Hôm nay,  

Lò Lửa Trung Đông

10/6/201500:02:00(View: 7427)

...Nga mang vào Syria hàng loạt hỏa tiễn phòng không, trong khi ISIS làm gì có máy bay...

Đúng một năm trước, tháng Chín năm 2014, TT Obama công bố sách lược Trung Đông mới: giảm thế lực và tiêu diệt khủng bố - degrade and destroy terrorism-. Bây giờ tới đâu rồi?

.

AFGHANISTAN VÀ IRAQ

Tin chiến sự mới nhất cho biết lực lượng Taliban đã chiếm được một thành phố lớn của Afghanistan. Cái mẫu tin này là loại tin... chuông đồng hồ báo thức, lay tỉnh những người đang còn ngủ, bất kể ngủ thật hay ngủ giả.

Taliban? Đây là nhóm Hồi giáo quá khích nắm quyền tại Afghanistan từ sau khi Hồng Quân Liên Xô bỏ chạy cho đến sau ngày 9/11, khi bị quân Mỹ đánh đuổi vô hang núi. Tất cả cấp lãnh đạo của Taliban bị giết, bị bắt, hay trốn vô hang núi chờ chết, hay... chờ thời. Có thể nói sau khi TT Bush đánh Afghanistan thì Taliban tan hàng rã đám cỡ 70%-80%.

Bây giờ, cái tin Taliban chiếm thành phố Kunduz đã xác nhận lại một chuyện mà ai cũng lo: Taliban đã sống lại, và đã trở thành một đe dọa lớn cho sự tồn vong của chính quyền hiện hữu.

Taliban sống lại, ai chịu trách nhiệm?

Tình trạng Afghanistan cũng chẳng khác gì Iraq.

Năm 2011, TT Obama cho biết Mỹ sẽ rút hết quân khỏi Iraq cuối năm đó. PTT Biden, trong đúng vai trò ông phó chuyên nghề vỗ tay phụ họa, mau mắn phụ đề “đây là thành quả lớn nhất của TT Obama, giữ được lời hứa rút quân sau khi đã thành công để lại một nước Iraq ổn định và dân chủ”. Năm 2013-14, tình trạng suy đồi mau chóng, đẻ ra lực lượng ISIS, ồ ạt chiếm cả nửa Syria, rồi cả nửa Iraq, đe dọa trực tiếp thủ đô Baghdad luôn. Bà dân biểu Dân Chủ, cựu Chủ Tịch Hạ Viện, Nancy Pelosi, đổ lỗi và chỉ trích TT Bush đã tạo ra bất ổn này khi đánh Afghanistan và Iraq.

Bỏ qua việc đánh Afghanistan và Iraq đều được cả Hạ Viện lẫn Thượng Viện biểu quyết (có bà Hillary và PTT Biden), chứ không phải chỉ có TT Bush đơn phương ra lệnh như TT Obama đã làm tại Libya, vấn đề ở đây dường như không giống như bà Pelosi nhận định.

Kẻ viết này xin tặng cho những người bênh vực TT Obama và đồng ý với bà Pelosi một lựa chọn rất thú vị:

- Một là những bất ổn tại Iraq hiện nay là hậu quả của việc TT Bush đánh Iraq, đã tạo bất ổn không ngừng từ những năm ngay sau 9/11, đúng là lỗi của Bush thật, nhưng như vậy tức là TT Obama đã tháo chạy quá sớm khi chưa ổn định được gì hết, và cả TT Obama lẫn PTT Biden đều nói láo khi năm 2011, cả hai rình ràng khoe đã “để lại một nước Iraq ổn định và dân chủ”.

- Hai là tình hình Iraq đã được TT Bush ổn định thực sự năm 2011, giúp cho TT Obama có thể rút khỏi Iraq một cách “có trách nhiệm”, và như vậy thì những lộn xộn hiện nay đã chỉ nẩy sinh ra từ sau 2011, kết quả của cuộc tháo chạy quá nhanh và quá sớm của TT Obama.

Quý vị từ từ suy nghĩ và lựa chọn xem giả thuyết nào đúng nhe. Từ đó sẽ thấy giữa TT Bush và TT Obama, ai chịu trách nhiệm về tình trạng rối như tương bần tại Iraq hiện nay?

