Hôm nay,  

Nội Dung Bài Nói Chuyện Nhân Đại Hội Tổng Hội Cảnh Sát VNCH Tại Westminster, CA, 23-5-2015

02/06/201500:00:00(Xem: 3155)

“HỆ THỐNG CĂN CỨ HẢI QUÂN CỦA TC VÀ ĐẢNG CSVN”

I. Hệ thống căn cứ Hải quân của TC trên vùng Trường Sa

Hệ thống Căn Cứ này bao gồm: Theo hướng Nam Bắc, từ Bã Đá Ngầm Châu Viên (ở mãi Vĩ Tuyến 8), qua Bãi Đá Ngầm Chữ Thập (vĩ tuyến 9), lên Bãi Su Bi (Vĩ tuyến thứ 10), rồi hướng về phía Đông: xuống Bãi Én Đất, sang Bãi Vành Khăn (gân Phi luật Tân). Rồi trở về Châu Viên.

Như vậy, Hệ thống gồm một chu vi lớn: Chau Viên, Chữ Thập, Subi, Én Đất, Vành Khăn.

Nếu nhìn vào Toạ Độ, ta thấy:

- Theo hướng Nam Bắc, thì bắt đầu từ vĩ tuyến 8 (Châu Viên) lên vĩ tuyến 10 (Su bi). Như vậy chiếu cao là khoảng 100 hảii lý;

- Và nều nhìn theo hướng Tây-Đông, thì từ kinh tuyến 12 (Châu Viên, Chữ Thập) sang Vành khăn (kinh tuyến 15). Như vậy, chiều ngang: khoảng hơn 150 hải lý."

Bên trong Chu vi này, nằm ở giữa là vùng Chuỗi Đảo Đá Ngầm có tên là Quần Tụ (Union Banks). Trong khu vực này TC xây các căn cứ sau đây: Gạc Ma, Chigua, Tư Nghĩa.

Và Gaven, nằm ở phía trên Union Banks.

Tại nhiều căn cứ này, TC xây phi trường, hải cảng, kho chứa quân trang quân dụng, doanh trại cho quân trú phòng, các trạm viễn thông... Phi trường trên Bãi Cbữ Thập, đủ dài cho máy bay phản lực J11 hay J11B, với tầm xa 1600 km, đã xây xong.

 II. VC và hoạt động bành trướng của Bắc Kinh…..

TC biết rằng chúng không thể chiếm được Biển Đông, nếu không buộc được lãnh đạo VC đóng vai trò tích cực trong âm mưu của chúng, nhất là VC là chủ nhân của vùng Biển này.

Để tiến tới việc chiếm trọn Biển Đông, TC đưa ra chiến lược với VC dưới danh nghĩa là

“TÌM MỘT GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG.”

Ngày 12 tháng 4 năm 2011, Tướng Quách bá Hùng, phó chủ tịch Quân Uỷ Trung Ương sang Hà nội, gặp Nguyễn phú Trong, Nguyển tấn Dũng, các lãnh đạo khác. về đường hướng và cơ cấu tổ chức mà VC phải thi hành để giúp chúng tiến chiếm Biển Đông của Việt nam.

Trước kết là về đường hướng, TC buộc VC phải thi hành 3 nguyên tắc sau đây để giải quyết vấn đề Biển Đông:

Thứ Nhất: Thương thảo song phương, và tham khảo thân thiện để giải quyết mâu thuẫn.

Thứ Hai: Không cho phép một nước thứ ba can thiệp vào vấn đề Trường Sa

Thứ Ba: Phải hướng dẫn dư luận, và cảnh giác về các lời tuyên hố hay có hành động có thể làm, tổn thương tình hưũ nghị hay làm mất lòng tin của hai dân tộc.

Về cơ cấu tổ chức và thi hành:

1). Quách bá Hùng, ngày 13 tháng 4 họp với Phùng quang Thanh, về Hợp tác toàn diện giữa 2 quân đội, gồm cả hướng dẫn và kiểm soát quân đội khi thực hiện các nguyên tắc trên. Điều quan trọng là quân đội VC không đưọc chống lại các hoạt động của TC trên Biển Đông và TC còn giúp cả việc ngăn chặn nếu quân đội VC chống lại lãnh đạo VC về sự thực thi các đường hướng trên, như đảo chánh chống lại việc làm của Đảng.

