Hôm nay,  

Hình Ảnh Cờ Vàng Và Dân Quyền

28/07/201500:00:00(Xem: 7821)

Chiều ngày 14/7 vừa qua, Đại sứ Mỹ Ted Osius đã đến San Jose gặp gỡ cộng đồng người Việt và có một sự việc khiến một người tham dự bất bình là cô Đỗ Minh Ngọc.

Theo lời cô Ngọc, khi đến dự buổi thảo luận với Đại sứ Osius, trước khi vào phòng họp của hội đồng thành phố, tại cửa cô đã bị một nhân viên yêu cầu cởi bỏ và tịch thu dây vải có hình cờ vàng ba sọc đỏ và cờ Mỹ mà cô đang đeo trên người.

Trong buổi hội luận, khi có cơ hội nêu câu hỏi, cô Ngọc lấy trong xách tay ra một dây khác giống như dây đã bị tịch thu và hỏi rằng nhân viên của Nghị viên Ash Kalra – người điều hợp chương trình – khi yêu cầu cô cởi dây đó ra rồi mới cho vào cửa, như thế có vi phạm nhân quyền của cô hay không? Vì biểu tượng đó đã được nhiều đơn vị hành chánh tại Mỹ và ngay cả thành phố San Jose công nhận đó là biểu tượng của người Việt tự do tại đây.

Cô đưa ra thí dụ, là người công giáo nên cô luôn mang trên người những biểu tượng của đạo này. Vì lúc nào cũng nghĩ mình là người Việt tự do nên cô cũng thường mang trên mình biểu tượng là hình ảnh cờ vàng.

Cô trình bày thắc mắc của mình bằng tiếng Việt, Đại sứ Ted Osius hiểu rõ và cũng đã trả lời ngay bằng tiếng Việt rằng việc cô đeo trên mình biểu tượng và lá cờ đó không có vấn đề gì, ông tuyệt đối tôn trọng biểu tượng đó.

Sau đó ông giải thích bằng tiếng Anh cho mọi người tham dự hiểu rằng chính ông đã yêu cầu không treo lá cờ vàng ba sọc đỏ trong phòng họp, vì theo lời ông, nếu khi chụp hình ông với lá cờ đó ở phía sau hay phía trước của bục diễn thuyết thì ông sẽ bị cho về nước, vì ông là đại diện ngoại giao được ủy nhiệm đại diện cho Hoa Kỳ làm việc tại Việt Nam.

Nghe ông đại sứ giải thích như thế, có một người đã bỏ phòng họp ra về là bác sĩ Phạm Đức Vượng, thành viên trong ban chấp hành Tập thể Chiến sĩ Việt Nam Cộng hòa tại hải ngoại.

blank
Cô Đỗ Minh Ngọc, mặc áo dài, nói người phụ nữ cầm mi-crô đứng cạnh là người đã yêu cầu cô tháo dây đeo và tịch thu trước khi cho cô vào tham dự thảo luận (ảnh Bùi Văn Phú).

Sau khi cô Đỗ Minh Ngọc lên tiếng về vụ việc, cộng đồng người Mỹ gốc Việt ở San Jose có nhiều quan tâm.

Ông Đỗ Thành Công, một ứng viên đang tranh chức dân biểu tiểu bang, tuy không tham dự buổi gặp gỡ với Đại sứ Ted Osius, sau khi biết được sự kiện ông đã trả lời phóng viên Nguyễn Xuân Nam của đài truyền hình Calitoday và chỉ trích cách giải thích như thế của Đại sứ Osius là điều chứng tỏ ông không xứng đáng làm đại diện cho Hoa Kỳ hay cho công dân Mỹ, trong đó có công dân gốc Việt, tại Hà Nội.

Ông Công nói, nếu hôm đó ông đi tham dự và vì trên áo lúc nào cũng đeo huy hiệu vận động tranh cử của ông, trên đó có cờ vàng, nếu bị yêu cầu gỡ ra, ông sẽ bỏ về ngay.

