Hôm nay,  

Đại Học Đà Lạt Trong Niềm Nhớ

10/13/201600:01:00(View: 11596)

 

Đại Học Đà Lạt Trong Niềm Nhớ

Lê Minh

Westminster (CA) -- Giông tố Matthews càn quét vùng biển Caribbien và một số  tiểu bang ven biển Hoa Kỳ trong mấy ngày qua, nhưng không cản được đường đến của gần 600 cựu sinh viên và giáo sư của Đại Học Đà Lạt (ĐH/ĐL) tham dự đại hội 2016 tại Quận Cam, California.

Bắt đầu từ năm 1995, cứ hai năm một lần, Hội  cựu  sinh viên (SV) ĐH/ĐL từ nhiều địa phương, quốc gia khác nhau, luân phiên đứng lên tổ chức đại hội. Chủ đích của đại hội  là dịp  để cựu sinh viên (SV), thầy trò gặp nhau, hàn huyên tâm sự, tổ chức cùng nghỉ hè, cùng vui trong dịp này. ĐH đã thu hút  được nhiều cựu SV tham dự, họ đến từ Việt nam và nhiều  phương trời trên thế giới đến tham dự  đại hội. Đặc biệt, đại hội 2016 có số lượng tham dự cao nhất lịch sử.

 blank

1. Lưu ký Đại hội  Đại Học Đà Lạt, ảnh Nguyễn Quang

.
Khí hậu ấm áp của Nam California, ban ngày khoảng 70 độ Fahrenheit, tương đương với 21 độ Celsius. Chiều xuống, nhiệt độ giảm dần, cơn gió thu đầu mùa lành lạnh trong chiếc áo ấm nhẹ, anh em SV ríu rít bên nhau như những ngày còn trên Đà Lạt, gợi nhớ bao kỷ niệm đã gần nửa thế kỷ trôi qua.

Chương trình đại hội kéo dài liên tục 3 ngày vào cuối tuần qua. Đêm đầu tiên, các cựu SV/ĐH/ĐL cùng lớp, cùng thời, gặp nhau thân ái đàn đúm, ôn lại ngày tháng năm cũ còn mài dung quần trên ĐH/ĐL, nhiều bạn gặp nhau tay bắt mặt mừng, nói cười cảm động, nhiều người đã không gặp nhau hơn 40 năm, có người đối diện người xưa, nghĩa cũ, nhìn nhau ứa lệ, hồn vía lên mây như “phút đầu gặp em tinh tú quay cuồng”, bồi hồi xúc động và “…thôi đành cho nước cuốn hoa trôi”. Nhiều người mới gặp, đã vội hẹn gặp lại trong ngày Đại hội 2018, cho dù họ chưa biết tổ chức nơi mô. Họ là những người ở luống tuổi ngoài 60, nhiều người trên đường đến hố thẩm đời mình, họ chân quý thời gian hiếm có của tuổi đá vàng còn lại.

 

 blank

         2. Khung cảnh trong đêm nhạc thính phòng, Anh Bùi  M. Cường

Vui chơi trong đại hội, tưởng nên biết Viện Đại Học Đà Lạt, một đại học tư của Giáo hội Công  giáo thành lập từ 1957 kéo dài đến 1975, có người nhầm lẫn với Đại Học Chiến Tranh Chính Trị hoặc với Đại Học Võ Bị của quân đội. Trong thập niên 1970, số sinh viên theo học ĐH/ĐL lên đến gần 3,000, họ đến từ nhiều tỉnh thành khắp nước. Ngoài các phân khoa như Văn khoa, Khoa học, Sư phạm. ĐH/ĐL còn mở trường Chính trị Kinh Doanh (CTKD) vào năm 1963. Hai năm sau, trường đã chính thức đổi thành “Trường Chánh Trị Kinh Doanh” qua Nghị định của Bộ Giáo dục cho phép cải danh vào đầu năm 1965. GS Trần Long đã xác nhận trong cuộc điện thoại ngắn trước khi ông trên đường giã từ đại hội.


