Hôm nay,  

Tị Nạn Trần Gian

25/12/201500:00:00(Xem: 7018)

Tháng Mười Hai là tháng cả thế giới cùng ăn mừng ngày Lễ Giáng Sinh. Dù người ta có thay đổi cách viết, cách bầy tỏ, cách nói thế nào chăng nữa thì hàng năm, người ta cũng quay về để bắt gặp lại hình ảnh về một gia đình Nazareth với người chồng dắt con lừa và trên lưng nó có người vợ bụng mang dạ chửa, lang thang gõ cửa từng quán trọ tìm nơi cư trú. Hình ảnh về một máng cỏ, một hài nhi, vài con bò con lừa, về một gia đình nhỏ bé, trơ trụi không một chút tài sản nào trong tay ngoài cây gậy của người chồng và cái tay nải nhỏ của người vợ, ở nơi đồng không mông quạnh, vẫn được cả thế giới chăm chú nhìn vào.

Gia đình “Thánh Gia” nhỏ bé đó là tượng trưng tiêu biểu nhất cho người tị nạn từ thế kỷ này qua thế kỷ khác.

Hình ảnh đó dạy cho nhân loại đời sống “tay không”, đời sống tị nạn, từ khi chào đời của con Thiên Chúa.

Sinh ra ở trần gian là bắt đầu đời tị nạn, tị nạn mỗi ngày suốt một đời người. Nếu hiểu rõ mình là kẻ tị nạn trong chốn trần gian này, sẽ mở lòng bao dung đón người khác vào ở chung với mình được. Thánh Giuse đã gõ từng cánh cửa, cửa mở ra rồi lại đóng vào. Trần gian rộng rãi thế mà không có chỗ cho một hài nhi. Nơi tị nạn đầu tiên của gia đình Thánh Gia là cái máng lót cỏ trong hang của chiên, của lừa, của bò.

Chúng ta hãy nhìn vào hình ảnh đông như kiến vỡ tổ chạy tán loạn của người dân Syria để hiểu thế nào là tị nạn. Trong cái tổ kiến hoảng loạn đáng thương này chắc chắn có trà trộn vào đó những phần tử xấu, những phần tử giết người như một trò giải trí, như đóng phim.

Làn sóng Trung Đông đang tràn lan vào Âu Châu. Mới đầu con số còn ít ỏi.

Càng ngày càng tăng lên, khiến những quốc gia như Đức, Pháp phải nghĩ lại với lời hứa ban đầu.

Nhiều Thống Đốc Hoa Kỳ đã thẳng thắn tuyên bố không chấp nhận dân tị nạn Syria vào tiểu bang của mình. Họ không muốn phải đối đầu với những kẻ thù nguy hiểm trong bóng tối. Nước Mỹ nổi tiếng về lòng nhân đạo đã dao động, bối rối, trong việc mở tay ra đón những người này.

Vụ thứ Sáu 13 tháng 11 vừa qua ở Paris càng đẩy lùi lòng nhân đạo của các quốc gia, muốn lánh xa người tị nạn.

Con số 10,000 người Tổng Thống Obama hứa hẹn đang bị từ chối, hoặc hoãn lại.

"Khi tôi nghe các lãnh đạo chính trị đề nghị sẽ có một cuộc kiểm tra về tôn giáo đối với những người đang trốn chạy khỏi một đất nước đang bị chiến tranh tàn phá, khi mà một số trong những người đó (tức các lãnh đạo chính trị-- chú thích của tác giả bài này) bản thân họ sinh ra trong những gia đình đang được hưởng sự bảo vệ khi họ đã từng chạy trốn khỏi sự đàn áp, thì điều đó thật đáng xấu hổ”. Tổng thống Obama nói thêm: “Đó không phải là người Mỹ, đó không phải là chúng ta”. (VOA)

Liệu người dân Mỹ có cái nhìn và suy nghĩ như vị nguyên thủ của quốc gia họ không?

Nước Pháp bị khủng bố liên tiếp như thế mà Tổng Thống Pháp vẫn tuyên bố là người Pháp có nhiệm vụ phải giữ lời cam kết sẽ nhận 30,000 dân tị nạn trong vòng hai năm tới. Ông cho rằng những người tị nạn từ Trung Đông và bọn khủng bố không liên hệ gì với nhau cả.

Cả hai vị Tổng Thống đều có cái nhìn của một tấm lòng bao dung.

