Hôm nay,  

Đọc Báo Mỹ

16/06/201500:00:00(Xem: 8018)

...bà Hillary xoá 30.000 emails, truyền thông chỉ loan báo phớt qua. Chẳng ông bà nhà báo nào bỏ công tìm hiểu...

Sống ở Mỹ, muốn biết tin tức, tất nhiên phải đọc báo Mỹ, chuyện hiển nhiên. Một chuyện “ít hiển nhiên” hơn là báo Mỹ thật sự có đáng tin không? Hay cũng chỉ như câu “nhà báo nói láo ăn tiền” mà dân Việt ta nghe từ hồi nào đến giờ.

Vì chế độ tự do ngôn luận nên các báo Mỹ đều có quyền tự do tuyệt đối, muốn viết gì thì viết. Nhưng vì nhu cầu cạnh tranh sống còn trong kinh tế thị trường không có cái đuôi “định hướng xã hội chủ nghiã”, nên phải tuyệt đối trung thực để lấy uy tín với độc giả. Có đúng vậy không? Hay cũng vẫn chỉ là một huyền thoại khác?

Truyền thông Mỹ là tối ưu, đầy đủ nhất, chính xác nhất, đủ mọi khuynh hướng, cho dù có một tờ báo thiên tả thì cũng có một tờ báo thiên hữu để thiên hạ có thể nhìn được cả hai khiá cạnh. Có thật không? Hay cũng lại là chuyện... nghe đồn vậy thôi?

Đối với những câu hỏi trên, kẻ viết này có câu trả lời rất rõ: “coi dzậy mà hổng phải dzậy đâu”! Dĩ nhiên sẽ có rất nhiều độc giả đi từ ngạc nhiên đến bực mình, rồi sỉ vả kẻ viết này “chứ ông viết bài trung thực, đáng tin chắc?”.

Kẻ viết này xin thanh minh thang nga ngay: tôi không phải là ký giả loan tin thời sự mà Mỹ gọi là “journalist” cần phải loan tin khách quan tuyệt đối. Tôi là một người viết bài bình luận mà Mỹ gọi là “editorialist”, tức là người trình bày ý kiến cá nhân về một vấn đề thời sự, mà ý kiến cá nhân tất nhiên phải là chủ quan, thiên vị, có người đồng ý, có người không đồng ý.

Để có một ví dụ cụ thể, Dan Rather của CBS là người đọc tin tức, là ký giả, có bổn phận phải trung thực, khách quan 100%. Bill OReilly của Fox News là bình luận gia, hoàn toàn phát biểu quan điểm cá nhân, 100% thiên vị, không khách quan chút nào. Đương nhiên tôi không thể so sánh mình với những “cây đại thụ” đó, chỉ là để quý độc giả có một khái niệm rõ hơn thôi.

Ở đây, kẻ viết này chỉ bàn về những ký giả, những người thu thập tin tức thời sự, rồi loan truyền lại cho thiên hạ. Không bàn về các bình luận gia. Nhìn dưới khiá cạnh này, ngành truyền thông Mỹ chẳng thể nào được gọi là khách quan cả, mà phải nói là thiên vị rõ rệt. Thiên lệch hẳn về phiá tư tưởng cấp tiến. Từ đó, loan tin một cách hoàn toàn thiên... tả.

Có hai cách thiên lệch: một là loan tin không chính xác, hai là loan những tin có lợi và ém nhẹm những tin không có lợi.

Mới đây, báo Washington Post đã viết bài về tình trạng Libya. Bài viết cho thấy Libya đã biến trạng, từ ổn định trong ngục tù Khaddafi, tới đại loạn như Somalia trong vài năm qua, đang đi đến tình trạng Iraq, tức là một đồng minh của ISIS đã chiếm hơn phân nửa lãnh thổ, đe dọa chiếm trọn vẹn cả nước. Rồi từ đó Libya có nguy cơ trở thành một Afghanistan dưới thời Taliban, tức là một nước Hồi Giáo cực đoan, địa bàn của khủng bố toàn cầu. Và bài báo cho biết tình trạng này là “hậu quả của phong trào cách mạng Arab Spring năm 2011”.

Nếu muốn có một ví dụ cụ thể nhất về việc loan tin thiên vị không chính xác thì đây chính là bằng chứng.

