Hôm nay,  

Chuyện Có Thật Mà Như Đùa: Chi Bộ Đảng Trong Hội Chữ Thập Đỏ

12/11/201400:00:00(View: 6306)

Sau khi chiếm cứ tòan bộ miền Nam Việt Nam vào năm 1975, thì đảng cộng sản đã cho công khai đặt trụ sở các cấp từ Trung ương đến Địa phương ở khắp mọi nơi, cụ thể như những văn phòng Thành ủy, Quận ủy, Thị ủy, Xã ủy, v.v… Sự kiện này thì ai ai cũng đã chứng kiến qua cái chuyện kẻ chiến thắng ngang nhiên chiếm đọat tài sản quốc gia để sử dụng vào việc nội bộ riêng tư của đảng, chứ không phải chỉ dùng vào công việc của chính quyền nhà nước. Nhưng thật là tức cười, ngay trong tổ chức của một hiệp hội tư nhân như Hội Chữ Thập Đỏ, thì cũng có một Chi bộ Đảng để làm nhiệm vụ “lãnh đạo” cho tổ chức này. Đây là chuyện chính người viết bài này đã chứng kiến, nhân dịp có chuyện phải đến tiếp súc với giới lãnh đạo của Hội này vào năm 1989. Nguyên ủy của câu chuyện ngộ nghĩnh này có thể ghi lại với một ít chi tiết đại khái như sau:

1 – Trại Cai nghiền Ma túy Phú Văn.

Vào năm 1987, một số anh chị em chúng tôi được ông Hùynh Văn Cang (Mười Cang), Giám đốc Sở Lao động và Thương binh Xã hội ở Saigon mời tham gia tìm cách giúp đỡ các trại viên của Trại Cai nghiền Ma túy Phú Văn thuộc huyện Phước Long, tỉnh Sông Bé. Trại này tọa lạc ở phía đầu nguồn sông Đồng nai, qua khỏi núi Bà Rá gần với khu kinh tế mới Đắc Nông, Đắc Súc dọc theo quốc lộ 13 đi tới Ban Mê Thuật. Khởi đầu, chúng tôi tổ chức thành một nhóm gồm 5 người để đi tới tận nơi thăm viếng các trại viên và quan sát tìm hiểu tình hình sinh hoạt của trại. Nhóm này gồm có Luật sư Nguyễn Phước Đại, Linh mục Trần Văn Dụ, Dân biểu Phan Xuân Huy, anh Hồ Minh Điệp và tôi Đoàn Thanh Liêm. Chúng tôi được xe của Sở Xã hội chuyên chở, cùng đi chung với một số nhân viên cơ hữu của Sở nữa.

Đường xá giao thông hồi đó thật là khó khăn, lúc trời nắng thì bụi mù mịt, mà lúc mưa thì lầy lội trơn trượt, nhất là vào khúc từ ngã ba Đồng Xoài trở đi, thì đường toàn là những ổ gà thật lớn mà các tài xế gọi đó là những “ổ voi”. Vì thế mà dù khỏang cách chỉ vào cỡ 200 km thôi, thì xe chúng tôi cũng phải đi hết đến 6 – 7 giờ rồi.

Khi đến trại, chúng tôi nhận thấy phần đông trong số 300 trại viên cả nam lẫn nữ, thì đều rất ốm yếu, gầy còm coi như chỉ còn là những bộ xương được bọc trong làn da màu xám nhợt nhạt như của người bị bệnh sốt rét ngã nước. Ban Giám đốc của trại cho hay vì thiếu thốn thuốc men, thực phẩm bồi dưỡng và nhất là vì thiếu cả phương tiện chăm sóc y tế tối thiểu, nên nhiều trại viên đã kiệt sức và ngã gục mặc dầu còn rất trẻ tuổi. Sau đó, chúng tôi kêu gọi được một số bác sĩ, nha sĩ và y tá ở Saigon tình nguyện luân phiên nhau đến khám bệnh và phát thuốc cho các trại viên ở đây vào những ngày nghỉ cuối tuần.

