Hôm nay,  

Trang Văn Nghệ Á Châu: Xà Thi Mạn, Nữ Hoàng Phim Truyền Hình Hồng Kông

18/04/201000:00:00(Xem: 5022)

Trang Văn Nghệ Á Châu: Xà Thi Mạn, Nữ Hoàng Phim Truyền Hình Hồng Kông -
Nhuỵ Nhã

LGT: Trong những thập niên gần đây, văn nghệ Á Châu ngày càng khởi sắc trên phương diện điện ảnh, thời trang, tài tử... với những đóng góp quan trọng của Hồng Kông, Đại Hàn, Nhật Bản, Đài Loan... Nhiều bộ phim hay, nhiều tài tử nổi tiếng của Á Châu đã chinh phục con tim khối óc của hàng tỷ người không những tại Á Châu, mà còn cả các quốc gia tại các châu lục khác của thế giới. Để có thể cống hiến quý độc giả phần nào những sắc thái mới lạ, những đường nét quyến rũ, những hình ảnh độc đáo, của văn nghệ Á Châu, Sàigòn Times hân hạnh giới thiệu cùng quý độc giả các bài viết của Nhuỵ Nhã, một cây viết khả ái, dễ thương, có nhiều cơ duyên đặc biệt với nền văn hóa Nhật Bản, Đài Loan, Đại Hàn, Hồng Kông....

*

Xuyên qua buổi Lễ Hội Điện Ảnh Hồng Kông (Hong Kong Interna- tional Film Festival) lần thứ 34 được diễn ra từ ngày 21/3/2010 đến ngày 6/4/201, hầu như đa số giới bình luận đều cho rằng đây chính là sự kiện ghi lại dấu ấn quan trọng đối với thị trường phim ảnh Hồng Kông sau đúng một thập niên nỗ lực không ngừng trong việc phục hồi thời đại hoàng kim cho nền nghệ thuật thứ bảy của xứ này vốn từng một thời vang bóng lẫy lừng và hầu như thống trị toàn cõi Á Châu.
Điển hình là kể từ năm 1996 đến năm 2001, tức khoảng thời gian mà nền điện ảnh Hồng Kông tự đánh mất đi vị thế thượng phong vì chạy theo khuynh hướng chú trọng đến “lượng” nhiều hơn “phẩm” khi sản xuất ào ạt các tác phẩm mang nội dung yếu kém, hời hợt khiến khán giả nhàm chán, đưa đến hậu quả sụt giảm mức doanh thu trầm trọng. Đồng thời, cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực bùng nổ vào năm 1997 cũng gây ảnh hưởng chung đến mức sinh hoạt kinh tế của người dân nên thị trường phim ảnh Hồng Kông càng lâm vào thế bế tắc. Đứng trước bối cảnh này, chính quyền Hồng Kông đã thành lập một quỹ hỗ trợ với tính cách lần đầu tiên trực tiếp xen vào lĩnh vực đầu tư điện ảnh vốn là một ngành công nghiệp tự hào vào bậc nhất của vùng đất Hương Cảng. Cùng lúc, các nhà làm phim Hồng Kông cũng nhận thức được rằng họ cần phải tự nỗ lực để vượt qua thử thách bằng những sáng kiến mới trong cách ứng dụng nhiều kỹ xảo dàn dựng các tác phẩm mang chủ đề kinh dị, hài hước hoặc nói về đề tài xã hội đen hơn là tập trung khai thác loại phim quyền cước, kiếm hiệp.
Trong suốt quá trình lướt qua cơn “khủng hoảng”, từ năm 2001 đến nay tức vừa tròn một thập niên, thị trường phim ảnh Hồng Kông đã cho thấy nhiều dấu hiệu khởi sắc chứng tỏ được sức sống “hồi sinh” sau thành công vang dội đầu tiên về mức doanh thu lẫn phương diện nghệ thuật của tác phẩm “Vô Gian Đạo” (2002) với sự góp mặt của hai nam tài tử trụ cột của màn bạc Hồng Kông là Lương Triều Vỹ (Tony Leung, 47 tuổi) và Lưu Đức Hoa (Andy Lau, 48 tuổi). Dựa vào kịch bản nói về đề tài hình sự- xã hội đen theo phong cách mới của “Vô Gian Đạo”, đạo diễn Martin Scorsese của Hollywood đã dựng lại thành bộ phim “The Departed”, từng đoạt giải Oscar năm 2007 qua tài năng diễn xuất độc đáo của các tên tuổi tuổi khét tiếng quốc tế là Leonardo DiCaprio (35 tuổi),Matt Damon (39 tuổi) và Jack Nicholson (72 tuổi). Từ đó, điện ảnh Hồng Kông lấy lại uy tín quốc tế qua nhiều tác phẩm kế tiếp như: “Đội Bóng Thiếu Lâm” (2002) “Thiên Hạ Vô Tặc” (2004), “Tuyệt Đỉnh Công Phu” (2004), “Thập Diện Mai Phục”, “Thất Kiếm” (2005), “Vô Cực” (2005), “Dạ Yến” (2006), “Hoàng Kim Giáp” (2006) v.v..