Hợp tác toàn diện trong lãnh vực này đặc biệt gồm sỹ quan TC ngầm theo dõi đơn vị VC để ngăn chặn các âm mưu trên.

2). Vương thế Tuấn, Chánh Án Toà Án Nhân Dân Tối Cao cùng thời gian này, ngày 17 tháng 4, sang Hà nội gặp Nguyễn minh Triết để Triết lo vận dụng tòan thể guồng máy công quyền: Công an, cảnh sát, quân đội, toà án, nhà tù để  trấn áp quần chúng chống đối hoạt động bành trướng của TC. Những ai dù chỉ hô khấu hiệu HS, TS của VN là bị bắt và bỏ tù.

3). Lê hồng Anh, thường trực Bộ Chính Trị cũng trong vòng 6 ngày trong thời gian Quách Bá Hùng ở Hà nội, được gọi sang Bắc Kinh gặp Mạch kiến Trụ, Bộ trưởng Công An để giao phó trách nhiệm về an ninh tòan diện.

Đây rõ là mệnh lệnh của Đảng CSTH cho Đảng CSVN thi hành trong cái mà TC gọi là “tìm giải pháp cho Biển Đông”. Bề ngoài, thì các mệnh lệnh này của 2 Đảng được nguỵ trang bằng một Thoả Hiệp của 2 nhà nước mà Đại diện 2 Bộ Ngoại giao ký vào tháng 10 năm đó tại Băc Kinh.

Thoả Hiệp được mệnh danh là “Thoả Hiệp Hỗ Tương về Giải Pháp cho tranh chấp Biển Đông”.

Như trên, ta thấy có một hệ thống ràng buộc tập thể lãnh đạo Đảng CSVN vào Đảng CSTH, và còn ràng buộc cả mỗi cá nhân lãnh đạo đảng VC nữa. Sự ràng buộc mỗi cá nhân được thể hiện qua tiếp xúc từng người với lãnh đạo TC.

Sự ràng buộc ấy được tính toán và tổ chức chặt chẽ trong hệ thống giữa 2 đảng song song với nhau từ trên xuống dưới, và theo hàng ngang giữa các cấp của hai đảng. Còn nữa, ràng buộc này còn được tổ chức qua hệ thống chính quyền giữa hai nhà nước TC và VC.

Sự ràng buộc ấy chính là các dây, dợ chằng chịt của Bắc Kinh đưa ra buộc lãnh đạo VC qua phương thức ban cấp chức vụ và cho hưởng thụ quyền lợi.

a)Về chức vụ. Trong kỳ bàu cử vào Đại Hội kỳ XI, Nguyễn phú Trọng chỉ được đứng thứ 8. Giả Khánh Lâm, Uỷ Viên Chính Trị Bộ của TC sang Hà nội đã chỉ đinh Trọng làm Tổng bí Thư, thay vì chức vụ đó là của Trương tấn Sang, vì y đứng số 1. Hầu hết các chức vụ quan trọng trong đảng ở nhiều cấp đều được xảy ra như thế. Nguyễn cơ Thạch trước đây bị loại ra khỏi guồng máy quyền hành vì chống Bắc kinh. Phạm gia Khiêm mất chức Phó Thủ Tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao vì lý do vào tháng 8 năm 2010 đã về hùa với đa số thành viên ASEAN ủng hộ quan điểm của Hilary Clinton vể giải pháp đa phương cho vấn đề Biển Đông. Trong phiên họp Hội Nghị Bộ trưởng Ngoai Giao này ở Hà nội, Phạm Gia Khiêm là nước chủ nhà đã bị Dương Khiết Trì hạ nhục vì đi ngược lại quan điểm của Bắc Kinh, và không kiểm soát được tình thế. Sang đến Đại Hội XI, Phạm gia Khiêm không còn chức vụ nào nữa, dù trước đó, trong nhiều năm Khiêm là đồng chủ tịch Uỷ Ban Hợp tác song phương với Đới bỉnh Quốc, đã có công đưa cán bộ TC vào VN hợp tác với cán bộ cấp tỉnh của VC.

b) Về quyền lợi. Quyền lợi gồm bổng lộc và lơi ích vật chất do chức vụ mang lại.