Vì sở Xã hội Saigon không có đủ xe cộ để chuyên chở đàn y tế này một cách thường xuyên, nên chúng tôi mới nhờ được một vị nữ tu thuộc Dòng Phan Sinh vốn có sự quen biết đứng ra liên lạc với Hội Hồng Thập Tự (HTT) bên Pháp, để xin giúp đỡ thuốc men và phương tiện xe cộ để sử dụng cho công tác chăm sóc y tế tại trại này. Kết cục, Hội HTT Pháp đồng ý cấp một số thuốc men và một xe y tế lưu động (xe ambulance) cho chúng tôi. Nhưng HTT Pháp gợi ý là chúng tôi phải liên lạc với HTT Việt Nam để dàn xếp việc chuyển giao thuốc men và xe cộ này, theo thông lệ xưa nay về sự liên hệ gắn bó giữa các Hội HTT tại quốc gia này với quốc gia khác. Chúng tôi trình bày sự việc này với Vị Giám đốc Sở Xã hội là đơn vị chính yếu quản lý mọi công việc liên quan đến các trại Cai nghiền Ma túy thuộc thành phố Saigon.

Sau đó ít lâu, Giám đốc Hùynh Văn Cang cho chúng tôi hay là Sở Xã hội đã liên lạc và được Sở Y tế đồng ý thỏa hiệp là Sở Xã hội sẽ đứng ra đảm trách việc lãnh nhận sự viện trợ này của HTT Pháp. Và ông yêu cầu tôi trực tiếp đến gặp gỡ bàn thảo với HTT Việt Nam (tên gọi chính thức là Hội Chữ Thập Đỏ VN = CTĐ) để chi tiết hóa việc lãnh nhận này từ vị đại diện HTT Pháp. Đó là lý do tại sao tôi lại đến tiếp xúc với vị Thủ trưởng của Hội CTĐ VN tại trụ sở vẫn còn ở góc đường Hồng Thập Tự và Cống Quỳnh như hồi trước năm 1975 với Dược sĩ La Thành Trung làm Hội trưởng.

2 – Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam tại thành phố Saigon.

Theo đúng lời dặn của ông Mười Cang, tôi đã đến gặp vị Thủ trưởng của Hội CTĐ vào một buổi trưa. Vì đã có sự bàn thảo trước giữa Sở Y tế và Sở Xã hội với Hội CTĐ, nên vị Thủ trưởng đã tiếp đón tôi một cách niềm nở lịch sự. Nhưng sau khi nghe tôi trình bày về sự liên hệ với Hội HTT bên Pháp, thì ông lại chú ý đến việc sử dụng mối quan hệ này của chúng tôi với nước ngòai để góp phần vào việc mở rộng công việc “xuất khẩu các sản phẩm về dược liệu của CTĐ ra nước ngòai”, nhiều hơn là bàn thảo về nội dung câu chuyện của sự chi viện y tế cho trại Phú Văn. Ông dẫn tôi ra phía ngòai vườn và chỉ cho tôi xem các thứ củ, hạt đang được phơi khô đày rãy trên các tấm vải nhựa hay nong nia được bày la liệt trên các lối đi ngòai vườn.

Xong rồi, ông lại đưa tôi về văn phòng làm việc của ông để nói chuyện tiếp. Trước hết, ông cho tôi biết về chuyện liên hệ với cơ quan HTT Pháp, thì hội CTĐ của ông không thấy có gì trở ngại trong việc Sở Xã hội đứng ra lãnh nhận sự chi viện của HTT Pháp, như đã có sự thỏa hiệp với Sở Y tế mới đây rồi. Như vậy, thì ông Mười Cang bên Sở Xã hội khỏi cần phải thắc mắc gì nữa về chuyện này.

