Hôm nay,  

Xã Hội Dân Sự Là Sức Mạnh Mềm Của Dân Tộc

12/19/201400:00:00(View: 4793)

Từ vài chục năm gần đây, trên báo chí sách vở tại nhiều nơi, người ta hay bàn thảo về đề tài “Sức Mạnh Mềm” (Soft Power). Và riêng tôi, thì trong năm 2011, tôi cũng đã viết hai bài liên quan đến chuyện này: một bài nhan đề là “Tìm hiểu về Sức Mạnh Mềm của Trung Quốc hiện nay”(China's Soft Power) và bài khác có nhan đề “Sức Mạnh Mềm của Việt Nam trước nạn Xâm Lăng của Trung Quóc” (Vietnam's Soft Power versus China's Aggression). Cả hai bài này đều đã được phổ biến rộng rãi trên báo giấy ở nhiều nơi, cũng như trên báo điện tử.

Trong các bài viết này, tôi đã đề cập đến sự cần thiết phải phát triển khu vực Xã hội Dân sự (XHDS) - để làm tăng thêm sức mạnh mềm của Dân tộc Việt nam chúng ta - hầu có thể đối phó được với hiểm họa xâm lăng thâm độc của Trung quốc. Nay, thì tôi muốn mở rộng sự phân tích về vai trò của XHDS như là một sức mạnh đối phó với chế độ độc tài tòan trị do người cộng sản đã áp đặt trên đất nước ta từ gần 70 năm nay. Chế độ này hiện đang tiếp tay với be lũ xâm lược Bắc kinh, đó là một thứ giặc nội xâm cực kỳ nguy hiểm đối với sự tồn vong của đất nước và dân tộc Việt nam chúng ta..

Để bạn đọc tiện bề theo dõi câu chuyện, tôi xin nhắc lại ít điều căn bản về hai khái niệm Xã hội Dân sự và Sức Mạnh Mềm. Rồi sau đó, ta sẽ thảo luận chi tiết hơn về nội dung cốt lõi của chủ đề bài viết này.

I – Xã hội Dân sự là Sức mạnh của Quần chúng Nhân dân.

Như ta đã biết XHDS là một khu vực thứ ba mà hợp cùng với khu vực Nhà nước và khu vực Thị trường Kinh doanh để cấu thành cái Không gian Xã hội - do con người sống hợp quần chung với nhau trong xã hội mà tạo dựng ra. Xin chua thêm mấy từ ngữ này bằng tiếng Anh, được xếp dưới dạng một phương trình đơn giản, ngắn ngọn để cho bạn đọc tiện bề tham khảo:

“The State + the Marketplace + the Civil Society= the Social Space “

(Nhà nước + Thị trường Kinh doanh + XHDS = Không gian Xã hội).

1 - XHDS bao gồm hàng ngàn, hàng vạn, hàng triệu những tổ chức, những nhóm nhỏ (small groups) có tính chất phi chính phủ, bất vụ lợi và tự nguyện (non-governmental, non-profit, voluntary) để cùng bắt tay chung sức thực hiện những họat động trong mọi lãnh vực về nhân đạo từ thiện, về giáo dục thanh thiếu niên, về khoa học kỹ thuật, về văn hóa nghệ thuật, về thể thao giải trí, về bảo vệ nhân quyền, hay về tâm linh tôn giáo v.v...

Tại các quốc gia thực sự tự do dân chủ, thì chính quyền nhà nước không bao giờ lại tìm cách kiểm sóat hay thao túng lũng đọan đối với các đơn vị thuộc khu vực XHDS. Mà ngược lại, nhà nước còn tìm cách hỗ trợ cho bất kỳ tổ chức nào mà được coi là có ích lợi công cộng (organisations reconnues d'utilite' publique) như Hội Từ Thiện Bác Ái, Hội Hồng Thập Tự, Hội Hướng Đạo v.v... – bằng cách cho miễn thuế hay trợ cấp tài chính cho các tổ chức đó nữa. Chỉ có trong những nước cộng sản độc tài chuyên chế như ở Việt nam, Trung quốc hiện nay, thì chính quyền mới tìm mọi cách can thiệp để thao túng, khống chế hay triệt tiêu XHDS mà thôi.