Tình trạng Afghanistan cũng không khác. Sau những thành công của tướng Petraeus ổn định được chiến trường cũng như chính trường, tình hình đã suy đồi mau chóng trong chính sách tháo chạy của Nhà Nước Obama (tháng 7 năm 2010, t[]8ng Petraeus bị chuyển từ Tổng Tư Lệnh chiến trường Trung Đông CENTCOM xuống tư lệnh chiến trường Afghanistan để giúp thi hành lại chiến lược thành công tại Iraq của ông).

Điều trần trước quốc hội mới đây, tướng Petraeus đã thẳng thắn xác nhận việc Mỹ rút quá nhanh ra khỏi Iraq và Afghanistan chính là lý do quan trọng nhất tạo ra rối loạn tại vùng này. Đây cũng là nhận định của mấy phụ tá quan trọng nhất của TT Obama là cựu ngoại trưởng Hillary Clinton, cựu Giám Đốc CIA rồi bộ trưởng Quốc Phòng Leon Panetta, cựu bộ trưởng Quốc Phòng Robert Gates, và các cựu tư lệnh Stanley McChrystal và Ray Odierno. Ngoại trừ tướng Odierno vừa mới về hưu, còn tất cả mấy vị kia đều đã viết sách chỉ trích sách lược của TT Obama, kể cả bà Hillary.

Tình hình hiển nhiên là đen tối hơn bao giờ hết. Quân khủng bố Taliban và ISIS coi như mạnh nhất kể từ ngày bị TT Bush đuổi vào núi tại cả hai xứ.

Ấy vậy mà các đệ tử của TT Obama cho rằng đây là thành tích vĩ đại đáng tung hô lên chín tầng mây. Vì kéo được nước Mỹ ra khỏi vũng lầy Trung Đông, vì giúp cho thanh niên Mỹ không còn chết tại Trung Đông nữa.

Có người bênh vực TT Obama đến mức… “siêu sáng tạo”. Họ diễn giải ISIS thắng lớn, từ một nhúm ba anh du kích ngáp ngáp chờ chết thành một tổ chức khủng bố mạnh gấp mấy lần al Qaeda, chiếm được cả nửa Syria và nửa Iraq, không phải là một thất bại của TT Obama, mà trái lại, đó là thành quả của tuyệt chiêu chiến lược thâm sâu của TT Obama. Đây là do TT Obama cố tình giả thua, quất ngựa tháo chạy cho ISIS thắng lớn. Lý do rất độc: ISIS thắng lớn sẽ trở thành một lực lượng mạnh có thể ngăn cản được sự bành trướng của các giáo chủ Iran, tạo một thế quân bình lực lượng tại Trung Đông. Nghe như sách lược của Tào Tháo thời Tam Quốc Chí vậy. Chỉ khác ở điểm Obama không phải là Tào Tháo, mà chỉ là Lưu Bị không có Khổng Minh bên cạnh.

Hàng chục ngàn dân vô tội bị ISIS cứa cổ chẳng qua chỉ là collateral damages –nạn nhân của tai bay vạ gió-, do cái “nghiệp” của họ không tốt thôi. Ráng chịu nhe. Đó là cái giá TT Obama chấp nhận trả để thực hiện chiến lược lớn ngăn cản sự bành trướng của Iran. Chiến lược càng lớn thì cái giá phải trả càng cao mà.

Nhiều khi tinh thần phe phái, muốn bênh vực TT Obama bằng mọi giá, đến tận cùng đã làm mờ mắt, rối trí những người bình thường cũng khá sáng suốt. Cái lý luận này thật ra mang tính “bảo hoàng hơn vua” vì chắc chắn TT Obama nghe bênh vực kiểu này cũng phải xanh mặt mau mau cải chính ngay.

.

SYRIA

TT Obama đã ra trước Liên Hiệp Quốc đọc diễn văn về tình hình Syria. Chẳng có đề nghị gì rõ rệt, chẳng có chính sách hay kế hoạch hành động cụ thể gì. Chỉ là nói chung chung phải bứng TT Assad thì mới giải quyết được cuộc chiến tại Syria, mới tiêu diệt được ISIS.

