Hôm nay,  

Ký Sự Phật Giáo: Buổi Thuyết Giảng Của Thầy Thích Không Chiếu Tại Thiền Đường Mây Từ, Westminster, California

04/12/201500:00:00(Xem: 8195)

Hằng Như
(ghi nhận và tường thuật )

Vào ngày thứ Bảy 14/11/2105 tại thiền đường Mây Từ, số 14560 Magnolia Street, phòng 101, Westminster, California, đã có trên dưới 80 Phật tử tham dự buổi thuyết giảng của Tỳ Kheo Thích Không Chiếu đến từ Tổ đình Thiền Tánh Không, Perris, California. Trong số người tham dự này có hơn phân nửa là các thiền sinh đã từng theo học các khoá Thiền Phật Giáo do đạo tràng Thiền Tánh Không Nam CA tổ chức từ nhiều năm qua. Số còn lại là những Phật tử chưa hề thực tập thiền bao giờ.

Theo nội dung của bản thông cáo thì Thầy Thích Không Chiếu sẽ giảng về chủ đề: "Những Bước Đầu Tiên Trong Thiền" giúp cho những ai muốn thực tập thiền để bớt căng thẳng, lo âu trong đời sống, hoặc những ai đã thực hành thiền nhưng chưa có kết quả tốt, đồng thời giải toả những hiểu lầm về thiền, và hướng dẫn Phật tử những bước sơ khởi về thiền.

Mở đầu buổi sinh hoạt Thầy Không Chiếu đã hướng dẫn đại chúng chắp tay niệm danh hiệu "Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật" ba lần. Sau đó Thầy làm quen với đại chúng bằng lối nói chuyện so sánh dí dỏm, nhưng đi sát với đời sống của con người. Trong suốt buổi giảng, thỉnh thoảng Thầy mang chính kinh nghiệm bản thân trước, cũng như sau khi đi tu, để làm thí dụ cho người nghe dễ hiểu về những lợi ích của Phật pháp đối với đời sống con người ra làm sao.

Điểm đặc biệt của Thầy là giảng Phật pháp mà như là kể một câu chuyện vui nên có sức hấp dẫn, thu hút sự chú ý theo dõi của thính chúng. Nhờ cách truyền đạt này, các Phật tử không bị khó hiểu hay buồn ngủ, thỉnh thoảng mọi người trong lớp cười rộ lên, khi bất ngờ được nghe một câu nói có chất "khôi hài" của Thầy Không Chiếu, nhưng không vì thế mà Thầy để cho đại chúng đùa cợt làm mất đi sự trang nghiêm của lớp học. Đây chính là lối giảng bình dân giản dị của Thầy Không Chiếu.

Khi nói về Phật pháp, người ta thường nghĩ đó là nếp sống của những người đã "ly gia cắt ái" thu thúc cuộc đời mình trong ngôi chùa, sớm khuya, chiều tối, sáu thời tụng kinh, niệm Phật hay toạ thiền cầu giác ngộ giải thoát. Ở đây Thầy Không Chiếu đưa thêm một cái nhìn mới về Phật pháp. Đó là Phật pháp không chỉ dành cho người tu sĩ nhắm đến giác ngộ giải thoát luân hồi sinh tử, mà còn có một hướng khác nữa là Phật pháp đi vào đời sống.

Thế nào là Phật pháp đi vào đời sống? Đó là Phật pháp đáp ứng được những khó khăn của con người. Con người sống ở đời, ngoài những giây phút vui vẻ hạnh phúc, những lúc ăn nên làm ra, khó có ai tránh khỏi tình trạng lo lắng buồn phiền khi công việc làm ăn thất bại, khi bị chủ cho nghỉ việc làm, hoặc khi con cái trong gia đình không nghe lời dạy dỗ của cha mẹ ăn chơi hư đốn, v.v... Những nỗi ưu phiền thất vọng đó, đưa đến trạng thái trầm cảm bệnh hoạn cho người trong cuộc.

khong-chieu-1
khong-chieu-2
khong-chieu-3
khong-chieu-4
Trong buổi thuyết pháp.

