Hôm nay,  

Con Người Chỉ Là Tro Bụi

08/03/201700:01:00(Xem: 6303)
CON NGƯỜI CHỈ LÀ TRO BỤI
 
Chu Tất Tiến
 

Ngày thứ Tư mùng 1 tháng 4 vừa qua, toàn thể các giáo đường Công Giáo đồng loạt tổ chức Lễ Tro môt cách trịnh trọng. Các bài giảng đều nói về sự hãm mình, giữ chay, kiêng thịt, tránh các cuộc vui chơi phù hoa, nhảm nhí để đền tội. Sau nghi lễ Mình Thánh Chúa, các linh mục Chủ Tế và những người phụ tá trong nhóm Thánh Thể dùng tro để ghi dấu lên trán tất cả công đồng dân Chúa một chữ thập, nhắc nhở là “con người chỉ là tro bụi”. Một câu hát được lặp đi lặp lại trong suốt nghi lễ rắc tro: “Này người! Hãy nhớ mình là tro bụi. Một mai người sẽ trở về bụi tro.”

Nghi thức làm phép tro và xức tro bắt nguồn từ thời Cựu Ước, nghĩa là trước Chúa Giê Su giáng sinh. Hồi đó, nhận thấy đời sống từ vua quan xuống đến dân chúng đã quá tội lỗi, một số Tiên tri đã kêu gọi mọi người phải tỏ thái độ ăn năn, sám hối tội lỗi mình kẻo bị Thiên Chúa trừng phạt, bằng cách mặc áo nhặm gai, và đổ tro lên mình. Đến thời Tân Ước, Giáo Hội đã cho cử hành nghi thức sám hối này với những người tự biết mình có tội lớn phải mặc áo nhặm gai  và xức tro trên mình, sau đó, bị đuổi ra khỏi nhà thờ và tới một tu viện, làm việc đền tội. Đến ngày thứ Năm Tuần Thánh, những người hối lỗi này tụ tập trước nhà thờ, và được Đức Giám Mục tuyên bố tha tội cho họ. Từ đó, họ mới được tham gia các phép bí tích như rước lễ hay xức dầu Thánh. Về sau, Giáo Hội không tổ chức riêng cho những người có tội nữa mà toàn thể Giáo Hội, từ Đức Giáo Hoàng và tất cả giáo dân đều tham dự lễ sám hối này. Vào thế kỷ 11, Đức Giáo Hoàng và tất cả giáo dân tập họp tại nhà thờ thánh Anastasia, để làm phép tro, sau đó, Đức Giáo Hoàng và toàn thể giáo dân mặc áo nhặm, đi chân không, đi bộ đến nhà thờ thánh Sabina để Đức Giáo Hoàng làm phép giải tội chung cho tất cả mọi người. Dần dần, với thời gian, nghi thức xức tro được thực hiện đơn giản hơn, chỉ lấy tro đốt từ những chiếc lá còn lại trong Lễ Lá trước đó, và làm dấu tro trên trán hoặc trên đầu giáo hữu mà thôi.

Nhìn vào thực tế, hình thức xức tro lên đầu tu sĩ và giáo dân để ăn năn tội vẫn được thực hiện long trọng qua nhiều thế kỷ, nhưng có mấy ai tôn trọng ý nghĩa của việc xức tro này. Lịch sử Giáo Hội Công Giáo đã chứng minh rằng có vài giai đoạn, chính Giáo Hội đã suy đồi trầm trọng. Từ thế kỷ thứ 3, sau khi Công giáo đã trở thành Quốc Giáo tại Rome rồi phát triển sang các quốc gia Âu Châu khác, nhiều vị tu sĩ mang đến chức vụ rất lớn như Giám Mục, Hồng Y, và có cả vài vị Giáo Hoàng đã trở nên kiêu ngạo và hành xử như những quan tòa tuyệt đối về tín lý Công Giáo, để rồi làm ra những tội ác mà người có lương tri không thể chấp nhận được. Người ta đã bẻ cong Lời Chúa để làm theo ý họ, miễn sao là mang lợi lộc cho Giáo Hội và cho bản thân họ về mọi phương diện: tiền bạc, sắc dục, và quyền thế. Vua Chúa các nước Âu Châu và những nước Nam Mỹ thuộc địa của Tây Ban Nha hay Bồ đào Nha đã lệ thuộc toàn bộ vào sự chỉ đạo của Giáo Hội. Bên cạnh vua hay các người Nhiếp Chính Vương của từng khu vực, đều có các vị tu sĩ làm cố vấn, và những vị cố vấn này có toàn quyền can thiệp vào sự lãnh đạo quốc gia, qua nhận xét cá nhân của họ, và dưới bức bình phong là Ý Của Chúa, ngay cả việc thành lập các đạo quân mang khí giới đi giết người, gây chiến với các quốc gia không thuận theo Giáo Quyền! Có thể nói, mãi cho đến thế kỷ thứ 19, sau khi Hoàng Đế Napoleon bắt giam Giáo Hoàng Pius VII, rồi Vua nước Ý là Victor Emanuel II buộc quyền lực của Công Giáo thu hẹp lại trong phạm vi Vatican, và qua hai cuộc Đại Chiến Thế Giới, Giáo Hội Công Giáo mới chuyển hướng để trở về vai trò chân chính là Lãnh Đạo Tín Ngưỡng mà bỏ qua các vai trò lãnh đạo thế quyền. Nhưng mãi đến Công Đồng Vatican 2, do Thánh Giáo Hoàng Gioan 23 triệu tập mới là một cuộc canh tân toàn diện, tương đương với một cuộc cách mạng về mọi phương diện. Từ đó, Giáo Hội mới hòa nhập vào Đời môt cách trọn vẹn hơn.

