Hôm nay,  

Câu Chuyện Ông Phó Biden

21/10/201400:00:00(Xem: 7701)

...bị khui là đạo văn, chuyên môn trích dẫn diễn văn của các chính khách khác...

Lâu nay, cột báo này viết về TT Obama hơi nhiều. Có thể quá nhiều. Nhất là đối với những độc giả vẫn ủng hộ mạnh TT Obama, nhìn quan điểm không ủng hộ ông như chuyện “tư thù” hay “nói xấu”, mà không nhìn nhận khác biệt quan điểm là một đặc tính tốt đẹp và nổi bật nhất của tự do dân chủ, và chuyện khác biệt đó chẳng dính dáng gì đến tư thù hay tư...thương.

Bình luận về chính trường mà không nhắc tới tổng thống thì hiển nhiên là thiếu sót hết sức vô lý. Dù sao thì kẻ viết này cũng thấy có gì không ổn khi chẳng bao giờ đả động đến ông phó tổng thống. Bài này sẽ lấp khoảng trống đó. Cũng là thay đổi không khí, cho bớt căng thẳng với hết xì-căng-đan này đến khủng hoảng nọ, bớt lo về dịch Ebola, bớt lo về ISIS đánh Nữu Ước. Để cười chút chơi vì nói đến ông Phó Biden là sẽ có chuyện phải cười.

Nhân vật quan trọng thứ nhì trong chính quyền Mỹ là Phó Tổng Thống. Chính thức thì ông không có trách nhiệm gì cụ thể, nhưng như báo Mỹ thường nói, ông chỉ cách cái ghế tổng thống có một nhịp tim thôi. Tim tổng thống ngưng đập là ông phó sẽ thành tổng thống ngay tức thì. Ngay cả khi tim tổng thống vẫn còn đập nhưng khi ông bị trọng thương, hay đau ốm nặng, hay đầu óc có vấn đề, thì ông phó cũng phải lãnh trách nhiệm.

Trong lịch sử cận đại của Mỹ từ sau Thế Chiến II, ông phó Truman đã kế vị TT Roosevelt khi ông này qua đời lúc tại chức, rồi ông phó Johnson cũng kế vị TT Kennedy khi ông này bị ám sát chết. Ông phó Ford cũng thay thế TT Nixon khi ông này bị ép từ chức. Ngoài ra, một số lớn các tổng thống trước đó cũng từng là phó, rồi sau tranh cử và đắc cử lên chánh. Như các TT Johnson, Nixon, Bush cha.

Như vậy chắc hẳn ai ngồi ở ghế phó cũng phải là một nhân vật kiệt xuất, dưới một người, trên cả hơn ba trăm triệu người. Nhưng phải luôn trong tư thế sẵn sàng nhẩy lên đỉnh, không dưới ai nữa. Trên nguyên tắc thì đúng phải như vậy, nhưng trên thực tế, nhiều khi không phải vậy.

Trước hết, ta coi lại cách lựa và bầu phó tổng thống.

Ông PTT là người nắm chức cao thứ nhì, nhưng lại có một đặc điểm cực kỳ hy hữu trong chế độ dân chủ Mỹ. Ông là chính khách duy nhất trong hệ thống chính quyền dân chủ của Mỹ chỉ cần đắc cử với đúng một phiếu bầu của đúng một người! Muốn được chọn làm phó, ông này chỉ cần đúng một phiếu của người nào ra tranh cử tổng thống. Vì ông ứng viên tổng thống này là người duy nhất có quyền lựa chọn người phó đứng cùng liên danh với mình. Không có ai khác.

Hồi thế kỷ trước, thông thường cả ông chánh lẫn ông phó đều được các vị vai vế tai to mặt lớn trong hai chính đảng họp kín, trao đổi, mặc cả, đổi trác, rồi đi đến “đồng thuận” đưa ra hai vị, chánh và phó ra tranh cử. Có khi ông chánh và ông phó là đối thủ kỵ nhau không muốn nhìn mặt nhau, nhưng vì quyền lợi đảng, bị ép ngồi cùng nhau.

Ngày nay, vai trò của các bô lão đã hầu như không còn nữa, khi ông ứng viên chánh phải được về đầu trong hàng loạt các vụ bầu cử sơ bộ trong nội bộ đảng trên khắp 50 tiểu bang. Rồi ông chánh tự do lựa ông phó.