Tiếp theo, ông gợi ý cho tôi có thể làm thế nào để giúp Hội CTĐ mở rộng “mối quan hệ kinh tế đối ngoại” để xuất khẩu một số mặt hàng về dược liệu của Hội ra thị trường nước ngoài. Ông giải thích là từ sau kỳ Đại hội 6 của đảng cộng sản vào năm 1986, thì thượng cấp đã cổ võ phát động chính sách “Đổi Mới”; nhờ vậy mà Hội CTĐ - cũng như các đòan thể hiệp hội khác - đều được quyền “bung ra để làm kinh tế” theo sáng kiến riêng của đơn vị mình, nhằm phục vụ “ba lợi ích: cho cá nhân, cho tập thể và cho quốc gia”. Vì lúc đó tôi cũng đang cộng tác với Công ty Cung ứng Hàng Xuất khẩu của Quận 3, nên có quen biết một số đầu mối chuyên lo về chuyện xuất khẩu. Do đó mà tôi mới tỏ ý cho ông biết là có khả năng tôi có thể hợp tác trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ một số mặt hàng của CTĐ. Nhưng tôi cũng thận trọng nói với ông là để tôi đi thăm dò các nơi xem sao đã, rồi sẽ gặp lại với ông sau để bàn thảo về các chi tiết hành động cụ thể giữa hai bên. Và rồi sau đó, tôi xin kiếu từ và chia tay với ông.


3 – Văn phòng Chi bộ Đảng tại trụ sở Hội Chữ Thập Đỏ.

Trong khi đi lại mấy lượt di chuyển qua hành lang của trụ sở Hội Chữ Thập Đỏ này, tôi đi qua một phòng có bảng hiệu ghi rõ là: “Văn phòng Chi bộ Đảng”. Phòng này nằm sát cạnh với phòng của vị Thủ trưởng mà vừa mới tiếp chuyện với tôi. Dĩ nhiên, với cương vị là một người khách, thì tôi không thể tò mò tọc mạch tìm hiểu gì thêm nữa về chuyện sinh họat nội bộ của Hội CTĐ ở đây. Nhưng mà, tôi vẫn thắc mắc với chuyện làm sao mà lại có một thứ đơn vị tổ chức của đảng cộng sản được cài tại đây, để làm cái nhiệm vụ chỉ huy lãnh đạo đối với một hiệp hội từ thiện nhân đạo mà lại có tính cách quốc tế như Hội CTĐ này? Theo tôi hiểu, thì Hội CTĐ hay HTT trong bất kỳ một quốc gia nào, thì cũng chỉ là một hiệp hội từ thiện nhân đạo họat động theo tôn chỉ của Hội Hồng Thập Tự Quốc tế (CICR = Comité Intenational de la Croix Rouge) có trụ sở chính tại Geneva, Thụy sĩ. Như vậy, Hội CTĐ Việt Nam cũng chỉ là một tổ chức phi chính phủ, tự nguyện và bất vụ lợi ( a non- governmental, voluntary, non - profit organisation) và nằm trong khu vực Xã hội Dân sự (The Civil Society) như tất cả các hội thiện nguyện khác.

Nhưng mà, dưới chế độ độc tài toàn trị (totalitarian dictatorship) do đảng cộng sản thiết lập ở Việt Nam từ trên 60 năm qua, thì mọi tổ chức, hiệp hội, đoàn thể đều bị cán bộ đảng cộng sản khuynh loát, lũng đoạn để biến thành những tổ chức ngoại vi của đảng. Điển hình như Hội Liên Hiệp Phụ Nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản, Mặt trận Tổ quốc, Hội Nhà Văn, Hội Chữ Thập Đỏ, v.v…, thì tất cả đều do cán bộ cộng sản lãnh đạo chỉ huy hết. Vì thế, mà ta thấy có văn phòng của Chi bộ đảng cộng sản nằm ngay trong trụ sở của Hội CTĐ, như đã được trình bày ở trên đây.