Tại các quốc gia dân chủ đích thực, thì XHDS có cơ hội phát triển thật đa dạng khởi sắc, đó là nhờ các tầng lớp nhân dân được tự do phát huy óc sáng tạo của mình trong việc mở rộng các hình thức sinh họat thật phong phú lành mạnh - mà kết quả là làm cho đời sống công cộng càng thêm sinh động tươi vui, tăng thêm tình gắn bó keo sơn liên đới giữa các thành viên trong cộng đồng xã hội ở các địa phương. Kết cục là các sinh họat đa dạng này đã góp phần tích lũy thêm mãi cho cộng đồng dân tộc chúng ta cái vốn liếng thật là sung mãn quý báu – được gọi là “Nguồn Vốn Xã Hội” (the Social Capital).

Và chính cái Nguồn Vốn Xã Hội này là thước đo biểu thị rõ ràng cái Sức mạnh bền vững của tập thể Quần chúng Nhân dân chúng ta vậy.

2 - Khái niệm Sức mạnh mềm có thể được hiểu một cách đơn giản như sau. Đó là thứ sức mạnh có tính cách văn hóa, tâm lý – khác biệt với sức mạnh cứng (hard power) có tính cách kinh tế, quân sự. Theo giáo sư Joseph Nye, Jr là người đầu tiên đưa ra từ ngữ soft power này, thì: “Sức mạnh mềm của một nước, đó chính là khả năng làm ảnh hưởng đến cung cách ứng xử của những quốc gia khác – bằng cách lôi cuốn, thuyết phục những nước đó chấp nhận những mục tiêu của mình...” Ở Mỹ, phim ảnh Hollywood, các Đại học, các Foundation v.v... là những yếu tố căn bản thiết yếu tạo thành cái sức mạnh mềm thật phong phú cho cường quốc này, ngòai sức mạnh quân sự, kinh tế.

Vói tính chất bất bạo động, sức mạnh chính yếu của XHDS rõ rệt chỉ có thể là một sức mạnh mềm mà thôi.

II – Cần nâng cao vai trò “Làm Đối Trọng” của XHDS (Counterbalance).

Như ta đã biết, đối với chính quyền Nhà nước, thì XHDS đóng cả hai vai trò, vừa làm Đối tác (Counterpart), mà cũng vừa làm Đối trọng nữa. Làm Đối tác trong lãnh vực Nhân đạo Từ thiện, nhưng làm Đối trọng trong lọai họat động nhằm bênh vực Công bằng Xã hội, bảo vệ Nhân phẩm Nhân quyền v.v...


1 - Cũng như mọi chế độ độc tài chuyên chế khác, chính quyền cộng sản Hanoi luôn luôn tìm cách ngăn cản bất kỳ sự phê phán chỉ trích nào đối với những sai lầm thiếu sót của họ. Họ liệt những người bất đồng ý kiến vào lọai “thế lực thù địch”, có âm mưu “diễn biến hòa bình” và nhăm lật đổ chế độ độc đảng độc tôn của họ. Và rồi họ dùng mọi thủ đọan bạo lực như bắt giữ, quấy rày sách nhiểu, kể cả xúi giục bọn côn đồ hành hung đối với những con người có can đảm lên tiếng phê phán những sai trái của chính quyền hay biểu tình chống đối quân Trung quốc xâm lược v.v...

Trước những sự nhũng lạm và đàn áp tàn bạo đó, thì giới sĩ phu trí thức cũng như giới lãnh đạo tinh thần trong các tôn giáo không thể nào cứ khoanh tay bất động, không chịu dấn thân đứng ra bênh vực những nạn nhân như hàng ngũ đông đảo người Dân oan bị cán bộ lấy mất nhà, mất đất, như các công nhân bị bóc lột tàn tệ trong các xí nghiệp v.v... Thái độ dửng dưng vô cảm, buông xuôi trước bao nhiêu bất công bạo ngược tày trời như thế, thì rõ rệt là họ đã không có lòng nhân ái, không có sự dũng cảm, không xứng đáng được gọi là bậc trượng phu quân tử – mà dân gian vẫn đề cao tán tụng như trong câu ngạn ngữ quen thuộc: “Giữa đường thấy sự bất bình chẳng tha”.