1)Bổng lộc có loại trực tiếp như vụ Bauxite ở Tây nguyên. Tổng bí thư Nông đức Mạnh được 300 triệu MK, Dũng được 150 triệu. Vì có chống đối, Dũng biện hộ rằng đây là chính sách lớn của Đảng.

2) Bổng lộc gían tiếp: Đây là các lợi ích vật chất do chức vụ mang lại. Thí dụ như Vụ Vinashin và Vinalines đã giúp cho nhóm Dũng rút ra trên 4 tỉ MK để chia nhau …..

Để có thể được ban cấp quyền lợi này, mỗi cá nhân phải phấn đấu gay gắt để chinh phục được “lòng tin” (danh từ mà Quách bá Hùng dùng khi họp với lãnh đạo VC) của Bắc Kinh. Mỗi cá nhân còn phải có thành tích nghĩa là chứng tỏ cụ thể về kết quả việc làm để lòng trung thành với quan Thày TC. Trong Ban lãnh đạo VC, các phần thưởng ( chức vụ và quyền lợi) là mồi nhử, sẽ gây ra những cuộc chạy đua, cạnh tranh lẫn nhau, đi tới canh chừng nhau, sát phạt nhau, tố cáo nhau với quan Thày, kể cả tố cáo cho công chúng biết như về tham nhũng để loại bỏ nhau khỏi hệ thống quyền lực, và chém giết nhau như trường hợp Nguyễn bá Thanh v.v.

Chỉ thị hay mệnh lệnh cho VC được theo dõi, kiểm soát khá gắt gao. Đó là lý do mà lãnh đạo VC im thin thít khi TC với một hạm đôi hùng hậu ngang nhiên đặt giàn khoan HD 981, xâm phạm phần lãnh hải thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Rồi, VC cũng lặng yên, coi như không có gì trước các hoạt động của TC rầm rộ, công khai bồi đắp và xây dựng các căn cứ hải quân trên 9 bãi đá ngầm trong vùng Trường Sa của Việt nam.

Ngoài ra, có kẻ nào mà Hoàn Cầu Thời Báo gọi là vong ân bội nghĩa, tìm cách thoát ra khỏi các dây, dợ mà TC dương lên, thì hãy noi gương Nguyễn bá Thanh

------

Sự kiện giàn khoan HD 981 vào 1 tháng 5,2014 ở Quảng Ngãi dồn Lãnh đạo VC vào tình thế lưỡng nan. Họ chọn giải pháp dứng về phía nhân dân và quốc tế, dù nửa vời. Ngày 11 tháng 5, Nguyễn tấn Dũng đi dự Hội nghị ASEAN ở Miến Điện và tuyên bố về tự do và an toàn lưu thông trên Biển Đông, tố cáo TC là nguyên nhân gây bất ổn trong vùng. Và ngày 21 cùng tháng, Dũng nói chuyện với TT Phi ở Manila về vấn đề toà án quốc tế, tỏ vẻ như là y sắp sửa kiện TC ra toà án quốc tế về việc TC vi phạm chủ quyền trong vùng Trường Sa.