Như ta đã biết, Hội Hướng Đạo, Hội Hồng Thập Tự - cũng như nhiều tổ chức tư nhân khác - thì vẫn được tự do họat động tại miền Nam VN trước năm 1975, được tự do liên hệ hợp tác với các tổ chức “kết nghĩa anh chị em” (brotherhood, sisterhood) tại các nước khác, cũng như với tổ chức trung ương quốc tế. Các đoàn thể hiệp hội này không những được chính quyền cho phép, mà lại còn được cơ quan nhà nước như Bộ Giáo dục, Bộ Xã hội, Bộ Thanh niên … giúp đỡ hỗ trợ về vật chất cũng như tinh thần, vì theo tinh thần của Luật Hành chánh, thì đó là “những tổ chức được công nhận có tính cách ích lợi công cộng” (organisations reconnues dutilité publique).

Nhưng từ ngày chế độ cộng sản được thiết lập trên toàn quốc sau năm 1975, thì mọi tổ chức tư nhân - dù chỉ có tính cách thuần túy xã hội, từ thiện nhân đạo – đều không còn được tự do họat động như trước nữa, mà phải dành độc quyền cho các tổ chức ngọai vi của đảng cộng sản, như đã ghi ở trên.

4 – Làm sao để phục hồi lại quyền chủ động của quần chúng nhân dân trong khu vực Xã hội Dân sự ở Việt Nam?

Qua sự trình bày ở trên đây, chắc bạn đọc đã có thể nhận rõ được sự kiện đảng cộng sản đã không những chiếm giữ độc quyền trong việc điều hành guồng máy chính quyền Nhà nước và lãnh vực kinh tế thông qua các công ty xí nghiệp quốc doanh, mà còn lũng đọan khống chế cả khu vực Xã hội Dân sự nữa. Đó là sự chiếm đoạt tòan thể cái Không gian Xã hội (the Social Space) do quần chúng nhân dân chúng ta đã sinh sống hợp quần với nhau qua bao nhiêu thế hệ trên mảnh đất hình chữ S này mà tạo lập ra. Từ trên 60 năm qua, đảng cộng sản đã du nhập cái chủ trương độc tài chuyên chế sắt máu từ Liên Xô và Trung quốc vào đất nước quê hương Việt Nam chúng ta, khiến gây ra bao nhiêu thảm họa tàn ác trên đầu hàng nhiều triệu đồng bào nạn nhân vô tội. Họ đã phá tan nát cái nền móng đạo lý luân thường truyền thống mà cha ông chúng ta đã gây dựng được qua bao nhiêu thế hệ, khiến cho xã hội ngày nay thật suy đồi, đày rãy những lọai người bạc ác, dối trá, giả hình, lươn lẹo. Gần đây, để giữ vững cho cái vị thế cầm quyền của mình, giới lãnh đạo cộng sản ở Hanoi đã không ngần ngại thông đồng cấu kết với nhà cầm quyền Bắc kinh, để nhượng đất, nhượng biển cho kẻ thù xâm lược truyền kiếp, dành ưu tiên cho các công ty Trung quốc khai thác quặng bauxite ở vùng cao nguyên, khai thác rừng đầu nguồn tại các tỉnh biên giới phía bắc. Rõ ràng đó là sự toa rập của bè lũ thù nghịch -“nội xâm”- với bọn giặc bên ngoài -“ngọai xâm”- vậy.

