Hôm nay,  

Cách mạng Nhung: Sự kết thúc ôn hòa Chủ nghĩa CS ở Tiệp Khắc

25/12/201400:38:00(Xem: 4057)

Cách mạng Nhung: Sự kết thúc ôn hòa Chủ nghĩa Cộng sản ở Tiệp Khắc

 

Người dịch: Trần Văn Minh

 

Ngày 24 tháng 12 năm 2014

 

Lời ngỏ: Tiệp Khắc thoát khỏi họa cộng sản vào ngày 29 tháng 12 năm 1989, khi ông Vaclav Havel được quốc hội bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng thống lâm thời để chuẩn bị cho tiến trình chuyển đổi sang thể chế dân chủ. Kết quả này là do sự tranh đấu quyết liệt của người dân Tiệp Khắc. Một đòi hỏi trung tâm của người biểu tình là sự từ chức của nhà cầm quyền cộng sản, chứng tỏ rằng mục tiêu của công cuộc đấu tranh là “lật đổ chế độ”. Nếu so sánh chế độ cộng sản Tiệp Khắc thời 1989 với chế độ CSVN thời nay, hẳn nhiên Tiệp Khắc có nhiều tính độc tài hơn, nhà cầm quyền cộng sản kiểm soát công dân của họ nghiêm ngặt hơn. Sự thành công của người dân Tiệp Khắc phủ nhận mọi lý lẽ cho rằng CSVN khác, họ quỷ quyệt hơn, hệ thống cai trị của họ khó phá vỡ hơn, v.v... Người dân Tiệp Khắc lật đổ chế độ cộng sản được thì người dân Việt Nam cũng làm được và chuyện “giải thể chế độ cộng sản” là công việc trong tầm tay.

 

-------------------

 

Viễn kiến và động lực

 

Vào nửa cuối của thập niên 1980, bầu không khí chính trị ở Liên Xô và các nước vệ tinh thông thoáng hơn thời gian trong nhiều thập niên trước, do sự giới thiệu của Mikhail Gorbachev về hai chính sách mới: Glasnost, một cố gắng của chính phủ để thực hiện công việc quản trị hành chánh một cách minh bạch và cho tranh luận công khai, và Perestroika, việc tái cơ cấu hệ thống chính trị và kinh tế của Liên Xô. Nhiều sử gia đã dẫn chứng việc đề xuất hai chính sách này như là chất xúc tác cho nhiều cuộc cách mạng dân chủ bất bạo động nổ ra ở các nước thuộc khối Xô viết.

 

Đảng Cộng sản Tiệp Khắc đã cố gắng ngăn chặn những cải cách của Gorbachev để không cho ban hành trong nước, nơi một hệ thống chính trị độc đoán chiếm ưu thế, bất đồng ý kiến với chính quyền không được chấp nhận, và các nhà hoạt động chính trị bị trừng phạt đích đáng trong suốt nửa cuối của thập niên 1980. Qua các cuộc thanh trừng những người bị tình nghi bất đồng chính kiến và thành viên gia đình của họ, chính quyền Cộng sản thiết lập một hệ thống kiểm soát dân chúng chặt chẽ. Đảng Cộng sản Tiệp Khắc tiếp tục thực hiện các chính sách này ngay cả sau sự sụp đổ của bức tường Bá Linh và những sự chuyển đổi dân chủ kế tiếp ở các nước thuộc khối Xô Viết khác như Ba Lan và Hungary. Trong tình hình đàn áp chính trị này, kết hợp với sự sụp đổ của Liên Xô, gây cảm hứng cho người dân Tiệp Khắc đứng lên đòi hỏi chính quyền thay đổi. Trong sáu tuần cuối cùng của năm 1989, các nhà hoạt động đối lập đã dựng lên điều được gọi là "Cách mạng Nhung”, để lật đổ chính quyền cộng sản ở Tiệp Khắc.