Không ai chối cãi chuyện nhóm phiến loạn chống Khaddafi nổi mạnh cùng thời điểm với phong trào cách mạng Ả Rập xẩy ra tại Tunisia, Ai Cập, và vài nơi khác trong vùng. Nhưng tại Libya, những nhóm nổi loạn này không phải là dân chúng bất mãn nổi dậy, mà là lực lượng khủng bố võ trang thân al-Qaeda. Tất cả đều là lực lượng võ trang, không phải thường dân tay trắng biểu tình như tại Tunisia và Ai Cập. Họ bị bao vây trong một khu của thành phố Benghazi và bị đe dọa tiêu diệt bởi xe tăng của Khaddafi. Khối Tây Âu (Pháp và Anh) cùng với Mỹ can thiệp quân sự, đánh, lật đổ rồi giết Khaddafi. Đưa nhóm nổi loạn lên nắm chính quyền. Nhưng nhóm này thực tế chỉ là một nhóm ô hợp toàn là những sứ quân, đánh nhau chí choé cho mãi đến nay.

Nói cho rõ, việc Libya suy xụp trở thành một xứ đại loạn kiểu Somalia hay Iraq, là kết quả của việc Mỹ, Anh, Pháp can thiệp lật đổ Khaddafi. Libya không phải là Ai Cập với người dân tay trắng biểu tình lật đổ tổng thống, do đó không thể nói đó là hậu quả cuả cao trào Arab Spring. Mà là như Iraq, khi quân Mỹ can thiệp lật đổ chế độ.

Khi tình trạng cả hai xứ đều tồi tệ đi, chiến tranh tràn lan, thì theo truyền thông dòng chính, TT Bush đã có tội can thiệp không chính danh, bằng cách lừa gạt thiên hạ về vũ khí giết người tập thể, tạo bất ổn và tình trạng chiến tranh loạn đả tại Iraq, nhưng TT Obama thì lại có công vì can thiệp với “lý do nhân đạo” chính đáng, cho dù để cứu một nhóm khủng bố nổi loạn đang bị đe dọa tiêu diệt. TT Obama đã có “công giải phóng” dân Libya khỏi chế độ độc tài sắt máu của Khaddafi nhưng Bush lại có “tội giải phóng” Iraq khỏi Saddam. Chiến tranh loạn đả tại Libya là hậu quả của phong trào cách mạng Ả Rập, không phải là kết quả của việc TT Obama lật đổ Khaddafi.

Tuy hai vấn đề Libya và Iraq tương tự, truyền thông “phe ta” lại nhìn theo hai cách khác nhau. Đó là bóp méo lịch sử.

Đi ngược dòng thời gian, câu chuyện anh Dan Rather của CBS mới thật là lộ liễu. Vì anh ta không ưa Bush, nên khi nhận được một bức thư dường như là của Bush ký xin miễn dịch, anh ta mau mắn tung ngay bức thư lên CBS như tin sốt dẻo chứng tỏ Bush dựa hơi ông bố để trốn lính. Cho dù khi đó tình hình căng thẳng vì cuộc chạy đua vào Toà Bạch Ốc đang khít nút giữa Bush và Kerry. Chỉ hai ngày sau, bức thư được chứng minh là giả.

Ngay cả chuyện ISIS ra đời và lớn mạnh từ năm 2012, truyền thông phe ta vẫn diễn giải là lỗi của Bush. Lý do? Vì Bush tạo bất ổn khi lật đổ Saddam, và nhất là vì lãnh tụ al Baghdadi của ISIS do Bush bắt nhốt nhưng trả tự do năm 2004. Điều truyền thông lo vuốt lưng Đấng Tiên Tri cố tình không nhìn nhận là Bush thả al Baghdadi thật, nhưng theo Wikipedia, chỉ là thả lỏng -as 'low level prisoner'-. Sau khi Obama lên làm tổng thống năm 2009, thì al Baghdadi được trả tự do hoàn toàn. Nôm na ra, Bush nhốt con cọp trong cũi, đến năm 2004, thả ra cho đi lang thang trong sở thú, rồi đến 2009, Obama thả về rừng luôn. Và con cọp chúa này đã làm ISIS sống lại và lớn mạnh từ năm 2012. Không cần biết sự thật, vẫn là... lỗi Bush thôi, cho dù Bush đã về Texas học làm hoạ sĩ từ 4 năm trước đó rồi.