Thực sự đó không phải là giải pháp, vì hết sức mơ hồ. Hàng loạt câu hỏi không có câu trả lời: Bứng Assad bằng cách nào? Đảo chính? Ám sát? Ép từ chức? Ai đứng ra làm? Bứng xong rồi thì sao? Ai thay thế? Làm sao các nhóm võ trang chống đối ngồi lại với nhau? Mà thật sự, các nhóm đó là những ai? Khuynh hướng chính trị như thế nào? Tranh đấu cho dân chủ, tự do hay tranh đấu cho một chế độ Hồi giáo cuồng tín khác? Tại sao bứng Assad là ISIS sẽ bị diệt?

Ta thử nhìn vào Libya là nơi mà TT Obama đã “lãnh đạo sau lưng” Anh và Pháp để bứng Khaddafi: bây giờ tình hình ở đó như thế nào? Cả chục nhóm khủng bố Hồi giáo cực đoan đánh nhau túi bụi từ mấy năm nay. “Thủ tướng” Libya chỉ là thị trưởng Tripoli, quyền hành có khi chưa ra tới ngoại ô thành phố. Cả thế giới ngó lơ.

Bứng Assad để Syria trở thành một Libya thứ hai?

Việc TT Obama không đưa ra được giải pháp cụ thể cũng khó trách vì khó tránh. Thiên hạ còn nhớ rõ ông đã từng làm một việc rất cụ thể: vạch lằn ranh đỏ trước mũi Assad, để rồi khi Assad băng qua làn ranh thì vội vàng xoá lằn ranh ngay. Rút kinh nghiệm, chắc ăn là bây giờ ta nói chuyện chung chung, không có lằn ranh cũng chẳng có gì cụ thể luôn.

TT Putin cũng đọc diễn văn, với giải pháp hoàn toàn khác: cần phải duy trì TT Assad và tích cực giúp vì ông này là người duy nhất chịu đánh ISIS thật. TT Putin cũng đủ mánh mung để hé mở cánh cửa thoả hiệp khi ông nói qua về một giải pháp chính phủ liên hiệp do Assad cầm đầu. Trước đây TT Obama đã bám vào cái phao Putin để xóa lằn ranh đỏ, bây giờ Putin lại tung ra thêm một cái phao nữa. Sẽ không có gì lạ nếu giải pháp liên hiệp này thành hình theo đúng ý của Putin, vì TT Obama thực sự đã bí đường, chỉ muốn kiếm phao lội về Mỹ.

Khác với TT Obama, TT Putin nói rồi làm luôn. Ký liên minh quân sự với hai đệ tử Syria, Iran, và lạ lùng thay với cả hai cậu con đẻ của Mỹ, Iraq và Afghanistan nữa. Rồi mang qua Syria máy bay, hỏa tiễn, xe tăng, bom, đạn, và cả ngàn “cố vấn” luôn. Iran hậu thuẫn, gửi qua cả ngàn quân theo. Trên nguyên tắc, tất cả để đánh ISIS. Trên thực tế, để đánh tất cả các lực lượng chống Assad, kể cả các lực lượng gọi là “tự do” được Mỹ yểm trợ.

Cuộc chiến tại Syria là cuộc chiến tay ba giữa a) TT Assad với Nga đứng sau lưng, b) ISIS đang muốn thống trị cả Trung Đông, và c) các lực lượng “tự do” chống Assad khác được hỗ trợ ển ển xìu xìu của Mỹ.

Cách đây không lâu, TT Obama tuyên bố cần cô lập Putin, rồi sau đó mau mắn gặp Putin tại Liên Hiệp Quốc, công khai ủng hộ việc Nga tham chiến tại Syria. Để rồi chỉ vài ngày sau, Putin ào ào mang vũ khí và cố vấn qua đánh luôn cả đồng minh của Mỹ tại Syria. Mỹ bị hớ, đổi giọng, phản đối Nga dội bom ISIS vì bây giờ mới thấy rõ Nga sẽ lợi dụng đánh đồng minh của mình luôn. Mỹ cũng thấy rõ ý đồ của Nga khi Nga mang vào Syria hàng loạt hỏa tiễn phòng không, trong khi ISIS làm gì có máy bay. Đây là quyết định “nhìn xa” của TT Putin, đề phòng tương lai sẽ phải đánh nhau thật với Mỹ và NATO để bảo vệ Assad.

TT Putin vờn TT Obama như mèo vờn chuột.

