Hôm nay,  

Cách mạng Nhung: Sự kết thúc ôn hòa Chủ nghĩa CS ở Tiệp Khắc

25/12/201400:38:00(Xem: 5411)

Cách mạng Nhung: Sự kết thúc ôn hòa Chủ nghĩa Cộng sản ở Tiệp Khắc

 

Người dịch: Trần Văn Minh

 

Ngày 24 tháng 12 năm 2014

 

Lời ngỏ: Tiệp Khắc thoát khỏi họa cộng sản vào ngày 29 tháng 12 năm 1989, khi ông Vaclav Havel được quốc hội bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng thống lâm thời để chuẩn bị cho tiến trình chuyển đổi sang thể chế dân chủ. Kết quả này là do sự tranh đấu quyết liệt của người dân Tiệp Khắc. Một đòi hỏi trung tâm của người biểu tình là sự từ chức của nhà cầm quyền cộng sản, chứng tỏ rằng mục tiêu của công cuộc đấu tranh là “lật đổ chế độ”. Nếu so sánh chế độ cộng sản Tiệp Khắc thời 1989 với chế độ CSVN thời nay, hẳn nhiên Tiệp Khắc có nhiều tính độc tài hơn, nhà cầm quyền cộng sản kiểm soát công dân của họ nghiêm ngặt hơn. Sự thành công của người dân Tiệp Khắc phủ nhận mọi lý lẽ cho rằng CSVN khác, họ quỷ quyệt hơn, hệ thống cai trị của họ khó phá vỡ hơn, v.v... Người dân Tiệp Khắc lật đổ chế độ cộng sản được thì người dân Việt Nam cũng làm được và chuyện “giải thể chế độ cộng sản” là công việc trong tầm tay.

 

-------------------

 

Viễn kiến và động lực

 

Vào nửa cuối của thập niên 1980, bầu không khí chính trị ở Liên Xô và các nước vệ tinh thông thoáng hơn thời gian trong nhiều thập niên trước, do sự giới thiệu của Mikhail Gorbachev về hai chính sách mới: Glasnost, một cố gắng của chính phủ để thực hiện công việc quản trị hành chánh một cách minh bạch và cho tranh luận công khai, và Perestroika, việc tái cơ cấu hệ thống chính trị và kinh tế của Liên Xô. Nhiều sử gia đã dẫn chứng việc đề xuất hai chính sách này như là chất xúc tác cho nhiều cuộc cách mạng dân chủ bất bạo động nổ ra ở các nước thuộc khối Xô viết.

 

Đảng Cộng sản Tiệp Khắc đã cố gắng ngăn chặn những cải cách của Gorbachev để không cho ban hành trong nước, nơi một hệ thống chính trị độc đoán chiếm ưu thế, bất đồng ý kiến với chính quyền không được chấp nhận, và các nhà hoạt động chính trị bị trừng phạt đích đáng trong suốt nửa cuối của thập niên 1980. Qua các cuộc thanh trừng những người bị tình nghi bất đồng chính kiến và thành viên gia đình của họ, chính quyền Cộng sản thiết lập một hệ thống kiểm soát dân chúng chặt chẽ. Đảng Cộng sản Tiệp Khắc tiếp tục thực hiện các chính sách này ngay cả sau sự sụp đổ của bức tường Bá Linh và những sự chuyển đổi dân chủ kế tiếp ở các nước thuộc khối Xô Viết khác như Ba Lan và Hungary. Trong tình hình đàn áp chính trị này, kết hợp với sự sụp đổ của Liên Xô, gây cảm hứng cho người dân Tiệp Khắc đứng lên đòi hỏi chính quyền thay đổi. Trong sáu tuần cuối cùng của năm 1989, các nhà hoạt động đối lập đã dựng lên điều được gọi là "Cách mạng Nhung”, để lật đổ chính quyền cộng sản ở Tiệp Khắc.

