Hôm nay,  

Thần Tượng Dân Chủ Hillary: Dấu Hỏi (?) Lớn

10/13/201500:01:00(View: 6411)

...Bà Hillary lột xác 100%, từ cực hữu chủ chiến Goldwater nhẩy qua cực tả phản chiến...

Cả nước Mỹ, bất kể cấp tiến hay bảo thủ, nam hay nữ, trắng hay đen, đều hy vọng có một ngày nước Mỹ sẽ có một phụ nữ được trao vai trò lãnh đạo, làm tổng thống. Chẳng có gì là khai phá cả khi mà thế giới đầy dẫy những phụ nữ lãnh đạo quốc gia.

Từ ngay sau Đệ Nhị Thế Chiến, ta đã thấy bà Golda Meir làm thủ tướng Do Thái trong những ngày lập quốc khó khăn nhất. Âu Châu hãnh diện có được những phụ nữ lãnh đạo giỏi nhất lịch sử cận đại là bà Margaret Thatcher của Anh và Angela Merkel của Đức. Á Châu, là nơi các bà thường là nội trợ, làm bếp và nuôi con, cũng đã có những bà tổng thống tại Indonesia, Phi Luật Tân và Hàn Quốc, thủ tướng tại Thái Lan, Sri Lanka, và Ấn độ. Ngay cả những xứ Hồi giáo là những nơi coi rẻ phụ nữ nhất cũng từng được phụ nữ lãnh đạo như Pakistan và Bangladesh. Nam Mỹ có nữ tổng thống tại Argentina, Bolivia, Nicaragua, Ecuador, Panama, Chile, Costa Rica, và Brazil. Đến cả cái lục địa chậm tiến nhất là Phi Châu cũng đang có bà tổng thống tại Liberia.

Thế nhưng tại cái thành đồng của dân chủ, văn minh và tiến bộ này, dân Mỹ chưa bao giờ có dịp khoe một nữ nhân lãnh đạo. Năm 2008, ai cũng nghĩ sẽ là năm khai phá với bà Hillary Clinton. Chắc ăn hơn đinh đóng cột. Nhưng giấc mộng của bà Hillary bất ngờ bị một ông đen vô danh phá tan. Chỉ khiến người ta nghĩ nước Mỹ của mấy ông cao bồi vẫn chưa sẵn sàng chấp nhận để một bà nắm quyền. Thà một ông đen vô danh vẫn hơn một bà. Có phải nước Mỹ này kỳ thị đàn bà nặng hơn kỳ thị da đen không?

Thực tế, đó không phải lý do chính. Mà lý do chính là con người bà Hillary. Ai cũng ước muốn một bà làm tổng thống, nhưng bà Hillary không phải là người đáp ứng ước vọng đó. Bà là một chính khách càng ngày càng chứng minh rất là... lươn lẹo, khó tin, khó có thể được trao cho trách nhiệm quan trọng nhất. Ngay từ những năm dưới trào TT Clinton, bà đã bị tai tiếng với những xì-căng-đan Whitewatergate (mua bán nhà đất), Travelgate (sa thải toàn bộ nhân viên phòng du hành của Tòa Bạch Ốc để thay thế bằng một nhóm thân hữu), Commoditiesgate (đầu tư sinh lời cả chục lần vốn trong có vài tháng), Filesgate (cả xấp hồ sơ quan trọng nhất biến mất), Fostergate (phụ tá Foster tự tử chết),…

Một thăm dò mới nhất cho thấy trong tất cả hơn hai chục ứng viên tổng thống của cả hai đảng hiện nay, người thiếu lương thiện –least honest- nhất là bà Hillary. Đó là ý kiến của 61% dân Mỹ. Chẳng lẽ nước Mỹ hết người phải đi lựa người... ít lương thiện nhất làm tổng thống?

Trong con người của bà Hillary, có một yếu tố phải nhìn nhận là bất di bất dịch, qua bao nhiêu thập niên, thăng trầm của cuộc đời bà mà vẫn không thay đổi. Đó là tham vọng cá nhân, muốn làm tổng thống. Còn tất cả những chuyện khác đều có vẻ như... cuốn theo chiều gió, thiên biến vạn hoá, hay như tắc kè đổi màu.

Kẻ viết này không nói ngoa đâu. Ta hãy thử nhìn qua quá trình hoạt động chính trị của bà Hillary.

Bà Hillary tham gia vào các sinh hoạt chính trị rất sớm, ngay từ những ngày còn là sinh viên, mài đũng quần trên ghế nhà trường trung học. Khi đó, khoảng đầu thập niên 1960, bà tích cực tham gia chính trị trong nhóm Republican Youth, là nhóm đảng viên trí thức trẻ của đảng Cộng Hoà.