2 – Có một số người nêu lý do là “Không làm chính trị” để mà không tham gia bất cứ họat động nào nhằm bênh vực công bằng xã hội, buộc chính quyền phải tôn trọng nhân phẩm, nhân quyền của người dân. Đó là cái lối ngụy biện rẻ tiền cốt ý để thóai thác cái trách nhiệm chính yếu của giới sĩ phu quân tử - vốn là thành phần tinh hoa của dân tộc, là nguyên khí của quốc gia – trong việc cất lên tiếng nói lương tâm nhằm bênh vực các nạn nhân của những hành vi độc đóan lạm quyền, chuyên chế của nhân viên nhà nước chuyên sách nhiễu hành hạ tầng lớp người dân thấp cổ bé miệng thân cô thế cô.

Thực tế mà nói, thì đây chính là do sự sợ hãi trước bàn tay sắt của cơ quan an ninh mật vụ cộng sản mà thôi. Lọai người trí thức vốn được nhân dân cung phụng cho ăn cho học đến nơi đến chốn, mà lại vì quá khiếp nhược hèn yếu trước bạo quyền để cứ im hơi lặng tiếng khoanh tay bất động mãi mãi như thế - thì quả thật đáng phải chịu cái lời chê bai của cụ Tú Xương nêu ra đã 100 năm trước đây – như thế này: “Sĩ khí rụt rè – gà phải cáo!”

3 – Về vai trò “Làm Đối trọng của XHDS”, thì sự góp phần của giới trí thức hàn lâm (Academy) và của giới lãnh đạo tôn giáo (Churches) là một đòi hỏi thiết yêu. Bởi lẽ giới sĩ phu trí thức vốn có trí tuệ sắc bén, thì chắc chắn hơn ai hết, họ phải biết tường tận về tình trạng sa đọa tồi tệ của đất nước vào lúc này. Mà một khi đã thấy rõ được căn nguyên của tệ nạn tham nhũng thối nát và chuyên quyền độc đóan suy đồi như thế, thì họ phải có can đảm dũng khí mà ra tay hành động để mà góp phấn cứu dân giúp nước. Họ không thể nại bất kỳ một lý do nào để mà né tránh cái bổn phận này được.

Còn về phía các nhà lãnh đạo tinh thần nơi các tôn giáo, thì vì họ sống hòa đồng với quần chúng nhân dân tại hạ tầng cơ sở, thì họ cũng phải chia sẻ hết những nỗi đau đớn nhục nhằn của người dân dưới ách độc tài tàn bạo của chính quyền cộng sản. Do vậy, mà họ càng phải tích cực tham gia vào việc dẹp bỏ cái ách chuyên chế hủ lậu phản động đó đi - hầu tạo điều kiện thuận lợi cho người dân được sống sao cho xứng đáng với địa vị cao quý của con người. Đó là cái bổn phận của đạo lý, của lẽ phải – mà không một tôn giáo nào lại có thể xem thường hay vô tình bỏ qua đi được.

III – Để kết luận.

Như đã có dịp ghi ở trên, mọi họat động của XHDS đều có tính cách tự nguyên, bất vụ lợi và bất bạo động. XHDS không hề có tham vọng thay thế vai trò của chính quyền Nhà nước, do đó mà cũng không nhằm lật đổ chính quyền hay lũng đọan lãnh vực kinh doanh sản xuất thương mại.

XHDS hợp tác với Nhà nước và Thị trường Kinh doanh trong những họat động về Nhân đạo Từ thiện – đó là vai trò làm Đối tác của XHDS, sát cánh với Nhà nước để chăm sóc cho các nạn nhân thiên tai bão lụt, các bệnh nhân về phong cùi, HIV/Aids v.v...

Nhưng XHDS cũng còn phải luôn cảnh giác để làm trọn vai trò “Kiểm sóat và làm quân bình” (checks and balances) – không để cho chính quyền nhà nước hay giới kinh doanh mặc tình thao túng đàn áp, khai thác đối với người dân, nhất là đối với người lao động.

