Hôm nay,  

Trang Sử Việt: Vua Quang Trung: Nguyễn Huệ

28/08/201500:00:00(Xem: 10466)

Nguyễn Lộc Yên
(Lời tâm tình: Bài viết về “Sử Việt” chỉ khái quát, không đi sâu từng chi tiết của mỗi nhân vật. Cuối mỗi bài viết, phần “Thiết nghĩ” nếu có chỉ là góp ý của tác giả, không ngoài mục đích làm sáng tỏ thêm về nội dung đã biên soạn. Trang Sử Việt luôn mong mỏi nhúm nhen tình tự dân tộc, niềm yêu thương quê hương và giữ gìn Việt ngữ cùng văn hóa Việt.)
________________

VUA QUANG TRUNG: NGUYỄN HUỆ (1753 - 1792)

Nguyễn Huệ còn tên là Nguyễn Quang Bình, ông là em của Nguyễn Nhạc, được anh phong “Long Nhương Tướng Quân” lúc 26 tuổi. Khi Nguyễn Nhạc lên ngôi Hoàng đế, phong Ông là “Bắc Bình Vương”. Ông là nhân tài kiệt xuất về quân sự, khi đang lâm trận gặp nguy biến, Ông liền biến hoá thế trận thích nghi tại chiến trường, nên luôn đem về chiến thắng vẻ vang.

Năm 1784, Nguyễn Ánh bị Vương đánh đuổi, cầu cứu quân Xiêm (Thái Lan) trở về chiếm Gia Định. Ông kéo quân vào Nam, phục binh ở Mỹ Tho ngày 18-1-1785, từ Rạch Gầm đến Xoài Mút. Quân Tây Sơn đánh tan tác 3 vạn quân và 300 chiến thuyền của Xiêm. Năm 1786, Vương đem quân ra Bắc “Phù Lê diệt Trịnh”, tiêu diệt trọn quân chúa Trịnh. Vua Lê Hiển Tông phong chức Nguyên suý Uy quốc công và Nguyễn Hữu Chỉnh làm mai, vua Lê gả Công chúa Lê Ngọc Hân cho ông.

Ngày 24 tháng 11 Mậu thân (1788), Vương được tin quân Thanh lấy danh nghĩa “phù Lê” đã vào Thăng Long, khí thế rất hung hãn. Vương đang nghĩ kế sách đối phó thì các tướng đồng tâu: “Chúa công với vua Tây Sơn có sự hiềm khích, đối với ngôi chí tôn, lòng tôn thờ của mọi người chưa vững bền, nay nghe quân Thanh sang đánh càng dễ sinh ra ngờ vực hai lòng. Vậy xin trước hết hãy đăng quang (lên ngôi vua), ban lệnh ân xá thiên hạ, để yên kẻ phản trắc và giữ lấy lòng người, rồi sau cất quân ra đánh dẹp cõi Bắc cũng chưa muộn (Hoàng Lê Nhất Thống Chí: HLNTC)”. Vương chuẩn y, làm lễ tế cáo Trời đất tại Bàn Sơn (phía Nam núi Ngự Bình), trước lễ đăng quang, Vương đặt đế hiệu là Quang Trung. Hôm ấy là ngày 25 tháng Chạp Mậu Thân (1788). Từ Bàn Sơn, đoàn quân thủy bộ của Vua rầm rộ tiến ra Bắc. Ngày 29 tháng Chạp, đại quân tới Nghệ An, Vua cho tuyển thêm lính mới, quân số cộng lên đến 10 vạn người và tượng binh được vài trăm. Vua nảy ra sáng kiến để cuộc Bắc tiến thần tốc, cho hợp ba người làm một tốp, rồi lần lượt thay phiên để võng nhau. Nhờ sáng kiến kỳ diệu này và quân Tây Sơn dùng bánh tét và bánh tráng làm thực phẩm để khỏi nấu nướng, nên di chuyển rất nhanh và đỡ mệt nhọc.

Khi đến núi Tam Điệp (Ninh Bình giáp ranh Thanh Hóa). Tư mã Sở và Nội hầu Lân ra đón, xin chịu tội đã rút lui khi giặc đến Thăng Long. Vua Quang Trung mỉm cười phân tích tình hình: “Nếu các tướng cố thủ Thăng Long thì cũng thất bại thôi, nên kế sách rút quân của Ngô Thời Nhậm là đúng”.