ĐH/ĐL đi tiên phong trong nền giáo dục thực tiễn qua việc mở trường CTKD đầu tiên của miền Nam, theo khuôn mẫu giáo dục Đại học Hoa Kỳ. Trường dậy chuyên về kinh doanh, quản trị và chính trị để đáp ứng nhu cầu phát triển cho Nam Việt Nam thời đó. Linh mục Nguyễn Văn Lập ngày đó là Viện trưởng ĐH/ĐL, đã ủy quyền cho các Giáo sư Trần Long, Phó Bá Long và Ngô Đình Long, cả 3 đều tốt nghiệp đại học Hoa Kỳ, đem luồng sinh khí đổi mới thay thế nền giáo dục bảo thủ có từ thời Pháp thuộc. Mặt khác với tầm nhìn chiến lược, cha Lập đã chiêu mộ nhân tài, đãi ngộ nhân sĩ trong lãnh vực chánh trị, thương mại, ngân hàng, kỹ nghệ. Họ là những  người thành đạt, đứng đầu trong chính trị và nền kinh tế thương mại, đã đào tạo tầng lớp sinh viên hiếu học, đuổi kịp đà tiến triển của thế giới phương Tây.

 blank

3. Hoạt cảnh Chàng Trai Xứ Quảng trong đêm nhạc thính phòng, Anh Bùi M. Cường
.

Trường CTKD dựa vào nền giáo dục thực tiễn, ngoài  giáo trình đi theo sát nền giáo dục Hoa Kỳ,  mọi sinh viên còn phải tham gia vào chương trình “Bảo huynh Bảo đệ”, người đi trước giúp đỡ đàn em đến sau ra trường đời cũng vậy, như chúng ta cũng thấy ở một số đại học quân sự. Sinh viên vừa học, vừa thực tập ở môi trường thực tế trong 3 tháng hè. Khi ra trường, họ đã  thuần thục một số công việc từ những cơ quan họ tình nguyện phục vụ. Sinh viên ra trường kiếm được việc ngay, thành đạt mau chóng, đa năng trong nhiều lãnh vực là điều dễ hiểu.

Ngoài việc học tập trong khung cảnh thơ mộng của thành phố  Đà Lạt, cựu sinh viên, phần lớn đến từ nơi xa, những kẻ xa nhà, họ thường xuyên sinh hoạt bên nhau trong lúc rảnh rỗi vào cuối tuần cho vơi nỗi nhớ nhà, họ thường cắm trại tại Thung Lũng Tình Yêu,  các thác Cam Ly, Datanla,  Hồ Than thở hoặc dưới chân núi  Lâm viên.

 blank

4. Họp mặt tiền đại hội của cựu sinh CTKD khóa 6, ảnh Nguyễn Quang

.


Sân trường ĐH/ĐL, tiếng hát sinh viên, nơi nẩy nhiều sinh hoạt văn nghệ. Nhiều khuôn mặt tầm cỡ như Trịnh Công Sơn, Vũ Thành An, Lê Uyên và Phương, Khánh Ly, Thanh Lan…. góp mặt thường xuyên trong những đêm lửa trại, hát du ca, hát tình ca cho nhau nghe. Phong trào cà phê của “tuổi  đá buồn”  khắp nơi cũng bắt đầu từ quán T2 do Nguyễn Tường Cẩm, một CTKD đa năng tổ chức. Chính ở cái nôi  ấm cúng đặc thù này, đã là môi trường đào tạo ra những khuân mặt văn nghệ xuất sắc cho  nền  âm nhạc, văn học và nghệ thuật thời đó, như con chim đầu đàn Nguyễn Đức Quang (CTKD), cố nhạc sĩ, sáng lập Phong Trào Du Ca Việt nam, tiếp theo sau, Lê Cung Bắc (CTKD), trở thành, đạo diễn phim ảnh, kịch sĩ trong vai Thành Cát Tư Hãn của cố Giáo sư Vũ Khắc Khoan, cố Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng (Văn Khoa), Nhà biên kịch Phạm Thùy Nhân (Văn khoa), Lê Văn Hiếu,(CTKD) trở thành Toàn quyền Tiểu bang Nam Úc, Lê Mạnh Thát (Sư Phạm Triết) trở thành Thượng tọa Thích Trí Siêu, giáo sư tiến sĩ, sử gia, kiêm thiền sư, Trong  thời gian cuối, nẩy sinh ra Nhạc sĩ Ngọc Trọng, và sau cùng là Nhạc sĩ Lê Thị Diệu Hương, tức Nhạc sĩ Diệu Hương, cả hai đều là cựu SV trường CTKD.

