Hôm nay,  

Câu Chuyện Di Dân Lậu

06/09/201600:00:00(Xem: 8320)

...Trump này phải nói cũng là một thứ siêu chính khách chứ không phải tay vừa...

Ứng viên CH Donald Trump bất thình lình đi gặp tổng thống Mễ. Đây là vị quốc trưởng đầu tiên ông Trump đi gặp từ ngày ông ra tranh cử. Cũng không lấy làm lạ khi vấn đề di dân lậu gốc Nam Mỹ đã là lý do đầu tiên khiến ông ra tranh cử, cũng là lý do chính ông đắc cử đại diện CH qua các cuộc bầu sơ bộ. Ông đi buổi sáng, diện kiến TT Mễ, buổi chiều bay về, tối ra trước cử tri đọc diễn văn.

Có hai chuyện lạ, khá bất ngờ xẩy ra.

Cái lạ đầu tiên là ông Trump đi Mễ gặp TT Mễ. Trong cuộc tranh cử tổng thống hiện nay, ông Trump đã nâng vấn đề di dân lậu lên thành đề tài quan trọng nhất khi ông mở màn cuộc vận động tranh cử bằng một bài diễn văn nhục mạ di dân lậu là đám cô hồn các đảng, chỉ giỏi trộm cướp, bán buôn ma túy, và hãm hiếp phụ nữ, rồi lớn tiếng hứa sẽ trục xuất hết hơn một chục triệu đám này, đồng thời bắt chính phủ Mễ trả tiền xây một bức tường suốt dọc biên giới Mỹ-Mễ. Trước thái độ đó, việc ông gặp TT Mễ quả là đáng ngạc nhiên.

Đây là do lời mời của TT Mễ. Ông này mời cả hai ứng viên CH và DC gặp ông thảo luận về vụ di dân lậu. Ông Trump nhận lời, đi gặp ngay, trong khi bà Hillary lưỡng lự cân nhắc, bây giờ thì không còn đi được nữa vì sẽ mang tiếng chạy theo ông Trump. TT Mễ mời hai người này qua nói chuyện thật ra cũng chẳng có ý tốt lành gì. Ông này đang gặp rắc rối nội bộ lớn vì dính vào nhiều xì-căng-đan, tỷ lệ hậu thuẫn chỉ còn đâu 25%, nên mời hai ứng viên tổng thống Mỹ qua để lấy lại uy tín cũng như lái dư luận ra khỏi những xì-căng-đan thôi.

Ông Trump nhận lời ngay vì đây là cơ hội được một quốc trưởng mời họp, nâng vị thế của ông lên tầm vóc quốc tế. Bà Hillary đắn đo vì cân nhắc phản ứng của cử tri ủng hộ hay chống đối như thế nào vì di dân là một đề tài hết sức nhạy cảm, đúng là thái độ tiêu biểu của một chính trị gia, làm gì cũng phải dựa vào thăm dò phản ứng của thiên hạ.

Trong câu chuyện này, một lần nữa, ta thấy phản ứng khác biệt giữa hai người: một người có hành động ngay, sai lầm sửa sau, không cần thăm dò dư luận, gọi là tạo thời thế; một người đắn đo tính toán sợ mắc sai lầm, thăm dò dư luận trước, gọi là đi theo thời thế, cho đến khi quá muộn.

Có người sẽ lo sợ tính bốc đồng, quyết định hấp tấp của ông Trump, lại có người sẽ coi thường cái thụ động nhút nhát của bà Hillary.

Cái lạ thứ nhì là thiên hạ có dịp chứng kiến một ông Trump hoàn toàn khác lạ, khác hẳn ông Trump ứng cử viên. Ông Trump ứng viên ăn nói vung vít, bạo phổi hơn ai hết, khoa tay múa chân, trề môi trợn mắt,… tất cả tuyệt đối chẳng có một chút tư cách tổng thống gì hết. Nhưng khi gặp TT Mễ thì ta lại thấy hình ảnh lột xác của ông Trump. Nghiêm chỉnh, điềm đạm, ăn nói rất tế nhị, rất… ngoại giao, có thể nói là rất khéo, thậm chí ca tụng dân Mễ siêng năng, thông minh, Mỹ và Mễ là đồng chí môi hở răng lạnh, … Đi đứng chững chạc. Đứng bên cạnh một ông TT Mễ nhỏ con, ăn nói tầm thường, ông Trump rõ ràng… có tướng tổng thống hơn ông TT Mễ rất nhiều. Nhưng rồi ngay sau đó, khi về lại Mỹ, nói chuyện với dân Mỹ, thì ông Trump "Vũ Như Cẩn" lại tái xuất giang hồ, chứng nào tật nấy, phùng mang trợn mắt, ăn nói mạnh bạo như những ngày đầu ra tranh cử.