Nhưng nhìn hình ảnh phát tán trên mạng: những thanh niên Trung Đông với nét mặt hung hãn, vứt tung những két nước của hội Hồng Thập Tự mang đến xe hỏa để tặng người tị nạn. Ai xem cũng phải kinh hoàng, đặt những dấu hỏi: Những thanh niên này là ai? Họ có thật sự là dân di tản? Liệu những người này vào nước mình rồi có cầm súng bắn lại người mình không? Một người Mỹ cắt nghĩa: Vì Hồng Thập Tự có dấu chữ thập (ý chỉ cây thánh giá) có nghĩa thuộc Kitô Giáo, nên những thanh niên này theo Hồi Giáo, không muốn nhận những gì thuộc về dị giáo.


Nếu họ không nhận sự giúp đỡ của Hồng Thập Tự thì họ tới đây làm gì?

Nhưng khoan, hãy xem tiếp: Hình ảnh kế tiếp là mấy cụ già và mấy em bé năm, bẩy tuổi cũng trên chuyến tàu hỏa đó, len lén đi xuống, nhặt những vỉ nước mang lên tầu. Như vậy thì rõ ràng có những phần tử xấu, trong những người tị nạn khốn khổ này.

Nếu chúng ta vì một số rất nhỏ mà làm ngơ bao nhiêu kẻ hiền lương cần sự giúp đỡ thì có đúng không?

Nhận hay không nhận số người di cư ồ ạt từ các vùng Tây Á (West Asia) và Đông Nam (South eastern) bao giờ cũng là một vấn đề khó khăn cho Âu Châu.

Hơn hai mươi năm trước, vào ngày 08 tháng 8 năm 1991, một số tàu chở khoảng 15,000 người di cư Albania đã thành công trong việc tấp vào cảng Bari, Italy. Phản ứng của chính phủ Ý rất khắc nghiệt. Hầu hết các người Albania đã bị giam giữ tại một sân vận động thể thao, không có đầy đủ thức ăn, nước, phòng vệ sinh. Nhà chức trách Ý chỉ thả thực phẩm cung cấp cho các người di cư bị bắt bằng trực thăng. Trong vòng vài tuần hầu hết các người di cư bị trục xuất về lại Albania. Sự đối xử khắc nghiệt của họ đã bị chỉ trích bởi các tổ chức nhân quyền và Giáo hoàng, nhưng đã được chính phủ Ý chứng minh đó là một điều cần thiết để ngăn chặn những đợt di dân khác sẽ tiếp tục từ Albania. (Wikipedia)

Bây giờ nhìn lại sự việc này, chúng ta có thể thông cảm với thái độ của chính quyền Ý khi đó. Năm 1991 là thời gian chế độ cộng sản ở Đông Âu sắp sửa tan vỡ, dân chúng tại đó cảm thấy là thời cơ đã tới cho một cuộc di dân với cái cớ tị nạn cộng sản. Nhưng chính quyền Ý thấy ngay việc chấp nhận họ sẽ làm cho đất nước Ý bị tràn ngập, khi các biên giới các nước Đông Âu đã rệu rã. Quyết định cứng rắn đó có vẻ nhẫn tâm, nhưng ngăn chặn được một đợt di dân khổng lồ mà chính nước Ý không kham nổi. Cai trị đồng nghĩa với tiên liệu là vậy.

Khi Thánh Giuse gõ cửa những quán trọ, người chỉ nhận được sự từ chối vì các quán trọ đều có những người khác đã đến đó trước. Cuối cùng Thánh Gia được một người chủ quán thương hại hướng dẫn đến cái chuồng của bò bên cạnh một sườn đồi. Nơi đó Chúa Hài Đồng được sinh ra. Chúa đã ra đời trong hoàn cảnh là người tị nạn. Một người tị nạn nghèo khó đơn sơ nhất.

Có ai nghĩ gia đình nhỏ bé của Chúa bị đối xử như thế là khắc nghiệt không? Không viện trợ chăn mền giữa mùa đông, lò sưởi là hơi thở của mấy con bò mấy con lừa. Không thực phẩm cho sản phụ, Đức Mẹ vừa qua một cuộc hành trình dài, lại vừa sanh xong, chắc là đói lắm. Thánh Giuse vừa đói, vừa mệt, vừa ôm cái lo của một người chủ gia đình.

Không biết Chúa ở trong chuồng bò, lừa, đó bao lâu?

Nhưng trường hợp “tị nạn” của Thánh Gia cách đây hai ngàn năm dĩ nhiên không thể so sánh với từng khối người đông đảo phải chạy trốn khỏi cảnh kinh hoàng của chiến tranh lẫn khủng bố của thế giới ngày nay. Nhưng ý nghĩa muôn đời cho loài người từ những sự việc này là: những người đang yên hàn sẽ đối xử với kẻ cơ nhỡ và cơ hàn như thế nào? Nếu bây giờ có người đến gõ cửa nhà bạn xin cho được ở trọ, bạn có mở cửa đón vào không? Có cho ăn, cho mặc không?

Đừng quên chúng ta, tất cả đều là người tị nạn ở chốn trần gian này.

