Hôm nay,  

Lãi Suất và Biến Động

12/07/201700:00:00(Xem: 7107)

Việt Nam có cắt lãi suất nữa thì cũng chẳng ra khỏi khó khăn...

Việt Nam vừa hạ lãi suất để kích thích kinh tế trong khi các nền kinh tế công nghiệp lớn bắt đầu tiến trình tăng lãi suất và thu về dòng tiền đã được bơm ra từ nhiều năm nay. Biến chuyển trái chiều ấy báo hiệu những gì? Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu chuyện này.

Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin kính chào tái ngộ chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa. Tuần qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã giảm hàng loạt lãi suất cho vay để hỗ trợ các doanh nghiệp trong khi ngân hàng trung ương của khối kinh tế công nghiệp hóa lại tuần tự nâng lãi suất sau nhiều năm nới lỏng chính sách tiền tệ để kích thích kinh tế và nâng mức lạm phát trong một chừng mực nhất định. Hai quyết định có vẻ trái chiều ấy báo hiệu những gì trong thời gian sắp tới?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Chúng ta khó bình luận về quyết định kinh tế của từng quốc gia vì mỗi nước lại có những hoàn cảnh riêng về yêu cầu tăng trưởng trong ổn định. Hoàn cảnh Việt Nam là Nhà nước trực tiếp điều động ngân hàng trung ương như một công cụ của mình nhằm đạt một số mục tiêu về kinh tế. Việt Nam đề ra chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế là 6,7% cho toàn năm vì vậy trong sáu tháng cuối năm sẽ phải đạt mức tăng trưởng là 7,4%, một con số quá cao.

- Muốn vậy, bất chấp khuyến cáo hôm trước của quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thừa chỉ thị của Chính phủ mà đồng loạt giảm các loại lãi suất cơ bản tới 25 điểm, tức là 0,25%. Đây là lần đầu tiên từ ba năm nay mà Việt Nam hạ lãi suất nhưng vẫn theo hướng dùng đòn bẩy tín dụng để kích thích kinh tế mà lại gây rủi ro tín dụng sau này vì khoản nợ xấu đã quá lớn. Ngược lại, các nền kinh tế công nghiệp hóa lại gặp hoàn cảnh khác hẳn, là mức lạm phát không tăng mà còn có hướng giảm nên các định chế độc lập là ngân hàng trung ương lại tuần tự nâng lãi suất và sẽ hút về lượng tiền quá lớn đã được bơm ra. Trong khung cảnh hơi trái ngược ấy, chúng ta nên chờ đợi nhiều biến động sắp tới.

Nguyên Lam: Trước hết, thưa ông thì đâu là những rủi ro cho Việt Nam?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Vì lấy tín dụng làm đòn bẩy, từ năm năm nay, Việt Nam chất lên một núi nợ xấu cho các ngân hàng và cần chấn chỉnh lại sổ sách ngân hàng để giảm bớt các khoản nợ xấu. Ngày nay, lãnh đạo xứ này cho là tình hình đã có vẻ cân đối và ổn định hơn nên mới lại cho hạ lãi suất chỉ một ngày sau khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế cảnh báo rằng việc chấn chỉnh ngân hàng vẫn còn quá chậm và phải kiểm soát đà gia tăng tín dụng. Tôi thiển nghĩ xứ này đề ra một chỉ tiêu tăng trưởng khó hoàn thành năm nay, và đang chuốc lấy họa khi ta nhìn ra triển vọng xuất khẩu không mấy sáng sủa. Thêm vào đó, mình cũng chẳng quên là nhiều ngân hàng của nước ngoài đang lặng lẽ rút vốn ra khỏi thị trường ngân hàng của Việt Nam vì kém lời, những sự kiện cứ tưởng như rời rạc ấy thật ra có liên hệ với nhau.

Nguyên Lam: Nhìn ra thế giới bên ngoài thì thưa ông, người ta thấy những gì và tình hình rồi sẽ ảnh hưởng ra sao tới kinh tế Việt Nam?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Nói chung, các nền kinh tế công nghiệp hóa vốn có khả năng nhập khẩu cho doanh nghiệp của các nước nghèo đang phân vân với một bài toán mới là lạm phát quá thấp. Lý do vì sao thì chính các ngân hàng trung ương cũng chưa giải thích được cho thỏa đáng. Sau nạn Tổng suy trầm năm 2008-2009, các ngân hàng trung ương của Hoa Kỳ và Âu Châu đều theo ngân hàng trung ương Nhật hạ lãi suất tới sàn và bơm tiền vào kinh tế bằng cách mua về trái phiếu. Từ giữa năm 2013, Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ quyết định “vuốt nhọn chính sách tiền tệ” bằng cách nâng lãi suất mà cho tới nay mới nhúc nhích và tăng lãi suất được ba lần. Lãi suất quá thấp như vậy gây lệch lạc cho hệ thống tài chính và trừng phạt giới có tiền tiết kiệm trong khi lại không nâng mức lạm phát tới chỉ tiêu 2% như người ta trông đợi.