Mặt khác, trong thời gian này, thể loại phim truyền hình cũng đóng góp rất nhiều cho sự tồn tại và đứng vững của thị trường phim ảnh Hồng Kông trước những đợt “càn quét” của làn sóng phim tình cảm xã hội Đại Hàn cũng như sức thu hút mãnh liệt của trào lưu dòng phim “thần tượng” do Đài Loan khởi xướng cách đây vài năm. Tuy chỉ mang tính cách “thầm lặng” trên trường quốc tế, nhưng thể loại phim truyền hình luôn được xem là một vũ khí rất lợi hại của thị trường phim ảnh Hồng Kông tại khu vực Châu Á mà qua đó nổi tiếng là các bộ phim do đài TVB sản xuất. Hơn nữa, hầu hết những minh tinh của màn bạc Hồng Kông đều từng trải qua môi trường thử thách và đào luyện tại các phim trường của TVB. Do đó, có thể nói rằng, mức độ sinh tồn của điện ảnh Hồng Kông hầu như đều phụ thuộc vào những hoạt động thăng trầm của giới tài tử truyền hình. Và một trong những tên tuổi tạo nhiều ảnh hưởngcũng như được giới ái mộ phim truyền hình Hồng Kông lẫn khu vực Châu Ábiết đến nhiều nhất chính là nữ diễn viên Xà Thi Mạn.
Vốn có biệt danh “nữ hoàng phim truyền hình Hồng Kông” với quá trình diễn xuất hơn 10 năm qua kể từ khi chính thức gia nhập hãng phim TVB vào tháng 10/1997, Xà Thi Mạn còn là một nữ minh tinh hiếm hoi được đề cử và nhận lãnh nhiều giải thưởng phim ảnh nhất trong giới nghệ sĩ vùng đất Hương Cảng. Trong năm 2009 vừa qua, tuy Xà Thi Mạn không nhận được danh hiệu “nữ diễn viên xuất sắc” nhưng hai giải thưởng “nữ diễn viên được yêu thích nhất của TVB” và “Một trong năm nhân vật được yêu thích nhất trong các tác phẩm của TVB” đã thuộc về cô. Điều này cho thấy tuy đã bước vào lứa tuổi 34 nhưng hiện nay Xà Thi Mạn vẫn giữ được ngôi vị “Ảnh Hậu Truyền Hình” trong lòng đa số giới ái mộ quốc nội.
Riêng về các thành tích được đề cử hoặc nhận giải thưởng, Xà Thi Mạn lại có cách nhìn khác biệt so với nhiều nghệ sĩ khác qua lời tâm sự: “Thú thật là tôi rất lo lắng mỗi khi nghe xướng danh tại các buổi lễ trao tặng giải thưởng phim ảnh bởi vì biết rằng mình sẽ phải cố gắng nhiều hơn để xứng đáng với thành tích này. Đương nhiên, nỗi vui mừng cũng xen lẫn trong sự hồi hộp lo lắng khi nhận giải, nhưng tôi hiểu rõ quy luật đào thải của làng giải trí là không có ngôi vị nào độc tôn vĩnh viễn. Hơn nữa, do không bao giờ đoán được kết quả của một giải thưởng nên tôi không bận tâm hay nói đúng hơn là không kỳ vọng rằng mình sẽ đoạt giải. Ngoài ra, phần lớn các diễn viên trúng giải đều nhờ vào nội dung kịch bản xuất sắc, nếu không, cho dù bộc lộ tài nghệ diễn xuất đến mức độ nào đi chăng nữa bạn cũng sẽ không được nhìn nhận”.