 

“Nhung” được gắn liền với cuộc cách mạng dân chủ của Tiệp Khắc, vì đây là một phong trào ôn hòa kết thúc bằng đàm phán, không bạo lực; ông Havel và phong trào hoạt động của ông đặt ưu tiên chiến lược trên hành động bất bạo động, đã tạo điều kiện cho sự thành công của phong trào. Trong khi các thành viên Slovak của phong trào đề cập đến tiến trình chuyển đổi dân chủ như cuộc Cách mạng Dịu dàng, Havel và đồng bào Tiệp của ông tiếp tục đề cập đến nó như cuộc Cách mạng Nhung. Một số người giải thích rằng ban nhạc Velvet Underground của Lou Reed (ở Mỹ) đã thúc đẩy các nhà hoạt động dân sự Tiệp chọn “nhung”, sau khi một bản sao hiếm hoi của dĩa nhạc đầu tiên của ban nhạc này được lén đưa vào Prague năm 1968. Ban nhạc Velvet Underground sau đó ảnh hưởng tới ban nhạc Plastic People of Universe (ở Tiệp Khắc), là bạn bè thân thiết của ông Vaclav Havel và là một ban nhạc “rốc” ngoài luồng đồng hành với phong trào đối lập của người Tiệp từ năm 1968 đến năm 1989.

 

Mục tiêu và chủ đích

 

Cách mạng Nhung bắt đầu như vẻ tự phát vào ngày 17 tháng 11 năm 1989, với một cuộc diễu hành của sinh viên được tổ chức để đánh dấu kỷ niệm 50 năm cái chết của một người trong cuộc biểu tình của sinh viên chống lại sự chiếm đóng của Đức Quốc xã. Tuy nhiên, sự kiện này đã nhanh chóng biến thành một cuộc biểu tình chống chính phủ, với sinh viên mang theo các biểu ngữ và hô khẩu hiệu chống cộng sản. Mặc dù cuộc biểu tình của sinh viên được tiến hành một cách ôn hòa, 167 sinh viên đã bị nhập viện sau khi bị cảnh sát đánh. Cuộc biểu tình kèm theo sự hung bạo (của cảnh sát) đã gây cảm xúc cho các nghiệp đoàn công nhân và các nhóm dân sự khác cùng hợp lại cho một Tiệp Khắc tự do và dân chủ.

 

Sau cuộc biểu tình của sinh viên, các cuộc biểu tình quy mô được tổ chức tại nhiều thành phố trên toàn Tiệp Khắc. Các diễn viên và nhà soạn kịch nổi bật lên trong phong trào bất đồng chính kiến, vì thế các rạp hát đã trở thành nơi hội họp để các nhà hoạt động soạn thảo ra các chiến lược chính trị và tổ chức các cuộc thảo luận công khai. Trong cuộc thảo luận được tổ chức tại một rạp hát ở Prague vào ngày 19 Tháng 11, một nhóm gọi là Diễn đàn Dân sự được thành lập bao gồm các phát ngôn viên của phong trào dân chủ. Nhóm này đòi hỏi "sự từ chức của chính quyền cộng sản, thả các tù nhân lương tâm, và điều tra các hành động ngày 17 tháng 11 của cảnh sát".

 

Lãnh đạo

 

Diễn đàn Dân sự, trung tâm của phong trào dân chủ Tiệp Khắc, được Vaclav Havel dẫn dắt. Ông Havel, một tác giả, nhà soạn kịch và nhà thơ, sử dụng tài năng của mình để đặt ra các thông điệp của phong trào, thách thức chính quyền bằng cách mang lại niềm tin và hứng khởi cho công chúng. Havel nói, "Tôi thực sự sống trong một hệ thống trong đó từ ngữ có khả năng làm rung chuyển toàn bộ cấu trúc của chính quyền, nơi mà từ ngữ có thể chứng tỏ mạnh hơn mười sư đoàn quân đội". Trong các vở kịch như Bữa Tiệc Garden, Bản Ghi Nhớ, và Cuộc Phỏng Vấn, Havel đã cho thấy hậu quả của bộ máy hành chánh áp bức của chính quyền lên người dân thường và cuộc sống riêng tư của họ và các mối quan hệ. Ông đã từng hoạt động trong suốt thời kỳ "Mùa xuân Praha" của phong trào tự do hóa ở Tiệp Khắc vào năm 1968, khi nhà lãnh đạo của đất nước, Alexander Dubček, dỡ bỏ hạn chế trên tự do ngôn luận và sự kiểm soát công nghiệp của nhà nước. Trong vài tháng, người dân Tiệp Khắc đã có thể công khai chỉ trích chế độ Sô Viết, đi du lịch khắp nước tự do hơn, và thành lập các câu lạc bộ chính trị mới không liên kết với đảng Cộng sản. Tuy nhiên, mùa hè năm đó quân đội Liên Xô đã được gửi đến Tiệp Khắc để ngăn chặn cuộc cải cách, làm Havel phải lên tiếng chống lại cuộc xâm lăng trên đài phát thanh Tự Do Tiệp Khắc. Do thành tích từ các hoạt động nhân quyền, các vở kịch của ông bị cấm trình diễn ở các rạp hát Tiệp Khắc, và vào năm 1977, ông đã bị kết án bốn năm rưỡi lao động khổ sai.