Vì sự xâm lăng trắng trợn ấy, khoảng 50,000 dân Việt biểu tình bạo động chống TC: phá xưởng của TC tại Bình Dương khiến một số công nhân TC chạy sang Cao Miên lánh nạn, và ở Hà tĩnh gây cho 2 công nhân TC chết và 4 bị thương. TC cho rằng lãnh đạo VC không làm tròn nhiệm vụ đã cam kết như thoả hiệp tháng 10 năm 2011. TC còn nghi ngờ VC xúi dục quần chúng VN biểu tình chống lại TC. Mặt khác, Nguyễn phú Trọng đến nói chuyện với cử tri quận Tây Hồ có nói qua tới bảo vệ chủ quyền, trong khi đó Trương tấn Sang cũng cùng một luận điệu như vậy với cử tri thành phố Hồ chí Minh. Với các sự kiện trên, TC nghi ngờ lãnh đạo VC có triệu chứng muốn thoát khỏi ảnh hưởng của mình và phản bội. Ngày 16 tháng 8, 14, TC cử Dưong khiết Trì sang Hà nội. Trì “nói thẳng vào mặt” (mắng) lãnh đạo VC là đứa con hoang phải trở về với tổ quốc khổ đau (có vẻ như là VC trước đó đã cam kết gia nhập Trung Hoa như một thành viên). Với nét mặt hung hăng, Trì nhắc lại những cam kết của lãnh đạo VC khi gặp Quách bá Hùng và nhấn mạnh đến 4 điều mà các lãnh đạo VC không được làm: KHÔNG được đánh giá thấp quyết tâm của TC về bảo vệ chủ quyền của TC trên vùng Biển Đông. KHÔNG được dùng dữ kiện lịch sử để tuyên bố rằng Biển Đông là của VN. KHÔNG được lôi kéo các nước khác vào vấn đề tranh chấp và KHÔNG được phá bỏ mối quan hệ hằng tốt đẹp với Trung Quốc.


Từ đó, Lãnh đạo VC không còn tỏ thái độ trái ngược vì đe doạ của Bắc Kinh.

-------

Nay đến kỳ bàu cử vào kỳ Đại Hội XII của Đảng CSVN vào năm 2016, cuộc chạy đua vào các chức vụ then chốt tỏ ra rất ráo riết. Càng ráo riết bao nhiêu, thì ganh đua giữa các lãnh đạo lại càng khốc liệt bấy nhiêu. Moị thủ đoạn loại trừ nhau được sử dụng triệt để. Yếu tố quan thày đỡ đầu vào chức vụ then chốt của Đảng có tính cách quyết định. Mọi ứng viên cố gắng tỏ trung thành với quan thày.

Xem ra Phùng quang Thanh tỏ ra mẫn cán, trung thành với quan thày hơn nếu so với bất cứ kẻ nào trong hàng ngũ lãnh đạo VC kể cả Nguyễn tấn Dũng, hay Nguyễn phú Trọng. Thực vậy, khi TC đặt giàn khoan HD 981 ở biển Quảng Ngãi, bọn chi huy giàn khoan ra lệnh cho cảnh sát biển VC rút ra xa, không được đến gần 3 hải lý. Tức khắc ngay sau khi có lệnh ấy, Phùng quang Thanh, với tư cách Bộ Trưởng Quốc Phòng, ra lệnh Cảnh Sát biển VC rút ra xa, và họ chỉ hoạt động cách xa 9 hay 10 hải lý để quan sát. TC lúc đầu đưa một hạm đội 90 tầu đủ loại gồm cả tầu có trang bị hoả tiễn để bảo vệ. Ít ngày sau, con số tàu của Bắc kinh lên tới 135. Cảnh sát biển VC dù hoạt động ở xa, nhưng 2 người vẫn bị tàu TC bắn chết và 4 bị thương. Và tổng số 24 tàu cảnh sát biển VC bị húc vỡ hay đâm chìm.

Trong bối cảnh của sự xâm lăng võ trang như vậy kể cả cảnh sát bị bắn giết, Phùng quang Thanh tại hội nghị Bộ trưởng Quốc Phòng của ASEAN trong thời gian này còn tuyên bố đại ý về vụ giàn khoan không có gì là quan trọng, giống như mâu thuẫn trong một gia đình. Tuyên bố này là đúng với điều mà Quách bá Hùng đòi hỏi, dù hành vi của TC lúc đó thực sự là cuộc xâm lăng lãnh thổ VN bằng quân sự. Công đóng góp khác khá lớn cho TC là hợp tác toàn diện của quân đội VC với quân đội TC, một hình thức quân đội VC được đặt dưới sự giám sát của sỹ quan TC. Hơn nữa, Phùng quang Thanh còn tỏ ra kiểm soát được quân đội, chống lại âm mưu như đảo chánh, và chỉ thấy có tướng, tá hồi hưu (nghĩa là đã bị loại ra khỏi hệ thống chỉ huy) lên tiếng chống TC.

