Hôm nay,  

Khoảng Trống Không Thể Lấp Đầy

05/04/201700:00:00(Xem: 6966)
Buổi sáng, vừa thức giấc, nhìn quanh phòng, chợt thấy một khoảng trống lạ lùng trước mặt, khoảng trống đã từng hiện lên trong đầu cách đây hơn hai thập niên, khi mẹ tôi mất. Hôm nay, nhìn sang phòng bên cạnh, nơi nhạc mẫu tôi vẫn nằm, tôi lại thấy hiện lên trong trí não một khoảng trống lạnh lùng, môt khoảng trống không thể lấp đầy, vì nhạc mẫu tôi mới ra đi hôm qua. Từ mấy chục năm rồi, bà vẫn sống chung với chúng tôi, với trách nhiệm của một người mẹ, lo từng bữa ăn cho con cháu, nấu cơm cho cả gia đình ăn, rồi dọn dẹp, rửa bát, cất từng cái chén, cái đĩa vào trong tủ. Bà không chỉ lo cho vợ chồng tôi, mà tất cả những đứa cháu nội, ngoại đều qua tay bà, không sót một đứa nào. Hoàn cảnh đặc biệt của những năm sau Tháng Tư Đen, con trai, con rể đều đi tù, thì những đứa cháu nội, ngoại đều đến bà để chăm sóc, tắm rửa, cho ăn, cho mặc. Sau khi con trai, con rể được trả tự do, bà vẫn tiếp tục thầm lặng làm nhiệm vụ của người Mẹ, qua hết không gian này đến không gian khác, bà vẫn bên chúng tôi, lui cui dọn dẹp, làm vườn, nhổ cỏ dại, trồng hoa, nấu ăn, quét dọn nhà cửa. Cháu ngoại của bà đã lập gia đình còn ở chung nhà, bà vẫn lo soạn thùng đồ ăn cho chúng mang đi làm hàng ngày. Khi chúng đi làm về, bà giằng lấy thùng đồ ăn và những chén, bát dơ để đi rửa cho mãi đến tháng vừa rồi, bà đột nhiên trở bệnh, không thể đi lại được, bà mới chịu khoanh tay, không lo cơm nước cho cả nhà nữa.

Rồi hôm qua, bà ra đi thanh thản bên cạnh mấy chục đứa vừa con ruột, con rể, con dâu, cháu nội, ngoại, và chắt. Một điều lạ lùng là khi bà ngưng hơi thở, thì miệng bà há ra, các con cố xoa bắp thịt miệng cho bà để khép miệng bà lại, nhưng không thể được. Các con, cháu đành đứng cạnh bà, lần lượt thay phiên nhau, tâm sự với bà lần cuối. Tất cả cúi xuống hôn bà, có đứa hôn trán, có đứa hôn tay, có đứa hôn chân bà rồi kể lể nỗi niềm thương nhớ bà không thể nào nguôi. Bất ngờ, sau khi tất cả con cháu đã nói lời chia tay với bà, đột nhiên miệng bà khép lại và miệng bà như thoảng một nụ cười, một nụ cười mãn nguyện. Có lẽ những lời chia xẻ chân tình đầy thương nhớ của đám con cháu đã tác động đến hương linh người quá vãng lúc đó vẫn còn lưu luyến quanh chỗ nằm nhiều năm của bà, nên bà đã mìm cười…


Khoảng 5 giờ chiều, sau khi người y tá vẫn túc trực bên bà, báo cho nhà quàn biết, một chiếc xe hòm nhỏ đã đến với hai phụ nữ lo tẩm liệm. Với những động tác thành thạo, hai người phụ nữ đã cuốn chặt bà vào trong một miếng vải liệm trắng rồi bế lên xe đẩy, từ chiếc xe đẩy, bà được đưa về nhà quàn, để chuẩn bị cho việc thăm viếng trong vài ngày nữa. Và từ lúc này, bà đã hoàn toàn khuất khỏi căn nhà tôi, không bao giờ còn hiện diện nữa. Từ nay, một bóng người nhỏ bé từng đi tới đi lui, dọn dẹp hay nấu nướng trong bếp, hoặc đội cái nón lá ngồi ngoài vườn sau, vườn trước nhặt cỏ dại, trồng hoa sẽ không bao giờ còn thấy nữa. Bà ra đi, để lại phía sau một khoảng trống không thể lấp đầy, tuy chỉ là một khoảng trống nhỏ bé vừa với thân thể bà, nhưng cũng là một khoảng trống vĩnh viễn, cho dù sẽ có những khối lượng con người đi tới đi lui, chùm lên không gian này, nhưng trong tâm tưởng của người còn lại, vẫn thấy một khoảng không gian cô quạnh, lạnh lẽo, bàng hoàng di chuyển đâu đó trong căn nhà. Người ở lại, nếu muốn tạm thời lấp đầy khoảng trống đó, thì chỉ còn cách là “Đập cổ kính ra tìm lấy bóng. Xếp tàn y lại để dành hơi.” như những người yêu nhau, những cặp vợ chồng, những cha những mẹ, những anh những em, những con những cháu, môt lúc nào có một người xa biệt vĩnh viễn… thì không có phương pháp nào hơn là lục lại “album”, hoặc đứng trước những bức hình người quá cố mà nghẹn ngào, và nhớ lại những kỷ niệm xưa khi còn vui vẻ, hạnh phúc, để quên đi một khoảng trống trong tim, rồi cố giả vờ không nhớ nữa để tiếp tục sinh hoạt hàng ngày, như không có chuyện gì xẩy ra. Như thế, niềm đau bất lực vì không thể lấp đầy khoảng trống kia, sẽ mãi mãi nhỏ máu trong tim, trừ một điều, với những ai có lòng tin vào kiếp sau, đời sau, tin vào Chúa, vào Phật, vào Thiên Đường bất tử, vào cõi Niết Bàn, thì sẽ hy vọng mong manh là có ngày xum họp lại. Nhưng, có mấy ai thật tình có lòng tin mãnh liệt như thế đâu? Cho nên, dù trong kinh kệ, con người vẫn thấy một khoảng trống không thể lấp đầy…

Chu Tất Tiến

Ngày 2 tháng 4, 2017

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.