Hôm nay,  

Con gà trong văn hoá và hội họa Đông, Tây

31/01/201700:02:00(Xem: 7519)
Con gà trong văn hoá và hội họa Đông, Tây
 
Trịnh Thanh Thủy

Năm Đinh Dậu đến làm những người cầm tinh con gà xao xuyến vì đó là năm tuổi. Nó còn làm nhiều người hồi hộp trông chờ một sự đổi mới vì có vận hạn xấu trong năm cũ. Trong âm lịch, người Trung Hoa và người Việt gọi năm 2017 là năm con gà, nhưng tiếng Anh và tiếng Pháp lại gọi là năm con gà trống, “Year of the rooster” và “Année du coq”. Tôi cũng lấy làm lạ tại sao người Âu lại dùng từ “gà trống” là một từ khẳng định rõ giới tính của con gà thay vì “gà” là một từ nói chung chung không phân biệt trống mái? Không biết trong quá trình dịch thuật từ Á sang Âu thế nào mà con gà trong 12 con giáp khi sang bên Âu châu nó biến thành con “rooster” hay con “coq” mà không phải là con “chicken” hay con “poulet”. Thắc mắc, tôi đi tìm hiểu thêm, lại khám phá ra rằng từ “rooster” không phải là tiếng Anh (British English) nguyên thủy mà lại là tiếng Anh Mỹ(American English) mới được phát minh sau này, của những người Puritan từ Anh Cát Lợi di cư qua Bắc Mỹ trong công cuộc đi tìm một tôn giáo mới. Họ muốn tránh dùng chữ “cock” có nghĩa con gà trống, một từ tiếng lóng ám chỉ một vật có ngữ nghĩa thô tục. Đã vậy “cock” tiếng Anh phát âm giông giống “coq” của tiếng Pháp. Có một chi tiết là lạ, tiếng American English chỉ dùng “rooster” trong cách gọi của “Luna Year”, còn những từ khác liên hệ đến gà trống lại vẫn dùng chữ “cock”, như cock-fighting(cuộc chọi gà).

Khi xem những đồ hình đã hoạ các con vật trong 12 con giáp, tôi thấy rõ ràng hình vẽ con vật tượng trưng cho năm gà là hình con gà trống. Tôi chợt nghĩ, à có lẽ đây là lý do tại sao người Âu Châu, vì tính thích chính xác, nên khi dịch thuật, họ dịch thẳng “năm con gà” thành “năm con gà trống”(Rooster year) chăng?

Thắc mắc này, làm tôi liên tưởng đến thế giới hội hoạ vẽ gà của Âu và Á vì hai biểu tượng: Sự cao quý và cái đẹp của sắc màu. 1-Gà Trống trong quan niệm Phương Đông và Phong Thủy, nó là biểu tượng của sự cao quý. 2-Trong khoa bói toán có viết “Người tuổi Dậu là người ưa cái đẹp, đặc biệt là phái nữ, họ luôn chú ý đến cách ăn mặc trang điểm. Họ cực kỳ mẫn cảm với màu sắc hơn hẳn người khác trong lĩnh vực phối màu.”

Á Đông và tranh gà

Người Trung Hoa xem trọng Phong Thủy và họ cũng xem trọng gà trống nên gà trống trong hội hoạ được vẽ rất nhiều. Họ quan niệm, treo tranh gà trống đem tới vinh hoa phú quý, công danh, giải trừ “Đào hoa sát” cho gia chủ. Gà trống với hình ảnh tượng trưng cho ngũ đức: mào gà màu đỏ thể hiện văn đức; bước chân oai vệ, dáng đi đĩnh đạc thể hiện võ đức; khi gặp địch là chiến đấu bảo vệ đồng loại thể hiện dũng đức, khi tìm thức ăn gọi bạn đến ăn cùng thể hiện nhân đức; gà trống gáy báo buổi sáng thể hiện tín đức.

Trước hết tôi xin giới thiệu đến các bạn một bức tranh gà trống được vẽ bởi một hoạ sĩ Trung Hoa nổi tiếng là Xu Beihong(徐悲鴻, 1895-1953). Ông chuyên vẽ tranh chim và ngựa bằng mực tàu và là người đầu tiên thể hiện rõ sự cần thiết của các biểu hiện nghệ thuật, phản ánh một Trung Quốc hiện đại vào đầu thế kỷ 20. Ông cũng được coi là một trong những người đầu tiên tạo ra các bức tranh sơn dầu bất hủ với chủ đề sử thi Trung Quốc.


blank

Pic 1. Gà trống trên mỏm đá của Xu Beihong (1951), mực và màu trên giấy.


Ngoài tranh gà, người Trung Hoa còn coi trọng đồ sứ có hình hoạ với chủ đề “gà”. Vào năm 2014, một “chén gà” đời Minh đã được bán với giá US$36.3 million, tức 281.200.000 đô la Hồng Kông qua cuộc đấu giá của nhà Sotheby tại Hồng Kông. “Chén gà” này đã lập một kỷ lục cao nhất  đối với sứ Trung Quốc từng được bán đấu giá. Chủ nhân mới của nó là nhà sưu tập Liu Yiqian, người Thượng Hải.