Xà Thi Mạn chào đời ngày 28/5/1975 tại Hồng Kông trong một gia đình có nguồn gốc xuất thân từ thành phố Trung Sơn (Zhongsan) tỉnh Quảng Đông (Guangdong), Trung Hoa. Tên Xà Thi Mạn của cô thường bị phiên âm sang tiếng Việt một cách nhầm lẫn là Xa Thi Mạn, có lẽ vì sợ trùng âm với từ “Xà” (có nghĩa là con rắn). Tuy nhiên, theo cách chiết tự, họ Xà của Thi Mạn đồng âm với từ “Tà” (có nghĩa là nghiêng, lệch qua một bên) và chỉ mượn bộ chữ để đặt thành họ hoặc địa danh. Hiện nay, họ Xà là một trong những gia tộc rất phổ biến, được liệt kê trong quyển ghi danh khoảng 800 họ tộc gọi là “Bách Gia Tính” của người Trung Hoa.
Trước khi đến với sân khấu phim trường, Xà Thi Mạn đã được chọn là Á Hậu trong cuộc thi sắc đẹp “Miss Hong Kong Pageant” vào năm 1997. Đây cũng chính là cơ hội khiến ban làm phim đài TVB “ngấp nghé” đến khuôn mặt khả ái với cặp mắt long lanh nét ngây thơ hồn nhiên và nụ cuời quyến rũ đặc biệt của Xà Thi Mạn. Do đó, tuy chưa từng trải qua một lớp huấn luyện diễn xuất nào nhưng Xà Thi Mạn vẫn được đài TVB ngỏ lời mời ký hợp đồng độc quyền ngay sau khi cô đoạt danh hiệu Á Hậu. Trong bước đầu còn nhiều bỡ ngỡ, Xà Thi Mạn đảm nhiệm các chương trình văn nghệ và “talk show” trên đài TVB được phát sóng vào dịp cuối tuần. Đến năm 1998, Xà Thi Mạn ra mắt khán giả màn ảnh nhỏ trong bộ phim đầu tiên “Time Off” (Sinh Mệnh Hữu) rồi kế đến là “Flying Fox of Snowy Mountain” (Tuyết Sơn Phi Hồ, 1999) và “Detective Investigation Files IV” (Hồ Sơ Trinh Sát lV, 1999). Thời gian này được coi là giai đoạn thử thách khó khăn nhất đối với Xà Thi Mạn khiphải đối mặt với nhiều tin đồn cho rằng cô tận dụng sắc đẹp để có được những vai diễn quan trọng. Không những thế, giọng nói khá yếu ở âm vực trầm của cô cũng thường xuyên trở thành đề tài châm biếm của dư luận báo chí.
Tuy nhiên, Xà Thi Mạn vẫn không chán nản trước những lời phê bình của dư luận, ngược lại cô còn luôn tỏ ra cố gắng khắc phục nhược điểm về giọng nói cũng như cải thiện khả năng diễn xuất bằng cách tập luyện hàng đêm tại phim trường trong khi các bạn đồng nghiệp nghỉ ngơi. Hơn nữa, cô còn tận dụng tất cả thời gian rảnh rỗi ở nhà để hoàn chỉnh các điệu bộ, cử chỉ và nhất là cách phát âm của nhân vật. Có lẽ nhờ vậy mà sau này Xà Thi Mạn chẳng những có đủ khả năng đảm nhận nhiều vai diễn đa dạng mà còn lấn sang lĩnh vực ca nhạc.
Bước sang đầu thập niên 2000 cũng là thời điểm đài TVB thực hiện kế hoạch lăng xê các diễn viên trẻ để bù đắp vào chỗ trống cho các ngôi sao thành danh đã chuyển sang sân khấu màn bạc, nên có thể nói rằng Xà Thi Mạn cũng gặp vận may khi được đài TVB ưu ái giao cho những vai quan trọng giúp cô nhanh chóng tiến đến vị trí hàng đầu của đội ngũ nữ diễn viên truyền hình Hồng Kông. Đầu tiên, vai diễn nàng Chu Chỉ Nhược thâm trầm, kín đáo trong danh tác “Ỷ Thiên Đồ Long Ký” ( The Heavenly Sword and The Dragon Sabre) đã khiến cho giới ái mộ chú ý nhiều hơn đến cái tên Xà Thi Mạn. Đây cũng là lần đầu Xà Thi Mạn diễn xuất bên cạnh nữ tài tử xinh đẹp Lê Tư (Gigi Lai, trong vai quận chúa Triệu Minh), vốn là “nữ hoàng truyền hình Hồng Kông” đương thời. Do đó, sự kiện Xà Thi Mạn cùng Lê Tư xuất hiện trong bộ “Ỷ Thiên Đồ Long Ký” được coi là “duyên kỳ ngộ” vì sau đó, cả hai đều là những khuôn mặt ăn khách nhất của đài TVB trong thế tương tranh “kỳ phùng địch thủ”.


