Dọc đường tôi đi bộ bên bờ kênh Delaware và Raritan, khoảng cuối tháng Tư có loại hoa màu tím nhạt nở từng chùm treo lúc lỉu trên những cành cây; thấp thì sà xuống mặt nước, cao thì cách mặt đất chừng chục mét. Hoa thuộc loại dây leo, nở lâu sắp tàn thì màu tím nhạt dần rồi biến thành màu trắng; khi chưa nở, nụ hoa trông giống như những hạt đậu màu tím. Có lẽ vì thế người ta gọi là cây đậu tía. Hoa còn có tên khác, đẹp hơn. Hoa Tử Đằng. Có người giải thích, Tử là màu tím; Đằng là chữ dùng chung cho loại dây leo.
Tử Đằng chịu không khí lạnh, thích chỗ vừa có nắng vừa có bóng mát, nở vào mùa xuân trong vòng hai hoặc ba tuần rồi tàn. Tử Đằng ít khi gặp trong văn thơ Việt nhưng được nhắc đến rất nhiều trong văn chương và nghệ thuật của Nhật Bản.
Màu hoa của Tử Đằng thường được so sánh với màu hoàng hôn.
Trong một chuyến du hành, sau khi đi bộ suốt ngày đến Yoshino, Basho và Tokoku (học trò và cũng là người đồng hành của Basho) cố tìm một chỗ ngủ giá phải chăng để nghỉ ngơi. Tình cờ, họ bắt gặp bụi hoa màu tím nhạt. Màu tím là màu của hoàng hôn. Có lẽ chiều xuống cùng với sự mệt mỏi đang tràn ngập cơ thể ông. Basho viết bài haiku như sau:
Over wearied,
And seeking a lodging for the night, -
These wisteria flowers! [1]
And seeking a lodging for the night, -
These wisteria flowers! [1]
- Basho
Mệt mỏi tột cùng
Tìm lữ quán trú ngụ qua đêm
Nhìn thấy chùm tử đằng. [2]
Tìm lữ quán trú ngụ qua đêm
Nhìn thấy chùm tử đằng. [2]
The Last Day of the Third Month[2] at Jionji Temple - Một ngôi chùa cổ ở Yagamata Prefecture.
That morning, spring was at an end in Jionji;
All day long I wandered near the temple gate.
However we grieve, spring will not tarry or return;
Yellow twilight was falling under the purple wistaria flowers. [1]
That morning, spring was at an end in Jionji;
All day long I wandered near the temple gate.
However we grieve, spring will not tarry or return;
Yellow twilight was falling under the purple wistaria flowers. [1]
Ngày cuối tháng Ba ở chùa Jionji
Sáng hôm ấy, cuối mùa xuân ở chùa Jionji;
Suốt này ta thẩn thơ gần cổng chùa.
Dù có tiếc nuối đến dường nào, mùa xuân cũng sẽ không chậm bước hay là quay trở lại;
Hoàng hôn vàng vọt rơi trên những chùm hoa tử đằng tím ngát. [2]
Suốt này ta thẩn thơ gần cổng chùa.
Dù có tiếc nuối đến dường nào, mùa xuân cũng sẽ không chậm bước hay là quay trở lại;
Hoàng hôn vàng vọt rơi trên những chùm hoa tử đằng tím ngát. [2]
Một ngày mùa xuân nằm dưỡng bệnh, Shiki viết:
Clusters of wisteria in the vase;
The flowers hang down,
In the sick room;
Spring begins to darken.
The flowers hang down,
In the sick room;
Spring begins to darken.
- Shiki [1]
Từng chùm tử đằng trong bình cắm hoa
Hoa treo lủng lẳng
Trong phòng bệnh;
Mùa xuân bắt đầu chìm vào bóng tối. [2]
Hoa treo lủng lẳng
Trong phòng bệnh;
Mùa xuân bắt đầu chìm vào bóng tối. [2]
Dưới giàn hoa Tử Đằng thường là nơi lý tưởng để hẹn hò, đôi khi là chỗ chia tay.
Nhà thơ Buson có lần nhìn thấy một đôi nam nữ ngồi dưới giàn tử đằng. Ông viết bài thơ như sau:
Wisteria flowers;
Resting under them,
A strange couple. [1]
Resting under them,
A strange couple. [1]
- Buson
Hoa tử đằng
Ngồi nghỉ dưới hoa
Hai người kỳ lạ. [2]
Ngồi nghỉ dưới hoa
Hai người kỳ lạ. [2]
Bài thơ tiếng Nhật của Buson dùng chữ “ayashiki” khiến người đọc cảm thấy có cái gì đó không được bình thường. Cách họ ngồi, cách họ trò chuyện với nhau, có vẻ như là hai người đang chạy trốn. Có lẽ người đàn ông trốn ông chủ của chỗ làm. Người đàn bà trốn nhà hoặc trốn hoàn cảnh gia đình không vui. Điều đáng chú ý ở đây là hai người ngồi dưới giàn hoa, những chùm Tử Đằng đong đưa trên đầu họ. Cả hai không để ý đến vẻ đẹp của hoa vì đang bận tâm đến số phận của họ.
