Hôm nay,  

Điều Làm Nên Sự Vĩ Đại

23/12/201511:12:00(Xem: 4592)

vinh hao dieu lam nen vi dai

Ánh triêu dương.

Năm cũ của nhân loại được khép lại với nhiều xáo trộn, bất ổn trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội… của mỗi quốc gia, và cộng đồng quốc tế, của mỗi dân tộc và từng cá thể. Nơi nầy nơi kia, chiến tranh, khủng bố, độc tài, kỳ thị, áp bức, bất công… vẫn tiếp tục gieo rắc sự chết chóc, tù đày, bất an và sợ hãi. Khổ đau của con người có khi dâng cao cùng tận, đến độ có thể đẩy xô hàng trăm nghìn, cho đến hàng triệu người phải gạt lệ rời bỏ quê hương, hoặc chối bỏ quyền làm công dân bình thường trên chính đất nước của mình.

Thế nhưng người ta vẫn chưa chấm dứt niềm tự hào về sự chiến thắng, huênh hoang thỏa mãn về những thành tựu vật chất, mà không nhìn ra được sự thực rằng không có lý tưởng hay sự vĩ đại nào có thể bù đắp được nỗi thống khổ to lớn của số đông.
Một lâu đài hay dinh thự đồ sộ nguy nga, một công trình to lớn đòi hỏi nhiều thời gian và sức người, một cuộc cách mạng hay cuộc vận động nhằm đoạt quyền bính hay quyền lợi cho cá nhân và phe nhóm, một kỳ công hay chiến tích lập nên bằng sự hy sinh hàng triệu mạng sống… thường chỉ được ca tụng vinh danh bởi những kẻ cạn cợt, với những đầu óc mê sảng, vụ hình thức, với những trái tim sắt đá chỉ biết đập theo hiệu lệnh và nhịp điệu huyên náo của chiêng trống, bích chương.

Tất cả những thứ trên, chẳng có gì thực sự vĩ đại.


Điều làm nên sự vĩ đại khởi đầu bằng tình thương, diễn tiến trong tình thương, và nếu có chăng một kết thúc thì cũng kết thúc trong tình thương. Nhưng tình thương chỉ vĩ đại khi được biểu lộ với mong ước mang lại lợi ích an vui cho kẻ khác, cho số đông. Những người lãnh đạo tập thể, hội đoàn, tổ chức tôn giáo, chính phủ, quốc gia và quốc tế, cũng nên bắt đầu cho mọi ý nghĩ, lời nói và hành vi của mình bằng tình thương. Đơn giản như thế. Đơn giản như tình mẹ thương con: có thể chăm lo cho con từng điều nhỏ nhặt, và khi cần, sẵn sàng làm nên những điều phi thường để bảo vệ sinh mệnh và hạnh phúc của con.

Điều vĩ đại không phải là cuồng nhiệt vẽ ra một mộng tưởng to lớn bắt mọi người phải nhìn nhận tin theo, mà chính là, từ tâm địa của mỗi cá thể bé nhỏ, vươn lên thành một khối tình bao la.

Dù rằng hầu hết mọi thứ tình trên đời đều có giới hạn của nó, nhưng ít ra, khi tình thương phát khởi nơi ai, kẻ ấy khởi sự bước một bước ra khỏi bản ngã vị kỷ của mình, chấp nhận sự hiện hữu của một hay nhiều đối tượng khác. Lòng hận thù cũng dẫn người ta ra khỏi bản ngã theo cách thế ấy. Nhưng hận thù thì dẫn đến hủy diệt, phá hoại; chỉ có tình thương mới xây dựng, làm tươi đẹp hơn cho con người và cuộc đời.

Bốn mùa thay đổi là điều hiển nhiên. Con người cũng thế. Lòng hận thù có thể biến thành tình thương; sự xấu-ác có thể trở nên tốt-lành.

Khi cơn băng giá lướt qua làm run rẩy những cành nhánh khô gầy, thì một ngày đẹp trời nắng ấm, mở toang những cánh cửa thâm u khép kín lâu năm, khơi dậy niềm thương yêu trong từng khoảnh khắc đời sống, chúng ta có thể đón chào một mùa lộc mới tràn ánh triêu dương.

Ý kiến bạn đọc
24/12/201501:56:00
Khách
Bài viết xúc tích nhẹ nhàng nhưng rất…nặng cân. Ta có thể chọn lựa và luôn luôn là có thể- giữa tình thương và hận thù- cho mỗi người ta gặp gỡ trong ngày, hoặc những điều ta muốn làm cho kẻ khác. Ai ai cũng kiếm tìm danh tiếng và vĩ đại để được người chung quanh kính nể nhưng ít ai để ý sự kính trọng THẬT đến từ cách mà chúng ta chấp nhận khác biệt, lắng nghe, chăm sóc và độ lượng với người trước mặt. Khó nhỉ? Cảm ơn tác giả câu chuyện tản mạn nhiều suy nghĩ cho mùa Giáng Sinh. Chúc an vui.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.