Sự kiện này dường như chỉ xác nhận ông ứng viên Trump từ đầu đến giờ thật ra cố tình đóng tuồng một anh "khùng" để khích động khối cử tri đang nổi khùng của ông thôi. Nếu sự thật là vậy thì ông Trump này phải nói cũng là một thứ siêu chính khách chứ không phải tay vừa, hiểu tâm lý quần chúng rõ hơn ai hết.

Tuy ông không nhắc lại chuyện đám di dân lậu toàn là dân hắc ám, nhưng nhấn mạnh hơn nữa thái độ cứng rắn, không chấp nhận ân xá, sẽ trục xuất ngay tất cả những di dân phạm tội [cần để ý kỹ: bây giờ ông đòi trục xuất di dân phạm pháp thôi, chứ không đòi trục xuất hết hơn một chục triệu nữa], và khẳng định lại sẽ bắt chính phủ Mễ trả tiền xây bức tường.

Thật ra, thái độ cứng rắn này cũng không phải là một ngạc nhiên. Lúc gần đây, ông Trump có vẻ ăn nói "nhẹ nhàng" hơn trong vụ di dân lậu, nói bóng gió là có thể cứu xét lại vấn đề. Nhưng vừa hé cánh cửa đã bị ngay một làn sóng chống đối của các cử tri cực đoan của ông: bộ ông tính nuốt lời hứa hay sao đây? Thế là ông Trump bị ép vào thế phải cứng rắn lại để trấn an cử tri.

Vài anh nhà báo cấp tiến chê ông Trump "dốt chính trị", lớn tiếng bài ngoại sẽ không hy vọng thắng được tại những tiểu bang "xôi đậu" vùng biên giới như Nevada, New Mexico, Colorado,... là những tiểu bang có rất đông dân gốc Nam Mỹ. Mấy anh nhà báo này thật ra nói chuyện vớ vẩn. Ông Trump biết chắc không thể nào kiếm được phiếu của khối dân gốc Nam Mỹ nên chẳng cần họ. Những cử tri ông nhằm chính là mấy ông bà thợ thuyền da trắng và ngay cả da đen và da nâu của các tiểu bang kỹ nghệ quanh Đại Hồ, là những người không ưa di dân, bất kể lậu hay không lậu, vì di dân đe dọa chiếm việc làm của họ, hay ít nhất cũng làm giảm mức lương của họ.

Nhân đây, ta cũng cần nhìn lại toàn bộ vấn đề. [Bài này chỉ bàn đến chuyện di dân lậu gốc Nam Mỹ, không bàn đến các khối di dân khác như dân tỵ nạn Trung Đông, hoàn toàn khác biệt.]

Quý độc giả có thể tưởng tượng có một ông nhà giàu, ở nhà rất lớn, ngày nào cũng tiệc tùng ăn nhậu vui vẻ, nhưng nhà ông ta lại ở giữa khu xập xệ, giữa đám dân nghèo nàn, ốm đói. Chỉ khiến các hàng xóm của ông ta, ngày nào cũng nhìn thèm rỏ dãi ông nhà giàu ăn nhậu. Dĩ nhiên nhiều anh đói quá, làm liều, chạy qua ăn ké dù không được mời. Bây giờ ông nhà giàu có hai cách ứng xử, một là "giàu lòng nhân đạo", để cửa hé mở, hàng xóm tràn vào được đón mời ăn nhậu, cùng vui vẻ, cho dù phần ăn của mỗi người trong nhà bị bớt đi một chút; hai là bất kể bị tố kỳ thị, đóng cổng, xây hàng rào, anh nào đã lỡ qua được sẽ bị thộp cổ đuổi ra lại. Đó chính là hai thái độ của hai chính đảng DC và CH.

