Hôm nay,  

Omar Sharif. Thôi Về Hãy Về Đi

12/07/201500:01:00(Xem: 8004)
Omar Sharif. Thôi Về Hãy Về Đi

blank
Sean Bảo

Ngày hôm qua July 10, Omar Sharif ra đi vào cõi thiên thu. Có lẽ người đời nhớ đến diễn viên gốc Ai Cập bằng những giải thưởng Golden Blobe cao quý. Nhất là qua hình ảnh của Bác sỹ Zhivago trong cuốn phim kinh điển cùng tên. Nhạc phim mang tên Somewhere My Love, Hởi Người Tình Lara đã dìu dắt chúng ta đi vào một chuyện tình tay ba đẹp ngời trong tan tác đau thương của một thời loạn lạc khủng khiếp...Cuốn phim đi vào lòng người sâu lắng đến nghẹn ngào bởi Omar Sharif đã nhập vai và lột tả được chân dung và nội tâm của một bác sỹ đẹp trai, tràn đầy hồn thơ. Yêu hết mình, yêu cả vợ và người tình. Như yêu hết cả cuộc đời đầy tàn khốc mà đẹp thiết tha nọ. Yêu run rẫy như ngọn nến và những cơn giá băng trắng xóa một màu tuyết lạnh, buồn bả đi qua đời người.

Riêng tôi nhớ hoài bộ râu của chàng. Bộ râu đen thẳm mà đẹp như một nét nhấn đậm đà trên khuôn mặt khắc khổ mà phúc hậu của một vị lương y. Ánh mắt thì yếu đuối và long lanh như chừng bất lực trước sự bất công, như thụ động chấp nhận hơn là phản kháng. Bộ râu sậm và đầy đó che phủ một bờ môi luôn khát khao tình ái. Tuyết rơi, rơi mãi, những bông tuyết trắng xóa hay hơi thở chưa kịp lên trời thì đóng băng ngay trên bộ râu. Những vệt trắng nặng trĩu. Bộ râu này làm tôi nhớ Clark Gable. Cũng bộ râu tương tự trong nụ hôn bão tố với nàng Scarlett O'hara. Ôi! khuôn mặt và nụ hôn ấy, làm mọi thứ thiết tha, cần thiết trên cõi đời này bổng "cuốn theo chiều gió". Trong đó gồm cả tình yêu, sự nghiệp, danh vọng, tài sản và ước mơ! Tấc cả cuốn theo chiều gió, một ngọn gió đời, ngàn năm thổi mãi, một thời mê hoan.

Ngày ấy có người con gái đi nhẹ qua đời tôi, nàng nói khi hôn tôi: hôn một người đàn ông không có râu, như ăn cháo không có muối. Những năm tháng ấy tôi để râu và bên mình luôn có bộ dao cạo Gigllette. (Gillette, the best the men can be! Đó là quảng cáo của Gillette) Thực ra người Tây thì nói" Hôn một người đàn ông không có râu, như ăn trứng không có muối. Rồi ngay cả Jean-Paul Sartre cũng dí dỏm:  “A kiss without a moustache, they said then, is like an egg without salt; I will add to it: and it is like Good without Evil.” (Người ta nói một nụ hôn thiếu bộ râu, như ăn trứng thiếu muối; tôi sẽ thêm là: giống như cái thiện thiếu vắng cái ác). Chàng triết gia này cũng vòng vo với nhị nguyên, không có ác làm gì có thiện. Nhưng thật sự thì ăn trứng không có muối thì thật là "vô vị". Nhạt lắm. Bạn có đồng ý rằng ăn cháo với muối thật là ngon, nhất là với trứng muối. Đậm đà và mềm trên môi, tan vào lưỡi...như một nụ hôn.  

Trở lại cái chết của Omar Sharif, ra đi ở tuổi 83 thì chẳng có gì nuối tiếc. Vào tháng năm vừa rồi ông đã bị Alzheimer, suy giảm trí nhớ. Ông không còn nhớ cuốn phim nào đã làm nên tên tuổi lẫy lừng, Doctor Zhivago hay Lawrence of Arabia. Ông quên hẳn chúng đóng ở đâu và mình là ai! Và ngày hôm qua, ông ra đi sau cơn trụy tim trong bệnh viện ở Cairo, Ai ​C​ập.

Trong cuốn phim Doctor Zhivago, bác sỹ Zhivago cũng bị trụy tim đột ngột và chết trên đường phố, khi chàng ngỡ mình trông thấy Lara bước đi bên kia v​ỉ​a hè, mái tóc buộc gọn trong khăn quàng, chàng rời xe điện, hối h​ả​ chạy theo nàng, dáng nàng đáng yêu thon mảnh như ngày nào đang vô tình bước nhanh bên kia xa. Chỉ cần một vài bước vội, chỉ cần một vài cánh tay với, chàng sẽ níu được nàng quay lại để tương phùng trăm năm, chàng thốt lên Lara, qua bờ môi rung cảm ấy, qua bộ râu mặn mà sầu khổ ấy. Trái tim nhói đau và buông xuôi tiếng đập. Trái tim mệt m​ỏ​i thôi còn thao thức. Chàng ngã qụy trên đường và bóng nàng không hay biết xa xăm.