Ngày 30 tháng Chạp, Vua cho mở tiệc khao quân, chia quân làm 5 đạo, vua bảo các tướng: “Ta với các ngươi hãy tạm sửa lễ cúng tết trước, đến tối 30 tết lập tức lên đường, hẹn đến mùng 7 tết năm mới, thì vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng, các người nhớ lấy đừng cho ta là nói khoác”.

Vua suy nghĩ kế sách, rồi bảo: “Chúng nó sang phen này là mua lấy cái chết. Ta đến đây, thân coi việc quân, đánh giữ đã có kế sách, chỉ trong mười ngày ta sẽ quét sạch quân Thanh. Nước Tàu lớn bằng mười nước ta, quân Thanh bị thua sẽ thẹn, đem quân qua đánh tiếp để rửa nhục, cứ thế binh đao liên tục làm khổ muôn dân bá tánh. Khi chiến thắng xong, ta giao cho Ngô Thì Nhậm nói năng khéo léo với nhà Thanh để hoãn việc chiến chinh, đợi mươi năm nữa nước ta phú cường, ta không e dè chúng nữa”. Vua cho gấp rút tiến quân, để nuôi lòng kiêu căng của giặc, Vua cử sứ đoàn Trần Danh Bính đến Thăng Long gặp Tổng đốc Tôn Sĩ Nghị, ngỏ ý cung thuận với “thiên triều”. Tôn Sĩ Nghị xé thư, giết Trần Danh Bính và giam tất cả nhân viên sứ đoàn lại, rồi truyền hịch kể tội Nguyễn Huệ và nói sẽ đánh tới Quảng Nam cho sạch cả gốc lẫn ngọn.

Khi bọn thám tử của quân Thanh thấy quân Tây Sơn tiến ra Bắc, thì kinh hồn mất vía liền chạy trốn bị quân Tây Sơn đuổi theo đến Phú Xuyên (Hà Đông) thì chúng bị bắt hết.

Mồng 3 tháng Giêng Kỷ Dậu (1789), nửa đêm quân Thanh đang ngủ say trong đồn Hà Hồi, bỗng nghe có binh mã tiến đánh ầm ầm, nên quá khiếp sợ, ngơ ngác xin hàng. Trong khi ấy, Vua cử Đô đốc Long chỉ huy quân ta chận đánh ở Khương Thượng, Quân Thanh bị đánh bất ngờ nên bị tan tác.

Canh năm, ngày mồng 5, vua Quang Trung cưỡi voi thúc quân xung trận đánh đồn Ngọc Hồi; đi trước ngài hơn một trăm voi trận. Đạo tượng binh như một đoàn chiến xa phá đồn trại rất mạnh. Quân Thanh ứng chiến bằng kỵ binh, ngựa gặp voi hoảng sợ, rống lên rồi chạy tán loạn. Quân ta lấy 60 tấm ván gỗ, cứ 3 tấm xếp lại thành 1 bộ, ngoài phủ rơm trộn với bùn, rồi 10 người khiêng đi trước, lưng đeo đoản đao, theo sau 20 khinh binh tiến thành hàng chữ nhất. Quân ta liền lăn xả vào trận chiến phá đồn, tràn vào như nước lũ.

Súng nổ vang rền, lẫn lộn với tiếng trống, tiếng thanh la và tiếng la hét của quân Tây Sơn, gây nên không khí tưng bừng lẫn khốc liệt. Quân Thanh bị đại bại, hoảng hốt cắm đầu cắm cổ bỏ chạy. Đồn Ngọc Hồi thất thủ. Quân chiến thắng của ta, rầm rộ, hùng dũng tiến vào thành Thăng Long.

Quân Thanh bị tổn thất quá nửa, Đề đốc Hứa Thế Hanh, tiên phong Trương Triều Long, Tả dực Thượng Duy Thăng... bỏ mạng tại trận. Tướng giặc là Sầm Nghi Đống không chạy trốn kịp, phải thắt cổ tự vẫn trên một cành đa.

Tôn Sĩ Nghị và vua Lê ở trong thành Thăng Long đang yến tiệc vui xuân, tuyệt nhiên chưa có tin cấp báo. Ngày mùng 4, bỗng thấy quân đồn Ngọc Hồi vào cấp báo: “Tướng ở trên trời xuống, quân dưới đất lên. Quan quân đồn Hà Hồi đều bị quân Tây Sơn đánh úp, bị chết và bị bắt hết”. Tôn sĩ Nghị hoảng hốt sợ mất vía, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc giáp, dẫn bọn lính kỵ của mình chuồn trước qua cầu phao, rồi nhắm hướng bắc mà chạy. Quân Thanh ở các doanh trại khác nghe tin đều tan hồn mất vía thất kinh bỏ chạy, tranh nhau lên cầu sang sông, xô đẩy nhau rơi xuống sông mà chết rất nhiều, lát sau cầu bị sập, quân sĩ của giặc đều rơi xuống nước, đến nỗi nước sông Nhị Hà, vì thế mà tắc nghẽn không chảy được nữa (HLNTC).