- Nhìn ra ngoài, các nền kinh tế có mức sản xuất cao nhất, thì dụ như nhóm G-20, cũng gặp một chiều hướng tương tự là lạm phát không tăng khiến người ta lo ngại hiện tượng gọi là giảm phát mà chưa biết xoay trở thế nào về chính sách tín dụng và tiền tệ. Một số nhà nghiên cứu quốc tế cho rằng sở dĩ lạm phát không tăng không phải vì yếu tố cung cầu thông thường, mà cũng chẳng vì giá cả dầu khí hay thương phẩm sụt giảm. Có người nêu ra nhiều lý do mới lạ, như tiến bộ khoa học kỹ thuật khiến các vật dụng điện tử phổ biến nhất liên tục giảm giá, hoặc luồng trao đổi mở rộng trên thế giới làm các nước cùng bị lây nạn giảm phát với nhau. Chưa ai có thể giải thích thỏa đáng hiện tượng kỳ lạ ấy, nhưng vấn đề đáng sợ nhất là các ngân hàng trung ương đều khó sử dụng lãi suất để kích thích kinh tế nếu bị nạn suy trầm khi lãi suất nói chung vẫn còn quá thấp. Mà nguy cơ suy trầm lại có thể xảy ra nay mai, nếu chưa là năm nay thì qua năm tới, là trường hợp của Hoa Kỳ.

Nguyên Lam: Thính giả của chúng ta có thể hơi ngạc nhiên vì những gì ông vừa phân tích. Thứ nhất là về chiều hướng cắt lãi suất từ năm 2009, rồi nâng lãi suất quá chậm kể từ năm 2014, nay lại có hiện tượng lạm phát không tăng như các ngân hàng trung ương đã dự kiến. Sau cùng, thưa ông là nhu cầu hạ lãi suất nếu kinh tế bị suy trầm mà lãi suất ngày nay vẫn còn quý thấp nên không hạ được nữa…. Xin đề nghị ông lần lượt giải thích cho các hiện tượng này.


Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi trộm nghĩ rằng ngân hàng trung ương của các nước lớn đang gặp một bài toán quá mới lạ mà phương thức quyết định về chính sách tiền tệ và tín dụng có thể là vô hiệu nên chúng ta nên chờ đợi nhiều biến động bất ngờ. Thứ nhất, khi kinh tế đình trệ thì người ta có thể hạ lãi suất để tiền rẻ sẽ giúp cho đầu tư và tiêu thụ. Nhưng sau khi hạ lãi suất tới sàn, tức là mấp mé số không, và thậm chí tới số âm, biện pháp kích thích ấy vẫn chẳng gây tác dụng người ta chờ đợi, tức là mức sản xuất không tăng như dự kiến. Ngược lại, lãi suất hạ gây hậu quả là trừng phạt những người có tiền tiết kiệm, đa số là giới cao niên. Việc cắt lãi suất để thiên hạ bớt tiết kiệm mà đem tiền ra xài là biện pháp vô hiệu, nhưng gây hậu quả bất ngờ khác là dồn tiền qua thị trường cổ phiếu. Đâm ra giới đầu tư có tiền lại lời lớn mà dân tiết kiệm cò con bị thiệt. Kết luận là các ngân hàng trung ương Âu-Mỹ đã thất bại trong nhiệm vụ kích thích kinh tế và ổn định giá cả.

- Qua bước thứ hai là thay vì sớm từ bỏ chính sách tiền tệ ấy, các cơ chế này lại chậm nâng lãi suất, nhất là trường hợp Hoa Kỳ. Kinh tế Mỹ chậm tăng trưởng là so với trước đây chứ vẫn có tăng trưởng trong khi thất nghiệp giảm mà lợi tức công nhân viên không tăng. Chúng ta đang chứng kiến một vấn đề xã hội có thể giải thích biến động chính trị hiện nay tại Hoa Kỳ. Đó là thiểu số có tiền đầu tư thì giàu hơn trước gấp bội trong khi người làm công lại không được tăng lương và giới cao niên có tiền tiết kiệm lại bị trừng phạt vì lãi suất thấp thì họ thấy bất mãn về sự thiếu công bằng đó. Đã vậy, sau tám năm liền, kinh tế Mỹ có thể bị suy trầm thì khi ấy công cụ lãi suất để kích thích cũng lại thành vô dụng vì còn quá thấp.