 

Một người tin tưởng mạnh mẽ cả vào dân chủ tự do và biểu tình bất bạo động, ông Havel cũng được biết là một trong các sáng lập viên của phong trào Hiến chương 77, một sáng kiến công dân được thành lập năm 1977. Nhóm này đã viết một bản tuyên ngôn kêu gọi chế độ tuân thủ những cam kết nhân quyền quốc tế của họ. Vào ngày 19 tháng 11 năm 1989, Havel thành lập Diễn đàn Dân sự. Dưới sự hướng dẫn của ông, các thành viên nòng cốt của Hiến chương 77 đã hợp tác với các nhóm bất đồng chính kiến khác để lập ra Diễn đàn Dân sự, với chủ đích kết hợp các tổ chức đối kháng Tiệp Khắc để lật đổ chế độ cộng sản. Sau khi phối hợp thành công một loạt các cuộc biểu tình quần chúng và đình công trong vòng ba tuần tiếp theo, ông Havel trở thành gương mặt của phong trào đối kháng Tiệp Khắc và đã dẫn dắt nhóm thương thuyết với nhà cầm quyền vào đầu tháng 12 năm 1989.   

 

Sau khi đàm phán thành công với chính quyền Cộng sản, Havel được bổ nhiệm làm tổng thống Tiệp Khắc vào năm 1989, và sau đó được bầu làm tổng thống vào tháng Sáu năm 1990. Ông giữ chức vụ này cho đến năm 2003. Do các hoạt động dân sự và lãnh đạo chính trị, ông đã nhận được nhiều giải thưởng trong đó có giải Thế giới Tự Do Cho Tự Do, Huân chương Tự Do của Tổng Thống, Huân chương Philadelphia, Phẩm trật Canada và các giải thưởng Gandhi Quốc Tế. Cộng thêm vô số giải thưởng và danh hiệu, Havel đã trở thành nguồn cảm hứng cho phong trào dân chủ trên toàn cầu.

 

Môi trường dân sự

 

Dưới chế độ Cộng sản, người dân Tiệp Khắc được chừa lại ít không gian để bày tỏ sự bất đồng chính trị. Đảng Cộng sản đã thành công trong việc bắt giam những người bất đồng chính kiến trước cuộc Cách mạng Nhung, nổi bật nhất là sau phong trào Mùa xuân Prague năm 1968, khi hàng trăm ngàn quân lính Liên Xô xâm lăng Tiệp Khắc để chấm dứt những cải cách chính trị và tăng cường quyền lực của đảng Cộng sản. Ngay cả những dấu hiệu bất phục tùng nhỏ nhặt cũng được xem là nghiêm trọng; một người đàn ông nhớ lại rằng ông nội của ông, một giảng viên đại học, đã bị báo cáo với cơ quan chức năng khi nói chuyện với học sinh của mình là "anh chị" thay vì "đồng chí".

 

Những cố gắng của chế độ để áp đặt các hạn chế về tự do ngôn luận, vốn đã được sử dụng để chống lại các nhóm đối lập trong quá khứ, không thể ngăn chặn bầu nhiệt huyết của Havel và Diễn đàn Dân sự. Trong cuộc biểu tình bất bạo động đầu tiên ngày 17 tháng 11, các nhà hoạt động sinh viên cung cấp hoa cho cảnh sát đã bị đánh đập tàn nhẫn; tuy nhiên, các cuộc tuần hành, biểu tình, và đình công tiếp theo, diễn ra trong tuần sau đó, không thể bị dập tắt bởi sự tàn bạo của cảnh sát. Sự dồn dập của các hoạt động bất bạo động đã có một tác động sâu sắc lên người dân Tiệp Khắc, bao gồm cả cảnh sát và thành viên của các tổ chức an ninh quốc nội, đến nỗi các cuộc biểu tình và đình công ngày càng tăng trưởng lớn hơn và đối mặt sự đàn áp của chính quyền ít hơn. Người biểu tình bất bạo động được Havel và Diễn đàn Dân sự dẫn dắt đã làm chất xúc tác cho sự thay đổi đáng kể trong môi trường dân sự của Tiệp Khắc.