Cuộc chiến kéo dài suốt đêm, tới sáng thì kết thúc. Quân Thanh như ong vỡ tổ trốn chạy tứ tung, vua Quang Trung đã tiên liệu, phục quân từ Thanh Trì đến Hà Đông, chỗ thì đón đánh chỗ thì làm nghi binh, từ làng Đại Áng sang đến làng Quỳnh Đô, khiến cho hàng vạn quân Thanh, lớp bị chết vì voi giày, lớp bị quân Tây Sơn đón giết nằm la liệt khắp nơi.

Khoảng giờ Thân (4 giờ chiều) mồng 5 Tết, 20 vạn quân Thanh đã bị tan tác. Vua Quang Trung, mặc chiếc áo bào đỏ, đã qua nhiều trận huyết chiến nên đổi ra màu đen cháy vì hơi khói của thuốc súng. Ngài cùng đại quân và 80 thớt voi tiến vào kinh đô Thăng Long, đúng như lời của nhà vua đã tuyên bố tại núi Tam Điệp.

Khi mới đến Tam Điệp, Vua Quang Trung đã tính đến việc giảng hòa với nhà Thanh sau khi thắng trận. Vì vậy, Vua đã ra lệnh cấm giết hàng binh. Quân Thanh thấy khoan hồng, ra hàng hơn 800 người, đều được cấp thực phẩm và quần áo. Vua phủ dụ chúng lời lẽ hào hùng, chính nghĩa đanh thép, nhưng chí tình chí lý: “Việc quân là cái độc của thiên hạ. Gặp giặc thì giết, lẽ đó là thường. Bắt được mà tha, xưa nay chưa từng có. Trẫm theo lẽ trời và thuận lòng người, lấy việc binh nhung mà định thiên hạ. Việc Tổng đốc Tôn Sĩ Nghị của các ngươi sức hèn tài mọn, không biết tự lượng đem hai mươi chín vạn quân sang cửa quan, vượt suối trèo non, vô cớ xông vào chỗ hiểm để gây binh hấn, khiến cho các ngươi một lũ dân đen vô tội phải nằm sương gối tuyết và chết bởi đầu tên mũi đạn. Đó là tội của Tổng đốc nhà các ngươi. Trẫm trỏ cờ lệnh, chỉ trong một trận quét sạch các ngươi như kiến cỏ; kẻ đã chết trận xương chất thành núi. Những kẻ bị bắt nơi trận, hoặc thế bách xin hàng, đáng lẽ theo quân luật là chém ở pháp trường. Song vì thể tấm lòng hiếu sinh của trời đất và lấy tấm lòng bao dung, trẫm tha tính mạng các ngươi và cho các ngươi được sung vào các hàng quân hoặc cấp lương hướng cho, để các ngươi khỏi bị khổ kẹp cùm, đánh đập. Đấng vương giả coi bốn bể như một nhà, các ngươi nên thể lòng trẫm mà bỏ sự ngờ sợ để báo ơn trẫm.” Sau đấy, những tù binh này đều được trả về Tàu.


Sau chiến thắng Xuân Kỷ Dậu, vua Quang Trung cầu phong, tháng 7 năm Kỷ Dậu (1789) vua Càn Long liền sai sứ đem chiếu đến Thăng Long phong Quang Trung “An Nam Quốc Vương”. Và mời Quang Trung diện kiến tại Thanh triều.

Vua Quang Trung là một nhà cách mạng, lo canh tân đất nước. Vua nghe ai hiền tài, thì mến mộ và cho mời về lấy lễ tân sư, cùng lo toan việc nước. Vua cho Nguyễn Thiếp xây tại Nghệ An thành Trung Đô, Thăng Long đổi thành Bắc Thành. Tuyển mộ binh sĩ, khai khẩn ruộng đất, mở mang giao thương, đúc tiền “Quang Trung Thông bảo”, bỏ cấm đạo Thiên Chúa.

Đáng chú ý là Vua Quang Trung đã truyền lệnh “Trọng chữ Nôm”, biểu lộ một tinh thần quốc gia mãnh liệt, một ý niệm cách mạng rất thực tế. Dù trong khoa cử, học hành chữ Nho vẫn còn dùng, nhưng trong chiếu, biểu, sắc, dụ, thi phú thì chữ Nôm đã được chú ý vào một địa vị quan trọng.