 

blank

Pic 2. Chén gà $36.3 triệu đô


Hàn Quốc cũng là một quốc gia trong khối Châu Á. Hoạ sĩ Jang Seung(1843-1897, thường được gọi theo tên bút danh của mình, Owon), là một họa sĩ của những năm cuối triều đại Joseon ở Hàn Quốc. Ông là một trong số ít các họa sĩ giữ một vị trí có cấp bậc trong triều đại Joseon. Được nhiều người gọi là "cha đẻ của hội họa hiện đại Hàn Quốc". Đây là bức “Gà Trống” của ông.


blank

Pic 3. Gà Trống của Owon, 140.2x43.2


Thực ra trong bức tranh gà trống của thế kỷ thứ 19 này của Owon, chúng ta thấy bên dưới anh gà trống oai phong lẫm liệt đang nghiêng đầu được vẽ rõ nét, là một chị gà mái trắng với nét hoạ trông rất mờ nhạt. Đó là cách hoạ sĩ Owon tôn vinh anh gà trống lên trong chủ đề một cách rõ rệt.


Đối với nền mỹ thuật Nhật Bản, người Việt chúng ta ít được tiếp cận nhiều như của Trung Hoa. Tuy nhiên khi nhìn vào kỹ thuật vẽ tranh gà của họ, bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên với đường nét rất sắc sảo trong tranh gà của họa sĩ Ito Jakuchu. Itō Jakuchū (伊藤 若 冲, 1716-1800) . Ông là một họa sĩ Nhật Bản trong giai đoạn giữa Edo, khi Nhật Bản đã đóng cửa với thế giới bên ngoài. Phần lớn tranh ông có chủ đề xoay quanh văn hoá truyền thống Nhật Bản, đặc biệt là gà và các loài chim khác. Nhiều tác phẩm truyền thống khác của ông hiển thị việc ông đã thử nghiệm nhiều quan điểm, và phong cách rất hiện đại khác.

blank

Pic 4. Trống và mái của Ito  


Việt Nam ta ảnh hưởng văn hoá Trung Hoa, cũng vẽ tranh gà và thường là gà trống. Đặc biệt hơn, ngày xưa chúng ta có tranh gà, lợn Đông Hồ được vẽ và trang trí cho ngày Tết. Các nghệ nhân làng Đông Hồ hay vẽ gà, lợn vào tranh, nhưng không tả thực như nó vốn có mà đã cách điệu rất nhiều. Màu sắc, đường nét rất thô mộc, dân dã nhưng mang tính ước lệ cao. Những con gà được vẽ mang cả một bầu tâm tư, khát vọng của những người nông dân mong ước. Thời thịnh đạt của tranh Đông Hồ vào thế kỷ 17, 18.


blank

Pic 5. Tranh Đông Hồ- Gà trống thư hùng


Tây Âu và tranh gà


Ngày xưa nghệ Thuật vẽ tranh động vật của phương Tây so với phương Đông xem ra rất khác biệt. Sự khác biệt từ, lối vẽ, dụng cụ vẽ, (bút lông, mực, giấy, lụa, cọ, sơn, vải bố), cho đến quan niệm và mối tương quan giữa con người, thần thánh và con vật. Trong khuôn khổ bài viết nhỏ này tôi không thể phân tích kỹ và tỉ mỉ về những sự khác biệt này. Mong bạn đọc xem tranh và nhận được sự khác biệt có sẵn trong tranh.

Hoạ sĩ Aelbert Jacobsz Cuyp (1620-1691) là một trong những họa sĩ phong cảnh Hà Lan hàng đầu trong thời Hoàng Kim của Hà Lan (Dutch Golden Age) vào thế kỷ 17. Đây là một bức vẽ gà trống rất nổi tiếng của ông, chúng ta thấy được chân dung những chú gà trống được miêu tả giống như thực, như đang đứng trước mặt bạn vậy.

blank

Pic 6. Gà Trống của Aelbert Cuyp


Cuối cùng, tôi xin giới thiệu đến bạn một bức tranh gà trống được vẽ bởi Marc Chagall vào thế kỷ 20.

Marc Chagall(1887-1985), là một nghệ sĩ Nga-Pháp gốc Do Thái. Ông nổi tiếng với óc sáng tạo và trí tưởng tượng siêu thực. Các sáng tác của Chagall mang đầy chất thơ và tràn ngập tính hài hước, thể hiện khả năng tưởng tượng  Nhà phê bình nghệ thuật Robert Hughes gọi Chagall là "nghệ sĩ Do thái tinh túy của thế kỷ XX."

blank

Pic 7. Gà trống của Marc Chagall, 1929, sơn dầu trên bố.
 

Xuân về, xin chúc các bạn đọc một năm Đinh Dậu nhiều sức khoẻ, thành công và hạnh phúc.


Trịnh Thanh Thủy


Tài liệu tham khảo

The $36 Million Ming Dynasty-era Bowl

http://blogs.wsj.com/scene/2014/04/08/the-36-million-ming-dynasty-era-bowl/






Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.