Đảng DC là đảng tuy không mở cửa mời đón ai vào, nhưng cũng chẳng khoá cổng, và những vị khách không được mời này, nếu đã vào được rồi thì được ở lại luôn, không bị đuổi về, trừ phi phạm tội ăn trộm đồ đạc hay đánh chủ nhà gì đó.

Đảng CH là đảng muốn đóng cổng không cho ai vào, nhưng nếu tuân thủ luật lệ thì sẽ được vào. Những người leo rào vào bất hợp lệ cần phải bị bắt đuổi ra lại, cho dù họ vào nhà ăn ở hiền lành, phải phép.

Quý độc giả có toàn quyền nhận định thái độ nào đúng, thái độ nào sai. Chỉ cần nghĩ cho kỹ, nếu mình chính là ông nhà giàu đó thì mình sẽ làm gì.

Tình trạng này đã có từ rất lâu rồi. Ngay từ thời TT Eisenhower thập niên 1950, dân gốc Mễ và Nam Mỹ đã bắt đầu vượt biên giới, vào Mỹ đi tìm việc làm lậu, gửi tiền về quê nhà nuôi gia đình. Đến thời TT Reagan, ông cũng chẳng có cách nào trục xuất được cả triệu di dân lậu, do đó, ra quyết định ngưng trục xuất họ và tìm cách giúp họ có việc làm để bớt gánh nặng cho Nhà Nước. Khi đó, nước Mỹ có khoảng ba triệu di dân lậu. Đây cũng chính là quyết định mà TT Obama đã lấy gần đây khi ra lệnh ngưng trục xuất di dân, ngoại trừ những thành phần phạm pháp. Thực tế mà nói, Mỹ cũng như Mễ, chẳng có cách nào cụ thể ngăn cản được, bất kể ra hàng loạt luật lệ, hay canh chừng biên giới cỡ nào cũng vậy.

Khối dân bất hợp pháp đó tràn qua Mỹ có lợi, cũng như có hại cho nước Mỹ.

Cái lợi là họ là những người cần việc làm vì cần tiền, lại có tính siêng năng, chịu khó làm những việc cực nhọc nhất mà dân Mỹ, bất kể trắng hay đen, đều không muốn làm. Như làm nhân công trong các trang trại, đi trồng trọt hay gặt hái tùy mùa, dưới nắng gắt mưa rào, hay nhân công xây cất, hay tạp dịch như cắt cỏ, làm vườn, đầu bếp, người nhà, tài xế, vú em,… Họ sẵn sàng làm bất cứ gì. Và điều quan trọng nhất là họ bị trả lương rẻ mạt, thấp xa so với mức lương tối thiểu của dân Mỹ, lại cũng chẳng có quyền lợi gì như nghỉ hè, bảo hiểm y tế, lương thất nghiệp, tiền hưu,… Có thể bị chủ hành hạ, bóc lột mà không dám đi khai báo cảnh sát, sợ bị đuổi về xứ hay bỏ tù không chừng.


Cái hại là vì họ nhận lương rất thấp, nên mức lương chung của dân lao động Mỹ cũng bị kéo xuống theo, đồng thời họ cũng lấy jobs của nhiều dân Mỹ chính gốc, nhất là khối dân thiểu số da đen, da vàng hay ngay cả da nâu đồng hương của họ nhưng đang sống hợp pháp. Họ cũng là một gánh nặng xã hội. Khi bệnh hoạn, vẫn được mang vào nhà thương cấp cứu chữa trị, và Nhà Nước bồi hoàn tiền lại cho nhà thương, bác sĩ. Vì thuộc thành phần cùng đinh, đời sống khó khăn, nên tỷ lệ phạm pháp cũng cao, gây tốn kém cho hệ thống an ninh của Nhà Nước [tiền cảnh sát, bắt nhốt, tiền toà và luật sư, nuôi trong tù,...].