Vua Quang Trung cho vẽ lại bản đồ Việt-Hoa để rửa hận nghìn thu là đất đai Đại Việt bị mất vì phương Bắc xâm lấn. Việc này có thể xảy ra binh đao, nên Vua tính chuyện đánh Thanh, cho quấy rối nội địa nước Tàu bằng cách ngầm giúp đảng “Thiên Địa Hội” của bọn quan lại cũ nhà Minh, đang bí mật “phản Thanh phục Minh”. Các biên thần nhà Thanh tuy biết Đại Việt đã bí mật nhúng tay, nhưng phải bấm bụng chịu, vì thấy lực lượng quân sự nước ta đang phát triển mạnh.

Để mở mang bờ cõi, Vua bảo Ngô Thì Nhậm viết biểu gửi vua Thanh, lấy cớ xin cầu hôn Công chúa và xin đất làm đô. Vua hạ sắc chỉ cho Võ Văn Dũng: “Sắc truyền cho Hải Dương Chiêu viễn Đô đốc tướng quân Vũ quốc công được gia phong chức Chánh sứ đi sứ nước Thanh, được toàn quyền trong việc đối đáp tâu xin hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây để dò ý và cầu hôn một vị Công chúa để chọc tức. Phải thận trọng đấy! Tính toán trong việc dụng binh đều ở chuyến đi này. Người làm tiên phong (đánh Tàu) chính là khanh đấy!”.

Tiếc thay! Sau đấy, Vua lâm bệnh nặng, truyền Trần Quang Diệu và các quan đến dặn dò: “Ta đã mở mang bờ cõi, dựng nghiệp vững vàng, sự sống chết không ai khỏi được. Thái tử Nguyễn Quang Toản tư chất thông minh, nhưng tuổi còn non nớt. Phía Nam có quân Gia Định (Nguyễn Ánh) là quốc thù, mà Thái Đức ham dật lạc và cũng già rồi, không nghĩ hung hiểm. Khi ta mất rồi, không nên tang chế rùm beng, làm đơn giản, lo chôn cất sớm, các ngươi hợp sức giúp Thái tử dời đô về Vinh (Nghệ An), để khống chế thiên hạ, bằng không các ngươi không có đất chôn thây”. Ngày 29 tháng 7 năm Nhâm Tý ((16-9-1792 DL), Vua băng hà, thương tiếc thay!!!

*- Thiết nghĩ: Khi vua Quang Trung còn sống, các danh sĩ đương thời, (kể cả những kẻ thù của ông) coi ông là một bậc phi thường. Đem quân ra bắc nhanh như cuồng phong, đem quân vào nam như sấm sét, giết giặc như lấy đồ trong túi. Các sử gia triều Nguyễn cũng phải thán phục: “Nguyễn Huệ em Nguyễn Nhạc, tiếng nói như chuông, mắt sáng như điện, gian hùng, thiện chiến, ai nhìn cũng phải sợ”. Nhưng kẻ chiến thắng viết lại lịch sử, nên nhà Tây Sơn (vua Quang Trung) dù lo nước thương dân; các tướng lãnh Tây Sơn trung liệt và độ lượng. Vẫn bị các người viết sử triều Nguyễn xuyên tạc có ác ý?!.

Việt Sử Toàn Thư viết: “Chính sách nhân hậu của triều đại vua Quang Trung được nhiều người ngoại quốc tìm hiểu và ca ngợi, trong đó có nhà du hành người Anh là ông Crawford đến viếng nước ta vào năm 1822, là năm vua Gia Long đã mất, và Minh Mạng đang trị vì. Ông phản bác những lời phê bình bất công của một số sử gia Tây phương đối với nhà Tây Sơn”. Ông Crawford viết: “Bảo rằng nhân dân khao khát dòng vua chính thống, được khôi phục như một số người Tây phương chỉ biết có tán tụng vua Gia Long, chưa chắc đã đúng và triều Tây Sơn đâu có thất nhân tâm như thế. Tôi được một số nhà buôn Trung Hoa đã sinh sống lâu năm tại xứ này, dưới quyền vua chúa nhà Nguyễn và cả dưới quyền nhà Tây Sơn, đoan chắc với tôi rằng các nhà cầm quyền Tây Sơn cai trị dân chúng còn công bằng và khoan hòa hơn nhà vua hiện tại (vua Gia Long và vua Minh Mạng)...”.

