Hôm nay,  

VN Nhảy Múa Thận Trọng Với Các Siêu Cường

24/01/201500:00:00(Xem: 3785)
Tác giả: Phuong Nguyen

Người dịch: Trần Văn Minh

East Asia Forum

Bài được đăng tại: https://anhbasam.wordpress.com/2015/01/23/3320-viet-nam-nhay-mua-than-trong-voi-cac-sieu-cuong/#more-144804

*

Quan hệ quân sự Việt – Mỹ đã được cải thiện đáng kể trong những năm gần đây, nhưng cuộc bàn luận về mối liên minh gắn bó hơn nữa giữa Washington và Hà Nội đã không nhận ra sự khác biệt tinh tế về địa chính trị và lịch sử. Quan hệ quốc phòng giữa hai nước đã sang trang vào đầu thập niên 2000, khi cả hai nước bước ra khỏi những hệ lụy của cuộc chiến tranh Việt Nam. Hai nước bắt đầu tích cực tìm kiếm những phương cách mới để làm việc với nhau.

Các quan chức quốc phòng và quân sự cao cấp của Mỹ bây giờ đến thăm Việt Nam thường xuyên hơn. Năm 2011, hai nước đã ký một bản ghi nhớ, thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương. Vào tháng 10 năm 2014, chính quyền Obama công bố dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Điều này có nghĩa là, từ nay Hoa Kỳ sẽ bán vũ khí sát thương cho Việt Nam trên cơ sở từng trường hợp, một bước tiến gần như không thể tưởng tượng chỉ một vài năm trước đây. Với việc dỡ bỏ một phần lệnh cấm, Hoa Kỳ và Việt Nam đã bắt đầu đặt nền móng cho mối quan hệ mua sắm quốc phòng song phương, dự kiến sẽ tiến triển trong vài năm tới.

Nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cản trở mối quan hệ.

Trung Quốc luôn luôn ẩn hiện bao trùm lên tiến trình quyết định chính sách đối ngoại của Việt Nam và Hà Nội lo lắng về việc Bắc Kinh sẽ phản ứng thế nào với việc quân sự Mỹ-Việt xích lại gần nhau.

Việt Nam đã nổi lên như một quốc gia ở tuyến đầu trong khối ASEAN có quyền lợi trong việc duy trì an ninh trên biển và tự do hàng hải trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Trong khi đón chào các lợi ích từ sự quan tâm trở lại của Mỹ, các nhà lãnh đạo của Việt Nam nhận thức rất rõ rằng Trung Quốc coi nhiều vấn đề trong việc tái cân bằng của Mỹ như một nỗ lực ngăn chặn [Trung Quốc]. Việt Nam muốn tránh bị mắc kẹt giữa hai cường quốc và nhiều quan chức tại Hà Nội kín đáo chỉ ra tình hình ở Ukraine như hệ quả của một chính sách đối ngoại bất cân đối.

Với mỗi bước tiến tới việc thúc đẩy quan hệ an ninh với Hoa Kỳ, Việt Nam phải tìm cách trấn an Bắc Kinh.

Các mô hình phức tạp của quan hệ Việt Trung trở nên rõ ràng từ sự cố giàn khoan dầu vào giữa năm 2014, đã làm quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam trở nên tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ.

Khi đối phó với Trung Quốc, Việt Nam thường chỉ kêu gọi sự giúp đỡ từ bên ngoài sau khi đã cạn kiệt mọi giải pháp. Nhiều tuần sau sự bế tắc, Hà Nội và Bắc Kinh đã phải xúc tiến nối lại quan hệ. Nhưng điều đó không ngăn Việt Nam đệ trình một tuyên bố vào cuối năm 2014 yêu cầu Tòa án Trọng tài Thường trực tại Hague xem xét quyền lợi của Việt Nam khi cứu xét vụ kiện pháp lý giữa Philippines và Trung Quốc. Để ứng phó, Bắc Kinh cố gắng vừa trấn an vừa gây áp lực lên Hà Nội, đã không lãng phí thời gian cử một thành viên cao cấp của Bộ Chính trị [Trung Quốc] sang Việt Nam. Ông tuyên bố trong chuyến đi rằng, quan hệ Việt – Trung nên đi vào con đường đúng và phê phán việc sử dụng chính sách ngoại giao la làng.