Đó là những lý luận có tính lý thuyết. Trên thực tế, khó mà cân nhắc giữa những cái lợi và hại trên, xem di dân lậu có là một gánh nặng cho nước Mỹ hay không. Ông Trump tố cáo họ là những gánh nặng, những gì họ đóng góp cho nước Mỹ thua xa những chi phí Nhà Nước Mỹ tốn cho họ. Sự thật, chưa có một nghiên cứu trung thực, chi tiết về vấn đề này, nhưng dường như sự đóng góp của cả chục triệu dân này lớn hơn xa những chi phí phải chịu cho họ. Lấy ví dụ cụ thể, một việc họ làm, đáng lẽ phải trả tối thiểu 7 đô một giờ thì chỉ cần trả họ 3-4 đô thôi, ngay từ đó đã có lời rồi, chưa kể tiết kiệm được tiền nghỉ hè, tiền bảo hiểm sức khoẻ,… Hơn nữa, cũng không có bằng chứng gì là họ đã lấy jobs của dân Mỹ. Phần lớn những việc họ nhận làm đều là những việc dân Mỹ, trắng hay đen hay vàng cũng vậy, đều không muốn làm. Có nghiã là họ đã tiếp trám một lỗ hổng trong thị trường lao động Mỹ, chứ chẳng "cướp cơm chim" gì của ai.

Trong khối dân này, dĩ nhiên cũng không thiếu gì thành phần bất hảo phạm pháp, nhưng dường như cũng chưa có bằng chứng nào xác nhận tỷ lệ dân bất hảo cao hơn so với các khối dân Mỹ khác, đặc biệt là khối dân da đen. Việc ông Trump tố di dân lậu toàn là dân hút sách, trộm cướp, hãm hiếp phụ nữ có tính cáo buộc quá đáng, không phản ảnh thực tế, mà chỉ là phóng đại vô lý để khích động cử tri của ông thôi.

Ông Trump cũng tìm cách kết nối các băng đảng ma tuý vào khối dân này, nhưng cũng chỉ là tố cáo vu vơ không bằng chứng. Các tay buôn ma túy băng đảng chuyên nghiệp thật ra chẳng có liên hệ gì đến khối dân vào lậu để kiếm việc làm lương thiện lấy tiền nuôi gia đình.

Trong vấn đề di dân lậu này, phản ứng của dân Mỹ cũng rất... đa dạng.

Đây là khối dân cùng đinh, và dĩ nhiên, trong thành kiến "đảng DC là đảng của dân nghèo, của trợ cấp" thì nếu họ được hợp thức hoá thành công dân, tuyệt đại đa số sẽ bỏ phiếu cho DC. Do đó, đảng DC nhìn khối này như mèo thấy cá rán trong khi đảng CH chỉ thấy toàn ma quỷ. Ở đây, chỉ là tính toán chính trị, chẳng có chuyện nhân đạo hay kỳ thị gì hết. Ngày trước, TT Reagan ân xá ba triệu di dân lậu, CH hốt phiếu mạnh của dân gốc Mễ trong khi DC lúc đó phản đối ầm ĩ.

Trong khối dân, đại đa số dân trung lưu và nhất là khối dân lao động, kể cả dân lao động gốc Nam Mỹ, không hoan nghênh họ, phần lớn vì lý do cạnh tranh việc làm hay lo sợ giảm lương. Đây là lý do chính giải thích hậu thuẫn của ông Trump.

Có một điểm khá đặc biệt là các đại công ty, và các đại gia, điển hình là các tỷ phú Zuckerberg của Facebook hay Bezos của Amazon, lại là những người cổ võ mạnh mẽ nhất cho giải pháp ân xá. Cũng chẳng phải họ nhân đạo đâu, mà chẳng qua, các đại công ty cần nhân công siêng năng với lương rẻ mạt thôi. Ngay cả ông Trump cũng vậy. Ông này lớn tiếng đòi đuổi di dân lậu, nhưng ai cũng biết ông thuê mướn không ít đám này trong các công trường xây cất của ông, cũng như trong các khách sạn, sòng bạc của ông, làm những việc tạp dịch.