 

“Nhung” được gắn liền với cuộc cách mạng dân chủ của Tiệp Khắc, vì đây là một phong trào ôn hòa kết thúc bằng đàm phán, không bạo lực; ông Havel và phong trào hoạt động của ông đặt ưu tiên chiến lược trên hành động bất bạo động, đã tạo điều kiện cho sự thành công của phong trào. Trong khi các thành viên Slovak của phong trào đề cập đến tiến trình chuyển đổi dân chủ như cuộc Cách mạng Dịu dàng, Havel và đồng bào Tiệp của ông tiếp tục đề cập đến nó như cuộc Cách mạng Nhung. Một số người giải thích rằng ban nhạc Velvet Underground của Lou Reed (ở Mỹ) đã thúc đẩy các nhà hoạt động dân sự Tiệp chọn “nhung”, sau khi một bản sao hiếm hoi của dĩa nhạc đầu tiên của ban nhạc này được lén đưa vào Prague năm 1968. Ban nhạc Velvet Underground sau đó ảnh hưởng tới ban nhạc Plastic People of Universe (ở Tiệp Khắc), là bạn bè thân thiết của ông Vaclav Havel và là một ban nhạc “rốc” ngoài luồng đồng hành với phong trào đối lập của người Tiệp từ năm 1968 đến năm 1989.

 

Mục tiêu và chủ đích

 

Cách mạng Nhung bắt đầu như vẻ tự phát vào ngày 17 tháng 11 năm 1989, với một cuộc diễu hành của sinh viên được tổ chức để đánh dấu kỷ niệm 50 năm cái chết của một người trong cuộc biểu tình của sinh viên chống lại sự chiếm đóng của Đức Quốc xã. Tuy nhiên, sự kiện này đã nhanh chóng biến thành một cuộc biểu tình chống chính phủ, với sinh viên mang theo các biểu ngữ và hô khẩu hiệu chống cộng sản. Mặc dù cuộc biểu tình của sinh viên được tiến hành một cách ôn hòa, 167 sinh viên đã bị nhập viện sau khi bị cảnh sát đánh. Cuộc biểu tình kèm theo sự hung bạo (của cảnh sát) đã gây cảm xúc cho các nghiệp đoàn công nhân và các nhóm dân sự khác cùng hợp lại cho một Tiệp Khắc tự do và dân chủ.

 

Sau cuộc biểu tình của sinh viên, các cuộc biểu tình quy mô được tổ chức tại nhiều thành phố trên toàn Tiệp Khắc. Các diễn viên và nhà soạn kịch nổi bật lên trong phong trào bất đồng chính kiến, vì thế các rạp hát đã trở thành nơi hội họp để các nhà hoạt động soạn thảo ra các chiến lược chính trị và tổ chức các cuộc thảo luận công khai. Trong cuộc thảo luận được tổ chức tại một rạp hát ở Prague vào ngày 19 Tháng 11, một nhóm gọi là Diễn đàn Dân sự được thành lập bao gồm các phát ngôn viên của phong trào dân chủ. Nhóm này đòi hỏi "sự từ chức của chính quyền cộng sản, thả các tù nhân lương tâm, và điều tra các hành động ngày 17 tháng 11 của cảnh sát".

 

Lãnh đạo

 

Diễn đàn Dân sự, trung tâm của phong trào dân chủ Tiệp Khắc, được Vaclav Havel dẫn dắt. Ông Havel, một tác giả, nhà soạn kịch và nhà thơ, sử dụng tài năng của mình để đặt ra các thông điệp của phong trào, thách thức chính quyền bằng cách mang lại niềm tin và hứng khởi cho công chúng. Havel nói, "Tôi thực sự sống trong một hệ thống trong đó từ ngữ có khả năng làm rung chuyển toàn bộ cấu trúc của chính quyền, nơi mà từ ngữ có thể chứng tỏ mạnh hơn mười sư đoàn quân đội". Trong các vở kịch như Bữa Tiệc Garden, Bản Ghi Nhớ, và Cuộc Phỏng Vấn, Havel đã cho thấy hậu quả của bộ máy hành chánh áp bức của chính quyền lên người dân thường và cuộc sống riêng tư của họ và các mối quan hệ. Ông đã từng hoạt động trong suốt thời kỳ "Mùa xuân Praha" của phong trào tự do hóa ở Tiệp Khắc vào năm 1968, khi nhà lãnh đạo của đất nước, Alexander Dubček, dỡ bỏ hạn chế trên tự do ngôn luận và sự kiểm soát công nghiệp của nhà nước. Trong vài tháng, người dân Tiệp Khắc đã có thể công khai chỉ trích chế độ Sô Viết, đi du lịch khắp nước tự do hơn, và thành lập các câu lạc bộ chính trị mới không liên kết với đảng Cộng sản. Tuy nhiên, mùa hè năm đó quân đội Liên Xô đã được gửi đến Tiệp Khắc để ngăn chặn cuộc cải cách, làm Havel phải lên tiếng chống lại cuộc xâm lăng trên đài phát thanh Tự Do Tiệp Khắc. Do thành tích từ các hoạt động nhân quyền, các vở kịch của ông bị cấm trình diễn ở các rạp hát Tiệp Khắc, và vào năm 1977, ông đã bị kết án bốn năm rưỡi lao động khổ sai.

