết của giải US Open of Surfing. Anh từng mơ ước từ khi còn bé mình sẽ trở thành một trong những người giỏi nhất thế giới. Giờ ước mơ của anh đã đạt.

Riêng Erickson đánh bại Tatiana Weston-Webb (HAW), cư dân Hawaii, quán quân giải nữ lướt sóng năm 2016, với chỉ số điểm 6.60 để đoạt giải thưởng 2017. Niềm vui của cư dân California năm nay dâng tràn trên cát nóng mùa hè. Nỗi tự hào là người Hoa Kỳ lấp lánh trên những đợt sóng biển. Những tiếng hò, hét, hát reo “USA, USA” vang dội trong không khí tháng tám trời trong và vang xa không dứt.

Thanh Thư thực hiện

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Bằng cách làm suy yếu các đồng minh của Mỹ, chính quyền Trump đã làm suy yếu việc răn đe mở rộng của Mỹ, khiến nhiều quốc gia cân nhắc liệu họ có nên có vũ khí hạt nhân cho riêng mình không. Nhưng ý tưởng về việc phổ biến vũ khí hạt nhân nhiều hơn có thể ổn định dựa trên nền tảng của các giả định sai lầm.
Tạp chí TIMES kết thúc cuộc phỏng vấn với Tổng thống Trump nhân dịp đánh dấu 100 ngày ông ta quay lại Tòa Bạch Ốc (20/1/2025) bằng câu hỏi, “John Adams, một công thần lập quốc, vị tổng thống thứ hai của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ (1797 – 1801) đã nói chúng ta là một quốc gia pháp trị, chứ không phải bất kỳ người nào, Tổng thống đồng ý không?” Donald Trump trả lời: “Chúng ta là một chính phủ do luật pháp cai trị, không phải do con người sao? Ồ, tôi nghĩ vậy, nhưng anh biết đấy, phải óc ai đó quản lý luật pháp. Bởi nên, con người, nam hoặc nữ, chắc chắn đóng một vai trò trong đó. Tôi không đồng ý với điều đó 100%. Chúng ta là một chính phủ mà con người tham gia vào quá trình thực thi luật pháp, và lý tưởng nhất là anh sẽ có những người công chính như tôi.”
Chuyện “Ngưng bắn…” kể cho độc giả Bloomington ngày ấy, đã là chuyện quá khứ. 30 tháng Tư năm sau, cuộc chiến trên đất Việt tàn. Chủ nghĩa Cộng sản, nguyên nhân của nạn binh đao, dìm quê hương tôi trong biển máu hàng thập kỷ, cuối cùng đã hưởng hết 70 năm tuổi thọ. Tưởng chuyện đau thương trong một ngày ngưng bắn của gia đình, vì sự an toàn, phúc lợi của loài người, phải trở thành cổ tích. Vậy mà hôm nay, trong thời đại này, chuyện buồn chiến tranh của tôi đang tái diễn...
Mười năm, 20 năm, và nhiều hơn nữa, khi lịch sử kể lại buổi chuyển giao quyền lực hứa hẹn một triều đại hỗn loạn của nước Mỹ, thì người ta sẽ nhớ ngay đến một người đã không xuất hiện, đó là cựu Đệ Nhất Phu Nhân Michelle Obama.
Chiến tranh là chết chóc, tàn phá và mất mát! Có những cuộc chiến tranh vệ quốc mang ý nghĩa sống còn của một dân tộc. Có những cuộc chiến tranh xâm lược để thỏa mãn mộng bá quyền của một chế độ hay một bạo chúa. Có những cuộc chiến tranh ủy nhiệm giữa hai chủ nghĩa, hai ý thức hệ chỉ biến cả dân tộc thành một lò lửa hận thù “nồi da xáo thịt.” Trường hợp sau cùng là bi kịch thống thiết mà dân tộc Việt Nam đã gánh chịu! Hệ lụy của bi kịch đó mãi đến nay, sau 50 năm vẫn chưa giải kết được. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, một nữ chiến binh cộng sản miền Bắc có tên là Dương Thu Hương khi vào được Sài Gòn và chứng kiến cảnh nguy nga tráng lệ của Hòn Ngọc Viễn Đông thời bấy giờ đã ngồi bệch xuống đường phố Sài Gòn và khóc nức nở, “khóc như cha chết.” Bà khóc “…vì cảm thấy cuộc chiến tranh là trò đùa của lịch sử, toàn bộ năng lượng của một dân tộc dồn vào sự phi lý, và đội quân thắng trận thuộc về một thể chế man rợ. Tôi cảm thấy tuổi trẻ của tôi mất đi một cách oan uổng ...