 blank

5. Nâng ly nồng  mừng ngày hội ngộ, ảnh Bùi M. Cường
.

Từ ngày ngôi sao đỏ soán chỗ, tỏa sáng trong đêm buồn, phủ kín cây thập giá cô đơn, cao ngất ngưỡng nơi tháp chuông Năng Tĩnh, trường Mẹ ở lại, đàn con ngậm ngui ra đi theo vận nước, nhân tài của ĐH/ĐL trước  năm 1975 trôi giạt đến nhiều quốc gia ngoài Việt nam, nhưng họ vẫn tiếp tục hoạt động, thăng hoa khả năng nghệ thuật, song song với khả năng chuyên môn của họ trên quê hương thứ hai.

Điển hình như là Nhạc sĩ Diệu Hương, tình ca của chị làm say mê bao người yêu nhạc , “Phiến Đá Sầu”, “Không Cần Biết Anh Là Ai”, ‘Mình ơi”, “Khắc Khoải”, “Mùa thu nơi đây”, đã tạo cho cô một chỗ đứng vũng chắc trong làng âm nhạc hải ngoại. Cô là người tạo dựng lại khung cảnh  văn nghệ ấm cúng cho ngày ĐH/ĐHĐL 2016.
.

Cho tôi tìm lại giây phút xưa ngày xưa. Thênh thang một trời mơ ước bao ngày xưa. Trong khung trời đại học dấu yêu mộng mơ. Đà Lạt sương mờ vẫn trong niềm nhớ….”,  Nhạc bản “Đà Lạt Trong Niềm Nhớ” mở đầu cho chương trình cho đêm nhạc thính phòng do chính tạc giả trình bầy với sự phụ họa của c trong khung cảnh  ĐHĐL tại  “Performing Art Cente” thuộc thành phố Westminster, California.

Đám đông ngồi lặng lẽ  “Thả hồn (tôi) thiết tha trường xưa. Quên sao hàng cây nghiêng liễu rủ tình thơ. Như đang đời chờ ai ghé ngôi trường cũ….” Dường như cả hội trường đã  thầm hát cùng Diệu Hương “ Ô Đà Lạt trong niềm nhớ vô bờ”.

Xin nghe lại “Đà Lạt Trong Niềm nhớ qua tiếng hát điêu luyện của Diễm Liên, con chim họa mi gốc người Đà Lạt, sinh sống tại đây đến năm 18 tuổi.              
     https://www.youtube.com/watch?v=q-FcLQhjoQ4.

 

Sau hơn 40 năm lưu lạc trên đất khách quê người, họ tìm đến nhau  trò chuyện, hát cho nhau nghe,  tự soi gương nhìn lại mình, tưởng nhớ đến thời gian thần tiên của đời sinh viên, có người vui đùa nói rằng họ đến với nhau để xem ai già hơn ai, ai còn ai mất, bạn này cũng hóa thành người thiên cổ vài năm trước đây.

 

 blank

6. Cựu SV Nguyễn Anh Tuấn hát cho thân hữu nghe trong đêm Dạ vũ, ảnh Nguyễn Quang.

Sau giây phút thả hồn về mái cũ trường xưa, tham dự viên liên tục thưởng thứa âm điệu vàng son của nền âm nhạc trước năm 1975. “Riêng Một Góc Trời” của Ngô Thụy Miên, do Lưu Văn  Dân đến từ Paris, Kiều Xuân từ Hoa Thịnh Đốn, ray rứt trong  “Tình Khúc Thứ Nhất” của Vũ Thanh An, thơ Nguyễn Đình Toàn, Lê Thanh Kim, một cựu SV/CTKD, ông say mê truyền niềm tin tôn giáo cho mọi người khi gặp, cũng say mê “Phiến Đá Sầu” của Diệu Hương,  Lê Thu Hiền  vẫn cao vút trời xanh trong “Dạ khúc cho tình nhân” của nhạc sĩ bạc mệnh, gốc Đà Lạt, Lê Uyên (& Phương),  “Bên Kia Sông” của Nguyễn Đức Quang, do người bạn Văn khoa Nguyễn Đình Cường trình diễn, Lê  Minh Long, cựu SV/CTKD độc tấu tây ban cầm  trong tuyệt khúc " Một Vì Sao Sáng", “Ân Tình Mong Manh” do chính tác giả  ca nhạc sĩ Ngọc Trọng trình bầy, được sự tán thượng nồng nhiệt của cử tọa trong đêm nhạc thính phòng. Phần hai của đên nhạc thính phòng, có sự tham dự của nhiều ca sĩ chuyên nghiệp, Thanh Hà, Diễm Liêm, Trọng Bách, Lê Hoàng  phụ trách.