 

Thông điệp và khán giả

 

Trong cuộc biểu tình phản đối đầu tiên của cuộc Cách mạng Nhung vào ngày 17 tháng 11, các sinh viên tổ chức đã đưa lên thông điệp yêu cầu chính quyền từ chức nhắm tới cả người dân Tiệp Khắc và chính quyền thông qua các biểu ngữ và áp phích. Với sự hình thành của Diễn đàn Dân sự trong vòng chưa đầy 48 giờ sau đó, hầu hết sinh viên đại học, nhân viên rạp hát và diễn viên đã đình công ngay lập tức, nhưng Havel biết rằng nhiều người hơn nữa sẽ phải tham gia đình công để cho phong trào phát triển và đơm hoa kết trái. Havel và các cộng sự viên đồng lòng tiếp tục thúc đẩy chính quyền phải từ chức; tuy nhiên, để tăng cường sự hỗ trợ toàn quốc cho phong trào, một thông điệp mới cần phải được soạn thảo để đưa tới cho người dân Tiệp. Havel, người xác định rằng phương pháp bất hợp tác kinh tế và xã hội qua các hình thức đình công sẽ có hiệu quả nhất chống lại chính quyền, đã tìm cách tổ chức một cuộc tổng đình công vào ngày 27 tháng 11 trải dài trên khắp Tiệp Khắc.

 

Trong vài ngày kế tiếp, Havel và Diễn đàn Dân sự phối hợp tổ chức các cuộc biểu tình rộng lớn trên khắp nước, và dùng diễn đàn này để bày tỏ công khai cả về sự bất bình với chính quyền lẫn phát tán tin tức về cuộc tổng đình công ngày 27 tháng 11. Cùng hợp lực, hàng chục ngàn người tụ họp để phản đối, hô khẩu hiệu trên các đường phố, “Cuối cùng đã xảy đến!”. Phong trào dân chủ tại Tiệp Khắc đã xây dựng một cơ sở rộng lớn về ý thức dân chủ; các cuộc biểu tình ở Prague vào ngày 25 và 26 đã thu hút một đám đông ước tính gần 750.000 người. Các cuộc biểu tình hàng ngày đã nhường chỗ cho các cuộc họp giữa Diễn đàn Dân chủ và Thủ tướng Ladislav Adamec, ở đó Thủ tướng đã tự mình bảo đảm rằng bạo lực sẽ không được dùng trên người dân Tiệp.

 

Sau cùng vào ngày 27 tháng 11, được biết một con số 75% dân chúng Tiệp tham gia trong một cuộc tổng đình công hai giờ, chứng tỏ có sự yểm trợ sâu rộng quy tụ đàng sau Diễn đàn Dân sự. Cuộc đình công, tạo thêm sức mạnh cho những đòi hỏi của phong trào đối kháng, đã kết thúc giai đoạn “toàn dân” của Cách Mạng Nhung khi Havel và Diễn đàn Dân sự đã chứng tỏ một cách hung hồn cho chế độ cộng sản biết rằng người dân Tiệp sẽ không còn tuân phục nữa. 

 

Các hoạt động tiếp xúc công chúng

 

Không còn được tin tưởng và bất lực trước các đòi hỏi của người biểu tình, đảng Cộng sản bị đẩy vào tình thế phải đàm phán với Havel và Diễn đàn Dân sự, một luồng không khí chính trị mới thổi đến. Đảng Cộng sản chính thức từ bỏ độc tài quyền lực chính trị ở Tiệp Khắc để công nhận đa đảng vào ngày 28 tháng 11, chỉ một ngày sau cuộc tổng đình công của công chúng. Vào ngày 10 tháng 12, tổng thống cộng sản Gustav Husak từ chức, và vào ngày 29 tháng 12, quốc hội Tiệp phê chuẩn Vaclav Havel làm tổng thống của một Tiệp Khắc tự do. Là tổng thống cuối cùng của Tiệp Khắc và tổng thống đầu tiên của Cộng hòa Tiệp, ông Havel đã tạo cơ hội cho sự chuyển tiếp lịch sử của đất nước sang dân chủ, đánh dấu bằng cuộc bầu cử vào tháng 6 năm 1990, đầu tiên kể từ 1946. Chính quyền mới tự do hóa luật pháp của Tiệp Khắc trong cả lãnh vực chính trị lẫn kinh tế, tạo nên một xã hội công khai và tự do.  