Trước tình thế cực kỳ nguy nan đối với sự sống còn của dân tộc như vậy, bất kỳ người nào mà còn có sự quan tâm sâu sắc đến vận mệnh của đất nước thì phải nhất lọat ra tay - muôn người như một, ở trong cũng như ở ngoài nước - để cùng dấn thân hết mình vào công cuộc cứu nước và xây dựng quốc gia. Và một trong những việc cấp bách nhất là “toàn thể quần chúng nhân dân phải kiên quyết dành lại cho mình cái quyền chủ động trong lãnh vực Xã hội Dân sự “, tức là phải tự mình đứng ra thành lập các nhóm, các đoàn thể hiệp hội tư nhân, tự nguyện, bất vụ lợi – y hệt như nhân dân các quốc gia khác trên thế giới đã và đang làm hiện nay. Đây là việc mọi người dân chúng ta đều có thể thực hiện được trong tầm tay với của mỗi người. Đây là cái quyền của mỗi công dân để thực hiện “quyền làm chủ” của chính bản thân mình trên đất nước quê hương của mình. Chứ đó không phải là một thứ ân huệ mà người dân chúng ta phải ngửa tay ra xin xỏ, cầu cạnh với nhà cầm quyền cộng sản để họ ban phát cho ta.

Và trách nhiệm hàng đầu trong việc phát động thuyết phục khối quần chúng đông đảo dấn thân vào công cuộc tranh đấu dành lại quyền làm chủ này, đó chính là của tầng lớp sĩ phu trí thức nơi các đại học, các viện nghiên cứu, của giới văn nghệ sĩ, của giới lãnh đạo tinh thần trong các tổ chức tôn giáo. Quý vị này là những tinh hoa của đất nước, là nguyên khí của quốc gia, quý vị phải nêu cao tấm gương yêu nước, thương nòi trước đã, rồi mới có thể kêu gọi sự tham gia đông đảo của các chuyên viên các ngành nghề, của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội được.

Đó là sự mong mỏi, là niềm kỳ vọng thiết tha mà dân tộc đặt để nơi lớp người ưu tú của quốc gia chúng ta ngày nay vậy./