Căn bệnh Alzheimer đến vào cuối đời Omar Sharif là niềm vui hơn là tai họa. Tám mươi ba mùa tuyết trắng cũng đủ làm đầy cuộc đời này. lãng quên đôi khi là điều hạnh phúc. Bởi trí nhớ nhỏ nhoi mà sợi tóc nàng ​Lara bị cuốn trọn​ trong khăn quàng che ấm những mùa băng tuyết tàn khốc trong trại tập trung, sợi tóc nàng thôi lay bay bên kia ​vỉa hè mà ​đường​ về​ thì dài.

Có sợi tóc nào bay
Trong trí nhớ nhỏ nhoi (TCS)

 

Xin khép lại những dòng này đ​ể​ nhớ về một giai điệu đẹp Hởi ​N​gười ​T​ình lara, một diễn viên đẹp Omar Sharif, một nhân vật đẹp bác Sỹ Zhivago. Thôi về hãy về đi. Hương trầm có còn bay. nén nhang lòng cho ai.

July 11, 2015   

Sean Bảo


.
.

Ý kiến bạn đọc
13/07/201518:44:40
Khách
Lâu lắm rồi mới có bài viết hay.
12/07/201514:53:13
Khách
Cám ơn bài viết của Sean Bảo. Dr. Zhivago là một kiệt tác của nghệ thuật thứ bảy, đã để lại một dấu ấn rất lớn cho tuổi trẻ chúng tôi thời bấy giờ , chúng tôi đã yêu Lara, đã yêu Dr. Zhivago, yêu những trận bảo tuyết trắng xóa đi qua đời họ với bao cay đắng, mặn nồng, đau thương....trong một bối cảnh tàn khốc của chiến tranh.
Zhivago đã ra đi, tôi với rất nhiều cảm khái ở lại.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bằng cách làm suy yếu các đồng minh của Mỹ, chính quyền Trump đã làm suy yếu việc răn đe mở rộng của Mỹ, khiến nhiều quốc gia cân nhắc liệu họ có nên có vũ khí hạt nhân cho riêng mình không. Nhưng ý tưởng về việc phổ biến vũ khí hạt nhân nhiều hơn có thể ổn định dựa trên nền tảng của các giả định sai lầm.
Tạp chí TIMES kết thúc cuộc phỏng vấn với Tổng thống Trump nhân dịp đánh dấu 100 ngày ông ta quay lại Tòa Bạch Ốc (20/1/2025) bằng câu hỏi, “John Adams, một công thần lập quốc, vị tổng thống thứ hai của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ (1797 – 1801) đã nói chúng ta là một quốc gia pháp trị, chứ không phải bất kỳ người nào, Tổng thống đồng ý không?” Donald Trump trả lời: “Chúng ta là một chính phủ do luật pháp cai trị, không phải do con người sao? Ồ, tôi nghĩ vậy, nhưng anh biết đấy, phải óc ai đó quản lý luật pháp. Bởi nên, con người, nam hoặc nữ, chắc chắn đóng một vai trò trong đó. Tôi không đồng ý với điều đó 100%. Chúng ta là một chính phủ mà con người tham gia vào quá trình thực thi luật pháp, và lý tưởng nhất là anh sẽ có những người công chính như tôi.”
Chuyện “Ngưng bắn…” kể cho độc giả Bloomington ngày ấy, đã là chuyện quá khứ. 30 tháng Tư năm sau, cuộc chiến trên đất Việt tàn. Chủ nghĩa Cộng sản, nguyên nhân của nạn binh đao, dìm quê hương tôi trong biển máu hàng thập kỷ, cuối cùng đã hưởng hết 70 năm tuổi thọ. Tưởng chuyện đau thương trong một ngày ngưng bắn của gia đình, vì sự an toàn, phúc lợi của loài người, phải trở thành cổ tích. Vậy mà hôm nay, trong thời đại này, chuyện buồn chiến tranh của tôi đang tái diễn...
Mười năm, 20 năm, và nhiều hơn nữa, khi lịch sử kể lại buổi chuyển giao quyền lực hứa hẹn một triều đại hỗn loạn của nước Mỹ, thì người ta sẽ nhớ ngay đến một người đã không xuất hiện, đó là cựu Đệ Nhất Phu Nhân Michelle Obama.
Chiến tranh là chết chóc, tàn phá và mất mát! Có những cuộc chiến tranh vệ quốc mang ý nghĩa sống còn của một dân tộc. Có những cuộc chiến tranh xâm lược để thỏa mãn mộng bá quyền của một chế độ hay một bạo chúa. Có những cuộc chiến tranh ủy nhiệm giữa hai chủ nghĩa, hai ý thức hệ chỉ biến cả dân tộc thành một lò lửa hận thù “nồi da xáo thịt.” Trường hợp sau cùng là bi kịch thống thiết mà dân tộc Việt Nam đã gánh chịu! Hệ lụy của bi kịch đó mãi đến nay, sau 50 năm vẫn chưa giải kết được. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, một nữ chiến binh cộng sản miền Bắc có tên là Dương Thu Hương khi vào được Sài Gòn và chứng kiến cảnh nguy nga tráng lệ của Hòn Ngọc Viễn Đông thời bấy giờ đã ngồi bệch xuống đường phố Sài Gòn và khóc nức nở, “khóc như cha chết.” Bà khóc “…vì cảm thấy cuộc chiến tranh là trò đùa của lịch sử, toàn bộ năng lượng của một dân tộc dồn vào sự phi lý, và đội quân thắng trận thuộc về một thể chế man rợ. Tôi cảm thấy tuổi trẻ của tôi mất đi một cách oan uổng ...