 

Bước  qua đêm Dạ tiệc, không khi náo nhiệt như ngày ra trường cuối năm của sinh viên ĐH/ĐL ra trường tại khách sạn Palace, Đà Lat. Cựu sinh viên và giáo sư đã có mặt đông đủ trước giờ khai mạc, họ tụm năm tụm ba từng nhóm, hàn huyên, chụp hình, vui đùa thỏa thích. Một đêm vui trọn vẹn, tưởng chừng như đã được sống lại như thời sinh viên.

 

Ôi ngày vui qua mau! “rồi mai đây khi mình xa nhau, vẫn nhớ nhau hoài, rồi mai đây khi tình bay xa nhớ đến hôm nào”, như còn âm vang trong lòng mỗi người tham dự”. 



Reader's Comment
10/20/201602:03:03
Guest
Cám ơn anh Lê Minh đã có một bài viết thật đầy đủ, tường thuật diễn tiến Đại Hội Thụ Nhân 2016 cũng như ghi lại lịch sử Viện Đại Học Đà Lạt. Hân có tham dự cả 3 ngày và thấy các anh chị trong Ban Tổ Chức thật đáng khen ngợi trong việc tổ chức vừa qua!
10/15/201606:32:15
Guest
Anh bạn Thụ nhân dấu tên:
Thời buổi này con chơi trò ném đá dấu tay. Có phải bạn nằm trong nhóm chống Cộng (dỏm) thành chống nhau trong nhóm TN bên Tây?.
Chán, bao giờ mới khá, chỉ biết chỉ trích, đạp đổ thay vì xây đựng, đoàn kết.
10/15/201602:27:59
Guest
Tôi là một cựu sinh viên Đà Lạt, CTKD khóa 7, tuy không có điều kiện để tham gia cùng các bạn tại Đại Hội nhưng tôi không tán thành ý kiến của bạn thu nhan nào đó . Cần gì phải có hội thảo về những vấn đề lớn lao, chúng ta tối thiểu cũng đều là U70 cả rồi, chỉ cần có điều kiện để cùng hoài niệm về những ngày tháng xưa trên giảng đường, gặp lại những khuôn mặt dấu ái ngày nào, trao đổi hàn huyên với nhau.. thế cũng đã là quá tuyệt vời. Cám ơn các bạn trong Ban Tổ Chức nhiều mới phải.
10/14/201607:00:59
Guest
Chào anh bạn dấu mặt, tự nhận là Thụ Nhận Thưa anh , năm người 10 ý, Là Thụ Nhân như anh không nên hèn nhát như vậy, dám nói mà dấu mặt quả là hèn. Anh chê trách ban tổ chức không có hội thảo. không take the lead. ...Anh hãy tự hỏi anh đã làm được những gì? có đám đứng ra tổ chức ĐH để thực hiện những điều anh phê bình. Viết. cho người hèn.
Địa chỉ e-mail của tôi đây: [email protected]. Anh có dám ra mặt, xưng tên nói với tôi không?. hay là chỉ biết núp váp đàn bà, để nói sấu ngươi khác
10/13/201622:18:16
Guest
Mang danh xưng là một đại học , cựu sinh viên họp mặt, mà không được một Hội Thảo giá trị, không "take the lead" bàn luận về những vấn đề lớn của Giáo Dục, Thời Sự, Cộng Đồng . Không có được một trang web giá trị . Chỉ gặp để ăn chơi, hát hỏng, và nhảy nhót . Người Việt nói chung và cựu sinh viên Đà Lạt thật là làm biếng động não . Chỉ biết co rút an hưởng vui chơi qua ngày tháng . Không có gì đáng tự hào cả . (một cựu sinh viên Thụ Nhân)
10/13/201616:36:44
Guest
Phương&MỹAnh chỉ lo phụ giúp phân phát thức ăn&polo shirt, đổ rác và chụp hình...đến khi vào hậu trường sân khấu thấy các anh chị em lo lắng quá nhiều trong mấy ngày qua, thiếu ngủ...có người đi xiển niễn muốn xỉu luôn thì mới rơi nước mắt. Bravo cho tinh thần của Thụ Nhân ĐàLạt...đúng như Thầy Phó Bá Long đả từng gọi chúng ta là các "Đại học Sỉ"!!!
10/13/201614:26:52
Guest
