Hôm nay,  

Lời Tạ Ơn Và Nguyện Cầu Nhân Xuân Ất Mùi

12/10/201400:00:00(View: 3567)

Những dân tộc có lòng biết ơn, nhớ ơn là những dân tộc đã có một đời sống duy tâm sâu đậm, họ được sự chúc lành của Thượng Đế. Như dân tộc Mỹ, họ có ngày lễ tạ ơn (Thanksgiving) để cả gia đình được sum hợp. Dân tộc Việt cũng là một dân tộc nặng lòng biết ơn, nhớ ơn những kẻ đã sinh thành: như cha mẹ, ông bà, thầy cô giáo, kẻ cứu tử lúc lâm nạn ở biển khơi. Theo tuần tự của thời gian, vào dịp Lễ, Tết hoặc ngày kỷ niệm. Chúng ta hay tỏ bày tình cảm như thăm viếng, tặng quà, ăn uống, để mừng vui được gặp nhau sau những ngày vất vả bon chen ở ngoài đời. Đây là một truyền thống đẹp của thật nhiều các dân tộc. Trong đó có dân tộc Việt.

Những ngày Tết mừng xuân Ất Mùi này cũng là ngày để dân tộc Việt, nhất là những người tỵ nạn có mặt khắp nơi trên thế giới hướng lòng về quê hương xứ sở. Nơi còn nhiều nỗi đau, nỗi khổ của cả một dân tộc đã bị đảng CS hành hạ gần cả trăm năm, đến nỗi ngày nay người dân ở trong nước: giới trẻ thì bị bán đi làm lao nô ở khắp các quốc gia giầu có, trẻ em thì bị mua bán đổi chác đi làm điếm, phục vụ tình dục cho ngoại bang. Đất nước đang bị mua bán và đổi chác cho Trung Cộng. Còn về nội trị thì công an nhiều khi lánh mặt mà họ dùng bọn côn đồ, đánh đập, hành hung những người bất đồng chính kiến, những người khiếu kiện. Những người may mắn trốn thoát được cái đảng khốn nạn ấy, dù phải xa quê hương, xa xứ sở, có tự do, có dân chủ và Nhân Quyền thực. Nhưng khi ngày lễ tết cổ truyền hàng năm đến, là ngày họ dâng lời tạ ơn Thượng Đế, tạ ơn Người, tạ ơn các nước sở tại đã cưu mang họ cho đến ngày nay.

Thật vậy, lúc ghe thuyền dời bến trong đêm tối mịt mù, phần đông những người vượt biên, vượt biển không được ở trên hầm ghe, mà phải chen chúc nhau ở dưới hầm, những khoang thuyền nên chẳng thấy biển cả, không thể chứng kiến được những nghịch cảnh khi khởi hành. Nếu chẳng may gặp họa khi nước bên ngoài rò rỉ vào, hay bị công an biên phòng cộng sản rượt đuổi, hoặc bị bọn hải tặc cướp biển thì những người nằm dưới khoang thuyền bên dưới mới được lên và thấy những sự việc xẩy ra ở bên trên ghe, hay bên ngoài nghe. Nhưng tất cả những người đã đi vượt biển, khi đã vào được bến bờ bình yên vì hết lòng tạ ơn Trời, tạ ơn Người đã phù trợ, cứu giúp mình khi vượt thoát.

Ngày nay, sau khi vượt thoát, may mắn đến bến bờ bình yên, phần đông chúng ta mau quên quá khứ. Do những nguyên nhân bên ngoài thúc đẩy, vì còn ông bà, cha mẹ, anh chị em, nên chúng ta rất vô tư, quên quá khứ, về thăm thân nhân. Dù rằng việc về thăm của chúng ta xa gần cũng lọt vào cái bẫy của cộng sản. Họ rất cần tiến, rất cần ngoại tệ. Nhờ có ngoại tệ cộng sản Việt Nam mới kiến thiết, mở mang được phần nào cái bề ngoài hào nháng như hiện nay, và thật tâm cán bộ CS mới có mòi bớt xén, tham nhũng như bây giờ. Nhờ tham nhũng mà ngày nay ở trong nước mới có thêm một giai cấp là Tư Bản Đỏ. Họ giầu nhanh, giầu tắt, không qua công khó và chắt chịu, mà nhờ vào hối lộ. Những bữa tiệc cuối tuần linh đình mà phần ăn được tính mỗi đầu người bằng đô la, hơn cả những người đi làm công ở các quốc gia tiên tiến mỗi tháng, cũng chỉ nhận được khoảng 1500 đô la.