Ngày 30 tháng 4 năm 2025 là một ngày có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử Việt Nam đương đại, cũng là dịp để chúng ta cùng nhau hồi tưởng về ngày 30 tháng 4 năm 1975 và những gì mà dân tộc đã sống trong 50 năm qua. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã kết thúc chiến tranh và đáng lẽ phải mở ra một vận hội mới huy hoàng cho đất nước: hoà bình, thống nhất và tái thiết hậu chiến với tinh thần hoà giải và hoà hợp dân tộc. Nhưng thực tế đã đánh tan bao ước vọng chân thành của những người dân muốn có một chỗ đứng trong lòng dân tộc.
Điều thú vị nhất của nghề làm báo là luôn có sự mới lạ. Ngày nào cũng có chuyện mới, không nhàm chán, nhưng đôi khi cũng kẹt, vì bí đề tài. Người viết, người vẽ, mỗi khi băn khoăn tìm đề tài, cách tiện nhất là hỏi đồng nghiệp. Ngày 26 tháng 3, 1975, hoạ sĩ Ngọc Dũng (Nguyễn Ngọc Dũng: 1931-2000), người dùng bút hiệu TUÝT, ký trên các biếm hoạ hàng ngày trên trang 3 Chính Luận, gặp người viết tại toà soạn, hỏi: “Bí quá ông ơi, vẽ cái gì bây giờ?”
Sau ngày nhậm chức, Tổng thống Donald Trump đã ban hành hàng loạt sắc lệnh hành pháp và bị một số tòa án tiểu bang chống đối và hiện nay có hơn 120 vụ tranh tụng đang được xúc tiến. Trump cũng đã phản ứng bằng những lời lẽ thoá mạ giới thẩm phán và không thực thi một số phán quyết của tòa án. Nghiêm trọng hơn, Trump ngày càng muốn mở rộng quyền kiểm soát hoạt động của các công ty luật và công tố viên nghiêm nhặt hơn. Trong khi các sáng kiến lập pháp của Quốc hội hầu như hoàn toàn bị tê liệt vì Trump khống chế toàn diện, thì các cuộc tranh quyền của Hành pháp với Tư pháp đã khởi đầu. Nhưng Trump còn liên tục mở rộng quyền lực đến mức độ nào và liệu cơ quan Tư pháp có thể đưa Trump trở lại vị trí hiến định không, nếu không, thì nền dân chủ Mỹ sẽ lâm nguy, đó là vấn đề.
Khi Bạch Ốc công bố công thức tính thuế lên các quốc gia với các thang thuế khác nhau, người ta nhận ra đó chỉ là một một phép tính toán học căn bản, chẳng liên quan đến kinh tế học hay mậu dịch lẫn các dữ liệu thực tế nào cả. Chúng chỉ là những số liệu vô nghĩa và phi lý. Việt Nam không đánh thuế hàng Mỹ đến 90% và đảo hoang của những chú chim cánh cụt có liên quan gì đến giao thương. Điều này thể hiện một đối sách vội vã, tự phụ và đầy cảm tính, cá nhân của Donald Trump nhằm tạo áp lực lên thế giới, buộc các nước tái cân bằng mậu dịch với Mỹ hơn là dựa trên nền tảng giao thương truyền thống qua các hiệp ước và định chế quốc tế. Hoặc nhỏ nhặt hơn, để trả thù những gì đã xảy ra trong quá khứ: Trump ra lệnh áp thuế cả những vật phẩm tâm linh từ Vatican đưa sang Mỹ như một thái độ với những gì đức Giáo Hoàng Francis từng bày tỏ.
Tổng thống Donald Trump vào hôm qua đã đột ngột đảo ngược kế hoạch áp thuế quan toàn diện bằng cách tạm dừng trong 90 ngày. Chỉ một ngày trước đó đại diện thương mại của Trump đã đến Quốc Hội ca ngợi những lợi ích của thuế quan. Tuần trước chính Trump đã khẳng định "CHÍNH SÁCH CỦA TÔI SẼ KHÔNG BAO GIỜ THAY ĐỔI". Nhưng Trump đã chịu nhiều áp lực từ những nhân vật Cộng Hòa khác, các giám đốc điều hành doanh nghiệp và thậm chí cả những người bạn thân thiết, đã phải tạm ngừng kế hoạch thuế quan, chỉ duy trì thuế căn bản (baseline tariff) 10% đối với tất cả những đối tác thương mại.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.