Hoàng đế Quang Trung so sánh người cùng thời là Hoàng đế nước Pháp Nã Phá Luân (Napoléon Bonaparte: 1769-1821), Napoléon đã làm Hoàng đế nước Pháp (1804-1815), được Âu châu ca tụng là một nhà quân sự và chính trị kiệt xuất, nhưng Napoléon tới mấy lần bị bại trận, như: Cuộc chiến kéo dài ở bán đảo Iberia và cuộc chiến với nước Nga năm 1812, Napoléon đã bị khốn đốn. Đến năm 1813, quân Liên minh xâm chiếm nước Pháp, tại trận Leipzig, Napoléon bị bại và bị đày đến đảo Elba. Khoảng một năm sau, Napoléon thoát khỏi đảo Elba và trở lại nắm quyền, nhưng cũng bị thất trận ở Waterloo vào tháng 6 năm 1815. Và Napoléon bị giam trên đảo Saint Helena cho đến chết! Ngược lại, Hoàng đế Quang Trung từng đánh tan tác quân Xiêm do Nguyễn Ánh cầu viện, đánh bại quân Nguyễn Ánh dù được quân Pháp giúp đỡ có vũ khí tối tân. Sau đấy chỉ huy 10 vạn quân đánh tan tác trên 20 vạn quân xâm lược Mãn Thanh (Tàu) tại Thăng Long vào Xuân Kỷ Dậu (1789). Hoàng đế Quang Trung đánh hàng trăm trận chưa bao giờ bị chiến bại.

Cảm Phục: Quang Trung Hoàng Đế

Quang Trung Hoàng Đế, sắt son lòng
Danh tiếng lẫy lừng, khắp Á Đông
Nhanh nhẹn đuổi Xiêm, như sấm sét
Lẹ làng diệt Trịnh, tợ cuồng phong
Ngọc Hân đính ước, vương cầm sắt(a)
Nguyệt Lão xe duyên, thắm chỉ hồng(b)
Tam Điệp hào hùng, ban chiến lược
Tiến quân thần tốc, đến Thăng Long

Đầu Xuân Kỷ Dậu, đến Thăng Long
Một trận, quân Thanh tan tác vong
Lưỡng Quảng hỏi han, thu phục lại
Việt, Tàu bàn bạc, kết giao xong
Quốc gia sang sửa, lo non nước
Bờ cõi mở mang, giữ núi sông!
Trời đất trớ trêu gây thảng thốt
Vua băng đột ngột, đớn đau trông!!!
_________________

(a) - Cầm sắt: Là hai thứ đàn, đàn cầm và đàn sắt, do câu “Yểu điệu thục nữ, cầm sắt hữu chi”. Nghĩa là: Vợ chồng hoà hợp như khảy đàn sắt, đàn cầm. Từ đó chữ cầm sắt là hoà hợp vợ chồng.

(b) - Chỉ hồng: Truyền thuyết về Nguyệt Lão. Chàng trai tên Vi Cố đi săn, bị lạc trong rừng, gặp một ông lão tướng mạo phi phàm, tay cầm sách và một cái giỏ đựng chỉ đỏ, đang ngồi xem dưới trăng. Vi Cố mon mem đến hỏi: “Thưa ông, xin cho biết quí danh và trong giỏ có nhiều chỉ đỏ để làm chi ?”. Ông lão mỉm cười: “Ta là Nguyệt Lão, chỉ đỏ này dùng để xe duyên”. Vi Cố hỏi tiếp: “Vậy ông có thể cho biết về lương duyên của con sau này được không?”. Ông nói: “Người vợ tương lai của ngươi, là cô be ăn mày ở chợ Đông”. Vi Cố về, tìm đến chợ thấy cô gái rách rưới, dơ bẩn, bèn lấy cây lén đập vào đầu mong cô chết, để khỏi làm vợ mình. Năm năm sau, chàng cưới được một cô gái duyên dáng, nàng là con của một vị quan. Đêm động phòng, chàng nâng niu tân nương, thấy có vết sẹo ở đầu, chàng hỏi: “Em bị rủi ro, té ngã hay ai nhẫn tâm đã gây em vết sẹo này?”. Nàng thỏ thẻ: “Lúc trẻ hàn vi, ở nơi chợ Đông bị người ta đánh lén chết ngất, rồi cha nuôi, là một vị quan đi ngang qua, thấy vậy đem em về nuôi khôn lớn”. Vi Cố nghĩ và tin có “lương duyên tiền định”.

Nguyễn Lộc Yên

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.