Tiến sĩ Đỗ Hùng, Chủ tịch của Little Saigon San Jose Foundation, trong một điện thư gửi cho Dân biểu Zoe Lofgren đã phản đối việc làm của đại sứ Mỹ và yêu cầu bà dân biểu lên tiếng với bộ ngoại giao Hoa Kỳ để làm sáng tỏ vụ việc.

Vấn đề đang được chú ý là ai là người đã yêu cầu cô Đỗ Minh Ngọc cởi bỏ dây đeo và việc làm của người này có vi phạm quyền tự do phát biểu của cô Đỗ Minh Ngọc hay không?

Trong một thư khiếu nại đề ngày 20/7 gửi đến Nghị viên Ash Kalra, là người điều hợp buổi thảo luận, cô Ngọc cho rằng nhân viên của Nghị viên Kalra đã làm cô “rất ngạc nhiên, đau đớn và cảm thấy bị xúc phạm khi phụ tá của ông yêu cầu tôi tháo ra và thậm chí tịch thu chiếc dây đeo cổ của tôi có ký hiệu của cờ Hoa Kỳ và Cờ Vàng.”

Nghị viên đã Kalra trả lời ngay thư của cô Ngọc, cho biết ông không ra lệnh cho ai làm việc đó và không một nhân viên nào của ông đã yêu cầu cô cởi bỏ sợi dây đang đeo.

Thư trả lời của Nghị viên Kalra xác nhận một cách mạnh mẽ rằng ông tôn trọng biểu tượng cờ vàng và trong nhiều dịp ông đã tôn vinh biểu tượng này của cộng đồng người Việt. Ông xác quyết rằng không phải Thị trưởng Sam Liccardo hay bất cứ nhân viên nào của thành phố đã yêu cầu gỡ bỏ biểu tượng cờ vàng mà chính thành phố San Jose đã công nhận và thường treo trong khuôn viên tòa thị chính.

Sau khi đọc thư phúc đáp của Nghị viên Ash Kalra, cô Đỗ Minh Ngọc lại viết thêm một thư nữa. Cô nói vì khi Nghị viên Kalra viết như thế, những ai không tham dự buổi hội thảo có thể cho rằng cô là người nói dối về vụ việc.

Tác giả bài này khi bước vào cửa phòng họp hôm đó và có thấy cô Ngọc đang tháo sợi dây vải ra. Sau khi đọc được thư khiếu nại của cô gửi Nghị viên Kalra, đồng kính chuyển đến thị trưởng Sam Liccardo và toàn thể hội đồng thành phố San Jose, người viết bài đã điện thoại hỏi cô để biết rõ hơn vụ việc.

Trả lời phỏng vấn, cô nói những ai có mặt hôm đó thì thấy một phụ nữ đưa mi-crô cho cô nêu câu hỏi, người phụ nữ này chính là người đã yêu cầu cô tháo dây ra trước khi cho vào cửa. Cô kể thêm chi tiết: “Sau khi nêu thắc mắc và nghe ông đại sứ trả lời xong, cô ngồi xuống thì chính người phụ nữ đó đã đến nói nhỏ với cô là khi xong buổi thảo luận cô ấy sẽ trả lại sợi dây.”

blank
Cô Đỗ Minh Ngọc với dây đeo có cờ vàng chụp hình chung với Đại sứ Ted Osius sau buổi thảo luận (ảnh Bùi Văn Phú).

Cô Ngọc cho rằng việc yêu cầu cô tháo dây đeo và tịch thu nó là vi phạm nhân quyền và cô kể lại vài kinh nghiệm:

“Mười mấy năm trước Ngọc có đi dự phiên toà của bà Nguyễn Thị Ngọc Hạnh (Ghi chú: một phụ nữ Việt từ Pháp đến Hoa Kỳ với ý định tấn công Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cách đây hơn 10 năm và bị kết án tù tại Mỹ), khi bước vô toà án hay nhà tù thì những lá cờ bằng giấy, bằng vải họ [an ninh] tịch thu hết. Nhưng những chiếc khăn choàng đan bằng len, một bên cờ Mỹ một bên cờ Việt [cờ vàng], mười mấy người đi qua hết, họ không chặn lại, không nói gì hết. Mới đây, hôm lên thủ phủ Sacramento cả trăm người đeo cái dây đó không có trở ngại gì mà ở đây người ta lại yêu cầu Ngọc gỡ ra.”