Đêm Xuân, nhớ quê hương xứ sở, hướng lòng lên Đấng tối cao khẩn nguyện cho quê hương tôi bớt khổ, người lãnh đạo thì biết thương dân thương nước. Kẻ nghèo hèn có cơm ăn no, có áo mặc ấm, có nhà để ở, các người trẻ được đến trường, người già và kẻ neo đơn được săn sóc thuốc men khi ốm đau. Khi bệnh hoạn ốm đau phải vào bệnh viện có chỗ nằm và được săn sóc tươm tất, không bị hất hủi do nghèo khó, hay không có thân nhân hoặc thân nhân không có tiền.

Biết cảm nhận và nhìn về quá khứ thủa xa xưa ấy, khi tìm đường ra đi vượt biên vượt biển, trốn thoát, mà ngày nay nhờ lòng tốt của chế độ tư bản, cuộc sống của người tỵ nạn Việt Nam đã được ổn định, nhà cửa ấm áp và tươm tất, có xe, có nhà, có đủ thứ như những người bản xứ, có khi còn hơn họ. Con, em họ lại được học tập đến nơi đến chốn, trong môi trường đào tạo thật lý tưởng nhờ vào chính sách hoàn toàn tự do và nhân bản, trọng chuyên hơn hồng, cho nên người trẻ có những địa vị vững vàng trong xã hội.


Ấy là nhờ Người, nhờ những lương tâm tốt của những nhà chính trị, những người thiện tâm thiện chí, khi nhìn thấy trên màn ảnh, những hình ảnh đau thương và chết chóc giữa biển khơi, với chiếc ghe mong manh bé nhỏ phải đối diện với sóng gió và bao nghịch cảnh. Họ đã phải bỏ nhà cửa, ruộng vườn và những người thân thương để ra đi tìm tự do tránh họa cộng sản. Nhờ những tiếng kêu cứu đó, những can thiệp đó nên mới có những tổ chức như hội cứu giúp thuyền nhân không biên giới Cap Anamuur của Đức mà ông Neus deck là người khởi xướng. Những tổ chức thiện nguyện của nhiều quốc gia trên thế giới cùng nhau đứng ra vận động thế giới tư bản. Đánh động lương tâm những nhà lãnh đạo các quốc gia châu Á không hất hủi, kéo, đuổi tàu vượt biên Việt Nam. Giảm bớt sự cướp bóc của những dân làm nghề biển không lương thiện. Mở rộng các trung tâm để đón tiếp người Tỵ Nạn Việt Nam vượt Biên.

Sau ngày chương trình tỵ nạn đã chấm dứt, còn có những cá nhân tổ chức vận động các quốc gia chấp nhận người Việt Nam còn lại, không có nước nào nhận, từ các trại ở Phi Luật Tân, ở Thái được vào định cư tại quốc gia của họ như gần đây ở Thụy Điển, Canada. Những tổ chức hay cá nhân này, họ là những người trẻ, có khả năng và năng nổ nhưng một lòng dấn thân như Trịnh Hội và tổ chức của anh, đã vận động các nước tiếp nhận thêm số người tỵ nạn còn ở các trại như ở Phi Luận Tân, ở Thái Lan.

Nhờ đâu? Nhờ Trời, nhờ Người, nhờ các nước tư bản không cộng sản. Có của ăn của để, có đới sống đã ổn định giúp đỡ thủa đầu, mà ngày nay, chúng ta mới được ổn định. Nên lợi dụng những ngày đầu năm mới chúng ta cảm tạ ơn Trời, cám ơn Người và xã hội cho chúng ta tới định cư.

Thật vậy, ai đã được cứu vớt trên biển khác nào sinh lại lần thứ hai trên cõi đời này. Vì nơi biển cả bao la và nhiều nghịch cảnh, mà con thuyền vượt biên thì mong manh nhỏ bé, sự sống của người ra đi vượt biển như sợi chỉ mong manh trước gió ngàn và sóng lớn. Chưa kể, khi đã được cứu vớt đem về trại tỵ nạn, rồi đem về nước cho định cư, thật vô vàn công khó của những nước, những người đầy lòng từ tâm, thì người tỵ nạn mới được như hôm nay.