California, cuối năm Tân Mão 2011

Đoàn Thanh Liêm

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Lịch sử là sự lập lại, nhìn ngược về thời gian: Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc vào năm 211 (trước Công Nguyên) Ông đã nghe lời vị Tể Tướng Lý Tư đốt tất cả các ghi chép của Sử Gia không thuộc nước Tần, kể cả Kinh Thi. Bất cứ ai thảo luận về Kinh Thi và Kinh Thư sẽ bị xử tử. Trong Sử Ký của Tư Mã Thiên, vụ đốt sách chôn Nho được gọi là “Phần thư khanh nho”, bao gồm việc đốt sách và chôn sống hơn 460 học giả. (1) Năm 1958, Mao Trạch Đông đã liên hệ bản thân ông với Tần Thuỷ Hoàng. Khi ông ta chôn sống 460 học giả ông nói trong một bài phát biểu với các đồng chí của mình: “Các bạn (những nhà trí thức) căm ghét chúng tôi, coi chúng tôi là những Tần Thuỷ Hoàng. Các bạn nhầm rồi. Chúng tôi thậm chí còn vượt Tần Thuỷ Hoàng một trăm lần”.(2) Năm 1975 khi CS miền Bắc, chiếm Việt Nam Cộng Hòa, phong trào đốt sách cũng xảy ra ngay tại miền Nam, Việt Nam. Hàng trăm cuốn sách được người Cộng Hòa mang đi giấu hay mang ra nước ngoài và hàng ngàn cuốn sách bị đố
Hai tháng đã trôi qua. Trên những diễn đàn mạng xã hội và cả trong những cuộc đối thoại đời thường, rất nhiều người thổ lộ về một thói quen vừa xuất hiện: đếm xem còn bao nhiêu ngày nữa kết thúc nhiệm kỳ bốn năm của chính quyền hiện tại. “Đếm thời gian trôi” vốn không phải là một thói quen tích cực trong đời sống. Nó phản chiếu tâm trạng chán nản, buông xuôi, thậm chí là sợ hãi. Hàng loạt câu hỏi “Chúng ta phải làm gì?”; “Rồi chuyện gì nữa?”; “Chúng ta đang sống ở thời đại nào?”… Trong đó, câu hỏi lớn nhất, và biểu lộ sự phẫn nộ của người dân nhất, đó là: “Đảng Dân Chủ đang làm gì?”
Người tị nạn đã không còn được chào đón tại Hoa Kỳ kể từ ngày đầu tiên trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Donald Trump. Ngay trong ngày nhậm chức 20 tháng 1 năm 2025, ông đã ký một sắc lệnh hành pháp đình chỉ Chương trình Tiếp nhận Người tị nạn của Hoa Kỳ (U.S. Refugee Admissions Program, USRAP) trong vòng 90 ngày. Dù vào tháng 2 năm 2025, tòa án liên bang đã ra phán quyết yêu cầu khôi phục chương trình tái định cư người tị nạn, chính quyền Trump vẫn khẳng định rằng không thể thực hiện điều đó ngay lập tức, do hệ thống tiếp nhận người tị nạn đã bị giải thể gần như toàn bộ.
Trong bài diễn văn dài 90 phút trước Quốc hội Hoa Kỳ, Donald Trump nhắc lại tham vọng “giành lấy” Greenland “bằng cách này hay cách khác.” Trump tuyên bố rằng Greenland có ý nghĩa “sống còn đối với an ninh quốc gia” của Hoa Kỳ. Dù nhấn mạnh rằng chính phủ của mình “hoàn toàn ủng hộ quyền tự quyết của Greenland,” ông vẫn không quên mời gọi “nếu các bạn đổi ý, chúng tôi sẵn sàng chào đón các bạn gia nhập Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.”
Khi Ukraine từ bỏ kho vũ khí nguyên tử và tham gia Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT Nuclear Nonproliferation Treaty) với tư cách là một quốc gia phi hạt nhân vào năm 1994, họ đã thi hành một phần của Bản ghi nhớ Budapest (Budapest Memorandum), gồm một số các đảm bảo an ninh bởi Nga, Hoa Kỳ và Vương quốc Anh. Những đảm bảo này nhằm bảo vệ chủ quyền của Kyiv, và biên giới của họ sẽ được tôn trọng. Nhưng khi Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014 và tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào năm 2022, những cam kết đó đã chứng tỏ là vô nghĩa. Ukraine thấy mình đơn độc, sự sống còn phụ thuộc vào thiện chí của phương Tây và nằm trong tay một kẻ thù được trang bị bằng chính những vũ khí mà Kyiv đã giao nộp. Những tác động này không dừng tại Ukraine mà lan rộng. Trên toàn cầu, các chính phủ đang đánh giá lại ý nghĩa thực sự của các bảo đảm an ninh.