Flowers of the wisteria;
Only hanging down their heads
At the parting.
Only hanging down their heads
At the parting.
- Etsujin [1]
Hoa tử đằng
Treo trên đầu họ
Buổi từ ly. [2]
Treo trên đầu họ
Buổi từ ly. [2]
Tử Đằng tiếng Anh là Wisteria, hoặc là Wistaria. Ở Nhật, Tử Đằng thường là loại wisteria floribunda, có nghĩa là chùm hoa nở xum xuê. Vì nụ hoa có hình dáng của hạt đậu, lúc mới đến Anh quốc, nó được gọi là Carolina kidney bean. Người Á châu lúc ban đầu xếp tử đằng vào chung loại với đậu nành.[3]
Tử Đằng được mang tên của Dr. Caspar Wistar, giáo sư y khoa của Đại học Pennsylvania kiêm nhà nghiên cứu thực vật. Hoa vì vậy ban đầu có tên Wistaria, nhưng vì có người vô ý nên viết thành Wisteria. Hoa bắt đầu có tên từ năm 1818.
Theo người Nhật, hoa tử đằng là tượng trưng cho tuổi trẻ và thi ca. Mặc dầu hoa nở vào tháng Tư, nó thường được dùng làm biểu tượng của mùa hè. Theo truyền thuyết dân gian Nhật Bản, rễ của cây tử đằng được nuôi dưỡng nếu rượu sa kê được rót vào dưới gốc; do đó, khách viếng thăm các vườn hoa hay công viên Nhật Bản thường được khuyến khích rót rượu sa kê vào dưới gốc cây để cây được trổ hoa nhiều hơn.
Wisteria được danh họa Hokusai đưa vào bức tranh chung với loài chim wagtail. Có lẽ vì chim có cái đuôi dài giống như cái que quẹt vôi lên lá trầu nên được gọi là chim chìa vôi.
Chim chìa vôi thường ngúng nguẩy cái đuôi dài. Hình chim chìa vôi được đặt dưới phần cuối của chùm hoa tử đằng. Giữa ngọn dây leo uốn lượn cuối chùm hoa tử đằng và con chim chìa vôi là hai câu đầu tiên trong bài thơ có tựa đề “Aged Wisteria” của nhà thơ Qian Qi (AD 710? – 780?) đời Đường.
Reaching tendrils emerge from the towering trees
Dangling threads cover the nesting crane.[4]
Dangling threads cover the nesting crane.[4]
Ngọn dây leo ngoằn ngoèo xuất hiện từ ngọn cây cao vút
Cành cây mềm đong đưa che khuất chim hạc đang nằm trong tổ. [2]
Cành cây mềm đong đưa che khuất chim hạc đang nằm trong tổ. [2]
Hoa Tử Đằng là biểu tượng của một thiếu nữ cành vàng lá ngọc.
Tử Đằng dễ trồng. Nhìn hoa mọc hoang dọc bờ kênh, hay trong sân nhà hàng xóm, tôi không ngờ nó được xem là loại hoa quí giá xứng đáng được vua chúa ngắm nhìn. Đi xem một vài ngôi chùa nổi tiếng ở Nhật, thấy vườn nào của chùa cũng có giàn Tử Đằng. Byodo-in, trước là ngôi biệt thự dành cho hàng vương giả được hiến dâng cho chùa để làm chỗ cho vua tu, có giàn hoa tử đằng. Ngồi trước chánh điện của chùa có thể ngắm hoa vào mỗi buổi chiều tà.
Trong “The Tale of Genji” (Truyện Genji) có một chương tựa đề là Fuji no Uraba có nghĩa là lá mới của hoa tử đằng. “Fuji no uraba” được trích trong một bài thơ cổ. Tō no Chūjō đã dùng câu thơ này để ngỏ ý muốn gả cô con gái tên là Kumoi no Kari cho Yūgiri, hoàng tử con trai của cựu hoàng đế Genji.