Sau nhiều thập niên, thế hệ thứ nhất qua đi, thế hệ thứ hai trỗi dậy, không khác người bản địa về ngôn ngữ, về học vấn và về địa vị ở xã hội. Cho nên chúng ta mới nghe, mới thấy, những thế hệ thứ hai này có mặt ở các lãnh vực như: ra tranh cử, nắm giữ nhiều chức vụ ngoài xã hội, ở trong quân đội, có người đã lên hàng tướng lãnh. Nói chung họ dấn thân vào các ngành nghề như người bản xứ. Nhân những ngày đầu năm này, mọi người tỵ nạn chúng ta thầm nguyện cầu tạ ơn Trời, tạ ơn Người và cám ơn các nước đã cho chúng ta định cư, để có được ngày hôm nay. Hơn rất nhiều lần người còn đang ở trong nước (không phải là đảng viên của đảng CS). Và nhìn về các nơi các nước chậm tiến khác trên thế giới thì chúng ta hơn thật xa họ.

Nhân đón mừng năm mới Ất Mùi. Chúng ta cùng nhau tạ ơn Trời. Cùng khấn nguyện cho bao người đã làm ơn làm phúc cho chúng ta cách này hay cách khác: Những vị thuyền trưởng và thủy thủ đoàn trên những con tàu viễn liên di chuyển trên hải phận quốc tế, phát hiện ra những con tàu vượt biên của chúng ta mà sẵn lòng cứu vớt. Những người làm truyền thông. Những người làm chính trị khi tiếp nhận những hình ảnh đầy nguy hiểm và thương tâm trên các màn ảnh truyền hình. Những cá nhân tổ chức. Những người thiện nguyện. Nếu không có họ thì chúng ta đã bỏ xác ở biển đông, hay bị trả về với Cộng Sản Việt Nam mà vì chúng, chúng ta mới phải bỏ trốn ra đi. Và hơn thế nữa chúng ta phải đấm ngực ăn năn vì đã hơn một lần về thăm lại quê hương xưa. Nơi Cộng Sản Việt Nam vẫn còn cai trị dân tộc Việt bằng bạo lực, không khác gì sau 30-04-1975 lúc ta trốn đi vượt biên, vượt biển./-