Cám ơn người viết bài báo đã nói lên tâm tư tình cảm hầu như cua tất ca chúng tôi những người tham dự đại hội nhưng không viết thành văn được , như đang sống lại của tuổi đôi mươi ngày mới lớn Thạt hãnh diện có được một Đalat trong niềm nhớ hôm nay!
Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Ngày 1 tháng 5 năm 2025, Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump trong lúc ban hành sắc lệnh hành pháp thành lập Ủy Ban Tổng Thống Về Tự Do Tôn Giáo đã nói rằng, “Họ nói tách rời nhà thờ và nhà nước… Tôi nói, ‘Được rồi, hãy quên chuyện đó một lần đi’,” theo bản tin của Politico được đăng trên trang www.politico.com cho biết. Lời phát biểu của TT Trump đã mở ra sự tranh luận về sự tách biệt giữa nhà thờ và nhà nước mà vốn được Hiến Pháp Hoa Kỳ công nhận trong bối cảnh Tòa Bạch Ốc gia tăng sự nhiệt tình đối với Thiên Chúa Giáo, theo Politico. TT Trump ngày càng dựa vào đức tin Thiên Chúa Giáo qua việc thiết lập Văn Phòng Đức Tin Bạch Ốc tại phòng West Wing, mời các mục sư vào Phòng Bầu Dục và trong các cuộc họp Nội Các, và ban hành các sắc lệnh hành pháp để xóa bỏ “khuynh hướng chống Thiên Chúa Giáo” trong chính quyền. Mối quan hệ giữa tôn giáo và chính trị xưa nay vốn phức tạp.
Hermann Rorschach là một bác sĩ tâm thần và nhà phân tâm học. Ông nổi tiếng về phát minh ra một bài kiểm tra tâm lý qua những hình ảnh tạo ra ngẫu nhiên từ các vết mực (inkblot.) Một người được yêu cầu mô tả những gì họ nhìn thấy trong hình ảnh do những vết mực không rõ ràng kết thành. Bác sĩ Rorschach tin rằng những hình ảnh được tạo nên từ vết mực có thể bộc lộ đặc trưng bí mật trong hành vi lẫn tình cảm của con người. Bài trắc nghiệm khách quan này thường xuất hiện trong văn hóa đại chúng và thường được mô tả như một cách để tiết lộ những suy nghĩ, động cơ hoặc mong muốn vô thức của một người.
Quyền lực là khả năng khiến người khác làm những gì bạn muốn. Điều đó có thể được thực hiện bằng cách cưỡng ép ("gậy gộc"), thanh toán ("cà rốt") và thu hút ("mật ong"). Hai phương pháp đầu tiên là dạng quyền lực cứng, trong khi lực thu hút là quyền lực mềm. Quyền lực mềm phát triển từ văn hóa của một quốc gia, các giá trị chính trị và chính sách đối ngoại của nó. Trong ngắn hạn, quyền lực cứng thường vượt trội hơn quyền lực mềm. Nhưng về lâu dài, quyền lực mềm thường chiếm ưu thế. Joseph Stalin đã từng hỏi một cách chế giễu, "Đức Giáo hoàng có bao nhiêu sư đoàn?" Nhưng triều đại giáo hoàng vẫn tiếp tục cho đến ngày nay, trong khi Liên Xô của Stalin đã biến mất từ lâu.
Câu hỏi đó thằng nhỏ hỏi mỗi ngày mỗi ngày mỗi ngày, khi đói khát, khi bị đánh đập cấu nhéo, khi phơi trần ra dưới nắng mưa. Khi nó nằm trên mặt đường và kêu khóc khản giọng. Nó hỏi vào đám đông lướt qua nó, hỏi ai đó dừng chân cho nó (chính xác là cho những kẻ chăn dắt nó) chút tiền lẻ. Nó hỏi những kẻ bắt nó nằm lăn lóc kêu khóc trên đường để kiếm tiền, để nhởn nhơ ăn mòn tấm thân bé nhỏ non nớt của nó.