Năm 1964, TT Johnson chính thức ra tranh cử sau khi đã làm tổng thống kế nhiệm TT Kennedy bị ám sát năm 1963. Đối diện với ông là nghị sĩ CH Barry Goldwater. Ông Goldwater là thành phần thiên hữu cực đoan, được bầu làm đại diện CH để chống lại TT Johnson bị tố là tổng thống cấp tiến cực đoan nhất, với một chương trình tranh cử cấp tiến nặng.

TT Johnson là tác giả của những bộ luật cấp tiến nhất, vẫn tồn tại cho đến ngày nay là các luật cho ra đời Medicare và Medicaid, cũng như một loạt ba bộ luật “giải phóng” dân da đen trên phương diện chính trị, Luật Dân Quyền (Civil Rights Act), Luật Bầu Cử (Voting Rights Act), và Luật Gia Cư (Fair Housing Act). Dĩ nhiên những bộ luật này chỉ ra đời sau khi TT Johnson tái đắc cử năm 1964, nhưng trước đó, ai cũng biết là TT Johnson sẽ cho ra những luật đó nếu đắc cử.

Ông Goldwater cũng chống cộng cực đoan, chủ trương đánh CSVN mạnh hơn nữa, và chỉ trích TT Johnson đánh nhau kiểu ển ển xìu xìu.

Khối bảo thủ Mỹ khi đó chống TT Johnson một cách gần như mù quáng, không khác gì khối cực hữu Mỹ đang chống TT Obama hiện nay vậy.

Bà Hillary khi đó tích cực vận động, cổ võ cho quan điểm chống Medicare và Medicaid, kỳ thị da đen cực đoan, và chủ chiến tối đa của ông Goldwater.

Kết quả, ông Goldwater thảm bại, và TT Johnson đắc cử với số phiếu lớn nhất lịch sử Mỹ.

Ngay sau khi ông Goldwater thảm bại, bà Hillary thấy con đường của ông Goldwater là sai lầm không thể giúp bà thành công được. Bà nhẩy rào, bỏ Republican Youth, gia nhập đảng Dân Chủ. Người ta có thể thấy ngay bà Hillary theo cơ hội chủ nghĩa, chứ không ngoan cố và cuồng tín.

Năm 1968, bà tích cực vận động cho ứng viên Dân Chủ, cấp tiến, phản chiến nặng là Eugene McCarthy. Chương trình tranh cử của ông McCarthy có thể tóm lược lại có đúng một điểm: đòi Mỹ bỏ Nam VN ngay tức khắc, vô điều kiện. Khi đó là lúc phong trào phản chiến đang ăn khách nhất. Ngay cả anh cựu sĩ quan John Kerry cũng ra trước quốc hội điều trần, vứt bỏ tất cả huy chương, sỉ vả quân đồng minh –Mỹ và lính Cộng Hoà VN- chỉ giỏi ăn cắp gà, hãm hiếp đàn bà, và giết dân vô tội.

Ông McCarthy thất bại ngay từ trong các cuộc bầu sơ bộ, thua phó tổng thống Hubert Humphrey.

Bà Hillary lột xác 100%, từ cực hữu chủ chiến Goldwater nhẩy qua cực tả phản chiến McCarthy, vẫn thất bại. Nhưng không ngồi yên.

Năm 1972, trong khi vẫn còn học luật tại Yale, bà len lỏi xin vào được nhóm luật sư của khối Dân Chủ đang truy tố TT Nixon về vụ Watergate. Trở nên một trong những phụ tá luật, trẻ và xuất sắc nhất trong vụ hạch tội TT Nixon.

Sau khi đảng DC thành công, ép được TT Nixon phải từ chức thì bà Hillary rời khỏi thủ đô Hoa Thịnh Đốn vì hết chuyện làm tại đây. Đi làm Đệ Nhất Phu Nhân tiểu bang Arkansas. Tự xây dựng cho mình một thế đứng cao hơn, với những thành quả cụ thể hơn. Tuy ông chồng mới là thống đốc, nhưng bà cũng tích cực tham gia vào mọi hoạt động, quyết định của chồng.

Rồi như mọi người đều biết, sau đó bà trở thành Đệ Nhất Phu Nhân của cả nước luôn.

Chỉ vài tháng sau khi tuyên thệ nhậm chức, tân TT Clinton đã thành lập ngay một khối công tác, có nhiệm vụ đặc biệt là đưa ra kế hoạch cải tổ toàn diện hệ thống bảo hiểm y tế nhằm cung cấp bảo hiểm y tế cho toàn dân. Ông bổ nhiệm bà Hillary lãnh đạo nhóm công tác đặc biệt này.