Chiều ngày 23/7, Tiến sĩ Edwin T. Tan từ văn phòng của Dân biểu Liên bang Mike Honda đã trả lời cô Đỗ Minh Ngọc rằng Nghị viên Ash Kalra không liên quan gì đến việc cô được yêu cầu tháo dây đeo trên người.

Sau khi xác nhận Đại sứ Ted Osius, Dân biểu Mike Honda và Nghị viên Ash Kalra luôn tôn trọng biểu tượng cờ vàng là biểu tượng của người Việt tự do, thư của Tiến sĩ Tan cho biết buổi gặp gỡ giữa cộng đồng với Đại sứ Ted Osius là một công tác do bộ ngoại giao Hoa Kỳ chịu trách nhiệm và văn phòng Dân biểu Mike Honda – người đứng ra tổ chức buổi gặp gỡ với đại sứ – đã “được bộ ngoại giao cho biết là ông đại sứ không thể chụp hình chung với bất cứ biểu tượng nào của Lá cờ của Người Việt Tự do. Điều này không có nghĩa là đại sứ không tôn trọng nó, nhưng vì ông là một nhà ngoại giao.”

Theo thư này, vì có nhiều người chụp ảnh trong buổi hội luận, việc ông đại sứ tình cờ chụp hình mà có cờ của người Việt tự do trong đó rất có thể làm hỏng quan hệ giữa ông với chính quyền Việt Nam.

Giải thích từ văn phòng Dân biểu Mike Honda cũng tương tự như những gì Đại sứ Ted Osius đã trả lời cô Đỗ Minh Ngọc trong buổi thảo luận.

Sau đó, ngày 24/7 Dân biểu Mike Honda và Dân biểu Zoe Lofgren cũng đã đồng ký tên vào một thư gửi cho Ngoại trưởng John Kerry yêu cầu bộ ngoại giao giải thích rõ vì sao người dân khi đến tham dự buổi hội thảo với Đại sứ Ted Osius hôm 14/7 không được mang biểu tượng cờ vàng.

Lá thư viết: “Chúng tôi hiểu rằng chính sách hiện nay của Hoa Kỳ là không công nhận cờ vàng và không cho phép treo cờ đó tại các cơ sở thuộc về liên bang, tuy nhiên buổi họp cộng đồng hôm 14/7 không diễn ra tại một cơ sở liên bang. Chúng tôi cũng được biết rằng tại những buổi gặp gỡ công cộng với cộng đồng người Việt trước đây ở Quận Cam và ở San Jose, cựu Đại sứ David Shear đã có hình chụp ông với hình ảnh của lá cờ vàng.”

Hai dân biểu yêu cầu Ngoại trưởng Kerry giải thích rõ vì sao, theo những yêu cầu của viên chức bộ ngoại giao, cử tri của khu vực đã bị cấm đoán trưng bày hoặc mang trên người lá cờ vàng khi đến tham dự buổi gặp gỡ hôm 14/7 tại phòng họp của hội đồng thành phố San Jose.

Qua vụ việc xảy ra với cô Đỗ Minh Ngọc, nhiều người trong cộng đồng đã lên tiếng và các dân cử đã phải quan tâm. Cốt lõi của vấn đề là dù quan điểm của chính phủ Mỹ ra sao trong quan hệ với nhà nước Việt Nam – hay với bất cứ một chính quyền nào trên thế giới – sự việc một người dân đến tham dự buổi thảo luận công khai với một giới chức Mỹ mà đeo trên người biểu tượng của một cộng đồng và đã bị tịch thu, chỉ vì nó có thể không đem lại điều tốt đẹp cho quan hệ hai nước, như thế quyền tự do phát biểu của người dân, như ghi trong Tu chính án Số 1 có đã bị vi phạm hay không?