Trong cùng năm 2000, vai nữ chính đầu tiên trong phim “Return Of The Cuckoo” (Áo Môn Nhai- Đường Về Hạnh Phúc) đã mang về danh hiệu “nữ diễn viên được yêu thích nhất trong năm của đài TVB” cho Xà Thi Mạn, khởi đầu cho một sự nghiệp tỏa sáng trong suốt 10 năm qua với thành tích được đề cử tại các giải thưởng phim ảnh của Hồng Kông, Singapore, Malaysia, Trung Hoa liên tục từ năm 2000 đến nay. Qua vai diễn nữ nhân vật Chúc Quân Hảo hiền lành, thông minh, dí dỏm trong phim “Return Of The Cuckoo” Xà Thi Mạn còn được khán giả bình chọn là khuôn mặt xứng đôi với nam tài tử Trương Trí Lâm (Julian Cheung, 38 tuổi).
Từ đó, Xà Thi Mạn trở thành một tên tuổi bảo đảm cho những bộ phim truyền hình của đài TVB và chinh phục trọn vẹn cảm tình khán giả qua hàng loạt danh tác như: “Khí Phách Anh Hùng”, “Hương Đồng Gió Nội” (Country Spirit), “ 7 Chị Em” (Seven Sisters), “Ngọn Lửa Trắng” (The White Flame), “Trường Bình Công Chúa” (Perish in the Name of Love), “Thiếu Gia Vùng Tây Quan”, “Những Thiên Sứ Vô Danh”,“Thâm Cung Nội Chiến” (War and Beauty), Chiêu Thức Võ Thuật - Strike at Heart (2005), Gia Vị Cuộc Sống (Food For Life), “Đội Cấp Cứu Trên Không“ (Always Ready), “Phúc Vũ Kiếm Phiên Vân Đao” (Lethal Weapons of Love and Passion), “Bão Cát” (Dance Of Passion), “Phụng Hoàng Lâu” (Maiden's Vow) Hạt Ngọc Phương Đông (Glittering Days), “Cung Tâm Kế”v.v… Đồng thời, cô cũng xuất hiện trong các tác phẩm điện ảnh: “Blue Moon”, “Love Is A Butterfly”, “The Final Shot”, “The Lady Iron Chef”.
Đặc biệt, trong phim “Phụng Hoàng Lâu, một tác phẩm tình cảm xã hội bao gồm nhiều tình tiết bi hài được thực hiện vào năm 2006, Xà Thi Mạn phải đảm nhận cùng lúc bốn vai diễn trong những bối cảnh và tâm lý nhân vật hoàn toàn trái ngược nên cô từng thừa nhận đây là một trong những thử thách “nặng ký” nhất: “Đối với tôi có lẽ Phụng Hoàng Lâu, là bước thử thách mới to lớn trong sự nghiệp vì tôi phải thông hiểu nhân vật, tính cách, bối cảnh của họ. Bốn nhân vật, bốn hoàn cảnh sống khác nhau và bốn khoảng thời gian khác nhau. Quả là không dễ dàng chút nào. Nhưng tôi vốn là người đam mê thử thách và luôn cố gắng hết mình để đạt những điều mong muốn”.
Trước đó vào năm 2004, bộ phim “Thâm Cung Nội Chiến” với sự tái ngộ giữa Xà Thi Mạn và Lê Tư đã trở thành hai tâm điểm thu hút sự theo dõi cuồng nhiệt của giới ái mộ. Kết quả, “Thâm Cung Nội Chiến” đạt tỷ lệ 45% khán giả xem trực tiếp, tức kỷ lục cao nhất của đài TVB tính từ năm 1998 đến năm 2004. Hơn nữa, khi được phát sóng tại Hoa lục vào năm 2005, “Thâm Cung Nội Chiến” cũng gây nên những cơn sốt lan truyền khiến hơn 200 triệu khán giả say mê, vượt xa kỷ lục của bộ phim Đại Hàn “Lời Nguyện Đại Trường Kim” từng gây sóng gió trước đó.