Dù sao cái võ thật của TT Putin cũng có hiệu quả hơn võ miệng của TT Obama, bảo đảm cái ghế của Assad vững hơn bàn thạch, TT Obama có đọc một trăm bài diễn văn tại Liên Hiệp Quốc cũng chẳng lung lay được cái ghế đó.

Cái gương lịch sử: Putin đánh Ukraine bằng xe tăng và “cố vấn”, Obama bảo vệ Ukraine bằng diễn văn và... cấm các quan chức Nga đi du hý Disneyland. Kết quả, Ukraine vĩnh viễn mất Crimea.

TỔNG KẾT

Taliban hồi sinh tại Afghanistan, ISIS ngày một lớn mạnh, Nga trở lại Trung Đông, Mỹ tiếp tục tháo chạy. Đó chính là thành quả cụ thể nhất của sách lược Obama trong vùng dầu sôi lửa bỏng này.

Nhìn vào tình hình thế giới từ ngày TT Obama nhậm chức đến nay, không ai có thể chối cãi được ảnh hưởng, vị thế và vai trò của Mỹ trên thế giới đã teo lại trông thấy, trong khi TT Putin múa võ như chỗ không người tại Đông Âu, và bây giờ, lẳng lặng “chuyển trục” qua Trung Đông. Mà là chuyển trục thật chứ không phải chuyển trục bằng miệng như TT Obama đã làm với Á Châu. Hiển nhiên người hùng có thể tạo thời thế hiện nay chính là Putin.

Một tờ báo Mỹ đã viết huỵch tẹt: TT Obama đã trao quyền lãnh đạo thế giới cho TT Putin. Không sai. Nhưng dĩ nhiên TT Obama chẳng thắc mắc gì về chuyện này hết vì đó chính là ý muốn của ông. Ngay từ khi mới nhậm chức, ông đã làm đủ chuyện, nói đủ cách để cả thế giới hiểu ông không muốn Mỹ đóng vai trò lãnh đạo thế giới. Cũng dễ hiểu thôi. Từ phụ giảng (tức là… giảng phụ, giúp giáo sư, chưa được là giáo sư như những đệ tử tung hô vớ vẩn) lên tới tổ chức cộng đồng trong một khu phố Chicago, leo được tới tổng thống là đuối sức rồi. Nghĩ chi tới lãnh đạo thế giới? Nhất là khi chỉ còn hơn một năm nữa là hết job rồi. Dại gì giờ thứ 25 dính vào chuyện nhức đầu lớn?

Trong cái nhìn của TT Obama, Trung Đông là một bãi rác vĩ đại, nếu Putin muốn quét dọn, xin tự nhiên. Không cần biết vị thế chiến lược, vừa là ngã ba Âu-Á-Phi, vừa là mỏ dầu của cả thế giới. Putin chẳng nề hà gì, không bỏ lỡ cơ hội. Cái đầu cầu hay cánh tay nối dài Crimea đã chiếm được rồi, bây giờ đi bước kế tiếp. Cái liên minh Syria-Iraq-Iran-Afghanistan thành hình với Nga đỡ đầu sẽ là một thế lực khủng khiếp, khuynh đảo được cả vùng Trung Đông thân Mỹ còn lại là Ả Rập Saoud, các vương quốc vùng Vịnh, Do Thái, Ai Cập, và Jordan.

Trong bức tranh rối loạn này, một hình ảnh càng ngày càng hiện rõ là chiến sự tại Trung Đông thật ra là cuộc chiến huynh đệ tương tàn của hai khối Hồi giáo Shiites do Nga yểm trợ, và Sunnis với Mỹ hậu thuẫn. Hai anh Iraq và Afghanistan ngủ lộn giường bây giờ đã khăn gói về giường Shiites lại. Và rồi nhìn vào hai cái giường Shiites và Sunnis thì thấy giường nào cũng đầy bọ khủng bố.

Đi xa hơn nữa, đường đi nước bước của Putin dường như đang được hậu thuẫn của khối Liên Âu luôn. Nếu Putin dùng vũ lực giúp Assad chiến thắng, ổn định Syria được, thì dĩ nhiên sẽ chấm dứt được làn sóng dân tỵ nạn tràn qua Âu Châu. Một viễn tượng có vẻ hấp dẫn hơn là ngồi nghe TT Obama đọc diễn văn trên trời dưới biển trong khi cả triệu anh Hồi giáo tiếp tục tràn vào. Chính ngoại trưởng Đức đã công khai tuyên bố hoan nghênh sự can thiệp quân sự của Nga vào Syria, phản ánh rõ ràng việc Đức hết tin tưởng vào sách lược của TT Obama rồi.