Chỉ đến lúc XHDS hòan thành tốt đẹp được cả hai vai trò làm Đối tác và làm Đối trọng như thế, thì XHDS mới đích thực tạo lập được một Sức mạnh Mềm có khả năng góp phần đem lại cho dân tộc và đất nước một cuộc sống an vui, thuận hòa nhân ái và hạnh phúc viên mãn vậy./

Costa Mesa, California Trung tuần tháng Bảy năm 2013

Đoàn Thanh Liêm

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Bằng cách làm suy yếu các đồng minh của Mỹ, chính quyền Trump đã làm suy yếu việc răn đe mở rộng của Mỹ, khiến nhiều quốc gia cân nhắc liệu họ có nên có vũ khí hạt nhân cho riêng mình không. Nhưng ý tưởng về việc phổ biến vũ khí hạt nhân nhiều hơn có thể ổn định dựa trên nền tảng của các giả định sai lầm.
Tạp chí TIMES kết thúc cuộc phỏng vấn với Tổng thống Trump nhân dịp đánh dấu 100 ngày ông ta quay lại Tòa Bạch Ốc (20/1/2025) bằng câu hỏi, “John Adams, một công thần lập quốc, vị tổng thống thứ hai của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ (1797 – 1801) đã nói chúng ta là một quốc gia pháp trị, chứ không phải bất kỳ người nào, Tổng thống đồng ý không?” Donald Trump trả lời: “Chúng ta là một chính phủ do luật pháp cai trị, không phải do con người sao? Ồ, tôi nghĩ vậy, nhưng anh biết đấy, phải óc ai đó quản lý luật pháp. Bởi nên, con người, nam hoặc nữ, chắc chắn đóng một vai trò trong đó. Tôi không đồng ý với điều đó 100%. Chúng ta là một chính phủ mà con người tham gia vào quá trình thực thi luật pháp, và lý tưởng nhất là anh sẽ có những người công chính như tôi.”
Chuyện “Ngưng bắn…” kể cho độc giả Bloomington ngày ấy, đã là chuyện quá khứ. 30 tháng Tư năm sau, cuộc chiến trên đất Việt tàn. Chủ nghĩa Cộng sản, nguyên nhân của nạn binh đao, dìm quê hương tôi trong biển máu hàng thập kỷ, cuối cùng đã hưởng hết 70 năm tuổi thọ. Tưởng chuyện đau thương trong một ngày ngưng bắn của gia đình, vì sự an toàn, phúc lợi của loài người, phải trở thành cổ tích. Vậy mà hôm nay, trong thời đại này, chuyện buồn chiến tranh của tôi đang tái diễn...
Mười năm, 20 năm, và nhiều hơn nữa, khi lịch sử kể lại buổi chuyển giao quyền lực hứa hẹn một triều đại hỗn loạn của nước Mỹ, thì người ta sẽ nhớ ngay đến một người đã không xuất hiện, đó là cựu Đệ Nhất Phu Nhân Michelle Obama.
Chiến tranh là chết chóc, tàn phá và mất mát! Có những cuộc chiến tranh vệ quốc mang ý nghĩa sống còn của một dân tộc. Có những cuộc chiến tranh xâm lược để thỏa mãn mộng bá quyền của một chế độ hay một bạo chúa. Có những cuộc chiến tranh ủy nhiệm giữa hai chủ nghĩa, hai ý thức hệ chỉ biến cả dân tộc thành một lò lửa hận thù “nồi da xáo thịt.” Trường hợp sau cùng là bi kịch thống thiết mà dân tộc Việt Nam đã gánh chịu! Hệ lụy của bi kịch đó mãi đến nay, sau 50 năm vẫn chưa giải kết được. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, một nữ chiến binh cộng sản miền Bắc có tên là Dương Thu Hương khi vào được Sài Gòn và chứng kiến cảnh nguy nga tráng lệ của Hòn Ngọc Viễn Đông thời bấy giờ đã ngồi bệch xuống đường phố Sài Gòn và khóc nức nở, “khóc như cha chết.” Bà khóc “…vì cảm thấy cuộc chiến tranh là trò đùa của lịch sử, toàn bộ năng lượng của một dân tộc dồn vào sự phi lý, và đội quân thắng trận thuộc về một thể chế man rợ. Tôi cảm thấy tuổi trẻ của tôi mất đi một cách oan uổng ...