 

Bản dịch từ: https://tavaana.org/en/content/velvet-revolution-peaceful-end-communism-czechoslovakia-0

 

Nhóm Chống Tàu Diệt Việt Cộng

Số 42— Ngày 24 tháng 12 năm 2014

 


.
,

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chuyện “Ngưng bắn…” kể cho độc giả Bloomington ngày ấy, đã là chuyện quá khứ. 30 tháng Tư năm sau, cuộc chiến trên đất Việt tàn. Chủ nghĩa Cộng sản, nguyên nhân của nạn binh đao, dìm quê hương tôi trong biển máu hàng thập kỷ, cuối cùng đã hưởng hết 70 năm tuổi thọ. Tưởng chuyện đau thương trong một ngày ngưng bắn của gia đình, vì sự an toàn, phúc lợi của loài người, phải trở thành cổ tích. Vậy mà hôm nay, trong thời đại này, chuyện buồn chiến tranh của tôi đang tái diễn...
Mười năm, 20 năm, và nhiều hơn nữa, khi lịch sử kể lại buổi chuyển giao quyền lực hứa hẹn một triều đại hỗn loạn của nước Mỹ, thì người ta sẽ nhớ ngay đến một người đã không xuất hiện, đó là cựu Đệ Nhất Phu Nhân Michelle Obama.
Chiến tranh là chết chóc, tàn phá và mất mát! Có những cuộc chiến tranh vệ quốc mang ý nghĩa sống còn của một dân tộc. Có những cuộc chiến tranh xâm lược để thỏa mãn mộng bá quyền của một chế độ hay một bạo chúa. Có những cuộc chiến tranh ủy nhiệm giữa hai chủ nghĩa, hai ý thức hệ chỉ biến cả dân tộc thành một lò lửa hận thù “nồi da xáo thịt.” Trường hợp sau cùng là bi kịch thống thiết mà dân tộc Việt Nam đã gánh chịu! Hệ lụy của bi kịch đó mãi đến nay, sau 50 năm vẫn chưa giải kết được. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, một nữ chiến binh cộng sản miền Bắc có tên là Dương Thu Hương khi vào được Sài Gòn và chứng kiến cảnh nguy nga tráng lệ của Hòn Ngọc Viễn Đông thời bấy giờ đã ngồi bệch xuống đường phố Sài Gòn và khóc nức nở, “khóc như cha chết.” Bà khóc “…vì cảm thấy cuộc chiến tranh là trò đùa của lịch sử, toàn bộ năng lượng của một dân tộc dồn vào sự phi lý, và đội quân thắng trận thuộc về một thể chế man rợ. Tôi cảm thấy tuổi trẻ của tôi mất đi một cách oan uổng ...
Ngày 30 tháng 4 năm 2025 là một ngày có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử Việt Nam đương đại, cũng là dịp để chúng ta cùng nhau hồi tưởng về ngày 30 tháng 4 năm 1975 và những gì mà dân tộc đã sống trong 50 năm qua. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã kết thúc chiến tranh và đáng lẽ phải mở ra một vận hội mới huy hoàng cho đất nước: hoà bình, thống nhất và tái thiết hậu chiến với tinh thần hoà giải và hoà hợp dân tộc. Nhưng thực tế đã đánh tan bao ước vọng chân thành của những người dân muốn có một chỗ đứng trong lòng dân tộc.
Điều thú vị nhất của nghề làm báo là luôn có sự mới lạ. Ngày nào cũng có chuyện mới, không nhàm chán, nhưng đôi khi cũng kẹt, vì bí đề tài. Người viết, người vẽ, mỗi khi băn khoăn tìm đề tài, cách tiện nhất là hỏi đồng nghiệp. Ngày 26 tháng 3, 1975, hoạ sĩ Ngọc Dũng (Nguyễn Ngọc Dũng: 1931-2000), người dùng bút hiệu TUÝT, ký trên các biếm hoạ hàng ngày trên trang 3 Chính Luận, gặp người viết tại toà soạn, hỏi: “Bí quá ông ơi, vẽ cái gì bây giờ?”
Sau ngày nhậm chức, Tổng thống Donald Trump đã ban hành hàng loạt sắc lệnh hành pháp và bị một số tòa án tiểu bang chống đối và hiện nay có hơn 120 vụ tranh tụng đang được xúc tiến. Trump cũng đã phản ứng bằng những lời lẽ thoá mạ giới thẩm phán và không thực thi một số phán quyết của tòa án. Nghiêm trọng hơn, Trump ngày càng muốn mở rộng quyền kiểm soát hoạt động của các công ty luật và công tố viên nghiêm nhặt hơn. Trong khi các sáng kiến lập pháp của Quốc hội hầu như hoàn toàn bị tê liệt vì Trump khống chế toàn diện, thì các cuộc tranh quyền của Hành pháp với Tư pháp đã khởi đầu. Nhưng Trump còn liên tục mở rộng quyền lực đến mức độ nào và liệu cơ quan Tư pháp có thể đưa Trump trở lại vị trí hiến định không, nếu không, thì nền dân chủ Mỹ sẽ lâm nguy, đó là vấn đề.