Cái biện minh lính Mỹ hết chết làm người ta nhớ lại trong thời “chiến tranh lạnh”, Mỹ tham chiến trực tiếp hay qua chiến tranh ủy nhiệm, giúp chống lại các lực lượng CS tại Hy Lạp, Phi Luật Tân, Mã Lai, Việt Nam, Nicaragua,… với lý do là thà chặn đánh CS tại những nơi xa xôi đó, còn hơn là phải đánh CS tại Hạ Uy Di hay Nữu Ước. Hình như cái chiến lược đó xưa rồi. Bây giờ, người ta nói “chuyện gì xẩy ra ngoài biên giới Mỹ là chuyện của thiên hạ, chỉ cần lính Mỹ không chết là mừng”. Nước Mỹ hiện nay rất an toàn, rất bình yên, rất hạnh phúc vì không có con em nào chết.

Cũng như thủ tướng Anh Chamberlain đi gặp Hitler về hý hửng khoe kỷ nguyên của hoà bình đã bắt đầu. Chỉ tiếc là cái “kỷ nguyên hòa bình” đó kéo dài chỉ có vài ba tháng là xẩy ra thế chiến thứ hai. Chamberlain đã đi vào lịch sử như hiện thân của ngây ngô và thiển cận trong chính trị.

Thật ra, Mỹ nên can thiệp hay không nên chỉ là tùy… tầm nhìn. Một đằng là tầm nhìn xa, cân nhắc có tính chiến lược lâu dài; đằng khác là tầm nhìn không qua khỏi đầu mũi, phản ánh một ước vọng an phận nhất thời.

Ta chỉ cần nhìn vào tình hình Âu Châu hiện nay thì thấy rất rõ.

Các ông bà Âu Châu hãnh diện về những tư tưởng cấp tiến thời thượng, gọi là tiến bộ, nhân bản, không chấp nhận chiến tranh dưới mọi hình thức. Thời đại của một thủ tướng Anh Tony Blair hay một tổng thống Pháp Sarkozy, làm “tay sai” theo chân cao bồi Bush đánh Iraq và Afghanistan đã qua rồi. Bây giờ là thời của ông tổng thống Nobel Hoà Bình, của một quốc hội Anh đang đòi điều tra lại quyết định tham chiến cạnh Mỹ của thủ tướng Blair, và của một tổng thống theo XHCN tại Pháp. Mọi nước tránh xa khỏi vùng lửa đạn, đánh ISIS và Taliban lai rai bằng máy bay, không có người lái càng tốt vì đỡ chết phi công. Ngay cả khi TT Assad thả bom hóa học giết chết hơn 250.000 dân cũng nhắm mắt, bịt tai, không biết, không thấy, không dính dáng. Chết dân Syria chứ có chết lính Mỹ, lính Anh hay lính Pháp đâu.

Kết quả, ISIS hay Taliban dĩ nhiên không đánh tới Paris hay London, Assad cũng chẳng thả bom hoá học tới Âu Châu đâu. Nhưng cả triệu người dân Syria, Iraq, đang tràn qua Âu Châu, gây nên một khủng hoảng chính trị, xã hội thảm khốc chưa từng thấy. Ngay cả xứ Mỹ xa lắc xa lơ cũng bị dính đạn, phải nhận cả chục ngàn người. Cho thấy rõ, không phải đóng cửa ngồi trong nhà là yên thân trong cái thế giới ngày càng “phẳng bằng” ngày nay.

Hội Đồng Biên Tập –editorial board- của báo phe ta Washington Post (1/10/2015) đã phải nhìn nhận cuộc diện Syria ngày nay là thất bại lớn nhất của triều đại Obama – the greatest failure of Obamas presidency-. Theo WaPo, nếu TT Obama nghe lời khuyến cáo của các phụ tá an ninh quốc gia năm 2012, yểm trợ mạnh các lực lượng “tự do” chống Assad, thì những thảm sát hiện nay cũng như cuộc di dân thảm khốc ta thấy tại Âu Châu đã không xẩy ra.