Vì quá tự tin cũng như vì là tay mơ chính trị, chưa hiểu guồng máy chính trị Mỹ vận hành như thế nào, bà tuyển lựa cả trăm chuyên gia, cố vấn, hầu hết đều là chuyện gia có tính kỹ thuật chuyên môn cao, làm thành viên hay cố vấn cho nhóm công tác. Làm việc hoàn toàn trong bí mật để tránh bị đánh quá sớm. Đề nghị cải tổ sâu rộng của bà sau khi hoàn tất trong một thời gian kỷ lục, được đưa ra cho các nghị sĩ và dân biểu để lấy ý kiến cho có lệ, cho phải phép.

Kết quả bất ngờ là ngay cả khối nghị sĩ và dân biểu Dân Chủ cũng kịch liệt bác bỏ hết. Dự án chết trong trứng nước. Trên căn bản, cải tổ của bà thuần túy dựa trên những yếu tố kỹ thuật mà không chú ý đến yếu tố chính trị, làm mất lòng rất nhiều người, tức là đối với các vị dân biểu nghị sĩ, sẽ mất rất nhiều phiếu của cử tri. Lý do quan trọng hơn là đề nghị của bà quá cấp tiến, khi nước Mỹ, nhất là đảng DC, chưa sẵn sàng đi xa như vậy.

Đi ngược lại bối cảnh lịch sử, những cải tổ sâu rộng của TT Johnson đã xé đảng DC làm hai. Khối cấp tiến trí thức miền đông bắc ủng hộ hoàn toàn cùng với khối dân da đen miền nam. Nhưng khối da trắng miền nam chống đối kịch liệt, nhất loạt bỏ đảng, bầu cho ông Goldwater. Tuy ông này thua đậm và TT Johnson thắng lớn, nhưng đảng DC bị chia rẽ trầm trọng, đưa đến việc các TT Nixon, Reagan, và Bush cha đắc cử liên tục sau này. Đảng Dân Chủ trong thời gian này chỉ đưa ra được có TT Carter, nhưng cũng chỉ ngáp được đúng một nhiệm kỳ 4 năm.


TT Clinton là người đầu tiên đã vực đảng DC lên lại. Dù vậy, đảng này vẫn còn quá yếu chưa đủ mạnh để có những cải cách cấp tiến quá mạnh. Phải chờ đến 2012, hai chục năm sau, dưới thời TT Obama, luật cải tổ y tế mới ra đời được. Mà vẫn chỉ ra đời được trong mánh mung lắt léo và qua cửa hậu.

Bà Hillary, một lần nữa, rất thính mũi, rút tiả được những bài học chính trị quan trọng nhất, hiểu được là cấp tiến quá mức sẽ thất bại. Nước Mỹ dưới thời Clinton chưa sẵn sàng. Bà cùng ông chồng thối lui, đưa ra những chính sách ôn hoà hơn nhiều. Một lần nữa, bà Hillary đổi cờ. Từ bảo thủ cực đoan Goldwater qua cấp tiến cực đoan McCarthy, bây giờ qua cấp tiến ôn hoà Clinton.

TT Clinton sau đó tuyên bố “thời đại của Nhà Nước vú em đã cáo chung”. Ông cải tổ chế độ trợ cấp, với luật Trợ Giúp Tạm Thời các Gia Đình có Nhu Cầu -Temporary Assistance to Needed Families Act-. Nhấn mạnh ở điểm “tạm thời” để mọi người hiểu trợ cấp không thể nào vĩnh viễn, muôn năm. Luật này:

- Bắt buộc những người nhận trợ cấp thất nghiệp phải đi tìm việc làm, phải đưa bằng chứng đã tích cực đi kiếm việc;

- Cho trợ cấp tối đa 5 năm;

- Cấm di dân bất hợp pháp làm những việc cần có bằng cấp chuyên môn và giấy phép, tức là đại khái chỉ cho làm những việc như cắt cỏ, phụ bếp, chạy bàn, vú em,...

- Cắt giảm ngân sách trợ cấp an sinh tới 54 tỷ đô trong 10 năm.

Tất cả đều là những chuyện mà khối bảo thủ CH cổ võ.

Chưa hết, vài tháng sau, TT Clinton ký luật Bảo Vệ Hôn Nhân –Defense of Marriage Act- xác định hôn nhân là kết hợp giữa đàn ông và đàn bà, phủ nhận hôn nhân đồng tính.