Điều quan trọng là Họ Phùng còn được Tướng Quách bá Hùng, nhân vật số 2 trong hệ thống quân đội TC giao công tác một cách trực tiếp và bảo trợ. Y có kỳ vọng ít nhất trở thành Lê đức Anh trong giai đoạn sắp tới. Lê đức Anh ra lệnh cho quân đội VC đóng trên các đảo không được nổ súng chống lại TC khi chúng đánh chiếm 6 đảo vào tháng 3 năm 1988, và hậu quả là 64 công binh VC bị hy sinh một cách oan uổng bằng đại pháo của TC. Đảng CSVN đã để cho TC chiếm các đảo ấy một cách an toàn và nghiễm nhiên hưởng lợi trên 64 xác chết ấy. Nay, một khi TC xây xong các căn cứ hải quân, chúng sẽ ra lệnh chuyển giao chủ quyền Trường Sa cho chúng, và cảnh để cho quân giặc giết chết quân trú phòng để chiếm đảo sẽ tái diễn. Và lãnh đạo Đảng sẽ tự coi là vô can, nhưng dĩ nhiên hưởng lợi.

Vì thế trong cuộc chạy đua vào chức vụ trong kỳ Đại Hội XII vào năm 2016 tới, có kẻ nào đó lôi hồ sơ tham những của Bố Con Thanh ra tố cáo: Nhà cửa nguy nga, giầu có vượt mức…...

Nguyễn tấn Dũng sắp sửa đến ngày bầu cử vào chức vụ mới, dã quay ngược trở lại so với hành vi trước đây: thẳng thừng to tiếng chửi đế quốc Mỹ nhân dịp 30 tháng 4 vừa qua, với hi vọng sẽ được TC trọng dụng hơn kẻ khác. Nguyễn xuân Phúc bị tố cáo giầu có, và là tay xảo quyệt, gian manh, đã chủ mưu đầu độc giết Nguyễn bá Thanh bằng phóng xạ của TC…..

Dù Nguyễn bá Thanh đã chết trước đây, nhưng đó cũng là hậu quả của sự tranh giành quyền lực giữa các phe nhóm, vì cố gắng vận động để được Bắc Kinh tin cậy.

Tóm lại, khó có ai trong Ban lãnh đạo VC có thể thoát ra được mạng lưới ràng buộc này với các dây dợ chằng chịt quấn xung quanh như một mạng lưới. Nhất là mỗi cá nhân lãnh đạo VC được một cá nhân lãnh đạo TC khi giao nhiệm vụ với hình thức bảo trợ một cách riêng rẽ, và có theo dõi chặt chẽ. Ngoài ra, TC còn tạo ra một tư thế cho mỗi cá nhân VC cạnh tranh giữa họ với nhau, gồm cả tố giác đối thủ của mình với quan Thày để lập công.

Cả bọn lãnh đạo VC như bị dồn vào cơn lốc xoáy./..

Đến đây, tôi dành thì giờ để Thiếu Tá Thái văn Hoà đọc Bản Tuyên Cáo của Tổng Hội.

BẢN TUYÊN BỐ CỦA ĐẠI HỘI CÁC TẬP THỂ CỰU SỸ QUAN CẢNH SÁT VIỆT NAM CỘNG HOÀ.

Nhân danh hòa bình,

Chúng tôi, người Mỹ gốc Việt, gồm đại biểu của 17 tập thể Cựu Sỹ Quan Cảnh Sát Việt nam Cộng Hoà trên toàn quốc, tham dự phiên Đại hội ngày hôm nay, 23 tháng 5, 2015, tại Westminster, CA có sự hiện diện của nhiều nhân sỹ địa phương, công khai lên tiếng về việc bá quyền Bắc Kinh chiếm đóng bấp hợp pháp 9 bãi đá ngầm trong quần đảo Tường Sa của Việt nam và đang hối hả bồi đắp và biến chúng thành một hệ thống căn cứ hải quân ngõ hầu làm bàn đạp để khống chế Đông Nam Á, gây bất ổn toàn vùng và cả thế giới. Đặc biệt là việc chiếm đóng này có sự đồng loã tích cực của lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt nam và như thế trong tương lai không xa, Bắc Kinh sẽ nghiễm nhiên trở thành chủ nhân ông vùng Biển này của Việt nam.