Ngày 30 tháng 4 năm 2025 là một ngày có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử Việt Nam đương đại, cũng là dịp để chúng ta cùng nhau hồi tưởng về ngày 30 tháng 4 năm 1975 và những gì mà dân tộc đã sống trong 50 năm qua. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã kết thúc chiến tranh và đáng lẽ phải mở ra một vận hội mới huy hoàng cho đất nước: hoà bình, thống nhất và tái thiết hậu chiến với tinh thần hoà giải và hoà hợp dân tộc. Nhưng thực tế đã đánh tan bao ước vọng chân thành của những người dân muốn có một chỗ đứng trong lòng dân tộc.
Điều thú vị nhất của nghề làm báo là luôn có sự mới lạ. Ngày nào cũng có chuyện mới, không nhàm chán, nhưng đôi khi cũng kẹt, vì bí đề tài. Người viết, người vẽ, mỗi khi băn khoăn tìm đề tài, cách tiện nhất là hỏi đồng nghiệp. Ngày 26 tháng 3, 1975, hoạ sĩ Ngọc Dũng (Nguyễn Ngọc Dũng: 1931-2000), người dùng bút hiệu TUÝT, ký trên các biếm hoạ hàng ngày trên trang 3 Chính Luận, gặp người viết tại toà soạn, hỏi: “Bí quá ông ơi, vẽ cái gì bây giờ?”
Sau ngày nhậm chức, Tổng thống Donald Trump đã ban hành hàng loạt sắc lệnh hành pháp và bị một số tòa án tiểu bang chống đối và hiện nay có hơn 120 vụ tranh tụng đang được xúc tiến. Trump cũng đã phản ứng bằng những lời lẽ thoá mạ giới thẩm phán và không thực thi một số phán quyết của tòa án. Nghiêm trọng hơn, Trump ngày càng muốn mở rộng quyền kiểm soát hoạt động của các công ty luật và công tố viên nghiêm nhặt hơn. Trong khi các sáng kiến lập pháp của Quốc hội hầu như hoàn toàn bị tê liệt vì Trump khống chế toàn diện, thì các cuộc tranh quyền của Hành pháp với Tư pháp đã khởi đầu. Nhưng Trump còn liên tục mở rộng quyền lực đến mức độ nào và liệu cơ quan Tư pháp có thể đưa Trump trở lại vị trí hiến định không, nếu không, thì nền dân chủ Mỹ sẽ lâm nguy, đó là vấn đề.
Khi Bạch Ốc công bố công thức tính thuế lên các quốc gia với các thang thuế khác nhau, người ta nhận ra đó chỉ là một một phép tính toán học căn bản, chẳng liên quan đến kinh tế học hay mậu dịch lẫn các dữ liệu thực tế nào cả. Chúng chỉ là những số liệu vô nghĩa và phi lý. Việt Nam không đánh thuế hàng Mỹ đến 90% và đảo hoang của những chú chim cánh cụt có liên quan gì đến giao thương. Điều này thể hiện một đối sách vội vã, tự phụ và đầy cảm tính, cá nhân của Donald Trump nhằm tạo áp lực lên thế giới, buộc các nước tái cân bằng mậu dịch với Mỹ hơn là dựa trên nền tảng giao thương truyền thống qua các hiệp ước và định chế quốc tế. Hoặc nhỏ nhặt hơn, để trả thù những gì đã xảy ra trong quá khứ: Trump ra lệnh áp thuế cả những vật phẩm tâm linh từ Vatican đưa sang Mỹ như một thái độ với những gì đức Giáo Hoàng Francis từng bày tỏ.
Tổng thống Donald Trump vào hôm qua đã đột ngột đảo ngược kế hoạch áp thuế quan toàn diện bằng cách tạm dừng trong 90 ngày. Chỉ một ngày trước đó đại diện thương mại của Trump đã đến Quốc Hội ca ngợi những lợi ích của thuế quan. Tuần trước chính Trump đã khẳng định "CHÍNH SÁCH CỦA TÔI SẼ KHÔNG BAO GIỜ THAY ĐỔI". Nhưng Trump đã chịu nhiều áp lực từ những nhân vật Cộng Hòa khác, các giám đốc điều hành doanh nghiệp và thậm chí cả những người bạn thân thiết, đã phải tạm ngừng kế hoạch thuế quan, chỉ duy trì thuế căn bản (baseline tariff) 10% đối với tất cả những đối tác thương mại.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.