Các đại gia cũng có lý do để hoan nghênh đám di dân lậu này: họ được thuê làm phục dịch tạp nhạp như tài xế, làm vườn, vú em,... với giá rẻ mạt, mà mấy ông bà chủ cũng chẳng phải đóng thuế an sinh xã hội –social security tax- cho ho. Năm xưa, tân TT Bill Clinton đề nghị một bà làm bộ trưởng Y Tế, bị tố thuê vú em là di dân lậu, phải rút lui. TT Cinton đưa một bà khác ra, bị khám phá cũng vẫn cái tội đó, lại phải rút lui. Chứng tỏ tình trạng nhà giàu thuê di dân lậu không hiếm gì đâu.

Ai cũng nhìn thấy đây là một vấn nạn, nhưng chưa ai nhìn thấy giải pháp.

Như đã viết, đại đa số dân Mỹ chống việc chấp nhận và ân xá khối cả chục triệu di dân lậu này, có nghiã là đại đa số cử tri chống, do đó mà cho đến nay, quốc hội vẫn chưa có được một giải pháp nào hết. Một cách thực tế thì không ai nghĩ có thể trục xuất cả chục triệu người hay xây tường như ông Trump đề nghị, mà giải pháp chỉ có thể là con đường hợp thức hoá trong trật tự, đi từng bước đúng luật lệ. Nhưng dù ôn hoà vậy, nhưng vẫn bị đại đa số cử tri chống và các dân biểu, nghị sĩ vì sợ mất ghế, vẫn chẳng dám làm gì hết.

Những cố gắng của TT Bush con, là dân Texas, chứng kiến hoạ di dân tận mắt, đã chết trong trứng nước, không mang ra trước quốc hội bàn thảo được. Ứng viên Obama hùng hổ hứa hẹn sẽ giải quyết việc này trong nhiệm kỳ đầu, nhưng rồi cho đến nay vẫn chẳng có giải pháp nào. TT Obama đặc biệt thiếu lương thiện trong vấn đề này. Khi là ứng cử viên thì hứa rất bạo. Trong hai năm đầu 2009-2010, đảng DC nắm Nhà Trắng và tuyệt đại đa số tại cả Thượng Viện lẫn Hạ Viện, có nghĩa là có thể thông qua bất cứ luật gì, như luật Obamacare chẳng hạn. Nhưng khi đó, TT Obama lại phớt lờ vấn đề di dân, tuyệt đối không đả động tới. Chỉ vì ông hiểu rất rõ đa số các vị dân biểu, nghị sĩ phe DC cũng chống ân xá luôn vì đa số cử tri của họ chống ân xá. Đến sau năm 2010, khi Hạ Viện bị CH chiếm đa số, TT Obama mới mang vấn đề di dân ra nói chuyện, để rồi có cớ xiả tay đổ thừa "the party of no" không hợp tác với ông để tìm giải pháp.

Bây giờ ta nhìn qua hai ứng viên tổng thống.

Chuyện trục xuất hơn một chục triệu di dân lậu mà ông Trump trước đây hô hào là chuyện không tưởng, chẳng thể nào thực hiện được, ngay cả ông Trump bây giờ cũng đã không nhắc đến nữa.

Nghĩ cho cùng, cái bức tường bê-tông mà ông Trump hứa hẹn có lẽ là biện pháp hữu hiệu nhất. Vấn đề chính vẫn là vấn đề "đầu tiên", tức là tiền đâu? Khó ai có thể tin lời hứa của ông Trump là chính phủ Mễ sẽ bị ông Trump bắt trả phí tổn. Ông Trump dọa nếu chính quyền Mễ không chịu trả, ông sẽ đánh thuế trên những số tiền dân lao động Mễ gửi về quê nhà. Nói thì dễ, nhưng chưa chắc luật Mỹ có thể cho phép ông Trump "cướp cạn" kiểu này.

Về phia bà Hillary thì chẳng có gì mới lạ. Những giải pháp của bà cũng vẫn chỉ là những giải pháp của các TT Clinton, Bush con, hay Obama, cũng chỉ là từng bước hợp thức hoá khối di dân này, khác nhau chỉ ở chi tiết và nhanh hay chậm. Và những cách giải quyết này cho đến nay, đã chứng tỏ... chẳng phải là giải pháp gì hết, nếu không thì đã là giải pháp từ lâu rồi.