Mới đây, độc đáo và sáng tạo hơn cả là truyền thông đã tung ra lập luận mới để bào chữa cho Obama. ISIS đang lớn mạnh dành dân chiếm đất ào ào, đi đến đâu giết hàng ngàn người vô tội đến đó, đe dọa an ninh toàn vùng Trung Đông và kho dầu của cả thế giới. TT Obama bối rối chống đỡ, cân nhắc giữa giải Nobel Hoà Bình và nhu cầu an ninh sinh tử của Mỹ, nhưng vẫn không cản được vì “chưa có kế hoạch” theo lời của chính TT Obama. Có vẻ như chiến lược Trung Đông –nếu có- của TT Obama thất bại hoàn toàn? Nhưng không, theo cánh phe ta, thì đây chính là chủ ý chiến lược thâm sâu hiểm độc của TT Obama, cố tình “nuôi ISIS để chúng cầm chân Iran”.

Theo lý luận kiểu này thì phải nói Obama chỉ là học trò của Bush, vì Bush trong cả chục năm sau 9/11 đã “cố tình” không tìm cách giết Bin Laden, vì cố tình muốn “nuôi” Bin Laden, bố đẻ của ISIS để cầm chân Iran! TT Obama không hiểu được ý thâm sâu hiểm độc của Bush nên ngây ngô đi giết Bin Laden, để rồi bây giờ mới “ngộ” ra, và áp dụng chiến lược của Bush, nuôi con của Bin Laden để cản đường Iran!

Quý độc giả có quyền ăn no ngủ kỹ, không có gì phải lo. Việc khủng bố ISIS lớn mạnh nằm trong kế hoạch của TT Obama để ngăn cản ảnh hưởng của Iran. Nếu ISIS có vượt biên giới Mễ đánh Texas thì cũng là trong kế hoạch nhằm cho ISIS đến Texas trước để ngăn cản ảnh hưởng của các ayatollah Iran vào Texas thôi. Quả là một chiến lược thâm sâu thần sầu của Đấng Tiên Tri.

Người ta cũng không thể quên trong những cuộc vận động tranh cử tổng thống gần đây, các ứng viên Cộng Hoà chẳng những phải đối phó với địch thủ ứng viên bên Dân Chủ, mà lại còn phải chống đỡ những đòn tấn công của truyền thông dòng chính luôn.

Một câu chuyện điển hình khó quên là trong một cuộc tranh luận giữa TT Obama và TĐ Romney năm 2012, cả chục triệu dân Mỹ theo dõi, hai bên tranh cãi về chuyện TT Obama có nhìn nhận vụ tấn công tòa lãnh sự Mỹ tại Benghazi là do khủng bố tấn công hay không. TĐ Romney tố cáo TT Obama đến cả tuần sau mới nhìn nhận là khủng bố tấn công, trong khi TT Obama khẳng định là “tôi đã nói ngay ngày hôm sau, đó là khủng bố tấn công”. Hai bên đang tranh cãi thì bà điều hợp viên Candy Crowley của CNN nhẩy vào bênh vực, nói ngay “TT Obama đã nói sự thật”. Khiến TT Obama như bắt được vàng, nói ngay “bà có thể lập lại được không?”. Bất kể bên nào đúng sai, vai trò của điều hợp viên không cho phép bà Crowley lên tiếng kiểu đó. Không còn là tranh luận giữa hai người, mà thành tranh luận giữa một người đối lại... hai người.

Gần đây hơn, ta thấy những trò mánh mung của bà Hillary. Ngày xưa TT Nixon xoá 18 phút thâu băng cuộc thảo luận của ông với các phụ tá về vụ Watergate, bị Washington Post đánh tả tơi đến độ phải từ chức. Ngày nay, bà Hillary xoá 30.000 emails, truyền thông chỉ loan báo phớt qua. Chẳng có ông bà nhà báo nào bỏ công tìm hiểu thêm.