“Thâm Cung Nội Chiến” lấy bối cảnh đời vua Gia Khánh của triều nhà Thanh, nói về những cuộc đấu đá, tranh dành thế lực giữa các phi tần trong nội cung được thực hiện bằng những âm mưu thâm hiểm khôn lường. Qua đó, Xà Thi Mạn và Lê Tư vào vai hai phi tần đối nghịch vì muốn tạo ảnh hưởng để con mình được làm vua sau này. Trước khi chính thức lên ngôi, vua Gia Khánh từng phong người vợ cả là Nữu Cỗ Lộc Thị làm Chính Cung Hoàng Hậu, trong khi đó lại phong Hầu Giai Ngọc Doanh (do Lê Tư đóng), Đổng Giai Nhĩ Thuần (do Xà Thi Mạn thủ diễn) làm quí nhân, tức thứ thiếp. Sau đó, Gia Khánh lại sủng ái nàng cung phi trẻ tuổi tên Như Phi nên tạo thế cạnh tranh ác liệt giữa ba phe phái của Nữu Cỗ Lộc, Ngọc Doanh và Nhĩ Thuần nhằm củng cố quyền lực, thu phục bá quan.
Kể từ sau bước thành công rực rỡ của "Thâm Cung Nội Chiến” cả Xà Thi Mạn và Lê Tư đều trở thành hai nữ diễn viên ăn khách hàng đầu của TVB nên giới văn nghệ Hồng Kông thường cho rằng trên phim trường luôn diễn ra cuộc tranh đua tranh gay gắt giữa hai người đẹp để dành vị trí tối cao. Tuy nhiên, sau khi Lê Tư tuyên bố kết hôn và từ giã sân khấu thì Xà Thi Mạn không còn đối thủ.Trong hơn 10 năm qua, cô đảm nhận vô số vai diễn, từ những cô gái ngây thơ hiền lành đến một nữ cảnh sát gan dạ, tài năng và ngay cả những nhân vật nữ đa mưu túc trí thủ đoạn thâm hiểm. Có thể nói, Xà Thi Mạn là một nữ tài tử hiếm hoi của Hồng Kông có nhiều tài năng ở cả hai trường phái: diễn viên có “thực lực” và diễn viên “thần tượng”.
Vào tháng 11/2007, danh tiếng của Xà Thi Mạn còn vang dội đến tận Hoa Kỳ khi cô cùng nam diễn viên kỳ cựu Âu Dương Chấn Hoa được vinh dự có tên trong danh sách đề cử nam nữ diễn viên xuất sắc của giải “International Emmy Awards” lần thứ 35 tổ chức thành phố New York. Đây là một giải thưởng quốc tế danh giá của lĩnh vực truyền hình thường được ví von là giải “Oscar TV”. Trước Xà Thi Mạn và Âu Dương Chấn Hoa, nam tài tử Châu Nhuận Phát và nữ diễn viên Dương Tử Quỳnh cũng từng nhận được đề cử của giải Emmy. Riêng Xà Thi Mạn được đề cử danh hiệu “nữ diễn viên xuất sắc”qua vai diễn trong “Bão Cát” (The Dance of Passion) và cô đã lập thành tích trở thành nữ tài tử đầu tiên của đài TVB tiến vào vòng bán kết giải Emmy 2007.
Trong năm 2009, hai bộ phim truyền hình của TVB được ưa chuộng nhất do Xà Thi Mạn đóng vai chính là “You’re Hired” và “Cung Tâm Kế”. Qua đó, vai diễn nhân vật Lưu Tam Hảo trong “Cung Tâm Kế” rất được khán giả tán thưởng và yêu thích. “Cung Tâm Kế” cũng là bộ phim thuộc loại cổ trang nói về đấu trường nội cung là nơi diễn ra những trận chiến âm ỷ nhưng tàn độc, hung hiểm giữa các phi tần. Tuy mang nội dung khá tương tự như “Thâm Cung Nội Chiến” nhưng bộ phim “Cung Tâm Kế” được dàn dựng công phu hơn với những cảnh trí và y phục lộng lẫy của triều đại nhà Đường. Hơn nữa, Xà Thi Mạn còn là vai nữ chính duy nhất được thể hiện qua hình ảnh một phi tần hiền lành, lương thiện nhưng cũng rất cả quyết. Trong môi trường dối trá, lọc lừa, chuyên tranh quyền đoạt lợi của chốn cung đình, nhân vật Lưu Tam Hảo được miêu tả là mẫu người cung phi hiếm có, luôn giữ đúng nguyên tắc của ba đức tính: làm việc tốt (hành hảo), nghĩ điều tốt (tư hảo), nói chuyện tốt (ngôn hảo). Đây cũng là lý do mẹ cô đặt tên cho cô là Tam Hảo.