Ngày 30 tháng 4 năm 2025 là một ngày có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử Việt Nam đương đại, cũng là dịp để chúng ta cùng nhau hồi tưởng về ngày 30 tháng 4 năm 1975 và những gì mà dân tộc đã sống trong 50 năm qua. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã kết thúc chiến tranh và đáng lẽ phải mở ra một vận hội mới huy hoàng cho đất nước: hoà bình, thống nhất và tái thiết hậu chiến với tinh thần hoà giải và hoà hợp dân tộc. Nhưng thực tế đã đánh tan bao ước vọng chân thành của những người dân muốn có một chỗ đứng trong lòng dân tộc.
Điều thú vị nhất của nghề làm báo là luôn có sự mới lạ. Ngày nào cũng có chuyện mới, không nhàm chán, nhưng đôi khi cũng kẹt, vì bí đề tài. Người viết, người vẽ, mỗi khi băn khoăn tìm đề tài, cách tiện nhất là hỏi đồng nghiệp. Ngày 26 tháng 3, 1975, hoạ sĩ Ngọc Dũng (Nguyễn Ngọc Dũng: 1931-2000), người dùng bút hiệu TUÝT, ký trên các biếm hoạ hàng ngày trên trang 3 Chính Luận, gặp người viết tại toà soạn, hỏi: “Bí quá ông ơi, vẽ cái gì bây giờ?”
Sau ngày nhậm chức, Tổng thống Donald Trump đã ban hành hàng loạt sắc lệnh hành pháp và bị một số tòa án tiểu bang chống đối và hiện nay có hơn 120 vụ tranh tụng đang được xúc tiến. Trump cũng đã phản ứng bằng những lời lẽ thoá mạ giới thẩm phán và không thực thi một số phán quyết của tòa án. Nghiêm trọng hơn, Trump ngày càng muốn mở rộng quyền kiểm soát hoạt động của các công ty luật và công tố viên nghiêm nhặt hơn. Trong khi các sáng kiến lập pháp của Quốc hội hầu như hoàn toàn bị tê liệt vì Trump khống chế toàn diện, thì các cuộc tranh quyền của Hành pháp với Tư pháp đã khởi đầu. Nhưng Trump còn liên tục mở rộng quyền lực đến mức độ nào và liệu cơ quan Tư pháp có thể đưa Trump trở lại vị trí hiến định không, nếu không, thì nền dân chủ Mỹ sẽ lâm nguy, đó là vấn đề.
Khi Bạch Ốc công bố công thức tính thuế lên các quốc gia với các thang thuế khác nhau, người ta nhận ra đó chỉ là một một phép tính toán học căn bản, chẳng liên quan đến kinh tế học hay mậu dịch lẫn các dữ liệu thực tế nào cả. Chúng chỉ là những số liệu vô nghĩa và phi lý. Việt Nam không đánh thuế hàng Mỹ đến 90% và đảo hoang của những chú chim cánh cụt có liên quan gì đến giao thương. Điều này thể hiện một đối sách vội vã, tự phụ và đầy cảm tính, cá nhân của Donald Trump nhằm tạo áp lực lên thế giới, buộc các nước tái cân bằng mậu dịch với Mỹ hơn là dựa trên nền tảng giao thương truyền thống qua các hiệp ước và định chế quốc tế. Hoặc nhỏ nhặt hơn, để trả thù những gì đã xảy ra trong quá khứ: Trump ra lệnh áp thuế cả những vật phẩm tâm linh từ Vatican đưa sang Mỹ như một thái độ với những gì đức Giáo Hoàng Francis từng bày tỏ.
Tổng thống Donald Trump vào hôm qua đã đột ngột đảo ngược kế hoạch áp thuế quan toàn diện bằng cách tạm dừng trong 90 ngày. Chỉ một ngày trước đó đại diện thương mại của Trump đã đến Quốc Hội ca ngợi những lợi ích của thuế quan. Tuần trước chính Trump đã khẳng định "CHÍNH SÁCH CỦA TÔI SẼ KHÔNG BAO GIỜ THAY ĐỔI". Nhưng Trump đã chịu nhiều áp lực từ những nhân vật Cộng Hòa khác, các giám đốc điều hành doanh nghiệp và thậm chí cả những người bạn thân thiết, đã phải tạm ngừng kế hoạch thuế quan, chỉ duy trì thuế căn bản (baseline tariff) 10% đối với tất cả những đối tác thương mại.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.