Nhìn vấn đề một cách thực tế nhất theo kẻ viết này thì chỉ có một giải pháp duy nhất: hợp tác với chính quyền Mễ tìm cách khoá chặt biên giới, không để cho mỗi ngày có hàng chục ngàn dân tràn qua quá dễ dàng trong chính sách của TT Obama hiện nay. Mỗi ngày vài trăm người chạy qua là chuyện khó tránh nhưng chấp nhận được vì nước Mỹ thừa khả năng nuôi họ. Đối với khối cả chục triệu di dân lậu đang sống ở Mỹ, chẳng thể nào trục xuất hết được, và giải pháp duy nhất là trông chờ thời gian giải quyết. Họ sinh sống ở đây, sinh con đẻ cái là công dân Mỹ, con cái họ sẽ "bảo lãnh" họ thành công dân Mỹ. Chẳng có cách nào khác. Cũng chẳng cần luật ban bố ân xá gì hết. (04-09-16)

Vũ Linh

Quý độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ý qua email: Vulinh11@gmail.com. Bài của tác giả được đăng trên Việt Báo mỗi thứ Ba.

Ý kiến bạn đọc
10/09/201612:52:07
Khách
;Lan dau tien ,Vu Linh viet mot bai rat hay
06/09/201622:37:12
Khách
Nhưng Mexico mở cửa cho dân Syria và Mexican Cartels lấy tiền cho di dân Syria và ISIS ào ạt qua ở Mexico nhưng gần biên giới Mỹ, mục đích là để tìm cách qua Mỹ lậu để phá hoại và giết người ở Mỹ thì giải quyết như thế nào? Bên DC cứ đòi mở của biên giới, tôi nghĩ rồi sẽ tồi tệ như Đức Quốc và Châu Âu mà thôi. Tôi ủng hộ chính sách an ninh biên giới.
06/09/201622:23:02
Khách
Ông nate ơi, Dân chủ chỉ nói thôi để chia rẽ giàu nghèo mà giành dân, kiếm phiếu thôi chứ không làm được gì đâu. Làm được thì lúc độc đảng Luỡng viện QH và WH đã làm rồi, bỡi vì đàng sau họ là loại giàu siêu hạng, là công ty ủng hộ nọp tiền hàng khối cho họ đác cử. DC nhà giàu nhiều hơn CH. Thuế HK đã cao tới bến rồi, ông bạn ạ. Tăng nữa là chỉ có lợi cho con đường tiến lên xhcn mà thôi. Công ty không ngu gì cứ thế mà đóng và không có cách để đối phó. Chỉ mới mớm thôi thì dân nghèo, làm công chúng tôi đã è cổ ra chịu trận rồi. Từ một bì chip đến vật liệu xây dựng đến ngôi nhà, tiền thuê và hang triệu thứ khác đều tăng giá, kèm chất lượng kém, số lượng ít! Tăng lương thối thiểu không đúng lúc lại càng chết nữa! Công bằng mà ông nói chỉ giúp tiến nhanh đến xhcn mà thôi.; khi thái quá nó trở nên không công bằng gì cả cho dân trung lưu và lao động chúng tôi! Business sẽ lụn bại, nhà nước nhảy vào quốc hữu hoá, CS đã làm rồi! Thái quá như bất cập!
Bà Diễm, VL trình bày cái nhìn, còn quyết định là tùy bà. Có lẽ bà đã quá quen có người “đảng”nghĩ giùm. Như bà nói thì cứ ngồi nhịp đùi chờ vỗ tay cho người gương mẫu của bà làm TT chứ nói làm gì cho mệt. Bà cũng không cần phải tốn nước bọt để phẹt lên mặt ông Trump làm gì ở chỗ công cộng. Làm kinh tế như bà mà hay đấy, chưa có giải pháp thay thế mà siết cổ chủ nhân thì kinh tế tư bản phát triển ra sao?. À, cũng như bà Clinton nói rằng tôi sẽ cho các công ty và công nhân mỏ than mất hết việc làm (put them out of business) chứ gì!
Chịu khó xem lại bài nói chuyện của ông Trump với TT Mễ và suy nghĩ xem lão này có chỗ nào vô lý! Hay là ông ta nói những điều mà xưa nay không ai nói, hợp lý đến độ TT Mễ phải nói ủng hộ ý kiến xây dựng tương lai của ông. Còn chuyện chi trả cho bức tường thì chính trị mạnh ai nấy nói tùy vị trí của mình. Hay biết đâu họ đã có những mật ước rồi. Trump có phải là thằng hề không khi đứng song song với TT nước ngoài trên bục và trình bày ý kiến của mình. Tôi có hỏi đứa cháu học lớp 9 nó nói không thể nào – nó trong trắng, chưa biết phe phái là gì. Những người ủng hộ ông Trump không ngu đến nỗi tin rằng ông sẽ xúc dân Mễ lậu bỏ vào xe thùng ném qua biên giới như DC nói. Người ta chỉ tin ông là người cương trực.
06/09/201619:44:34
Khách
Theo minh nghi thi Tong Thong Trump se cho Dan Me tu do ta tuc tai MY vi Mr. Trump co nhieu Khach san va Cong Ty co nguoi phuc vu la Nguoi Me va Kieu Bao Nuoc Ngoai. Vi the Tan Tong Thong xe an xa cho het Dam Me Va co the Dan Ta va A chau Nua. Ca Nha nghi the nao, xin cho biet y kien? Muon Vang Cam Ta Qui vi!
06/09/201615:58:56
Khách
Ông VL viết bài nầy là bài viết thuộc loại văn chương huề vốn vì biết chắc Hillary sẽ thành TT. Tuy thế VL vẫn còn vớt vát cho Trump để dỡ mất mặt bằng câu giới thiệu mở đầu về Trump : "Trump này phải nói cũng là một thứ siêu chính khách chứ không phải tay vừa..."
Tuy là loại văn chương huề vốn nhưng chính xác về thực trạng dân Mẽ ở lậu. Thử hỏi nếu không ai thuê mướn thì làm sao dân Mễ có thể sống được tại xư Mỹ. Va thật sự nếu muốn cấm cửa dân Mẽ thì chỉ cần ra một đạo luất khắc khe, phạt tù tội và phạt tiền thật nặng cho những ai thuê mướn di dân lậu thì còn ai muốn vào Mỹ để chết đói? Cần gì mà phải dao to búa lớn, xây tường, đem xe xúc di dân, giải pháp nầy, biện pháp kia...? cho nó ồn ào , màu mè, hoa lá cành, phùng mang trợn mắt lại hài hước như anh clown Trump, Làm TT nước Mỹ đâu phải chỉ có di dân lậu là vấn đề quan trọng?
06/09/201612:32:55
Khách
Và đồng thời với một quốc sách là loại bỏ và xuất cảng gần hết những công việc làm bằng tay chân qua Mexico, vấn đề di dân lậu có lẽ sẽ được từ từ giải quyết ổn thỏa và không cần phải xây tường như Trump nằng nặc đòi làm.