Một đứa trẻ chỉ nên có ba con búp bê, năm cây bút chì, giá trị chưa đến $20. Donald Trump có một phi cơ riêng sơn tên của ông ta trên đó. Với tư cách là tổng thống, hiện ông ta có hai chuyên cơ, Không Lực Một và một chiếc nhỏ hơn để phù hợp với những nơi có sân bay nhỏ, chưa kể chiếc trực thăng Marine One. Đó là ba chiếc phi cơ Trump sở hữu. Đó cũng là con số búp bê mà Trump đề nghị một đứa trẻ ở Mỹ nên có.
Mặc dù chỉ mới ba năm trôi qua kể từ khi bà Merkel rời nhiệm sở, nhưng thế giới đã thay đổi quá nhiều đến mức mà chức thủ tướng của bà đã được cảm thấy như nó thuộc về một thời đại khác. Cuốn hồi ký mới của bà cho thấy bà bình tâm với những quyết định đã đưa ra, bao gồm cả những quyết định bị phê phán nghiêm khắc nhất.
“Việc cắt giảm chăm sóc sức khỏe để trả tiền cho các khoản giảm thuế sẽ là sai về mặt đạo đức và tự sát về mặt chính trị.” TNS Josh Hawley (Cộng Hòa, Missouri)
Từ năm 1949, tháng Năm được chọn là Tháng Nhận Thức Về Sức Khỏe Tâm Thần (Mental Health Awareness Month – MHAM) ở Mỹ. Đây là tháng mang ý nghĩa kêu gọi cùng nâng cao nhận thức, giảm bỏ kỳ thị và thúc đẩy bảo vệ sức khỏe tâm thần. Theo phúc trình năm 2024 của tổ chức Mental Health America ở Alexandria, Hoa Kỳ thật sự đang trong cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần. Cứ năm người trưởng thành ở Mỹ thì có trên một người đang sống chung với bệnh tâm thần, và hơn một nửa không được điều trị. Gần 60 triệu người lớn (23.8%) mắc bệnh tâm thần trong năm 2024. Gần 13 triệu người lớn (5.04%) có ý định tự tử.
Chiến dịch cắt giảm chi tiêu của chính quyền Trump, vốn đã ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực từ nghệ thuật đến nghiên cứu ung thư, nay còn bao gồm cả nỗ lực thực hiện mục tiêu lâu dài của Đảng Cộng Hòa: chấm dứt hoàn toàn nguồn tài trợ liên bang cho hai hệ thống truyền thông phục vụ công chúng lớn nhất nước Mỹ: NPR và PBS. Hiện có khoảng 1,500 đài phát thanh và truyền hình độc lập liên kết với NPR và PBS trên khắp Hoa Kỳ, phát sóng các chương trình nổi tiếng như Morning Edition, LAist, Marketplace, PBS NewsHour, Frontline và Nova... Theo dữ liệu từ các hệ thống này, có khoảng 43 triệu người nghe đài công cộng hàng tuần, và mỗi năm có hơn 130 triệu lượt xem đài PBS.
Ngày 30.04.1975 là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử cận đại của Việt Nam. Nhưng năm mươi năm sau nhìn lại, dân tộc Việt oai hùng, như vẫn thường tự nhận, đã không có đủ khôn ngoan để ngày chiến tranh chấm dứt thành một cơ hội đích thực để anh em cùng dòng máu Việt tìm hiểu nhau, cùng chung sức xây dựng đất nước.Tiếc thay, và đau thay, cái giá tử vong cao ngất của hơn 2 triệu thường dân đôi bên, của hơn 1triệu lính miền Bắc và xấp xỉ 300.000 lính miền Nam đã chỉ mang lại một sự thống nhất địa lý và hành chính, trong khi thái độ thù hận với chính sách cướp bóc của bên thắng trận đã đào sâu thêm những đổ vỡ tình cảm dân tộc, củng cố một chế độ độc tài và đẩy hơn một triệu người rời quê hương đi tỵ nạn cộng sản, với một ước tính khoảng 10% đã chết trên biển cả.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.