Hôm nay,  

Nhật Ký Giáo Dưỡng: Nhớ Bác, Nhớ Chùa Xưa, Nhớ Mẹ!

12/07/201700:16:00(Xem: 6249)
blank
Thư Pháp: Võ Việt Tuấn
 
Nhật ký Giáo dưỡng: NHỚ BÁC, NHỚ CHÙA XƯA, NHỚ MẸ!
* Yết đế, yết đế. Ba la yết đế, Ba la tăng yết đế. Bồ đề Tát bà ha
            Gate gate. Pàragate, Pàrasaṃgate. Bodhi svàhà
            Gone, Gone. Gone beyond, Gone far beyond. Awaken, Rejoice
Ngày 18 tháng 6, 2017, anh bạn già, bác sỹ Trần Quang Sơn, nhắc tin: “Khoẻ ơi, Bác Lộc mới ra đi sáng nay rồi. Buồn quá.” Không buồn sao được, chúng tôi giữ bình tĩnh, thở sâu và niệm danh hiệu Phật A Di Đà để nguyện cầu cho Bác Trần Phú Lộc, người mà chúng tôi có rất nhiều kỷ niệm thuở ban đầu khi còn sinh hoạt tại GĐPT Linh Quang tại Chùa Linh Quang, Lincoln, Nebraska. Anh Sơn và tôi là những người mới định cư ở Hoa Kỳ vào đầu thập niên 1990’s. Gia đình hai chúng tôi bắt đầu từ bàn tay trắng, làm lại từ đầu như bao gia đình Việt Nam tỵ nạn hoặc di cư khác. Anh Sơn thành nhân và thành danh, sau khi đi học ra bằng Bác sỹ và làm thực tập chuyên khoa thận tại trường Đại học Tulane ở New Orlens, LA, và Đại học UCSF tại Cựu Kim Sơn, anh trở về lại Lincoln để lập nghiệp gần gủi với gia đình. Còn tôi, thì ở lại California nuôi dưỡng Ba Mẹ già sau khi học xong.
Lúc bác Trần Phúc Lộc ra đi, đương nhiên chúng tôi nhớ lại căn nhà 2737 Dudley St, Lincoln, NE 68503. Lúc đó, có những lúc chị Phượng tôi, chị Thuỳ, anh Sơn và nguyên cả gia đình, bạn bè mới qua hát nghêu ngao với chiếc đàn thùng guitar, vô tư lự.  Đây là căn nhà đầu tiên gia đình chúng tôi, 6 người, ở khi qua Mỹ. Bên trong có một phòng thờ Phật của Cộng đồng Người Việt tại thành phố Lincoln, NE.  Phòng thờ này là tiền thân của Chùa Linh Quang. Sau đó Cộng đồng PG Lincoln, trong đó có những người đồng thành lập, cụ Đặng Tuyết Mai, cụ Trần Phú Lộc, v.v... nay đã mãn phần, mua một căn nhà ở 216 West F street để 'Cải gia vi tự' thành Chùa Linh Quang bấy giờ lấy tên tiếng Anh là Linh Quang Buddhist Center (Buddhist Community of Lincoln). Sau một thời gian nữa, Linh Quang Buddhist Center dời qua một vị trí mới ở gần Công Viên Pioneer của thành phố. Còn ngôi chùa ở đường F trở thành chùa An Lạc. 
(This is a very small house that our family used to live when we first arrived to the US in 1991. Inside the home we shared, there was a main room which served as the Buddha Hall for the Vietnamese Buddhist community. That was the original altar of Linh Quang Buddhist Temple. In the early 1990s, the late co-founders Mrs. Mai Tuyet Dang, Mr. Loc Phu Tran, etc... and many Vietnamese families just immigrated to Lincoln brought a house on West F street and converted that house into Linh Quang Buddhist Temple, also known as Linh Quang Buddhist Center. Now that a co-founder, Mr. Loc Tran, just passed away, I wrote this poem in his honor).
       Nhớ căn nhà này, rồi nhớ sang bàn thờ Phật trong nhà, tiền thân của Chùa Linh Quang và Chùa An Lạc, rồi nhớ đến Bác vô vàn. Nên chúng tôi, có viết bài thơ này để tưởng niệm Bác.