P.S: Nếu để ý, HK hiện đang cần rất nhiều bác sĩ y khoa, chuyên viên điện toán, nhà toán học, etc. Những công việc này đòi hỏi nhiều công phu học tập và cố gắng nhưng được hưởng lương bổng cao và nhiều quyền lợi phù hợp.

Những ai được may mắn và thành công thì cũng nên chia xẻ với những người kém hơn mình như đóng thuế nhiều hơn để chính phủ có ngân sách giúp đỡ người nghèo không kể mầu da, tôn giáo, etc. Thiết nghĩ đó là Đức Công Bằng và thương người như thể thương thân vậy.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
Quán bún bò 199 là chỗ dựa tài chính vững chắc giúp ông Lâm Kim Hùng (66 tuổi, Đồng Nai) nuôi hàng chục sinh viên nghèo hiếu học. Quán của ông vừa là nơi ăn ở miễn phí vừa là nơi tạo công ăn việc làm cho các bạn kiếm thêm thu nhập…May mắn trong việc kinh doanh, quán bún bò mang lại nguồn thu nhập ổn định. Thế nhưng, vì sống một mình, nên khoảng lợi nhuận ấy quá dư giả so với cuộc sống bình thường của ông. Nhận thấy cứ để dành tiền mãi cũng chẳng được gì nên ông quyết định giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.