Khi Bạch Ốc công bố công thức tính thuế lên các quốc gia với các thang thuế khác nhau, người ta nhận ra đó chỉ là một một phép tính toán học căn bản, chẳng liên quan đến kinh tế học hay mậu dịch lẫn các dữ liệu thực tế nào cả. Chúng chỉ là những số liệu vô nghĩa và phi lý. Việt Nam không đánh thuế hàng Mỹ đến 90% và đảo hoang của những chú chim cánh cụt có liên quan gì đến giao thương. Điều này thể hiện một đối sách vội vã, tự phụ và đầy cảm tính, cá nhân của Donald Trump nhằm tạo áp lực lên thế giới, buộc các nước tái cân bằng mậu dịch với Mỹ hơn là dựa trên nền tảng giao thương truyền thống qua các hiệp ước và định chế quốc tế. Hoặc nhỏ nhặt hơn, để trả thù những gì đã xảy ra trong quá khứ: Trump ra lệnh áp thuế cả những vật phẩm tâm linh từ Vatican đưa sang Mỹ như một thái độ với những gì đức Giáo Hoàng Francis từng bày tỏ.
Tổng thống Donald Trump vào hôm qua đã đột ngột đảo ngược kế hoạch áp thuế quan toàn diện bằng cách tạm dừng trong 90 ngày. Chỉ một ngày trước đó đại diện thương mại của Trump đã đến Quốc Hội ca ngợi những lợi ích của thuế quan. Tuần trước chính Trump đã khẳng định "CHÍNH SÁCH CỦA TÔI SẼ KHÔNG BAO GIỜ THAY ĐỔI". Nhưng Trump đã chịu nhiều áp lực từ những nhân vật Cộng Hòa khác, các giám đốc điều hành doanh nghiệp và thậm chí cả những người bạn thân thiết, đã phải tạm ngừng kế hoạch thuế quan, chỉ duy trì thuế căn bản (baseline tariff) 10% đối với tất cả những đối tác thương mại.
Trật tự thế giới là một vấn đề về mức độ: nó thay đổi theo thời gian, tùy thuộc vào các yếu tố công nghệ, chính trị, xã hội và ý thức hệ mà nó có thể ảnh hưởng đến sự phân phối quyền lực trong toàn cầu và ảnh hưởng đến các chuẩn mực. Nó có thể bị thay đổi một cách triệt để bởi các xu hướng lịch sử rộng lớn hơn và những sai lầm của một cường quốc. Sau khi Bức tường Berlin sụp đổ vào năm 1989, và gần một năm trước khi Liên Xô sụp đổ vào cuối năm 1991, Tổng thống Mỹ George H.W. Bush đã tuyên bố về một "trật tự thế giới mới". Hiện nay, chỉ hai tháng sau nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của Donald Trump, Kaja Kallas, nhà ngoại giao hàng đầu của Liên minh châu Âu, đã tuyên bố rằng "trật tự quốc tế đang trải qua những thay đổi ở mức độ chưa từng thấy kể từ năm 1945". Nhưng "trật tự thế giới" là gì và nó được duy trì hoặc phá vỡ như thế nào?
Hãy bắt đầu niềm tin này với câu nói của John Kelly, tướng thủy quân lục chiến hồi hưu, cựu Bộ trưởng Nội an, cựu chánh văn phòng của Donald Trump (2018): “Người phát điên vì quyền lực là mối đe dọa chết người đối với nền dân chủ.” Ông phát biểu câu này tại một hội nghị chuyên đề về nền Dân chủ ở Mount Vernon vào tháng 11/2024, ngay tại ngôi nhà của George Washington, vị tổng thống đầu tiên, người mở ra con đường cho nền dân chủ và tự do của Hoa Kỳ. Không đùa đâu! Tướng Kelly muốn nói, những người phát điên vì quyền lực ấy có thể giữ các chức danh khác nhau, thậm chí là Tổng Thống, nhưng trong thâm tâm họ là bạo chúa, và tất cả các bạo chúa đều có cùng một đặc điểm: Họ không bao giờ tự nguyện nhượng quyền lực.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.