 

Một người tin tưởng mạnh mẽ cả vào dân chủ tự do và biểu tình bất bạo động, ông Havel cũng được biết là một trong các sáng lập viên của phong trào Hiến chương 77, một sáng kiến công dân được thành lập năm 1977. Nhóm này đã viết một bản tuyên ngôn kêu gọi chế độ tuân thủ những cam kết nhân quyền quốc tế của họ. Vào ngày 19 tháng 11 năm 1989, Havel thành lập Diễn đàn Dân sự. Dưới sự hướng dẫn của ông, các thành viên nòng cốt của Hiến chương 77 đã hợp tác với các nhóm bất đồng chính kiến khác để lập ra Diễn đàn Dân sự, với chủ đích kết hợp các tổ chức đối kháng Tiệp Khắc để lật đổ chế độ cộng sản. Sau khi phối hợp thành công một loạt các cuộc biểu tình quần chúng và đình công trong vòng ba tuần tiếp theo, ông Havel trở thành gương mặt của phong trào đối kháng Tiệp Khắc và đã dẫn dắt nhóm thương thuyết với nhà cầm quyền vào đầu tháng 12 năm 1989.   

 

Sau khi đàm phán thành công với chính quyền Cộng sản, Havel được bổ nhiệm làm tổng thống Tiệp Khắc vào năm 1989, và sau đó được bầu làm tổng thống vào tháng Sáu năm 1990. Ông giữ chức vụ này cho đến năm 2003. Do các hoạt động dân sự và lãnh đạo chính trị, ông đã nhận được nhiều giải thưởng trong đó có giải Thế giới Tự Do Cho Tự Do, Huân chương Tự Do của Tổng Thống, Huân chương Philadelphia, Phẩm trật Canada và các giải thưởng Gandhi Quốc Tế. Cộng thêm vô số giải thưởng và danh hiệu, Havel đã trở thành nguồn cảm hứng cho phong trào dân chủ trên toàn cầu.

 

Môi trường dân sự

 

Dưới chế độ Cộng sản, người dân Tiệp Khắc được chừa lại ít không gian để bày tỏ sự bất đồng chính trị. Đảng Cộng sản đã thành công trong việc bắt giam những người bất đồng chính kiến trước cuộc Cách mạng Nhung, nổi bật nhất là sau phong trào Mùa xuân Prague năm 1968, khi hàng trăm ngàn quân lính Liên Xô xâm lăng Tiệp Khắc để chấm dứt những cải cách chính trị và tăng cường quyền lực của đảng Cộng sản. Ngay cả những dấu hiệu bất phục tùng nhỏ nhặt cũng được xem là nghiêm trọng; một người đàn ông nhớ lại rằng ông nội của ông, một giảng viên đại học, đã bị báo cáo với cơ quan chức năng khi nói chuyện với học sinh của mình là "anh chị" thay vì "đồng chí".