Đây dĩ nhiên là những luật của ông chồng tổng thống, nhưng ai cũng biết bà Hillary khi đó, coi như thực tế là một “đồng tổng thống”. Bà đã khuyến khích, hay ít nhất cũng đã mạc nhiên đồng ý với những quyết định này của ông chồng.

Đó là bà Hillary tương đối bảo thủ của những năm làm Đệ Nhất Phu Nhân. Nhưng bây giờ là bà Hillary trong cuộc vận động tổng thống cho cuộc bầu cử 2016. Và thiên hạ thấy ngay nhiều điểm khác biệt quan trọng.

Sau 7 năm cấp tiến của TT Obama, bà Hillary bây giờ lật ngược quan điểm, lớn tiếng hô hào gia tăng trợ cấp dân nghèo, dân thất nghiệp, kêu gọi ân xá, bình quyền cho di dân lậu, và mạnh mẽ cổ võ cho hôn nhân đồng tính.

Trong thái độ với di dân gốc Nam Mỹ, khi bà Hillary tranh cử tổng thống năm 2008, hai chính khách gốc Mễ quan trọng nhất, đều là cựu bộ trưởng trong nội các Clinton là ông Bill Richardson, và ông Henry Cisneros đều bỏ bà, ủng hộ Obama, vì họ cho rằng ông bà Clinton giả dối và chỉ hứa xuông.

Ngay cả trong vấn đề dân da đen, người ta cũng không rõ bà Hillary nghĩ gì. Bà khởi đi với quan điểm kỳ thị nặng của Goldwater, rồi biến đổi cùng với ông chồng, khiến TT Clinton được dân da đen tôn sùng như “tổng thống da đen đầu tiên”. Để rồi trong cuộc chạy đua với thượng nghị sĩ Obama năm 2008, cả hai vợ chồng lại bị tố có thái độ kỳ thị, đưa đến việc tất cả chính khách da đen và khối cử tri da đen bỏ bà, chạy qua bên Obama. Không phải chạy qua Obama vì ông là da đen, mà phải nói là bỏ bà Hillary vì hai vợ chồng đã có những lời nói và hành động kỳ thị thật. Người ta kể ông Clinton đã “tâm sự” với TNS Ted Kennedy về Obama “cách đây vài năm, hắn còn phải pha cà phê cho chúng ta...”, khiến TNS Kennedy bực mình, công khai ủng hộ Obama.

Ở đây người ta có thể nhìn thấy bà Hillary như là người … thức thời vận, quyền biến, hay biết gió thổi chiều nào thì ngả theo chiều đó, lập trường du di, nay vầy mai khác. Như vậy khi cử tri vào phòng phiếu và muốn bỏ phiếu cho bà thì phải tự hỏi họ đang bỏ phiếu cho ai? Bà Hillary của Goldwater cực hữu, hay Hillary của McCarthy cực tả, hay Hillary cấp tiến của cải tổ y tế, hay Hillary ôn hòa của thời Nhà Nước vú em đã chấm dứt, hay Hillary của thời thiên tả Obama?

Đồng ý là trong chính trị, không thể có chuyện ngoan cố cứng ngắc, mà phải có thay đổi. Nhưng thay đổi từ A qua B hay C thì dĩ nhiên chấp nhận được, chứ thay đổi từ A qua Z, rồi từ Z qua K, rồi K qua T, rồi T qua X, … thì chỉ khiến cử tri rối trí không biết mình bầu cho ai đây.

Ở đây, hiển nhiên là kẻ viết này đã chưa đả động đến những vụ lem nhem, xập xí xập ngầu với luật pháp của bà Hillary gần đây.

Một độc giả ủng hộ bà Hillary đã email cho tác giả hỏi “nếu như bà Hillary phạm đủ thứ tội như vậy, sao bên CH lại không thưa bà ra tòa, sao lại để cho bà ra tranh cử như vậy? Có phải CH là đảng quá yếu hèn không?” Nếu một độc giả có thể hỏi như vậy thì chắc có nhiều người khác cũng nghĩ như vậy. Và điều này chỉ chứng tỏ dân tỵ nạn ta còn cần phải tìm hiểu nhiều hơn về luật pháp và chính trị Mỹ, cho dù đã sống ở Mỹ cả mấy chục năm.

Có ba vấn đề ở đây.