Vào một ngày xuân, hoa tử đằng nở rộ, hương hoa thơm lừng trong gió. Tō no Chūjō cho mở tiệc mừng hoa nở và mời hoàng tử Yūgiri, con của Genji, đến dự. Genji lúc ấy đã nhường ngôi cho con trai cả. Tō no Chūjō đang giữ chức vụ “Palace Minister” (không dịch vì không rõ chức vụ tương quan trong tiếng Việt). Yūgiri, 18 tuổi đã có tình ý với Kumoi no Kari.
Càng về chiều hoa Tử Đằng càng đẹp. Tō no Chūjō gửi thư mời chàng rể tương lai. Lá thư được gắn vào một cành hoa.
“In the dim twilight, wisteria round my home glows in vivid hues: will you then not come to see this, the last bounty of spring?”[5]
Trong ánh sáng hoàng hôn, hoa tử đằng quanh nhà tôi ánh một màu tím ngát: Hoàng tử có đến xem không, vẻ đẹp sắp tàn của mùa xuân? [2]
Bữa tiệc mừng hoa Tử Đằng kéo dài đến tối, trăng lên hoa càng thơm càng đẹp. Mọi người trong buổi tiệc trao đổi với nhau những câu thơ có nhắc đến hoa tử đằng. Một trong những câu thơ về hoa Tử Đằng, đáng nhớ nhất trong đêm ấy là câu thơ của Kashiwagi, con trai lớn nhất của Tō no Chūjō, cũng là kẻ bạo gan nhất, dám trộm ái phi của Hoàng đế Genji.
“The wisteria that in tender bloom recalls a fair maiden's sleeves no doubt looks lovelier still to a ravished watcher's eyes.”
Tử đằng đang nở hoa gợi nhớ đến tay áo của một cô gái xinh đẹp, càng xinh đẹp hơn trong đôi mắt của kẻ đang thầm yêu trộm nhớ. [2]
Tử Đằng được quí trọng trong nghệ thuật Nhật Bản. Hình dáng tử đằng được ghi khắc trong những cách trang hoàng mũ đội, tay áo, dấu ấn của danh gia vọng tộc. Một trong số rất ít các vở kịch kabuki cổ còn tồn tại cho đến ngày hôm nay là vở kịch múa Fuji Musume. Vở kịch này được trình diễn lần đầu tiên vào năm 1826. Vở kịch múa này không có cốt truyện. Chủ yếu là âm nhạc được biểu diễn bằng tiếng đàn, Katsui Genpachi viết lời bài hát, diễn viên Seki Sanjuro thay đổi y phục năm lần và điều quan trọng nhất là cái đẹp, cái thần của vở kịch được diễn xuất qua điệu múa. Năm 1937, một kịch tác gia khác, Oka Onitaro, đã cho người vũ công biến thành linh hồn của hoa tử đằng.
Cũng là màu tím, nhưng hoa tử đằng có dây leo mềm mại, chùm hoa đong đưa khiến ta nghĩ đến một người con gái ẻo lả, mong manh. Một hình ảnh ngược lại với hoa mộc lan (magnolia) đầy đặn và sung mãn.
Issa có bài thơ:
Where the spring sun
Sinks down, -
The wisteria flowers.
Sinks down, -
The wisteria flowers.
Nơi mặt trời mùa xuân
Lặn xuống
Hoa tử đằng [2]
Lặn xuống
Hoa tử đằng [2]
Tử đằng gợi người ta nghĩ đến một thiếu nữ đẹp, màu tím như màu của buổi chiều, của nơi mặt trời chìm xuống. Câu thơ của Issa làm tôi nghĩ đến một vài câu hát Việt “Chiều tím, chiều nhớ thương ai. Người em tóc dài.” Và. “Nhắm mắt chỉ thấy một chân trời tím ngắt. Chỉ thấy lòng nhớ thương chất ngất.”
Nguyễn Thị Hải Hà
Ghi chú:
[1] Những bài haiku tiếng Anh trích trong Haiku: Spring của R. H. Blyth.
[2] Nguyễn Thị Hải Hà phỏng dịch từ những bài haiku tiếng Anh.
[2] Nguyễn Thị Hải Hà phỏng dịch từ những bài haiku tiếng Anh.
[1] Tên một vở kịch Noh.
[2] Tháng Ba Âm lịch là vào khoảng tháng Tư Dương lịch.
[3] From A Contemplation Upon Flowers Garden Plants in Myth and Literature – by Bobby J. Ward
[4] Bài thơ này xuất hiện trong tập thơ số 10 trong tuyển tập toàn thể thơ Qian kao gong ji của nhà thơ. Notes của Asano Shugo.
[5] Shikibu, Murasaki. The Tale of Genji: (Penguin Classics Deluxe Edition). Penguin Publishing Group. Kindle Edition.
Gửi ý kiến của bạn