Trong cuộc cờ hi hữu Putin-Obama này, có một người nhất định tiến, một người nhất định lùi. Một cựu đại tá KGB đấu chưởng với một anh cựu tổ chức cộng đồng. Một trận đấu không cân tay mà kết quả không cần bàn thêm.

Nhiều người tán thành sách lược của TT Obama vì không muốn nước Mỹ làm “cảnh sát cho cả thế giới”, bạ đâu cũng chui vào để ôm đầu máu, không muốn “con em Mỹ phải chết trên chiến trường khắp thế giới”. Quan điểm này cũng đúng thôi. Nhưng thực tế trong cái thế giới hỗn loạn và phức tạp ngày nay, nếu Mỹ rút vào nhà đóng cửa ngủ, thì thế giới sẽ lại hỗn loạn hơn nữa, và cuối cùng thì như đám cháy rừng, sẽ cháy tới Mỹ luôn. Lựa chọn của Mỹ là chữa cháy tại Trung Đông hay là đợi lửa cháy đến cửa nhà rồi mới tìm cách dập.

Dù sao cũng chẳng có gì lay chuyển được ý chí... rút dù của TT Obama. Sách lược “degrade and destroy terrorism” là chuyện của năm ngoái, năm nay thời thế thay đổi, phải đổi thay theo thôi. Sách lược mới là “degrade and destroy... America”! (04-10-15)

Vũ Linh

Quý độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ý qua email: [email protected]. Bài của tác giả được đăng trên Việt Báo mỗi thứ Ba.