1. Nước Mỹ có luật lệ, có Hiến Pháp đầy đủ. Bà Hillary có vi phạm luật lệ Nhà Nước như xoá email, gây quỹ bất hợp lệ, cũng không đến phiên một đảng đối lập thưa bà ra tòa. Lấy tư cách gì thưa? Trên phương diện chính trị thì đảng CH chỉ có thể đưa vấn đề ra quốc hội cứu xét. Trên phương diện pháp luật thì truy cứu là trách nhiệm của Bộ Tư Pháp. Và đó là chuyện đang xẩy ra: quốc hội đang điều tra và FBI cũng đang điều tra. CH không có lý do gì cũng chẳng có quyền gì thưa kiện bà về bất cứ tội gì.

2. Đảng CH cũng chẳng có quyền gì cấm hay “để” bà ra tranh cử tổng thống. Lấy tư cách gì cấm hay “để”? Ở xứ Mỹ này, một đảng chính trị cho dù nắm quyền, cũng không có cách gì cấm một người ra tranh cử đối lập với mình theo kiểu đảng CSVN cấm đối lập ra tranh cử. Dân chủ ở Mỹ khác với “dân chủ” của CSVN.

3. Luật pháp và chính trị là chuyện khác nhau. TT Clinton nói láo trong cuộc điều trần hữu thệ trong vụ lem nhem với cô Monica. Bị Hạ Viện kết tội, nhưng Thượng Viện biểu quyết không có tội, do đó không bị lột chức. Trên phương diện chính trị, nghiã là không có tội. Nhưng lại bị toà án xử vi phạm luật hữu thệ, bị lột bằng luật sư. Hiện nay, bà Hillary chưa bị quốc hội hay FBI truy tố về bất cứ tội gì, nhưng tòa án dư luận đã xử bà: tỷ lệ hậu thuẫn của bà đang rớt như sung.

Nói tóm lại, dân Mỹ rất mong muốn một phụ nữ được bầu làm tổng thống để ra lãnh đạo. Người hiện nay có nhiều khả năng nhất, nổi bật nhất, đáng tiếc thay cũng là người mang nhiều hành trang nặng nề nhất, gian dối, mánh mung, và nhất là có vẻ thời cơ chủ nghiã cuốn theo chiều gió nặng,... chỉ khiến dân Mỹ bối rối, không biết phải làm gì. Thiên hạ không biết con người thật của bà Hillary là ai. Mà bà cũng chẳng giúp thiên hạ hiểu rõ hơn, trái lại còn làm tình trạng mù mịt, u ám hơn khi bà quyết định xử dụng hệ thống email cá nhân để có thể tùy tiện công bố hay xoá bỏ emails.

Dù vậy, thì cuối cùng, trong cái tinh thần bè phái hiện nay, những người ủng hộ đảng Dân Chủ vẫn sẽ nhắm mắt, bịt tai, bầu cho bà Hillary như thường, cho dù bên Cộng Hoà có đưa... Đức Giáo Hoàng hay Đức Đạt Lai Lạt Ma ra thì cũng thua.

Ông CH gian trá như Nixon thì cần phải trừng phạt, lột chức. Bà DC gian trá như Hillary thì... tốt thôi, một chính trị gia đủ khả năng quyền biến cần thiết để lãnh đạo quốc gia trong tình trạng khó khăn hiện nay. Dường như những giá trị luân lý giữa CH và DC có hơi khác nhau.

Đây đúng là chuyện tất cả cử tri cần bóp trán suy nghĩ vài phút, tự hỏi một người như bà Hillary có phải là tổng thống lý tưởng không, hay ta chỉ cần có một phụ nữ, nhất là phe ta, làm tổng thống là được, bất kể tư cách cá nhân.

Tuần tới, ta sẽ bàn chuyện “Thần Tượng Cộng Hoà Trump: Một Dấu Than (!) Lớn”.

Vũ Linh

Quý độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ý qua email: [email protected]. Bài của tác giả được đăng trên Việt Báo mỗi thứ Ba.