TÌNH BÁC KHÔNG PHAI
    Kính tiễn đạo hữu Trần Phú Lộc. 
Bác đã đi rồi thật thế sao?
Lincoln nhớ mãi tự thuở nào 
Linh Quang cõi tịnh ai xây đắp
Cánh nhạn qua đồi gió lao xao
Bác đã đi rồi, bác đã đi
Nhẹ nhàng thanh thoát bất lâm ly
Người đi để lại bao tiếc nuối
Về với Niết Bàn, cõi Từ Bi
             ***
Thế danh Trần Phú Lộc
Quảng Phước là Pháp danh
Thanh nhàn và quý tộc
Đời Bác tựa bức tranh.
'Cộng biểu từ bi đức
Đồng dương hỷ xả tâm
Phật từ khai mạc lộ
Giáo thế giác mê tâm'
Đó là lời của Bác
Khi thành lập đạo tràng
Bao thế hệ xanh ngát
Đến Đi gió mùa sang.
Bác lại nhắc đạo tràng.
'Đáo thiền môn tĩnh tâm tầm Phật Pháp
Hoàn thế sự tu tánh giới phàm tâm.'
Từ Bi và Trí tuệ
Bác đi về thong dong!
Xin tiễn Người vô song
Nén hương lòng tấc dạ!
Trời bơ vơ nắng hạ
Đi về cõi tâm không!
          Cuộc đời Bác là thế, suốt đời tận tụy với gia đình, giúp đỡ và xây dựng cộng đồng Phật giáo, trong đó có tổ chức Gia đình Phật tử Linh Quang, mà chúng tôi là một trong những huynh trưởng thuở hàn vi.  Tưởng niệm Bác, nhìn lại căn nhà nhỏ ở đường Dudley, nhớ lại những chuỗi ngày chị em chúng tôi đạp xe đi chợ, lủng lẳng tòn ten những túi thực phẩm; và Mẹ ra tận dưới chân cầu chờ đón tụi mình về... Và nhớ luôn những ngày đầu tiếng xe cứu thương, xe cảnh sát & xe cứu hoả đến nhà mỗi khi anh Thảo lên cơn kinh phong, và phải gọi 911... Nói sao cho hết, thôi thì viết vài câu thơ vậy.
NHỚ MẸ
Nhìn căn nhà nhỏ năm xưa
Bao nhiêu kỷ niệm như mưa chợt về
Nhớ Mẹ ánh mắt đề huề
Nhớ Mẹ tần tảo lê thê giữa đời
Nuôi con giữa chốn chơi vơi
Mà Người hiền thục không lời kêu vang
Thương con quý cả hơn vàng
Thương chồng quý cả giang san nhà chồng 
Mẹ đi giữa cõi sắc không
Thường-Lạc-Ngã-Tịnh thong dong Người về
Qua rồi Yết đế* kiếp mê
Mẹ về Cựu Lạc đề huề Chân như.
         Mẹ đó, Bác đó, cầu nguyện cho hương linh Bác và Mẹ đề huề về Quê hương Cực Lạc. Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật. Còn bạn, nếu còn Ba hay Mẹ thì xin hãy thương yêu, nâng đỡ và chăm sóc bạn nhé. Kính chúc người đi kẻ ở đều an lạc cát tường như sở nguyện.
blank

Ngôi nhà Dudley do Cộng Đồng Phật Giáo mướn đầu tiên.
blank

Chùa Linh Quang xưa, nay đổi tên thành Chùa An Lạc
blank

Chùa Linh Quang mới tại Lincoln, NE.


Link: http://phebach.blogspot.com/2017/07/nhat-ky-giao-duong-nho-bac-nho-chua-xua.html

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
Quán bún bò 199 là chỗ dựa tài chính vững chắc giúp ông Lâm Kim Hùng (66 tuổi, Đồng Nai) nuôi hàng chục sinh viên nghèo hiếu học. Quán của ông vừa là nơi ăn ở miễn phí vừa là nơi tạo công ăn việc làm cho các bạn kiếm thêm thu nhập…May mắn trong việc kinh doanh, quán bún bò mang lại nguồn thu nhập ổn định. Thế nhưng, vì sống một mình, nên khoảng lợi nhuận ấy quá dư giả so với cuộc sống bình thường của ông. Nhận thấy cứ để dành tiền mãi cũng chẳng được gì nên ông quyết định giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.