Lưu Tam Hảo xuất thân trong một gia đình hoàng thân quốc thích. Cô sinh ra trong thời kỳ Hoàng Hậu Quách Thị chuyên quyền đưa con trai mình là Lý Triền lên ngai vua lấy hiệu Đường Mục Tông. Tuy nhiên, do cha của Tam Hảo từng phản đối chuyện này khi ủng hộ con của thứ phi Trịnh Thị nối ngôi, nên ông bị Mục Tông đày ra biên ải còn người vợ và Tam Hảo thì bị đưa vào hoàng cung làm cung nữ từ thuở bé. Trong một lần phạm lỗi với thái hậu Quách Thị, mẹ của Tam Hảo bị trừng phạt roi vọt nặng nề nên qua đời. Trước khi nhắm mắt, bà còn căn dặn Tam Hảo phải luôn ghi nhớ 3 nguyên tắc “hành hảo”, “tư hảo” và ngôn hảo”.
Sau khi Đường Mục Tông qua đời vì hoang dâm vô độ, Quách thái hậu lần lượt đưa 3 người cháu nội là con của Mục Tông lên kế vị gồm Đường Kính Tông, Đường Văn Tông và Đường Vũ Tông. Cuối cùng, do chính sách bài trừ Phật giáo, ra lệnh tàn sát Phật tử nên đám gian thần lợi dụng lý do này để phế bỏ Vũ Tông rồi đưa con của Trịnh Thái Hậu là Lý Di lên ngôi. Tuy nhiên, Lý Di chỉ làm vua bù nhìn vì quyền lực triều chính thực sự bị đám gian thần cấu kết cùng bè lũ phi tần hậu cung nắm giữ. Trong lúc này,Tam Hảo đã trưởng thành và được thái hậu phong chức tổng quản khu trang trí hậu cung và có cảm tình với Cao Hiển Dương (do nam tài tử Trịnh Gia Dĩnh đóng), một người giữ chức vụ phò tá vua Lý Di. Mặt khác vua Lý Di cũng thầm yêu Tam Hảo nên  quan hệ tình cảm giữa họ bị lôi cuốn vào những cảnh sóng gió sau này.
Với ba nguyên tắc làm người cứng rắn, liệu Lưu Tam Hảo có vượt qua được những cảnh tranh quyền đoạt lợi, âm mưu hãm hại lẫn nhau trong chốn cung đình đầy cạm bẫy hay không" Đây cũng làmột câu hỏi thu hút người xem say mê theo dõi từ đầu đến cuối bộ phim hấp dẫn “Cung Tâm Kế”.
Theo thống kê thì hiện nay mức thu nhập hàng năm của Xà Thi Mạn là khoảng 15 triệu đô la Hồng Kông, dẫn đầu danh sách các tài tử truyền hình của đài TVB. Điều này chứng tỏ Xà Thi Mạn vẫn tiếp tục giữ vững ngôi vị độc tôn “nữ hoàng truyền hình Hồng Kông” và dường như chưa có đối thủ nào đủ khả năng thay thế cô trong khoảng thời gian ít nhất là vài ba năm tới.
Do hãy còn “độc thân lẻ bóng cô phòng” nên Xà Thi Mạn thường trở thành đối tượng của những lời đồn đãi về quan hệ tình cảm giữa cô với nhiều nam tài tử từng diễn xuất chung như: Miêu Kiều Vỹ (Michael Miu), Ngô Trác Hy (Ron Ng), Mã Đức Trung (Joe Ma), Trần Hạo Dân (Benny Chan), Lâm Phong (Raymon Lam), Trần Cẩm Hồng (Sunny Chan), La Gia Lương (Gallen Lo), Phương Trung Tín (Alex Fong) và gần đây nhất là Trương Gia Dĩnh (Kevin Cheng). Tuy nhiên, đến nay Xà Thi Mạn vẫn luôn phủ nhận các lời đồn của dư luận về chuyện tình cảm của cô.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.