Dĩ nhiên, một điều không thể phủ nhận là trong lúc một số lãnh đạo Giáo Hội suy trầm về Tín Lý, thì Giáo Hội lại vươn lên phong phú với nhiều bậc Thánh đã nêu những tấm gương sáng chói cho thiên hạ khâm phục và nhiều khoa học gia, triết gia đã tạo ra những phát minh khoa học làm nền tảng cho khoa học hiện tại. Nếu không có những bậc Thánh này cũng như các nhà khoa học với những phát minh đặc biệt của họ, thì có lẽ Giáo Hội đã không đạt được con số gần 2 tỷ người như hiện nay. Từ khoa học vật lý, thiên văn, toán học, y học, sinh học, địa chất đến nhân loại học, khảo cổ học.. đều do các nhà khoa học có lòng tin vào Thiên Chúa phát minh và xây dựng nên môt nền tảng cho tất cả những phát minh khoa học sau này để phục vụ cho nhân loại. Pascal, môt thiên tài khoa học, toán học, và triết lý, người đã phát minh ra chiếc máy tính đầu tiên của loài người đã nói: “Khoa học nông cạn làm cho người ta xa Thiên Chúa, khoa học cao siêu làm cho người ta gần Thiên Chúa”. Louis Pasteur, cha đẻ của phương pháp khử trùng, tìm ra “vaccine” trị bệnh bị chó dại cắn, và nhiều phương pháp y khoa khác đã nói: “khi bạn cảm thấy không yên lòng trong một chuyến đi, môt bàn tay sẽ đưa ra giúp đỡ bạn. Nếu khi cần phải báo động cho bạn, thì Thiên Chúa sẽ tự cầm lấy cánh tay từ bạn, và sẽ hoàn tất công việc của bạn.”

Chính những nhà khoa học thiên tài này đã sống một đời đạo đức và hãm mình, không cần phải mặc áo nhặm gai, không cần phải khóc lóc than thở về tội lỗi của mình. Chính họ đã hiểu và hiểu rõ nguyên lý của sự sống con người là “tro bụi thì sẽ trở về tro bụi”. Adam, tổ tông của nhân loại, đã được Thiên Chúa dựng nên từ đất, thì nhất định sẽ trở về đất. Như vậy, mọi phù hoa trên thế gian này đểu vô nghĩa, một khi nằm xuống, tất cả những hệ lụy với người nằm xuống đó, đều tiêu tan. Chỉ có hai điều là sẽ tồn tại mãi mãi: những sự việc mà người ra đi đó đã thực hiện để phục vụ con người và Tình Yêu tức Sự Mến Thương, Lòng Khâm Phục mới không bao giờ tàn phai trong ký ức của nhân loại.

Vậy, bên cạnh việc nhắc nhở về “tro bụi sẽ trở về tro bụi”, người ta còn phải sống sao cho sau khi mình về với nguồn cội rồi, vẫn còn những Tình Yêu của người ở lại dành cho người ra đi, như thế, cuộc sống mới có giá trị, và người ra đi sẽ hãnh diện là mình đã sống một đời đáng sống.


Chu Tất Tiến



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.