Phật pháp giúp được gì cho họ, để họ sống thích ứng với mọi hoàn cảnh khi giàu có hạnh phúc cũng như khi mất trắng tay buồn khổ? Thầy Không Chiếu chia sẻ những điều trên nguyên văn như sau:

"Phật pháp là phải ăn chay, trì giới, niệm Phật, học thiền, ngồi thiền. Hồi nào tới giờ, ông bà mình làm như vậy. Đó là đúng. Nhưng mà Phật pháp còn có một hướng khác nữa đó là đi vào đời. Nếu quý vị tới đây nghe các vị lớn giảng mà thích thì có quyền cạo tóc, nhưng mà đâu phải ai cũng cạo tóc được. Bây giờ tôi hỏi ai cạo tóc, chắc không ai dám đưa tay! Phải về suy nghĩ kỹ chứ, đâu phải muốn cạo tóc thì cạo. Thành ra còn con đường nữa là Phật pháp đi vào đời. Tức là mình đi, đứng, nằm, ngồi... đều có Phật pháp trong đó, chứ không phải đợi ngồi thiền mới là Phật pháp. Thì hôm nay nói về chủ đề đó.

"Vấn đề thứ hai Phật pháp phải đáp ứng về những cái gì quý vị gặp khó khăn, chứ Phật pháp chỉ nói chuyện Tây Phương Cực Lạc thì chán lắm. Hiện tại mình đang gặp khó khăn, sầu khổ, đang bị bệnh tâm thể, bàn tính làm sao để thoát ra những điều bất như ý này... chứ ở đó mà nói chuyện Tây Phương Cực Lạc... Làm sao nói được cái chuyện... chưa tới đó!

"Phải nói chuyện hiện bây giờ, quý vị đang cần cái gì hay là quý vị đang kẹt cái gì? Thì chúng ta đang kẹt nhiều thứ lắm. Đời sống, công ăn việc làm, rồi gia đình, mà phần lớn ở đây có tuổi thì kẹt về bệnh. Có bệnh không? Có chứ! Nếu không bệnh thì Phật nói không đúng rồi. Lớn tuổi thì cơ thể bắt đầu rệu rã một chút, hơi yếu một chút. Trước tiên chưa bệnh là già. Già không phải nhiều tuổi mới già. Bắt đầu thấy mệt-mệt rồi... cái gì cũng không muốn tham dự, thấy hơi thối lui trước một vài công việc, không ưa không thích chỗ đông, không ưa không thích cái này cái kia của tuổi trẻ, họ ồn quá, không chịu nổi, mình già rồi! Hay là đi xa, ngồi trên xe, trên máy bay lâu mỏi cẳng, bắt đầu già rồi.... Cái tâm mình già, chứ cái thân mình chưa già. Rồi hễ già thì nó yếu. Yếu rồi tới bệnh. Nói tới đây, thôi không nói nữa. Nói quá, quý vị mệt!

"Bây giờ làm sao giải quyết cái căng thẳng, cái già, cái bệnh? Không lẽ mình để vậy? Hay là nói nghiệp của tôi, tôi chấp nhận. Người nào chấp nhận nghiệp, người đó là Bà-La-Môn giáo. Bà-La-Môn giáo là cái đạo đã có lâu lắm trước khi Đức Phật ra đời và thành đạo. Họ nói có nghiệp thì phải trả nghiệp. Chịu không?

"Hễ chịu là quý vị thua! Có nghiệp trả nghiệp thì thôi đi tu làm cái gì? Tôi nói một nắm, một bụm muối để vô cái tô, đổ nước vô quý vị quậy quý vị uống nổi không? Không, nó đắng quá, mặn mà tới mức đắng đó! Pha muối vào một cái chậu, uống không nổi vì cũng còn mặn. Cho nó vô cái thùng lớn, hay vô cái lu, cái gì lớn nữa, cả mấy chục lít nước, thì nó còn hơi măn mẳn, mà nếu cho xuống sông thì nó hết còn mặn."

Giải thích về nhân trổ quả tuỳ thuộc nơi duyên, Thầy so sánh như sau:

"Nghiệp là số lượng muối, còn nước là cái duyên mình tạo. Mình cứ pha loảng ra, pha loảng ra...thì nó hết mặn, nhờ vậy mình tu mới chuyển nghiệp được. Chứ nghiệp cứng ngắt thì đạo Phật hết chỗ đứng. Vì cứ chấp nhận nghiệp thì người ta đi tìm đạo Phật làm gì? Theo Bà-La-Môn giáo cho khoẻ. Đời này khổ cứ chấp nhận khổ đi, rồi đời sau sẽ khá. Cứ nghĩ như vậy thì khỏi có đạo Phật. Người nào nghĩ như vậy là có tư tưởng Bà-La-Môn, dù chưa quy y theo họ. Còn bây giờ mình phải có tư tưởng khác. Giữa nhân là cái tội lỗi mình tạo ra, quả là cái mình phải trả, ở giữa là cái duyên có thể chuyển đổi cái quả.