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Việt Nam và Hoa Kỳ đã thiết lập quan hệ ngoại giao cấp “chiến lược toàn diện”, sau 28 năm ngoại giao từ năm 1995. Quyết định này được công bố ở Hà Nội chiều ngày 10/09/2023 trong chuyến thăm 1 ngày rưỡi của Tổng thống Joe Biden...
Năm nay đánh dấu kỷ niệm mười năm thành lập “SK/VĐ&CĐ” (SK/VĐ&CĐ) của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, dự án phát triển cơ sở hạ tầng lớn nhất và đầy tham vọng nhất trong lịch sử nhân loại. Trung Quốc đã cho vay hơn 100 ngàn tỷ đô la Mỹ cho hơn 100 quốc gia qua chương trình này, nó làm giảm chi tiêu của phương Tây ở các nước đang phát triển và dấy lên lo ngại về sự lan rộng quyền lực và ảnh hưởng của Bắc Kinh...
Vào tháng 7, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết rằng cuối cùng ông sẽ từ bỏ phản đối Thụy Điển gia nhập Minh Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Hungary, quốc gia ủng hộ lệnh cấm của Thổ Nhĩ Kỳ, cũng có dấu hiệu cho thấy họ sẽ không cản trở việc Thụy Điển gia nhập nếu Thổ Nhĩ Kỳ bật đèn xanh. Điều đó có nghĩa là, sau cuộc bỏ phiếu theo thủ tục vào mùa thu này, Thụy Điển sẵn sàng trở thành thành viên thứ 32 của NATO.
Ngày 2 tháng 9 năm 45, ông Hồ Chí Minh long trọng đọc Tuyên Ngôn Độc Lập tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội. Bữa đó, tui không có mặt. Lý do: không phải vì quá bận, hay vì có chuyện chi đó (đố kỵ) với đám Cộng Sản mà chỉ vì tôi chưa kịp… ra đời! Dù sinh sau đẻ muộn, tôi cũng nghe được hơi nhiều chuyện “không được tử tế gì cho lắm” quanh cái ngày này, ngày khai sinh ra cái gọi là nước “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà.” Trước hết, xin ghi lại vài mẩu tin có liên quan đến ông Nguyễn Hữu Đang, Trưởng Ban Tổ Chức Ngày 2 Tháng 9, được trích dẫn nguyên văn từ những cơ quan truyền thông (*) của Nhà Nước, mười lăm năm sau đó
Mặc dù những bất đồng là phổ biến giữa các nhà lãnh đạo được bầu và các thống đốc Ngân hàng trung ương, nhưng chúng lại không bình thường ở các quốc gia độc đảng. Khi chúng xảy ra, đó thường là dấu hiệu của một cuộc tranh giành quyền lực. Điều đó dường như đang xảy ra ở Việt Nam, quốc gia đang phải chịu suy thoái kinh tế và có thể sẽ không đạt được mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội 6,5% cho cả năm. Theo những người quen thuộc với tình hình, mặc dù bất cứ điều gì gần với mức đó sẽ khiến nhiều thị trường mới nổi ghen tị, nhưng việc không đạt được mục tiêu trên có thể gây tổn hại đến sự nghiệp của Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Lời người dịch: Trong bài viết sau đây, tác giả Jeffrey D. Sachs đưa ra ba luận điểm thiếu thuyết phục. Một là, nền kinh tế Trung Quốc đình đốn phần lớn là do Mỹ gây ra nhằm làm chậm mức tăng trưởng của Trung Quốc. Làm như vậy, Mỹ đã vi phạm các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và là mối nguy hiểm cho sự thịnh vượng trong toàn cầu. Do đó, Mỹ nên dừng lại. Cuộc thương chiến giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ không phải chỉ Hoa Kỳ đơn phương gây ra và còn tiếp diễn. Cả hai đang tận dụng mọi ưu thế để cải thiện vị thế của mình. Ai sẽ có khả năng làm cho đối phương suy yếu kinh tế, còn cần nhiều thời gian và nỗ lực. Các chính sách ngăn chận của Trump và Biden đã có kết qủa tốt đẹp. Ai sẽ thắng cử trong năm 2024 cũng phải tiếp tục phát huy thành quả này.
Cách đây chưa lâu, tôi có được gặp một người từ Việt Nam sang Pháp du ngoạn. Mặc dù vẫn sung sức trong độ tuổi làm việc nhưng nhân vật của chúng ta có thể thư thả rong chơi nhiều tháng ngày tại xứ người. Không chỉ thể hiện sự mãn nguyện về đời sống riêng tư, nhân vật còn cho thấy nhiều sự lạc quan về xã hội...
Nhà xuất bản Người Việt Books giới thiệu tập Ký (xuất bản năm 2018) của Đinh Anh Quang Thái “như nén hương lòng thắp tạ những nhân vật của một thời”: Hồ Hữu Tường, Hoàng Cơ Trường, Trần Văn Bá, Nguyễn Tất Nhiên, Như Phong Lê Văn Tiến, Đỗ Ngọc Yến, Nguyễn Chí Thiện, Đoàn Kế Tường, Nguyễn Ngọc Bích, Bùi Bảo Trúc, Trần Hồng Hà…
Chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Joe Biden từ ngày 10 đến 11 tháng 9 nhằm nâng quan hệ ngoại giao hai nước lên cấp “chiến lược” là hành động chinh trị giúp các nước Á Châu và Thái Bình Dương an tâm, nhưng sẽ khiến Trung Quốc nhăn mặt...
Sau khi Trung Quốc gia nhập kinh tế thế giới vào năm 1978, đất nước này đã trở thành câu chuyện tăng trưởng ngoạn mục nhất trong lịch sử. Cải cách nông nghiệp, công nghiệp hóa, thu nhập gia tăng đã đưa gần 800 triệu người lúc đó thoát khỏi cảnh nghèo đói cùng cực. Sản xuất chỉ bằng 1/10 so với Hoa Kỳ vào năm 1980, nền kinh tế Trung Quốc hiện nay có quy mô bằng khoảng 3/4. Tuy nhiên, thay vì quay trở lại con đường tăng trưởng sau khi chính quyền Cộng sản Trung Quốc (CSTQ) từ bỏ chính sách “Zero-Covid” vào cuối năm 2022, nó lại đang có triệu chứng chao đảo từ bờ mương này sang bờ mương khác.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.