Reader's Comment
10/15/201518:35:49
Guest
Chắc ban True Lie nhận tiền của DC viết bài ca ngợi Hillary nhưng viết không nổi nên nghĩ người khác cũng như mình. Đúng là suy bụng ta ra bụng người. Đọc lời bạn góp ý mà muốn ọe. Đúng là cặn bã. Tởm
10/14/201520:41:49
Guest
Tui thấy lời của ông True Lie hơi rẻ tiền, vì ông không đưa được bằng chứng nào về BS Vũ Linh cầm tiền của đảng CH, trong khi đó tác giả đã trình bày nhiều chi tiết thú vị mà ít người biết được về bà Clinton.
Thiết nghĩ ông hãy nên tìm bằng chứng cho những gì ông nói.
Thân.
F. N
10/14/201516:10:37
Guest
Tranh cải chỉ trích và v.v là lề lối của các ứng viên hai đảng tranh các chức vụ và nhất là tổng thống thì ai có uy tín quốc tế càng lợi điểm cũng giống như đi buôn, người mà họ tin là sẽ đem lại lợi nhuận cho nước ( hay công ty) , thêm nữa chúng tôi theo dỏi báo chí nước Mỹ từ lâu họ cũng muốn có một tổng thống đàn bà sau khi có tổng thống cha và tổng thống con họ Bush. Đảng Cộng Hòa kỳ 2016 tranh cửa không có ai sáng giá hơn ông tỉ phú Trumph thì bà cựu thượng nghị sĩ và cựu đệ nhất phu nhân sẽ có cơ may hơn dù cá nhân của bà có đổi màu chính trị như cắc kè thì dân chúng cũng không màn đâu nhất là đằng sau đã có hậu thuẩn của ông cựu tổng thống Bill Clinton .
Mọi người sẽ ngạc nhiên sau khi bà Clinton sẽ được đảng đề cử và thắng cử mở ra một kỷ nguyên mới cho phái yếu trên nước Mỹ cũng có tổng thống đàn bà như các nước dân chủ trên thế giới. Chúng ta hảy chờ xem !
Khách Trọ Nước Mỹ.
10/14/201504:36:18
Guest
Ban Vu Linh nhan bao nhieu tien cua dam Cong Hoa ,hay hop dong lam an beo no ,Cong Hoa da thua 8 nam, nay vien anh thua them 4 nam nua, nen muon ban viet bai bao nay ,chu gi ?
10/13/201520:54:41
Guest
Bài phân tích của ông Vũ Linh rất hay là đã vạch trần được bộ mặt thật của bà Clinton, một bà Hoạn Thư tóc vàng thời nay. Nhớ bà là người biết ngậm đắng nuốt cay để chờ đợi thời cơ hạ kẻ thù ( nhớ vụ cô Monica với ông Đinh Đồng Phụng Việt ). Và phương thức hoạt động tiêu biểu " con tắc kè chánh trị " cơ hội chủ nghĩa hay gió chiều nào trở cờ chiều đó của một chính trị gia tả phái. Có lẻ bà là một tấm gương chíng trị cho ông Tú Gàn trên tờ báo Sài Gòn Nhỏ trước đây , tôi vẫn nhớ trong một bài viết phê bình nhóm hoạt động chính trị trẻ của VN trong lần thất bại khi bị thất cử , ông Tú Gàn đã đăng trên báo SGN đã phân tích nguyên nhân thất bại của các vị ây là do không đoán được để chạy theo trở cờ đối với xu thế xoay chiều theo tả phái của dân Mỹ , làm tôi phân vân những người hoạt động chánh trị có mục đích là trúng cử , nắm giành quyền lực cho cá nhân hay mục đích là dấn thân tranh đấu cho lý tưởng ,mục đich cao cả cho 1 lập trường chánh trị mà mình muốn theo đuổi , dù không thành công củng thành nhân. Tham vọng chính trị ,những lý tưởng của người tả phái là sẳn sàng từ bỏ lý tưởng chung để miễn sao nắm được quyền lực chánh trị là trên hết , hảy xem Hồ Chí Minh lúc mới thì ngoài miệng hô hào và theo đuổi lý tưởng là độc lập dân tộc và mượn phương tiện của chủ nghĩa CS để được sức mạnh giành độc lập , nhưng sau đó thì cá nhân và đảng của HCM lại đổi và bỏ lý tưởng ban đầu ,thành ra độc lập dân tộc chỉ là một phương tiện và cứu cánh là chủ nghĩa CS, để đảng CS ông ta được nắm quyền lâu bền. Cứu cánh, lý tưởng của bà Clinton là quyền lực chánh trị cho cá nhân , khi xu thế xã hội Mỹ ban đầu là chống cộng , cực hữu thì bà theo ông B. Goldwater, sau đó bà nhận chân ra phong trào phản chiến tả khuynh đang lớn mạnh thì bà nhào theo , trở cờ , thay màu da tắc kè thành đảng Dân Chủ , lảnh tụ chánh trị mà cứ theo chân dư luận quần chúng thì đâu phải là một nhà chính trị chân chính.
10/13/201517:11:31
Guest