Trần Mộng Tú

Dec.1st.2015

Ý kiến bạn đọc
26/12/201512:54:57
Khách
Oh! I see !
Chờ Kiểm Duyệt !
Lâu lắm rồi, kể từ sau khi ra khỏi cái xứ sở do Cộng Sản cai trị, tôi mới " nghe lại" mấy chữ này trên 1 tờ báo mà người chủ là Anh Trần Dạ Từ !
26/12/201512:33:22
Khách
" Nếu bây giờ có MỘT NGƯỜI TỪ TRUNG ĐÔNG đến gõ cửa nhà của tác giả TRẦN MỘNG TÚ XIN CHO ĐƯỢC Ở TRỌ THÌ TRẦN MỘNG TÚ CÓ MỞ CỬA ĐÓN VÀO KHÔNG ?

Đừng quên là đã có quá nhiều người bị giết chết một cách vô cớ trên đất nước này nhân danh tôn
giáo

Xin tác giả của bài viết _ TRẦN MỘNG TÚ _ vui lòng trả lời và sau đó thì xin vui lòng post lên YouTube để những người đang trong hoàn cảnh cơ nhỡ được giúp đỡ.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bằng cách làm suy yếu các đồng minh của Mỹ, chính quyền Trump đã làm suy yếu việc răn đe mở rộng của Mỹ, khiến nhiều quốc gia cân nhắc liệu họ có nên có vũ khí hạt nhân cho riêng mình không. Nhưng ý tưởng về việc phổ biến vũ khí hạt nhân nhiều hơn có thể ổn định dựa trên nền tảng của các giả định sai lầm.
Tạp chí TIMES kết thúc cuộc phỏng vấn với Tổng thống Trump nhân dịp đánh dấu 100 ngày ông ta quay lại Tòa Bạch Ốc (20/1/2025) bằng câu hỏi, “John Adams, một công thần lập quốc, vị tổng thống thứ hai của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ (1797 – 1801) đã nói chúng ta là một quốc gia pháp trị, chứ không phải bất kỳ người nào, Tổng thống đồng ý không?” Donald Trump trả lời: “Chúng ta là một chính phủ do luật pháp cai trị, không phải do con người sao? Ồ, tôi nghĩ vậy, nhưng anh biết đấy, phải óc ai đó quản lý luật pháp. Bởi nên, con người, nam hoặc nữ, chắc chắn đóng một vai trò trong đó. Tôi không đồng ý với điều đó 100%. Chúng ta là một chính phủ mà con người tham gia vào quá trình thực thi luật pháp, và lý tưởng nhất là anh sẽ có những người công chính như tôi.”
Chuyện “Ngưng bắn…” kể cho độc giả Bloomington ngày ấy, đã là chuyện quá khứ. 30 tháng Tư năm sau, cuộc chiến trên đất Việt tàn. Chủ nghĩa Cộng sản, nguyên nhân của nạn binh đao, dìm quê hương tôi trong biển máu hàng thập kỷ, cuối cùng đã hưởng hết 70 năm tuổi thọ. Tưởng chuyện đau thương trong một ngày ngưng bắn của gia đình, vì sự an toàn, phúc lợi của loài người, phải trở thành cổ tích. Vậy mà hôm nay, trong thời đại này, chuyện buồn chiến tranh của tôi đang tái diễn...
Mười năm, 20 năm, và nhiều hơn nữa, khi lịch sử kể lại buổi chuyển giao quyền lực hứa hẹn một triều đại hỗn loạn của nước Mỹ, thì người ta sẽ nhớ ngay đến một người đã không xuất hiện, đó là cựu Đệ Nhất Phu Nhân Michelle Obama.
Chiến tranh là chết chóc, tàn phá và mất mát! Có những cuộc chiến tranh vệ quốc mang ý nghĩa sống còn của một dân tộc. Có những cuộc chiến tranh xâm lược để thỏa mãn mộng bá quyền của một chế độ hay một bạo chúa. Có những cuộc chiến tranh ủy nhiệm giữa hai chủ nghĩa, hai ý thức hệ chỉ biến cả dân tộc thành một lò lửa hận thù “nồi da xáo thịt.” Trường hợp sau cùng là bi kịch thống thiết mà dân tộc Việt Nam đã gánh chịu! Hệ lụy của bi kịch đó mãi đến nay, sau 50 năm vẫn chưa giải kết được. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, một nữ chiến binh cộng sản miền Bắc có tên là Dương Thu Hương khi vào được Sài Gòn và chứng kiến cảnh nguy nga tráng lệ của Hòn Ngọc Viễn Đông thời bấy giờ đã ngồi bệch xuống đường phố Sài Gòn và khóc nức nở, “khóc như cha chết.” Bà khóc “…vì cảm thấy cuộc chiến tranh là trò đùa của lịch sử, toàn bộ năng lượng của một dân tộc dồn vào sự phi lý, và đội quân thắng trận thuộc về một thể chế man rợ. Tôi cảm thấy tuổi trẻ của tôi mất đi một cách oan uổng ...