© 2015 Buivanphu.wordpress.com

Ý kiến bạn đọc
31/07/201523:41:07
Khách
Có quý "Khách" nào biết rõ Ông Đỗ-thành-Công,UCV tranh chức Dân-biểu tại địa hạt 27,San jose thuộc đảng Dân-chủ,hay Cộng-hòa, xin làm ơn cho cử-tri "thưởng lãm" nhé ? Cám ơn. Vubinh
30/07/201518:42:20
Khách
Để bảo tồn tiếng Việt , xin quý "Khách" cố gắng nhập tiếng "Việt". Nếu không đủ ngôn ngữ Việt, mà phải dùng ngôn ngữ Mỹ, thì xin viết cho ngắn gọn,tránh dùng "ngôn ngữ ba rọi".Xấu hổ lắm đấy !!!!! Thành thât cám ơn quý "Khách".Vubinh.
30/07/201518:29:40
Khách
Qua những phản ứng "tiêu cực và lấy lệ" của các quan chức chính quyền địa phương như Db Hongda, NV Kalra và ngài Đại-sứ Mỹ Ted Osius tại VN,Cộng-đông Người Việt Hải ngọai mới nhìn rõ bộ mặt "Thật" của các Chính-trị-gia Mỹ như răng ? Họ luôn miệng bảo vệ "Nhân quyền" nhưng quả thật là phải hiểu khác đi .Buồn muốn nôn .!!! vubinh
29/07/201506:02:40
Khách
Dịch ý kiến viết bằng tiếng Anh của Khách là " Bè lũ bọn Cộng sản bán nước chủ tịch nước, thủ tướng, tổng bí thư sang Mỹ bị Cờ Vàng đuổi chạy phải chui vào " hậu môn" của Tòa Nhà Trắng ".
29/07/201502:25:54
Khách
Oi gioi Oi. Viet tiếng mỹ bồi như vầy mà cũng bày đặt viét hả! Lại còn bày đặt so sánh khập khiẽng nữa. Hét biét luôn.
29/07/201500:18:47
Khách
Historically, Only communist governments treat their citizens like animal, unlike civilized societies based on respect of human rights. They're inhumane, more like government with animal behaviour and mentalities.
There is NO sense in supporting those regimes by using abusive language
To do so only clearly demonstrate the animalistic nature of the commies
What a lack of common sense
28/07/201518:45:40
Khách
Chính sách chung chung của Chính quyền Obama là tránh các "biểu tượng" có lợi cho "Nhân quyền" .Ông Đại-Sứ Mỹ Ted Osius là một "Gay Đại sứ", nên tốt nhất, mỗi lần gặp Ngài Đại-sứ,Cộng-đồng Người Viết Hải-ngọai nên cầm hay đeo lá cờ "Đồng tính" (Rainbow flag) thì hợp với khẩu vị của Ngài hơn chăng? Phản ứng của.Ông Dỗ-thành Công "hời hợt quá" thì làm sao xứng đáng là "Dân biểu" được đây???. Thật hèn mạc.! Buồn ơi là buồn . Vubinh
28/07/201518:12:37
Khách
YOU REALLY MADE A STUPID COMMENT BECAUSE THIS MEETING IS FOR THE WHOLE COMMUNITY NOT SPECIFICLY FOR THOSE MURDEROUS VIETCONG.YOU VIETCONG CAN CALL ANYONE ANYTHING BUT THE LAUGH IS ON YOU.LOOK WHAT YOU STUPID VIETCONG DO TO VIETNAM SINCE YOU FORMED FROM A BUNCH OF LIER,THIEF,ROBBER AND KILLER.
28/07/201516:35:07
Khách
the agent took the strip of Ms Ngoc, i think he worry about her, he doesn't want everyone looks at her as the animal because human does not know what is common sense it is no different than animal. Is it make sense when you bring Hitter picture to Jewish community, is make sense when you wear bikini go to Church or Temple, is it make sense you bring Buddha or Jesus status to Mosque?
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.