Reader's Comment
10/8/201506:51:50
Guest
Bác Linh ơi dân Mẽo đã bầu cho ôbámà thì bây giờ có giặc nó đánh ( khủng bố hay là tin học gì đó...) mà ô bá mà không dám đỡ chỉ dám nói thì đó cũng là hậu quả mà dân mẽo phải lãnh thôi ai bảo thích nghe những tên ba hoa trích chèo nói khoác nói lác thì phải lãnh hậu quả...
10/8/201506:43:32
Guest
anh bạn TN VN ơi tiền thuế của anh đã được ôbámà đem nuôi bọn ăn oephoe hết rồi ( thật sự thì chưa đủ.. còn phải đi mượn của trung quốc...) anh đóng thế được bao nhiêu lận...mấy ngàn tỷ?
10/6/201517:01:00
Guest
Ha, ha, từ ngày Ông Obumơ lên ngồi Hoàng đế nước Mỹ , chưa được bao lâu, ông đã vội vàng chạy sang Ai cập, đọc một bài diễn văn thú tội, xin khối Hồi giáo tha thứ lỗi lầm của nước Mỹ để rồi nhận được cái giải Nobel Hoà Bình. Từ đó đến, đã 6 năm qua, bất cứ một
cuộc đối đầu nào với Nga, Tàu cộng, v.v...Ngài TT Nobel cũng sẵn sàng nhượng bộ đối phương, và nếu cần, thì ông đánh võ mồm và không làm gì hết. Vấn đề biển đông bây giờ cũng vậy, ngài TT của chúng ta cũng sẽ đánh võ nước bọt với Tập Cận Binh. Nắm được tẩy của Ông Obuma, Tập càng làm tới, nghinh ngang thách thức nước Mỹ. Đừng bao giờ trông cậy Ôbumờ sẽ có hành động ở biển đông để đối đầu với
sự ngang ngượccủa Tàu cộng.
10/6/201515:03:28
Guest
Đóng cho chính phủ để dùng đúng chỗ
10/6/201514:03:00
Guest
I take Obama plan
OK
Tôi là người VN tị nạn tôi quan tâm đất nước VN trước Tầu cộng
Nếu díng vô Trung Đông thì biển Đông ai lo
Ông nhà báo có hiểu thế cờ của Tầu và Nga không
Để trung đông cho người trung đông và Châu âu lo
Tiền thuế của tôi là do mồ hôi tạo ra
Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Kể từ khi tổ chức khủng bố Hamas tấn công vào Israel vào ngày 7 tháng 10 năm 2023, các vụ xung đột đẫm máu xảy tại Dải Gaza cho đến nay vẫn chưa kết thúc. Nhưng gần đây, cộng đồng quốc tế còn tỏ ra lo ngại nhiều hơn khi giao tranh giữa Israel và lực lượng dân quân Hezbollah ở Lebanon đang gia tăng. Bằng chứng là sau cái chết của thủ lĩnh Hamas Ismail Haniya và thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah, tình hình càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Trong vài tháng qua, người dân Mỹ, dù muốn hay không muốn, cũng đã có nhiều cơ hội để nhìn về một bức tranh mà trong đó có quá nhiều sự tương phản. Những mảnh ghép từ hai tầm nhìn, hai chiến lược, hai mục đích hoàn toàn khác biệt đã dần dần rơi xuống, để lộ ra hai con đường hoàn toàn khác biệt cho người Mỹ lựa chọn. Dù có một bức màn đã rơi xuống (như nữ hoàng Oprah Winfrey đã ví von) cho một thuyền trưởng bước ra, trao lại cho người dân sự hy vọng, lòng tin, trách nhiệm, thì sâu thẳm bên trong chúng ta vẫn muốn biết, những giá trị thực của một triều đại đã mang lại. Từ đó, niềm tin sẽ được củng cố.
Bi hài kịch “ngoại giao cây tre”, với hoạt cảnh mới nhất là “cưỡng bức đặc xá”, đã giúp chúng ta nhận ra rằng, dẫu khác nhau nước lửa, “phóng sinh” và “hiến tế” vẫn có thể hội tụ ở ý nghĩa “triều cống” khi phải chiều lòng hai cường quốc ở hai đầu mút của hai hệ tư tưởng trái ngược nhau. Để đẹp lòng bên này thì phải nhẫn tâm “hiến tế”, mà để làm hài lòng bên kia thì phải diễn tuồng “phóng sinh” để có một dáng dấp khai phóng, cởi mở. “Chiến lược ngoại giao” này, phải chăng, là một trò chơi “ăn bù thua” mà, diễn đạt bằng ngôn ngữ toán học của Game Theory, là có tổng bằng không?
Trận Điện Biên Phủ kết thúc vào hôm 7 tháng 5 năm 1954. Bẩy mươi năm đã qua nhưng dư âm chiến thắng, nghe chừng, vẫn còn âm vang khắp chốn. Tại một góc phố, ở Hà Nội, có bảng tên đường Điện Biên Phủ – cùng với đôi dòng chú thích đính kèm – ghi rõ nét tự hào và hãnh diện: “Tên địa danh thuộc tỉnh Lai Châu, nơi diễn ra trận đánh quyết liệt của quân và dân ta tiêu diệt tập đoàn cứ điểm thực dân Pháp kéo dài 55 ngày đêm”.
JD Vance đã chứng tỏ một “đẳng cấp” khác, rất “Yale Law School” so với thương gia bán kinh thánh, giày vàng, đồng hồ vàng, Donald Trump. Rõ ràng, về phong cách, JD Vance đã tỏ ra lịch sự, tự tin – điều mà khi khởi đầu, Thống đốc Walz chưa làm được. Vance đã đạt đến “đỉnh” của mục tiêu ông ta muốn: lý trí, ôn hoà, tỉnh táo hơn Donald Trump. “Đẳng cấp” này đã làm cho Thống Đốc Tim Walz, người từng thẳng thắn tự nhận “không giỏi tranh luận” phải vài lần phải trợn mắt, bối rối trong 90 phút. Cho dù hầu như trong tất cả câu hỏi, ông đã làm rất tốt trong việc phản biện lại những lời nói dối của JD Vance, đặc biệt là câu chất vất hạ gục đối thủ ở phút cuối: “Trump đã thua trong cuộc bầu cử 2020 đúng không?” JD Vance đáp lại câu hỏi này của Tim Walz bằng hàng loạt câu trả lời né tránh và phủ nhận sự thật. Và dĩ nhiên, rất “slick.” “Trump đã chuyển giao quyền lực rất ôn hoà.” Cả thế giới có thể luận bàn về sự thật trong câu trả lời này.