Bởi các lẽ ấy, Đại hội long trọng tuyên bố

Thứ Nhất: Kết án các lãnh đạo ĐCSVN về việc làm tay sai cho các lãnh đạo Trung Cộng, góp phần vào âm mưu bành trướng của Trung Cộng và thông đồng với chúng trong việc chinh phục các nước Đông Nam Á kể cả Việt Nam.

Thứ Hai: Đòi hỏi các lãnh đạo ĐCSVN rút lui khỏi vai trò một ngụy quyền cung cấp dịch vụ làm lợi cho kẻ thù của nhân dân Việt Nam và của các dân tộc yêu chuộng hòa bình khắp thế giới.

Thứ Ba: Kết án các lãnh đạo ĐCSTC về âm mưu bành trướng của họ. Trung Cộng nhắm vào việc chinh phục các nước khác bằng vũ lực, sáp nhập chúng vào lãnh thổ của Trung Hoa. Các tham vọng của họ là một nguyên nhân gây bất ổn trong vùng và đối với thế giới.

Thứ Tư: Kêu gọi một sự can dự quốc tế nhằm đình chỉ các hoạt động bất hợp pháp của Trung Cộng. Để bảo vệ các nước Đông Nam Á khỏi bị thống trị bởi các tham vọng bành trướng, cần đến một sự ủng hộ mạnh mẽ, tích cực và khẩn cấp từ toàn thể thế giới cho chính nghĩa này.

Thứ Năm: Kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ và nhân dân yêu chuộng hòa bình của Hoa Kỳ có một quyết tâm rõ rệt và mạnh dạn để đối phó với sự kiện rằng Trung Cộng đã tiến bước một cách vừng chắc đến việc nuốt gọn Á Châu và sau đó toàn thể thế giới.

Nước duy nhất trên toàn thế giới có khả năng đối phó với tình trạng này chính là Hoa Kỳ.

Chính sách của Hoa kỳ là “tăng cường các liên minh cũ và trui rèn đối tác mới để đối phó với các thử thách chung” như trong thư của Tổng Thống Obama đề ngày 4 tháng 10 năm 2011 gửi cho ông Nguyễn trung Châu, Chủ tịch Tổng Hội Cựu Tù Nhân Chính trị và sự tái phối trí các lực lượng quân sự tại các căn cứ khắp Á Châu và Úc Châu, cũng như kể cả dự án Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), nhất thiết là cần nhưng chưa đủ. Lý do bởi sự kiện rằng Tổng Thống đang suy nghĩ về việc xây dựng sức mạnh quân sự để đối phó với các thử thách theo lối chiến tranh quy ước. Vì lý do đó BIỂ N ĐÔNG NAY GẦN NHƯ NẰM TRONG TAY CỦA ĐCSTC. Nếu điều này xảy ra, các quyền lợi chính đáng của Hoa Kỳ như được tuyên bố bởi Bộ Trưởng Quốc Phòng Robert Gates và Bộ Trưởng Ngoại Giao Hilary Clinton vào năm 2010 sẽ bị vô hiệu hóa.

Và khó khăn cho Hoa Kỳ và thế giới sẽ khởi diễn từ đây.

Nên nhớ rằng kẻ địch thủ tiềm ẩn của Hoa Kỳ có một đầu óc của một con cáo đang chơi một ván bài chiến tranh đa diện với mọi phương tiện khả hữu, ngay cả với các phương tiện vô đạo đức. Một “Hoa Kỳ Lịch Sự lương thiện không thể đối phó với nó một cách hữu hiệu.

Chiến lược chúng ta cần có là một chương trình hành động tổng thể hữu hiệu để tẩy trừ triệt để căn nguyên của vấn đề.

Làm tại Westminster, California ngày 23 tháng 5 năm 2015

Cuối cùng là phải làm là gì? Với tư cách là người tị nạn cộng sản chúng ta cần noí lên tiếng nói của chúng ta trước tình thế mà TC gần như chiếm trọn Biển Đông do sự tiếp tay tích cực của Đảng Cộng Sản Việt nam….

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.