Ai ra ứng cử Tổng Thống đều la những kẻ lừa thiên hạ cả, nhưng lừa người mà người không biết, gọi la quỹ thuật...vì vậy mới thắng được.Trước đây bà Clinton rất khôn, nhưng lần này bị lộ ra một điểm mà bà ta không ngờ, vì phiếu ủng hộ bà sẽ bị giảm sút.
Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Trật tự thế giới là một vấn đề về mức độ: nó thay đổi theo thời gian, tùy thuộc vào các yếu tố công nghệ, chính trị, xã hội và ý thức hệ mà nó có thể ảnh hưởng đến sự phân phối quyền lực trong toàn cầu và ảnh hưởng đến các chuẩn mực. Nó có thể bị thay đổi một cách triệt để bởi các xu hướng lịch sử rộng lớn hơn và những sai lầm của một cường quốc. Sau khi Bức tường Berlin sụp đổ vào năm 1989, và gần một năm trước khi Liên Xô sụp đổ vào cuối năm 1991, Tổng thống Mỹ George H.W. Bush đã tuyên bố về một "trật tự thế giới mới". Hiện nay, chỉ hai tháng sau nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của Donald Trump, Kaja Kallas, nhà ngoại giao hàng đầu của Liên minh châu Âu, đã tuyên bố rằng "trật tự quốc tế đang trải qua những thay đổi ở mức độ chưa từng thấy kể từ năm 1945". Nhưng "trật tự thế giới" là gì và nó được duy trì hoặc phá vỡ như thế nào?
Hãy bắt đầu niềm tin này với câu nói của John Kelly, tướng thủy quân lục chiến hồi hưu, cựu Bộ trưởng Nội an, cựu chánh văn phòng của Donald Trump (2018): “Người phát điên vì quyền lực là mối đe dọa chết người đối với nền dân chủ.” Ông phát biểu câu này tại một hội nghị chuyên đề về nền Dân chủ ở Mount Vernon vào tháng 11/2024, ngay tại ngôi nhà của George Washington, vị tổng thống đầu tiên, người mở ra con đường cho nền dân chủ và tự do của Hoa Kỳ. Không đùa đâu! Tướng Kelly muốn nói, những người phát điên vì quyền lực ấy có thể giữ các chức danh khác nhau, thậm chí là Tổng Thống, nhưng trong thâm tâm họ là bạo chúa, và tất cả các bạo chúa đều có cùng một đặc điểm: Họ không bao giờ tự nguyện nhượng quyền lực.
Gần đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố áp dụng chính sách áp thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu vào Mỹ, trước đó Trump cũng đã áp đặt biện pháp trừng phạt chung đối với Liên Âu, Canada, Mexico và Trung Quốc, nhưng lại tạm hoãn trong 30 ngày để cho Canada và Mexico thương thuyết. Các biện pháp bất nhất này gây nhiều hoang mang cho chính giới và doanh nghiệp các nước đối tác.
Trong buổi phỏng vấn ngày 31 tháng 10 năm 2024 với bình luận gia cánh hữu Tucker Carlson, Tổng thống Donald Trump khẳng định rằng dưới thời Joe Biden, Hoa Kỳ đã mắc sai lầm nghiêm trọng khi vô tình đẩy Nga và TQ lại gần nhau. Theo Trump, một trong những ưu tiên hàng đầu khi ông quay trở lại Tòa Bạch Ốc sẽ là phá vỡ liên minh này. Khi đó, Trump tự tin tuyên bố: “Tôi sẽ phải tách họ ra, và tôi tin mình sẽ làm được.” Và ngay từ những ngày đầu của nhiệm kỳ thứ hai, Trump đã tỏ rõ mong muốn đàm phán với Nga nhằm nhanh chóng kết thúc chiến tranh ở Ukraine. Một cách giải thích cho chính sách này là: Trump đang làm đúng những gì từng nói trong cuộc trò chuyện với Carlson. Việc rút Hoa Kỳ khỏi cuộc xung đột tại Âu Châu và khôi phục quan hệ với Moscow, kể cả khi phải bỏ rơi Ukraine, là một phần trong chiến lược tập trung đối phó với TQ.
Cuộc đua vào Tòa án Tối cao Wisconsin rất quan trọng vì nó ảnh hưởng lớn đến các vấn đề pháp lý và chính sách trong tiểu bang. Wisconsin là một bang chiến địa quan trọng trong các cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Tòa tối cao tiểu bang có thể đóng vai trò lớn trong các tranh chấp liên quan đến luật bầu cử, quyền tiếp cận lá phiếu và các thách thức đối với kết quả bầu cử. Cuối cùng, sự lo lắng có cơ sở của người dân cuối cùng đã được hóa giải. Số tiền “đầu tư” $20 triệu của Musk đã không thắng được sự lựa chọn của Wisconsin.