Trong thế giới đấu tranh sinh tồn của loài vật, chuyện cá lớn nuốt cá bé là điều không thể tránh khỏi. Nhưng trong xã hội loài người ngày nay dù đã bước vào thiên niên kỷ thứ ba hơn hai thập niên và được mệnh danh là thời đại văn minh tiến bộ vượt bực vẫn không thiếu chuyện kẻ mạnh ăn hiếp người yếu trong mối quan hệ giữa người với người. Tình trạng mạnh hiếp yếu còn diễn ra khốc liệt hơn trong mối quan hệ ở cấp quốc gia: nước lớn bắt nạt hay xâm lăng nước nhỏ. Ở đây cũng xin giải thích một chút về cách dùng chữ nhược tiểu trong tiêu đề của bài viết này. Chữ nhược tiểu dùng trong bài này hoàn toàn không có ý nghĩa đánh giá tiêu cực về quốc gia được đề cập đến. Chữ nhược tiểu dùng trong bài này là để chỉ cho sự yếu kém về quân sự và kinh tế so với những nước mạnh về quân sự và kinh tế đi xâm lược. Sự yếu kém về quân sự và kinh tế không đồng nghĩa với sự yếu kém về quyết tâm và đồng lòng bảo vệ đất nước của quốc gia bị xâm lược. Ngược lại, cuộc chiến tại Ukraine hiện nay và Việt Nam
Trong lịch sử thế giới, Việt Nam là dân tộc đã trải qua một cuộc nội chiến với kết quả là bản án tử kết thúc chế độ tự do dân chủ miền Nam ngày 30/4/1975. Hơn ai hết, những người lính Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) năm xưa hiểu rõ cảm giác “bị lừa dối” hoặc “bị phản bội” từ bản Hiệp Định Paris do Henry Kissinger và Lê Đức Thọ thỏa thuận sau lưng chính quyền VNCH, với sự ủng hộ của Tổng Thống Richard Nixon lúc đó. Vì thế mà kể từ khi Putin phát động cuộc tấn công xâm lược Ukraine ba năm trước, người dân Việt Nam luôn tỏ rõ lập trường cùng với các lãnh đạo Châu Âu đứng về phía dân tộc và đất nước Ukraine, trừ chính quyền CSVN đã hai lần bỏ phiếu trắng nghị quyết của Liên Hiệp Quốc.
Điều gì thực sự xảy ra khi niềm tin nơi người đàn ông ở Tòa Bạch Ốc đang lung lay? Chúng ta sắp tìm ra câu trả lời rồi. “Ông ta không thể cho biết khi nào Canada sẽ tổ chức bầu cử. Chuyện gì thực sự đang diễn ra ở đó? Ông ta đang cố gắng duy trì quyền lực phải không?” Donald Trump đã viết trên mạng xã hội sau cuộc trò chuyện với Thủ tướng Justin Trudeau vào tuần trước.
Tưởng tượng một khu vườn xinh đẹp như vườn thượng uyển của vua chúa ngày trước với hoa lá muôn màu lung linh trong gió hiền và nắng ấm. Rồi bỗng dưng một cơn mưa đá đổ xuống. Cây, lá, cành, nụ… đủ sắc màu quằn quại dưới những cục đá thả xuống từ không gian. Tàn cơn mưa, những nụ, những hoa, những cánh lá xanh non tan nát. Những cục nước đá tan đi. Bạn không còn tìm ra dấu vết thủ phạm, bạn chỉ thấy những thứ bạn phải gánh chịu: ấy là những tổn thất bất ngờ. Ở một nơi mà vô số các sắc tộc sống chung với nhau như Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, mỗi ngôn ngữ là một loài hoa đầy hương sắc trong khu vườn muôn sắc màu ấy. Nhưng rồi trong trận thiên tai, mỗi sắc lệnh của chính phủ là một hòn đá ném xuống, hoa lá cành tan nát theo nhau. Bạn không biết những cơn mưa đá còn bao lâu. Bạn cũng không thể nào đoán trước được những tổn thất chúng đổ xuống cho khu vườn yêu quý mà bạn dày công gầy dựng.
Elon Musk đang có một vị trí vô cùng quan trọng trong chính quyền mới của Trump. Là người đứng đầu Bộ Cải Tổ Chính phủ (Department of Government Efficiency – DOGE), Musk có quyền lực gần như vô hạn trong việc cắt giảm hoặc tái cơ cấu lại chính phủ liên bang theo ý mình. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, Musk còn có ảnh hưởng đến tổng thống trong nhiều vấn đề chiến lược quan trọng. Một trong những vấn đề nổi bật chính là TQ. Trong khi phần lớn nội các của Trump đang theo đuổi chính sách cứng rắn đối đầu với Bắc Kinh, Musk lại là một ngoại lệ rõ rệt. Là một chuyên gia về quan hệ Mỹ - Trung, Linggong Kong (nghiên cứu sinh của trường Auburn University) không hề ngạc nhiên trước những phát biểu ủng hộ Bắc Kinh của Musk trong suốt nhiều năm qua. Bởi lẽ, từ trước đến nay, ông luôn tìm cách mở rộng hoạt động kinh doanh tại TQ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.