"Nói duyên, quý vị khó hiểu. Bây giờ tôi cho thí dụ: Một hột đậu là nhân cần có duyên là đất, nước, phân bón. Khi đủ duyên thì thành cây đậu là quả. Nếu hạt đậu không đủ duyên, như bỏ quên trong hủ thì là hạt giống hư không thể mọc thành cây đậu."

Sau phần dẫn nhập giải thích về Phật pháp, Thầy Không Chiếu đã nêu lên những thói quen tốt và xấu của con người thế gian. Những thói quen đó khi mới sanh ra thì không có, nhưng khi lớn lên thì huân tập từ gia đình, bạn bè hay ngoài xã hội. Huân tập tánh tốt thì kết quả có một cuộc sống tốt, ngược lại thì cuộc đời lâm vào cảnh bế tắt khổ đau. Trước khi sửa chữa thay thế thói quen cũ, bằng một thói quen mới, Thầy Không Chiếu nói rằng chúng ta phải nhận ra căn bệnh thời đại mà mọi người thường mắc phải như sau:

"Trở lại vấn đề. Vấn đề của chúng ta hiện nay là gì? Nếu tôi nói mình tập một thói quen xấu nó sẽ đưa tới cuộc đời mình tàn mạt. Mình tập thói quen tốt nó sẽ đưa tới cuộc đời mình tốt đẹp. Còn mình tập một thói quen nữa, nó sẽ đưa tới hạnh phúc, an lạc. Quý vị tin không? Còn suy nghĩ là chưa tin!

"Bây giờ tôi nói thói quen xấu. Hồi mới sanh ra biết uống rượu, cờ bạc, ma tuý không? Không! Lớn lên mình tập uống rượu, cờ bạc, ma tuý thì nó ra làm sao? Thì tiêu tùng!

"Bây giờ mình tập thói quen khác không uống rượu, chơi cờ bạc, chơi ma tuý, lo học hành, lo làm ăn, sống ở đời có phải mình khá hơn không?

"Nhưng mà, cả hai thói quen đó vẫn còn ở thế gian, nghĩa là anh đó, chị đó ra trường thi đậu có bằng cấp, thí dụ Bác sĩ, Kỹ sư gì đó, làm việc khá, nhưng cũng có lúc suy sụp, cũng có lúc thất bại, cũng có lúc bệnh tật hay gặp những rủi ro khiến phải sống trong đau buồn.

"Thành ra thói quen đó là thói quen của thế gian. Nó có tốt có xấu, nó có nên có hư.


"Bây giờ quý vị tập thói quen khác. Thói quen này không có tốt có xấu, nhưng nó giúp quý vị thăng tiến trong cuộc sống. Đó là thói quen về tâm linh. Trước tiên mình phải bắt mạch con bệnh mới được. Con bệnh của chúng ta hiện nay có 3 cái bệnh. Người nào thoát khỏi 3 cái bệnh đó thì chiều khỏi tới. Còn những người khác ở lại đây để tìm cách giải quyết cái bệnh của mình.

1) Việc nhiều, thì giờ ít, khiến cho mình căng thẳng.

2) Hưu trí, hết việc vẫn bị căng thẳng, vì đã huân tập căng thẳng trong thời gian còn làm việc.

3) Hết việc, không còn đi làm, không còn căng nữa. Rảnh rang đi chơi, du lịch, hoặc ở nhà nghiên cứu trồng cây Bonsai chơi, nhưng trong đầu vẫn không yên vì nó nói thầm hoài."

Sau khi nêu lên 3 căn bệnh thời đại khiến con người lúc nào cũng căng thẳng đưa tới những chứng bệnh tâm thể và trầm cảm trên, Thầy Không Chiếu còn nói:

"... Theo Tây Phương thì họ bắt cái đầu phải làm việc để không bị quên. Hoạt động nhiều quá thì căng. Vấn đề ở chỗ làm việc nhưng đừng quá căng, phải giải quyết vấn đề cho tinh thần được thư giản vì cuộc sống cần phải xông pha ra ngoài đời kiếm tiền nuôi gia đình, và bản thân mình, thì không thể trốn tránh. Nhưng lúc nào cái đầu cần làm việc thì phải làm việc, còn lúc nào mình muốn nó thư giản không làm việc, thì mình không suy nghĩ hay không nói thầm trong đầu, đó là mình làm chủ sự suy nghĩ."