Ngoài ra, cũng có sự bất đồng xung quanh ý định của Mỹ trong việc thúc đẩy hợp tác quân sự và thắt chặt quan hệ quốc phòng với Việt Nam. Câu chuyện thông thường được giới chức Mỹ đưa ra là Hoa Kỳ không quan tâm đến việc khai thác các vết nứt trong vấn đề đối ngoại của Việt Nam vì lợi ích riêng của mình. Nhưng một số người trong giới lãnh đạo Việt Nam bị bất ngờ bởi những gì họ mô tả như Hoa Kỳ mong muốn tiến nhanh trong lĩnh vực hợp tác quốc phòng.

Với lợi ích chiến lược chung, hai bên tiếp tục cố gắng để xác định một mẫu số chung. Washington đã trở nên quen dần với sự kiên nhẫn cần thiết để mở rộng liên kết quân sự với Hà Nội, trong khi những tiếng nói tiến bộ hơn ở Hà Nội muốn thấy sự hợp tác nhiều hơn với Hoa Kỳ trong những năm tới.

Nhưng các nhà lãnh đạo Việt Nam đang và sẽ lo lắng về việc lao vào bất kỳ loại cam kết nào trong tương lai. Sự không tin tưởng này bắt nguồn chủ yếu không phải từ các xung đột lịch sử, mà vì sự giải thích của Hà Nội về lịch sử tham gia vào Đông Nam Á của các siêu cường.

Ví dụ, nhiều người ở Việt Nam xem việc Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa năm 1974, khi đó thuộc về chính phủ Việt Nam Cộng hòa được Mỹ hỗ trợ, như là hệ quả việc rút quân của Mỹ khỏi chiến trường Việt Nam và tái lập quan hệ với Trung Quốc hai năm trước đó. Tương tự như vậy, các cuộc đụng độ giữa Việt Nam và Trung Quốc ở bãi Đá Gạc Ma năm 1988 là hệ quả của những gợi ý của Liên Xô từ trước về việc rút khỏi vịnh Cam Ranh và, một lần nữa, Mỹ thuận theo. Cảm giác này sẽ khó sớm phai mờ.

Trong khi Việt Nam hiểu được nhược điểm của mình đối với Trung Quốc, các nhà lãnh đạo Việt Nam vẫn còn mơ hồ về chính sách an ninh chung của Mỹ trong khu vực. Điều này biểu hiện trong chính sách quốc phòng “Ba Không” của Việt Nam: không liên minh quân sự, không đặt căn cứ quân sự nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam, và không dựa vào bất cứ nước nào để chống lại những nước khác.

Quan hệ quốc phòng Việt Mỹ hiện có rất nhiều tiềm năng và có khả năng gia tăng trong năm nay khi hai nước kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao.

Nhưng có một số thách thức mà hai bên cần phải tập trung trong tương lai không xa, chẳng hạn như sự khẳng định của Hà Nội về việc dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương và mong muốn có được thiết bị quân sự của Mỹ, các lời kêu gọi liên tục của Washington cho việc tham gia hoạt động lớn hơn giữa hải quân hai nước và gia tăng tiếp cận hàng năm cho các tàu hải quân Mỹ đến cảng Việt Nam.

Nhưng trong trường hợp thiếu vắng một viễn cảnh rộng lớn, Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ đi đến thỏa thuận trong vấn đề tăng cường hợp tác và đàm phán ở cấp chiến thuật trong tương lai trước mắt.

Phương Nguyễn là chuyên viên nghiên cứu tại Hội đồng Sumitro về Nghiên cứu Đông Nam Á, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tại Washington, DC.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.