Phải nhìn nhận rằng chuyến đi đầu tiên của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến Mỹ đã được giới chức ngoại giao Việt Nam thu xếp để ông gặp được nhiều lãnh đạo, xem như xã giao ra mắt để hợp tác, hỗ trợ Việt Nam trong nhiều lãnh vực trong tương lai. Bài diễn văn của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trước diễn đàn Liên Hiệp Quốc chỉ lặp lại các chính sách đối ngoại của Hà Nội, nên không được truyền thông quốc tế chú ý nhiều như các diễn văn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, là đại diện cho những quốc gia trực tiếp liên can đến các xung đột ở Trung Đông, ở Ukraine mà có nguy cơ lan rộng ra thế giới. Ông Lâm mới lên làm chủ tịch nước kiêm tổng bí thư Đảng Cộng sản được vài tháng, sau khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời, nên ông muốn dịp đến Liên Hiệp Quốc là dịp để thể hiện vai trò lãnh đạo của mình và nhấn mạnh đến chính sách ngoại giao du dây của Hà Nội.
Sự bất mãn lan rộng với các hệ thống thuộc chủ nghĩa tư bản hiện tại đã khiến nhiều quốc gia, giàu và nghèo, tìm kiếm các mô hình kinh tế mới. Những người bảo vệ nguyên trạng tiếp tục coi Hoa Kỳ là một ngôi sao sáng, nền kinh tế của nước này vượt xa châu Âu và Nhật Bản, các thị trường tài chính của nước này vẫn chiếm ưu thế hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, công dân của nước này cũng bi quan như bất kỳ công dân nào ở phương Tây.
Sau 38 năm quyết định “đổi mới hay là chết” (1986-2924) CSVN vẫn còn là quốc gia do một đảng độc quyền lãnh đạo; không có bầu cử tự do; không cho lập đảng đối lập và không có báo chí tư nhân. Vì vậy, những khẩu hiệu “nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân”, hay “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” được Đại hội lần thứ X khẳng định là những khoe khoang nhàm chán...
Việc Donald Trump được gần phân nửa người Mỹ chấp nhận và ủng hộ trong những năm gần đây đã khiến nhiều người trí thức trong xã hội Hoa Kỳ đặt câu hỏi về sự tồn tại của “human decency”, hay dịch nôm na là “sự đàng hoàng, sự tử tế, đạo đức nhân tính của con người”. Liệu xã hội ngày nay đã hạ thấp chuẩn mực “đàng hoàng”, hay có thể nào sự đàng hoàng, tử tế giờ đây không còn là một nhân tính cần thiết trong giá trị nhân bản? Dĩ nhiên trong mỗi xã hội, mỗi người có mỗi “thước đo” riêng về mức độ của “đàng hoàng”, nhưng từ ngữ tự nó phải phần nào nói lên một chuẩn mực nhất định. Theo một số tự điển tiếng Việt, chúng ta có thể đồng ý rằng: 1. Đàng hoàng là một tính từ tiếng Việt mô tả cuộc sống đầy đủ, đáp ứng được các nhu cầu chung của xã hội. Ví dụ: cuộc sống đàng hoàng, công việc đàng hoàng, nhà cửa đàng hoàng. 2. Đàng hoàng còn được dùng để chỉ những biểu hiện về tính cách mẫu mực, hay tư cách con người tử tế đáng được coi trọng.
Thư tịch cổ ghi rằng… Lịch sử trên thế giới thật sự rất hiếm người tài vừa là vua đứng đầu thiên hạ vừa là một hiền triết. Nếu văn minh La Mã có Marcus Aurelus, hoàng đế triết gia, vừa minh trị dân, độ lượng với mọi người và để lại tác phẩm triết học nổi tiếng “Meditations” thì ở phương Đông hơn mười hai thế kỷ sau có Vua Trần Nhân Tông của nước Việt. Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, triều đại của Vua Trần Nhân Tông là triều đại cực thịnh nhất của sử Việt. Ông là vị vua liêm chính, nhân đức, một thi sĩ, đạo sĩ Phật giáo. Do là một vị vua đức độ, trọng dụng nhân tài, nên ông thu phục nhiều hào liệt trong dân, lòng người như một. Quốc triều có Thái sư Trần Quang Khải, về binh sự có các danh tướng Trần Quốc Tuấn, Trần Quốc Toản, Phạm Ngũ Lão, Trần Khánh Dư, Trần Nhật Duật…Về văn thơ có những người uyên bác như Trương Hán Siêu, Mạc Đĩnh Chi. Vua Trần Nhân Tông thương dân như con, xem trung hiếu làm đầu, lấy đạo nghĩa trị quốc.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.