Mới nhất là tin mà hầu hết các cơ quan ngôn luận dòng chính coi như là tin … tsunami tại Mỹ. Đó là tin cựu bộ trưởng quốc phòng của Bush, ông Donald Rumsfeld “chỉ trích chương trình dân chủ hoá của TT Bush tại Iraq là không thực tế” trong một cuộc phỏng vấn dành cho báo Times of London của Anh. Ngay sau khi tin này được tung ra, ông Rumsfeld đã mau mắn tố giác báo đã bóp méo hoàn toàn câu nói của ông. Đại khái, ông Rumsfled giải thích Mỹ đánh Iraq để khỏi còn vũ khí giết người tập thể (VL: mà khi đó cả thế giới đều tin là có), để Iraq có một chính quyền không đi xâm lăng hàng xóm và tôn trọng các sắc dân và tôn giáo khác nhau của Iraq. Nhưng ông lo ngại là thiên hạ có thể sẽ hiểu lầm là Mỹ đang áp đặt chế độ dân chủ kiểu Mỹ vào Iraq, là điều ông không nghĩ là thực tế. Theo ông Rumsfeld, cuộc phỏng vấn có thu âm từ đầu, nhưng vẫn bị Times bóp méo và truyền thông phe ta khai thác. Làm sao không khai thác một tin sốt dẻo, bất lợi cho Bush, hiếm quý còn hơn mưa lũ trong mùa hạn hán của Cali hiện nay?

Một chi tiết nhỏ. Năm 2008, nghị sĩ Obama đi Âu Châu, hơn 200 ký giả đi theo, tin tức tràn ngập báo chí, TV, internet,... ca tụng Obama được đón rước hơn cả TT Reagan hồi xưa. Bây giờ cựu thống đốc Jeb Bush đi Âu Châu, được thủ tướng Angela Merkel và ngoại trưởng Đức đón như quốc khách, nhưng không một báo hay đài TV Mỹ nào loan tin, hay nếu có, cũng chỉ có hai dòng.

Tại sao lại có sự thiên vị này? Chỉ vì đại đa số các ký giả, nhà báo Mỹ đều thuộc loại “trí thức thiên tả”, tự cho mình trách nhiệm mang lại công bằng xã hội, chống nhà giàu (mà biểu tượng là đảng Cộng Hoà), bênh vực dân nghèo, dân lao động, dân da màu (mà biểu tượng là đảng Dân Chủ).

Một thăm dò tại diễn đàn mạng Slate.com cho thấy ban biên tập và nhà báo ở đây ủng hộ Al Gore tới 78%, Bush 10% năm 2000; ủng hộ Kerry 85%, Bush 5% năm 2004; ủng hộ Obama 96%, McCain 2% năm 2008. Chẳng những thiên lệch lộ liễu, mà khuynh hướng thiên lệch ngày càng thêm... thiên lệch.

Không phải chỉ có diễn đàn Slate, mà ngay cả trong giới làm báo nói chung cũng vậy. Một nghiên cứu của hai tác giả Robert Lichter và Stanley Rothman, dựa trên 240 nhà báo, trong bốn cuộc bầu tổng thống từ 1964 đến 1976, 80% bầu cho ứng viên Dân Chủ, bất kể ai. Riêng năm 1992, 91% các nhà báo bỏ phiếu cho Clinton.

Khuynh hướng chính trị của báo giới Mỹ rõ ràng như vậy, làm sao thiên hạ có thể tin tưởng họ sẽ trung thực và khách quan khi loan tin. Trong tình trạng này, làm sao tránh được chuyện người đọc báo bị ảnh hưởng méo mó? Ở đây, một lần nữa, xin nhấn mạnh là chỉ bàn đến những ký giả, không bàn đến những bình luận gia.

xxx

Đối với khối dân tỵ nạn Việt thì báo chí Việt ngữ cũng phần nào phản ảnh khuynh hướng của truyền thông Mỹ.

Ta đọc báo Việt ngữ, có hai loại tin. Tin về VN và chế độ CSVN thì dĩ nhiên đều là tin chống cộng tối đa, không giống truyền thông Mỹ gì hết vì truyền thông Mỹ đang cố phản ánh quan điểm của chính quyền Mỹ là xây dựng một chính sách hòa hoãn, có thiện cảm với Hà Nội.