Ngày 30 tháng 4 năm 2025 là một ngày có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử Việt Nam đương đại, cũng là dịp để chúng ta cùng nhau hồi tưởng về ngày 30 tháng 4 năm 1975 và những gì mà dân tộc đã sống trong 50 năm qua. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã kết thúc chiến tranh và đáng lẽ phải mở ra một vận hội mới huy hoàng cho đất nước: hoà bình, thống nhất và tái thiết hậu chiến với tinh thần hoà giải và hoà hợp dân tộc. Nhưng thực tế đã đánh tan bao ước vọng chân thành của những người dân muốn có một chỗ đứng trong lòng dân tộc.
Điều thú vị nhất của nghề làm báo là luôn có sự mới lạ. Ngày nào cũng có chuyện mới, không nhàm chán, nhưng đôi khi cũng kẹt, vì bí đề tài. Người viết, người vẽ, mỗi khi băn khoăn tìm đề tài, cách tiện nhất là hỏi đồng nghiệp. Ngày 26 tháng 3, 1975, hoạ sĩ Ngọc Dũng (Nguyễn Ngọc Dũng: 1931-2000), người dùng bút hiệu TUÝT, ký trên các biếm hoạ hàng ngày trên trang 3 Chính Luận, gặp người viết tại toà soạn, hỏi: “Bí quá ông ơi, vẽ cái gì bây giờ?”
Sau ngày nhậm chức, Tổng thống Donald Trump đã ban hành hàng loạt sắc lệnh hành pháp và bị một số tòa án tiểu bang chống đối và hiện nay có hơn 120 vụ tranh tụng đang được xúc tiến. Trump cũng đã phản ứng bằng những lời lẽ thoá mạ giới thẩm phán và không thực thi một số phán quyết của tòa án. Nghiêm trọng hơn, Trump ngày càng muốn mở rộng quyền kiểm soát hoạt động của các công ty luật và công tố viên nghiêm nhặt hơn. Trong khi các sáng kiến lập pháp của Quốc hội hầu như hoàn toàn bị tê liệt vì Trump khống chế toàn diện, thì các cuộc tranh quyền của Hành pháp với Tư pháp đã khởi đầu. Nhưng Trump còn liên tục mở rộng quyền lực đến mức độ nào và liệu cơ quan Tư pháp có thể đưa Trump trở lại vị trí hiến định không, nếu không, thì nền dân chủ Mỹ sẽ lâm nguy, đó là vấn đề.
Khi Bạch Ốc công bố công thức tính thuế lên các quốc gia với các thang thuế khác nhau, người ta nhận ra đó chỉ là một một phép tính toán học căn bản, chẳng liên quan đến kinh tế học hay mậu dịch lẫn các dữ liệu thực tế nào cả. Chúng chỉ là những số liệu vô nghĩa và phi lý. Việt Nam không đánh thuế hàng Mỹ đến 90% và đảo hoang của những chú chim cánh cụt có liên quan gì đến giao thương. Điều này thể hiện một đối sách vội vã, tự phụ và đầy cảm tính, cá nhân của Donald Trump nhằm tạo áp lực lên thế giới, buộc các nước tái cân bằng mậu dịch với Mỹ hơn là dựa trên nền tảng giao thương truyền thống qua các hiệp ước và định chế quốc tế. Hoặc nhỏ nhặt hơn, để trả thù những gì đã xảy ra trong quá khứ: Trump ra lệnh áp thuế cả những vật phẩm tâm linh từ Vatican đưa sang Mỹ như một thái độ với những gì đức Giáo Hoàng Francis từng bày tỏ.
Tổng thống Donald Trump vào hôm qua đã đột ngột đảo ngược kế hoạch áp thuế quan toàn diện bằng cách tạm dừng trong 90 ngày. Chỉ một ngày trước đó đại diện thương mại của Trump đã đến Quốc Hội ca ngợi những lợi ích của thuế quan. Tuần trước chính Trump đã khẳng định "CHÍNH SÁCH CỦA TÔI SẼ KHÔNG BAO GIỜ THAY ĐỔI". Nhưng Trump đã chịu nhiều áp lực từ những nhân vật Cộng Hòa khác, các giám đốc điều hành doanh nghiệp và thậm chí cả những người bạn thân thiết, đã phải tạm ngừng kế hoạch thuế quan, chỉ duy trì thuế căn bản (baseline tariff) 10% đối với tất cả những đối tác thương mại.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.