Đề cập đến hệ thần kinh của con người Thầy Không Chiếu nói:

"Tây Phương nghiên cứu con người có hệ thần kinh tự quản. Hệ này có 2 chi: Một để vận động, tập trung vừa cơ bắp vừa não bộ để ta sống, đó là Giao Cảm Thần Kinh. Một là hệ Đối Giao Cảm Thần Kinh. Chúng ta đang thở thì đó là Đối Giao Cảm Thần Kinh đang làm việc. Phổi tự thở. Tim tự đập. Bao tử tự tiêu hoá. Ruột tự bài tiết. Cho nên khi chúng ta mệt, vì cố gắng liên tục, thì phải tập vào Đối Giao Cảm để nghỉ ngơi. Nhiều người đi làm việc suốt ngày rất mệt, chiều về nhà uống bia, bật tivi xem bóng đá, hay gầy sòng bài chơi, gọi là thư giãn cái đầu. Thực sự họ tiếp tục căng thẳng, không phải vì việc làm ban ngày, mà căng thẳng vì chơi. Cho nên lúc nào cơ thể cũng căng thẳng. Cơ thể mệt không phản kháng nhưng nó bệnh."

THIỀN CHỈ (SAMATHA)

Chúng ta hiện sống trong xã hội văn minh tiến bộ kỹ thuật, khoa học, được hưởng nhiều về vật chất, nhưng tâm luôn luôn bất an, bị tác động bởi cảnh bên ngoài, nên nhiều người mắc một trong những căn bệnh thời đại như: Huyết áp cao, tiểu đường, parkinson, ảo giác, trầm cảm, ung thư, v.v... Thiền có thể giúp chúng ta phòng ngừa những căn bệnh kể trên, bằng cách thực tập thói quen mới, thay vì làm việc gì cũng căng thẳng thì chúng ta làm việc trong sự thư giãn.

Bước đầu là thiền Chỉ (Samatha) hay là tu Chỉ. Tu Chỉ ở đây là phương thức tu tập để tâm được yên lặng nên gọi là Samatha, là trạng thái thanh thản của tâm. Nói ngắn gọn tu Chỉ là giúp tâm "dừng lại" những suy nghĩ trong đầu. Cốt lõi của Chỉ/Samatha là cái Biết không lời, đơn giản, khách quan lặng lẽ. Samatha là phương pháp Đức Phật dạy đầu tiên, đơn giản để chuẩn bị trạng thái định. Trạng thái tĩnh lặng chưa vững chắc của tâm là trạng thái Samatha. Tâm có yên lặng thì mới giải toả được những căng thẳng, lo âu, buồn phiền... là những nguyên do đưa đến bệnh tật, khổ đau.

Làm sao để thực hành thiền Chỉ. Thầy Không Chiếu hướng dẫn một số chiêu thức giúp tâm dừng suy nghĩ còn gọi là "không nói thầm trong não", qua nghe, qua thấy, qua xúc chạm, mỗi chiêu thức thực tập 2 phút, như sau:

"Cốt lõi Phật pháp là thực hành làm sao để tâm không chạy tán loạn, nhưng mà phương pháp thực hành không phải là níu kéo, hay kiềm chế, mà bằng cách thảnh thơi. Đối với tâm phải thực hành bằng cách hiền lành, vui tươi, mát mẻ. Hôm nào quý vị nhìn vào gương mà tươi cười thì dễ coi, còn nhăn nhó thì khó coi. Vì thế thiền là phải thư giãn, thông thả, thoải mái.

- Chiêu thức thứ nhất: Là nghe âm thanh. Ở đây quý vị nghe tiếng chuông. Chúng tôi gõ chuông, quý vị chỉ nghe tiếng chuông, không suy nghĩ gì về tiếng chuông, không phê bình âm thanh của tiếng chuông. Nghe âm thanh chỉ biết nghe là thư giãn thần kinh, thư giãn thân tâm.

- Chiêu thức thứ hai: Thư giãn lưỡi. Lưỡi thả lỏng, hai môi khép nhẹ, hai hàm răng không cắn lại. Gá ý thư giãn nơi lưỡi. Không suy nghĩ gì hết. Lưỡi là cơ chế nói, bây giờ lưỡi thư giãn rồi thì nó hết nói. Thư giãn lưỡi đúng thì kích thích tánh Xúc chạm, thư giãn thân tâm.

- Chiêu thức thứ ba: Mắt nhìn đối tượng. Đối tượng sao thấy y như vậy không thêm bớt. Thấy chỉ biết thấy, giúp tâm dừng lại. Có nhiều cách thấy, hay cách nhìn: nhìn xa, nhìn gần, nhìn lướt tức nhìn lướt qua lướt lại, nhìn lưng chừng, nhìn chằm chằm. Nhìn vẫn nhìn không cần thấy đối tượng là thư giãn.