 

Những cố gắng của chế độ để áp đặt các hạn chế về tự do ngôn luận, vốn đã được sử dụng để chống lại các nhóm đối lập trong quá khứ, không thể ngăn chặn bầu nhiệt huyết của Havel và Diễn đàn Dân sự. Trong cuộc biểu tình bất bạo động đầu tiên ngày 17 tháng 11, các nhà hoạt động sinh viên cung cấp hoa cho cảnh sát đã bị đánh đập tàn nhẫn; tuy nhiên, các cuộc tuần hành, biểu tình, và đình công tiếp theo, diễn ra trong tuần sau đó, không thể bị dập tắt bởi sự tàn bạo của cảnh sát. Sự dồn dập của các hoạt động bất bạo động đã có một tác động sâu sắc lên người dân Tiệp Khắc, bao gồm cả cảnh sát và thành viên của các tổ chức an ninh quốc nội, đến nỗi các cuộc biểu tình và đình công ngày càng tăng trưởng lớn hơn và đối mặt sự đàn áp của chính quyền ít hơn. Người biểu tình bất bạo động được Havel và Diễn đàn Dân sự dẫn dắt đã làm chất xúc tác cho sự thay đổi đáng kể trong môi trường dân sự của Tiệp Khắc.

 

Thông điệp và khán giả

 

Trong cuộc biểu tình phản đối đầu tiên của cuộc Cách mạng Nhung vào ngày 17 tháng 11, các sinh viên tổ chức đã đưa lên thông điệp yêu cầu chính quyền từ chức nhắm tới cả người dân Tiệp Khắc và chính quyền thông qua các biểu ngữ và áp phích. Với sự hình thành của Diễn đàn Dân sự trong vòng chưa đầy 48 giờ sau đó, hầu hết sinh viên đại học, nhân viên rạp hát và diễn viên đã đình công ngay lập tức, nhưng Havel biết rằng nhiều người hơn nữa sẽ phải tham gia đình công để cho phong trào phát triển và đơm hoa kết trái. Havel và các cộng sự viên đồng lòng tiếp tục thúc đẩy chính quyền phải từ chức; tuy nhiên, để tăng cường sự hỗ trợ toàn quốc cho phong trào, một thông điệp mới cần phải được soạn thảo để đưa tới cho người dân Tiệp. Havel, người xác định rằng phương pháp bất hợp tác kinh tế và xã hội qua các hình thức đình công sẽ có hiệu quả nhất chống lại chính quyền, đã tìm cách tổ chức một cuộc tổng đình công vào ngày 27 tháng 11 trải dài trên khắp Tiệp Khắc.

 

Trong vài ngày kế tiếp, Havel và Diễn đàn Dân sự phối hợp tổ chức các cuộc biểu tình rộng lớn trên khắp nước, và dùng diễn đàn này để bày tỏ công khai cả về sự bất bình với chính quyền lẫn phát tán tin tức về cuộc tổng đình công ngày 27 tháng 11. Cùng hợp lực, hàng chục ngàn người tụ họp để phản đối, hô khẩu hiệu trên các đường phố, “Cuối cùng đã xảy đến!”. Phong trào dân chủ tại Tiệp Khắc đã xây dựng một cơ sở rộng lớn về ý thức dân chủ; các cuộc biểu tình ở Prague vào ngày 25 và 26 đã thu hút một đám đông ước tính gần 750.000 người. Các cuộc biểu tình hàng ngày đã nhường chỗ cho các cuộc họp giữa Diễn đàn Dân chủ và Thủ tướng Ladislav Adamec, ở đó Thủ tướng đã tự mình bảo đảm rằng bạo lực sẽ không được dùng trên người dân Tiệp.

 

Sau cùng vào ngày 27 tháng 11, được biết một con số 75% dân chúng Tiệp tham gia trong một cuộc tổng đình công hai giờ, chứng tỏ có sự yểm trợ sâu rộng quy tụ đàng sau Diễn đàn Dân sự. Cuộc đình công, tạo thêm sức mạnh cho những đòi hỏi của phong trào đối kháng, đã kết thúc giai đoạn “toàn dân” của Cách Mạng Nhung khi Havel và Diễn đàn Dân sự đã chứng tỏ một cách hung hồn cho chế độ cộng sản biết rằng người dân Tiệp sẽ không còn tuân phục nữa. 