Nhưng khi đọc những tin thời sự khác, từ tin chính trị nội bộ Mỹ cho đến tin thời sự quốc tế, từ Iraq đến Ukraine, thì hiển nhiên đa số báo Việt ngữ lập lại tin truyền thông cấp tiến Mỹ, một phần vì không có cách lấy tin độc lập, một phần... để cho tiện. Cứ dịch báo Mỹ cho nhanh. Kết quả là đa số loan tin thiên về phe cấp tiến của TT Obama. Ngay cả trong vấn đề bang giao Mỹ-Việt, mặc dù tất cả đều chống cộng 100%, nhưng đối với chính sách thân VC của Nhà Nước Obama thì báo Việt ngữ... kín đáo không chỉ trích TT Obama.

Có một điều chéo cẳng ngỗng liên quan đến cái nhìn của dân tỵ nạn đối với truyền thông Mỹ và đảng Dân Chủ về cuộc chiến tại VN.

Dân tỵ nạn ta biết quá rõ sự thiên vị của truyền thông Mỹ và đảng Dân Chủ đã cổ võ việc bỏ Nam VN, đưa đến việc “thua trận và tháo chạy” của Mỹ như thế nào.

Quân lực VNCH cũng được trình bày một cách méo mó. Cả nước Mỹ được coi cảnh một anh lính Nam VN bám chân trực thăng rút khỏi Hạ Lào, nhưng chẳng một người Mỹ nào nghe nói về tử thủ An Lộc. Đó là cách truyền thông phổ biến tin tức. Không có gì phịa cả, mà chỉ là cách lựa tin để đăng thôi.

Tất cả tài liệu lịch sử vẫn còn đó, nhưng sau khi Nam VN lọt vào tay CS, khối cấp tiến và đảng Dân Chủ bất ngờ bị bệnh lãng trí, quên hết tất cả những phong trào chống Mỹ tham chiến của phe cấp tiến, quên luôn tất cả các biện pháp trói tay Nixon của quốc hội do Dân Chủ kiểm soát để ép Nixon phải bỏ rơi Nam VN. Quên mất trong nhiệm kỳ đầu của TT Nixon, quốc hội do Dân Chủ nắm đa số, đã biểu quyết hơn 80 lần đòi hỏi Nixon phải rút hết quân về và chấm dứt mọi yểm trợ chính trị, quân sự và kinh tế cho VNCH. Quên chuyện quốc hội Dân Chủ đã cắt ngân sách viện trợ quân sự cho Nam VN từ 3 tỷ năm 1973 xuống 1 tỷ, rồi 700 triệu trong năm 1974, và cuối cùng 300 triệu cho năm 1975. So với trung bình gần 15 tỷ một năm chi phí của Mỹ trong 8 năm Mỹ còn tham chiến. Ngay cả cái số tiền cỏn con này cũng không được giải ngân khi TT Ford yêu cầu giải ngân khẩn cấp tháng 4 năm 1975. Cái khối cấp tiến này bây giờ quay qua xỉa tay tố cáo mất Nam VN vì “Nixon cho tên Do Thái Kissinger đi đêm bán đứng Nam VN cho Tầu cộng”.

Dân tỵ nạn thế hệ đầu đều đã trải qua những năm khó khăn cuối cùng của cuộc chiến. Họ đều biết Nixon không phải là một Johnson vừa đánh vừa run, đã ra tay không nhẹ nhàng chút nào. Từ đánh qua Căm-Pu-Chia, yểm trợ cho VNCH đánh Hạ Lào, rồi phong tỏa Hải Phòng thả bom từ B-52 ào ào, nhất là trong mùa Giáng sinh năm 1972. Phong trào phản chiến với sự xách động mạnh mẽ của truyền thông cấp tiến, có thể có cả sự phối hợp với Mạc Tư Khoa hay Hà Nội, vùng dậy như hổ đói. Nixon không còn đường đỡ, chỉ còn cách tìm giải pháp gọi là gỡ được phần nào hay phần nấy, cầm hơi lâu chừng nào hay chừng nấy. Để rồi cuối cùng đại hoạ cũng không tránh được.

Nhìn vào tình hình chung, trách nhiệm của phe cấp tiến, truyền thông dòng chính và đảng Dân Chủ trong việc chúng ta mất nước rõ hơn ban ngày. Nhưng cái truyền thông đó để chạy tội đã đổ lỗi cho Nixon bán đứng Nam VN cho TC. Cho dù cái vô lý nhất trong lập luận này là không có lý do gì Tầu cộng chịu “mua” miền Nam VN dùm cho CS Bắc Việt. Bằng chứng rõ ràng là chỉ 4 năm sau, Tàu cộng đã mang lính qua đánh CSVN.