Nguyên Lam: Có lẽ đấy mới là yếu tố biến động mà ông cảnh báo. Trong trường hợp ấy, tình hình sẽ ra sao?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi xin lấy thí dụ thế này cho dễ hiểu. Nếu lãi suất đang ở mức 5% mà kinh tế suy trầm thì người ta có thể hạ lãi suất vài trăm điểm để kích thích đầu tư và tiêu thụ, như ta đang chứng kiến tại Việt Nam. Nhưng với lãi suất cơ bản chỉ ở khoảng 2% như hiện nay thì khi kinh tế bị đình trệ thì ngân hàng trung ương hết đất lùi. Chẳng lẽ lại hạ lãi suất xuống số âm?

- Nhìn như vậy thì người ta mới thấy các chính sách tiền tệ như hạ lãi suất tới số không rồi số âm hoặc ào ạt bơm ra cả mấy ngàn tỷ Mỹ kim đã kéo dài quá lâu mà chẳng công hiệu. Thế rồi, cứ sáu bảy năm thì kinh tế có thể rơi vào chu kỳ suy trầm, là chuyện chưa có kể từ giữa năm 2009. Nếu kinh tế bị suy trầm từ đầu năm tới thì làm sao ngân hàng trung ương có thể ứng phó?

- Bây giờ, cả thế giới lại cứ trông cậy vào giới tiêu thụ Hoa Kỳ trong khi nước Mỹ mệt mỏi với nạn nhập siêu quá lớn nên đòi ra soát chính sách thương mại với các nước và coi đấy như một vấn đề an ninh. Nếu vào lúc đó kinh tế Mỹ lại bị suy trầm mà hết khả năng kích thích vì lãi suất vẫn còn quá thấp thì các quốc gia trông cậy vào việc xuất khẩu qua Mỹ, kể cả Việt Nam, sẽ xoay trở thế nào? Việt Nam có cắt lãi suất nữa thì cũng chẳng ra khỏi khó khăn trong khi chỉ chất thêm một gánh nợ xấu.

Nguyên Lam: Có lẽ thính giả của chúng ta hiểu ra vì sao mà ông liên hệ hai chuyện trái ngược là lãi suất tăng tại Hoa Kỳ mà chưa đủ, trong khi lãi suất hạ tại Việt Nam mà chưa chắc là đã kích thích được kinh tế để đạt chỉ tiêu tăng trưởng là 7,4% trong sáu tháng còn lại của năm nay. Thưa ông, kết luận rồi đây tình hình sẽ ra sao?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Người ta lầm tưởng rằng các định chế tài chính như ngân hàng trung ương hay ngân hàng nhà nước biết rõ tình hình hơn thị trường hay người dân. Sự thật lại chẳng được như vậy. Nhưng vì quyền hạn quá lớn, chính sách sai lầm xuất phát từ nhận thức sai lạc về thực tế khiến các ngân hàng trung ương dựng lên một bức vách hay đào sâu một hố thẳm. Nay mai, kinh tế Hoa Kỳ có thể đâm vào bức vách đó làm các nền kinh tế lỡ trông cậy vào việc bán hàng cho Mỹ sẽ rơi vào hố sâu. Đó là trường hợp của kinh tế Trung Quốc, Đức và Việt Nam. Trường hợp này đã xảy ra năm 2009 với nạn Tổng suy trầm toàn cầu. Thế rồi từ đó người ta chất lên một núi nợ chưa thể thanh toán được, bên trong có nhiều khoản nợ xấu, khó đòi và sẽ mất. Nếu có một vụ suy trầm nữa thì các nước làm sao xoay trở được hay là sẽ lại tái phạm sai lầm cũ?

- Sau cùng, dù cả thế giới ngày nay đều có vẻ chán ghét nước Mỹ dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Donald Trump, người ta chưa ra khỏi thực tế là thế giới vẫn dùng một ngoại tệ phổ biến nhất là đồng Mỹ kim. Đô la Mỹ là bộ phận chuyển lực bất ngờ khiến những gì xảy ra tại Hoa Kỳ lại gây hiệu ứng toàn cầu và xứ nào lỡ vay tiền Mỹ quá nhiều sẽ bị điêu đứng trước tiên. Việt Nam cũng thuộc vào diện đó. Vì vậy, chúng ta nên chờ đợi nhiều biến động đáng ngại và cần thận trọng với chính sách kinh tế của nhà nước.

Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin cảm tạ chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa về bài phân tích này.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.