Đó là tánh Thấy có nghĩa là tôi thấy cái gì trước mặt, hay không có cái gì trước mặt, tôi cũng thấy. Tánh Nghe hay Xúc Chạm cũng thế. Tại sao? Vì tánh Biết không thêm cái gì hết là Biết Không Lời. Thấy mà không thêm bớt, đó là thấy thiền.

Thiền không có nghĩa là ngồi trước bàn thờ Phật hay trong chánh điện mới là thiền. Trong khi đi đứng nằm ngồi hay đang làm gì mà tâm thư giãn, đầu hoàn toàn trống vắng không suy nghĩ thì ở đâu cũng là thiền. Thiền là tập thói quen mới: Thư giãn để chấm dứt thói quen cũ tâm lúc nào cũng căng thẳng."

Buổi chiều Thầy Không Chiếu dành một giờ đồng hồ để đại chúng thực tập các chiêu thức đã giảng vào buổi sáng. Phần thực tập này do thiền sinh giáo thọ Tuệ Chiếu đảm trách.

Sau khi trả lời một số thắc mắc của đại chúng.Thầy Không Chiếu đúc kết lại những điểm chính của buổi giảng như sau:

"- Thiền là nghệ thuật sống chứ không phải là cái mình tập. Cái mình tập là có "tôi" và có "pháp". Lúc đầu thì còn dùng chiêu thức, kỹ thuật để tập. Thầy Thiền Chủ nói: "Thiền là chiếc xe một số nghĩa là một pháp tập hoài đi tới nơi".

- Thiền là huấn luyện quán tính thói quen hay nói thầm trong đầu để có quán tính mới yên lặng.

- Ai cũng có cái Biết. Cái Biết tự làm.

Thí dụ: Tự biết ra xe, đề máy chạy. Thấy vũng nước trước mặt, tự biết tránh. Buồn ngủ tự biết kiếm chỗ ngã lưng ngủ. Đói bụng tự biết kiếm gì ăn, v.v... Ai cũng có cái Biết Không Lời, không cần suy nghĩ, nhưng mình không xử dụng nó, vì huân tập những thói quen suy nghĩ. Bây giờ mình tập Thiền Chỉ, như là cái phao để khỏi chìm. Trở về được cái tâm yên lặng thì là Thánh nhơn. Làm thêm một mức nữa là Phật. Con đường đó đi không dễ, nếu dễ thì ai cũng là Phật.

- Thiền không phải dừng ở chỗ không nói năng, hiền từ, làm phước mà đi thẳng vô tánh Biết. Cái Biết đó từ cha sanh mẹ đẻ đã có rồi không ai dạy.

Làm cái gì biết cái đó. Cao hơn có cái tâm chỉ biết. Cái gì trước mặt biết, không suy diễn những cái khác. Tức là cái biết độc nhất không có cái gì xen vô như: Làm, biết làm, không cằn nhằn. Làm, biết làm, không nói thầm trong đầu. Làm, mà không thấy tôi làm, thiền tới đây là vô tới Vô ngã (không còn cái ta)

TÓM KẾT

Tóm kết lại bài giảng về Thiền Chỉ ngày hôm nay, Thầy Không Chiếu đưa ra kết luận như sau:

"Tu chỉ có 2 mức độ:

1) Tâm chỉ một việc. Làm việc gì chỉ biết một việc đó, tâm không lo ra, phóng chạy ra ngoài. Thân đâu tâm đó.

2) Tâm chỉ biết, tức là có việc hay không có việc, tâm chỉ một niệm biết hay "đơn niệm biết" trong khi đi, đứng, nằm, ngồi.

Như vậy bất cứ lúc nào và ở đâu cũng tu Chỉ được, và tu Chỉ là bước đầu tiên vào thiền và bước căn bản để vào Thiền Định, Thiền Huệ."

Gút lại, buổi thuyết giảng của Thầy Không Chiếu nhắm hướng dẫn đại chúng các bước sơ khởi về thiền, giúp chuyển đổi những thiên kiến, định kiến về thiền. Đặc biệt là thiền Chỉ với những chiêu thức đơn giản dễ thực hành giúp tâm yên lặng. Buổi thuyết giảng kết thúc vào lúc 5 giờ chiều cùng ngày. Kết quả là thính chúng bày tỏ sự thích thú được tham dự một ngày học thiền có ích lợi, và đã thỉnh cầu Thầy Không Chiếu tiếp tục chương trình thuyết giảng sau này để họ có cơ hội học hỏi thêm.

Sa di ni Thích Nữ Hằng Như (ghi nhận và tường thuật)

Ý kiến bạn đọc
05/12/201504:06:43
Khách
thay KHONG CHIEU
05/12/201503:57:57
Khách
THIEN-thay Thich Thong Chieu
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.