Lịch sử là sự lập lại, nhìn ngược về thời gian: Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc vào năm 211 (trước Công Nguyên) Ông đã nghe lời vị Tể Tướng Lý Tư đốt tất cả các ghi chép của Sử Gia không thuộc nước Tần, kể cả Kinh Thi. Bất cứ ai thảo luận về Kinh Thi và Kinh Thư sẽ bị xử tử. Trong Sử Ký của Tư Mã Thiên, vụ đốt sách chôn Nho được gọi là “Phần thư khanh nho”, bao gồm việc đốt sách và chôn sống hơn 460 học giả. (1) Năm 1958, Mao Trạch Đông đã liên hệ bản thân ông với Tần Thuỷ Hoàng. Khi ông ta chôn sống 460 học giả ông nói trong một bài phát biểu với các đồng chí của mình: “Các bạn (những nhà trí thức) căm ghét chúng tôi, coi chúng tôi là những Tần Thuỷ Hoàng. Các bạn nhầm rồi. Chúng tôi thậm chí còn vượt Tần Thuỷ Hoàng một trăm lần”.(2) Năm 1975 khi CS miền Bắc, chiếm Việt Nam Cộng Hòa, phong trào đốt sách cũng xảy ra ngay tại miền Nam, Việt Nam. Hàng trăm cuốn sách được người Cộng Hòa mang đi giấu hay mang ra nước ngoài và hàng ngàn cuốn sách bị đố
Hai tháng đã trôi qua. Trên những diễn đàn mạng xã hội và cả trong những cuộc đối thoại đời thường, rất nhiều người thổ lộ về một thói quen vừa xuất hiện: đếm xem còn bao nhiêu ngày nữa kết thúc nhiệm kỳ bốn năm của chính quyền hiện tại. “Đếm thời gian trôi” vốn không phải là một thói quen tích cực trong đời sống. Nó phản chiếu tâm trạng chán nản, buông xuôi, thậm chí là sợ hãi. Hàng loạt câu hỏi “Chúng ta phải làm gì?”; “Rồi chuyện gì nữa?”; “Chúng ta đang sống ở thời đại nào?”… Trong đó, câu hỏi lớn nhất, và biểu lộ sự phẫn nộ của người dân nhất, đó là: “Đảng Dân Chủ đang làm gì?”
Người tị nạn đã không còn được chào đón tại Hoa Kỳ kể từ ngày đầu tiên trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Donald Trump. Ngay trong ngày nhậm chức 20 tháng 1 năm 2025, ông đã ký một sắc lệnh hành pháp đình chỉ Chương trình Tiếp nhận Người tị nạn của Hoa Kỳ (U.S. Refugee Admissions Program, USRAP) trong vòng 90 ngày. Dù vào tháng 2 năm 2025, tòa án liên bang đã ra phán quyết yêu cầu khôi phục chương trình tái định cư người tị nạn, chính quyền Trump vẫn khẳng định rằng không thể thực hiện điều đó ngay lập tức, do hệ thống tiếp nhận người tị nạn đã bị giải thể gần như toàn bộ.
Trong bài diễn văn dài 90 phút trước Quốc hội Hoa Kỳ, Donald Trump nhắc lại tham vọng “giành lấy” Greenland “bằng cách này hay cách khác.” Trump tuyên bố rằng Greenland có ý nghĩa “sống còn đối với an ninh quốc gia” của Hoa Kỳ. Dù nhấn mạnh rằng chính phủ của mình “hoàn toàn ủng hộ quyền tự quyết của Greenland,” ông vẫn không quên mời gọi “nếu các bạn đổi ý, chúng tôi sẵn sàng chào đón các bạn gia nhập Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.”
Khi Ukraine từ bỏ kho vũ khí nguyên tử và tham gia Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT Nuclear Nonproliferation Treaty) với tư cách là một quốc gia phi hạt nhân vào năm 1994, họ đã thi hành một phần của Bản ghi nhớ Budapest (Budapest Memorandum), gồm một số các đảm bảo an ninh bởi Nga, Hoa Kỳ và Vương quốc Anh. Những đảm bảo này nhằm bảo vệ chủ quyền của Kyiv, và biên giới của họ sẽ được tôn trọng. Nhưng khi Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014 và tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào năm 2022, những cam kết đó đã chứng tỏ là vô nghĩa. Ukraine thấy mình đơn độc, sự sống còn phụ thuộc vào thiện chí của phương Tây và nằm trong tay một kẻ thù được trang bị bằng chính những vũ khí mà Kyiv đã giao nộp. Những tác động này không dừng tại Ukraine mà lan rộng. Trên toàn cầu, các chính phủ đang đánh giá lại ý nghĩa thực sự của các bảo đảm an ninh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.