 

Các hoạt động tiếp xúc công chúng

 

Không còn được tin tưởng và bất lực trước các đòi hỏi của người biểu tình, đảng Cộng sản bị đẩy vào tình thế phải đàm phán với Havel và Diễn đàn Dân sự, một luồng không khí chính trị mới thổi đến. Đảng Cộng sản chính thức từ bỏ độc tài quyền lực chính trị ở Tiệp Khắc để công nhận đa đảng vào ngày 28 tháng 11, chỉ một ngày sau cuộc tổng đình công của công chúng. Vào ngày 10 tháng 12, tổng thống cộng sản Gustav Husak từ chức, và vào ngày 29 tháng 12, quốc hội Tiệp phê chuẩn Vaclav Havel làm tổng thống của một Tiệp Khắc tự do. Là tổng thống cuối cùng của Tiệp Khắc và tổng thống đầu tiên của Cộng hòa Tiệp, ông Havel đã tạo cơ hội cho sự chuyển tiếp lịch sử của đất nước sang dân chủ, đánh dấu bằng cuộc bầu cử vào tháng 6 năm 1990, đầu tiên kể từ 1946. Chính quyền mới tự do hóa luật pháp của Tiệp Khắc trong cả lãnh vực chính trị lẫn kinh tế, tạo nên một xã hội công khai và tự do.  

 

Bản dịch từ: https://tavaana.org/en/content/velvet-revolution-peaceful-end-communism-czechoslovakia-0

 

Nhóm Chống Tàu Diệt Việt Cộng

Số 42— Ngày 24 tháng 12 năm 2014

 


.
,

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
Nhìn vào sự xuất hiện, sinh trưởng và tồn tại của chế độ cộng sản ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận đã có sự tương đồng với những thông tin tóm lược vừa nói về bệnh ung thư của con người...
Tôi tình cờ nhìn thấy hình Nguyễn Thúy Hạnh đang lơn tơn đẩy một cái xe cút kít đầy ắp bưởi (trên trang RFA) trong một cuộc phỏng vấn do Tuấn Khanh thực hiện, vào hôm 19 tháng Giêng năm 2021. Bên dưới tấm ảnh này không có lời ghi chú nào về thời điểm bấm máy nên tôi đoán có lẽ đây là lúc mà cô em đang hớn hở đến thăm vườn bưởi của họ Trịnh (ở Hòa Bình) vào “thuở trời đất (chưa) nổi cơn gió bụi”!
Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với cuộc tranh chấp nội bộ trong kế hoạch tìm người kế nhiệm lãnh đạo khóa đảng XIV, nhiệm kỳ 2026-31. Những tranh chấp này được giữ kín để tránh hoang mang nội bộ. Chúng bộc phát ngay tại các Đại hội đảng địa phương và các ban đảng từ tháng 10 năm 2023...
Cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 8 tại Đài Loan đã được tổ chức vào ngày 13/1 với kết quả là ông Lại Thành Đức Phó chủ tịch Đảng Dân tiến (Democratic Progressive Party, DPP) thắng cử...
Chúng ta đang làm nhân chứng cho một cuộc bầu cử kỳ quặc và đa sự chưa từng xảy ra trong lịch sử đầu phiếu ở Hoa Kỳ. Có thể nói, không chỉ lịch sử, mà rộng lớn hơn, chính là "sự cố" văn hóa chưa từng thấy. Bước vào năm 2024, sự tranh đua giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ càng gay go, khốc liệt với âm mưu, độc kế, thủ đoạn, ám toán, bôi nhọ, mánh mung, để xem ai sẽ là chủ nhân của ngôi Nhà Trắng trong bốn năm tới. Tất cả những ý nghĩ, hành vi đó đều gôm vào chính sách, chiến lược và chiến thuật vận động bầu cử. Bạn đọc sẽ có dịp theo dõi các thầy bàn người Mỹ và thầy bàn người Việt (trong và ngoài nước) phong phú hóa, hư cấu hóa, ảo tưởng hóa về việc bầu cử, tạo ra câu chuyện nửa thực, nửa hư, thú vị, bất ngờ với giận dữ và thất vọng, sung sướng và buồn bã, rung đùi và cụng ly, nguyền rủa và chửi bới, vân vân. Thông thường những luận lý, âm mưu, phê phán, dự đoán đó… được mổ xẻ qua kiến thức và kinh nghiệm tây phương, nơi có hàng ngàn sách vở nghiên cứu chính trường, chính đạo,
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.