Dù biết vậy, nhưng bây giờ, một số không nhỏ dân tỵ nạn lại quay qua tin tưởng truyền thông Mỹ hết cỡ, chấp nhận lập luận chạy tội bán cái qua Nixon, để biện minh cho việc mình ủng hộ đảng Dân Chủ.

Viết lại lịch sử là chuyện khó làm, nhưng chấp nhận lịch sử viết lại thì dường như không khó lắm. Chỉ cần câu chuyện viết lại nó thuận lợi cho quan điểm của mình thì sẵn sàng cổ võ ngay bất chấp bằng chứng.

Đọc báo dù báo Việt hay Mỹ thì dễ, phân biệt được hư thực thì dường như không dễ chút nào, nhất là khi đã có thành kiến. (14-06-15)

Vũ Linh

Quý độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ý qua email: Vulinh11@gmail.com. Bài của tác giả được đăng trên Việt Báo mỗi thứ Ba.

Ý kiến bạn đọc
22/06/201516:33:00
Khách
Tôi rất tán đồng ý kiến của Mr Pham. Góp ý, cho dù có nghịch lỳ ,cũng thật cần thiết để "Người đọc" hiểu rõ thêm về tình hình "Xã hội dân sự". Một điểm quan trọng là "Góp ý" đòi hỏi phải "trong sáng". Tôi có cơ hội đọc nhiều báo Việt ngữ, nhưng phần lớn có chủ trương "thiên lệch" thí dụ như Người-việt và Saigon Nhỏ .Hai tờ báo này chuyên bôi bẩn đảng Cộng-Hòa, ngược lại "tâng bốc" đảng Dân-Chủ quá đáng.Như vậy là không tộn trong "thiên chức" của Nghề Truyền-thông là phải "Khách quan". Vubinh.
17/06/201521:57:15
Khách
Một bài viết rất hay và logic. xin góp ý là vẫn còn có 1 số báo Mỹ trên mạng cũng vẫn còn đưa tin trung thực 2 chiều nhưng loại này hơi ít. Bao' VN phần lớn tin tức dựa vào báo Mỹ hoặc thiện vị. Chẳng hạn báo Người Việt, Nhiều lần tôi góp ý về chuyện thiên vị và 1 chiều không đúng chức năng làm báo, cái cách họ đưa tin là thấy rõ "ý đồ" muốn lợi cho phe nào, khi độc giả như tôi và 1 số bạn bè góp ý thì họ kiểm duyệt trước và rồi không dám đăng hoăc "âm thầm" xóa bài báo đó (ai đã từng góp ý với báo NV thì sẽ thấy được sự kiểm duyệt này) Như vậy tờ báo sẽ ngày càng mất giá trị. Nếu Việt báo không ngại đụng chạm đồng nghiệp thì xin đăng ý kiến này, chỉ là 1 góp ý cá nhân trong tinh thần muốn các báo Việt ngữ thêm uy tín trong cộng đồng chứ không muốn gây chia rẽ. Cam' ơn.
17/06/201519:50:37
Khách
" Nhửng kẻ như vậy không đáng làm người đúng nghĩa "theo Lưu tâm Lực. Vậy xin hỏi Ngài Tâm-lực "Kẻ đó là ai ?". Nêu rõ Tên xem sao ? Ẫm ờ làm chi, xem ra Ông có vẻ giống bọn Truyền thông Mỹ ?. Vubinh
16/06/201520:23:20
Khách
Cảm ơn Bình luận gia Vũ Linh đã trình bày & phân tích những thủ thuật thông tin chính trị rất xúc tich, và lý thú.

Tôi nghĩ tôi không phải là độc giả độc nhất học hỏi được nhiều điều ít người nhìn xuyên thấy như ông.

Nếu ông Vũ Linh có mở lớp huấn luyện đồ đệ, tôi xin được ghi danh học nghề.

Nguyên Giao,
San Diego - Hoa Kỳ
16/06/201515:15:28
Khách
Tôi chỉ có một điều nói " Những kẻ như vậy không đáng làm người đúng nghĩa
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.