Qua cách “bổ nhiệm” này, ông phó chẳng phải tranh cử sơ bộ, hay cục bộ, hay gì gì hết ráo. Chỉ cần lọt vào mắt xanh của ứng viên tổng thống là xong.

Dĩ nhiên thực tế không giản dị như vậy. Cũng phải có lá bài tẩy sáng giá lắm mới lọt vào mắt xanh đó được, chứ không phải anh chị nào cũng lọt vào sổ được. Không có chuyện ông ứng viên chánh muốn chọn anh em, bà con, bạn bè, người yêu hay tà lọt nào cũng được.

Yếu tố then chốt để được trúng tuyển thường là việc ông phó có thể làm tăng phiếu cho ông chánh, tức là tăng khả nắng đắc cử cho ông chánh. Ở đây, họ tính toán rất kỹ, làm sao cho liên danh được cân bằng trên vấn đề thu hút cử tri. Đại khái ông chánh là người miền bắc thì ông phó phải là người miền nam (Kennedy-Johnson). Ông chánh già thì ông phó phải trẻ (Eisenhower-Nixon). Ông chánh bảo thủ thì ông phó phải ôn hòa (Reagan-Bush). Ông chánh ôn hòa thì ông phó phải cấp tiến (Carter-Mondale) hay bảo thủ (Ford-Dole). Đại khái như vậy.

Nhưng rồi mô thức đó trở thành lạc hậu từ khi ứng viên Clinton thay đổi cách tuyển lựa ông phó. Ông Clinton phá lệ, lựa ông Al Gore, giống mình như anh em song sanh, cùng lứa tuổi, cùng cấp tiến, cùng vùng trung Mỹ, cùng lứa kinh nghiệm tuy một ông là thống đốc (Clinton) và một ông là thượng nghị sĩ (Gore). Ông Gore chẳng mang thêm phiếu nào cho ông Clinton.

Ông Bush cũng phá lệ, lựa ông già Cheney cũng bảo thủ, cũng từ một tiểu bang cực kỳ bảo thủ, đã vậy lại là tiểu bang khỉ ho cò gáy Wyoming, có được ba phiếu cử tri đoàn, trong khi cần tối thiểu 270 phiếu mới đủ để đắc cử tổng thống. Ông Cheney cũng chẳng mang thêm phiếu nào cho ông Bush. Nhưng là người kinh nghiệm cùng mình mà TT Bush rất cần.

Ông Obama cũng phá lệ, theo gương của Bush con, lựa ông già Biden, cũng cấp tiến như mình, cũng từ tiểu bang tí hon Delaware với ba phiếu cử tri đoàn. Và cũng là người dầy dặn kinh nghiệm mà TT Obama sẽ cần.

Nói rõ ra, các ứng viên tổng thống tân thời ý thức được thiên hạ đi bầu tổng thống, chứ chẳng ai bầu phó tổng thống, nên họ cần người hợp tác giúp họ trong công việc hơn là cần người để lấy phiếu.

Chính vì vậy mà những phó tổng thống thời nay đều có vai trò và ảnh hưởng lớn hơn xa các phó tổng thống bù nhìn thời trước, được coi như chỉ có trách nhiệm đại diện tổng thống tham dự lễ lạc và đám ma.

Cả ba ông phó Gore, Cheney, và Biden đều tích cực tham gia vào các quyết định của nội các và tổng thống. Nhưng cả ba ông khác nhau một trời một vực.

Ông Gore lúc nào cũng như khúc gỗ, cứng ngắc như người máy, khư khư ôm lấy đề tài ruột là chuyện hâm nóng địa cầu, không cần biết gì khác. Ông Cheney thì im hơi lặng không nói, không cười, chiếm độc quyền cuộc chiến chống khủng bố, từ trong nước đến Afghanistan và Iraq.

Ông Biden thì khác xa cả hai ông trên. Một chính khách ồn ào, lúc nào cũng cười toe toét, gặp ai cũng vỗ vai, xuề xòa nói chuyện trên trời dưới biển, bình dân và hoà đồng. Trong vai trò phó tổng thống, ông đặc trách liên hệ với quốc hội, tức là liên hệ với các cựu đồng nghiệp tại Thượng Viện, chuyên đi “bán” các chính sách của TT Obama để lấy phiếu của Thượng Viện.

Ngoài việc này, ông Biden cũng được trao trách nhiệm lo chuyện rút quân khỏi Iraq. Ngay từ đầu, 2009-2010, TT Obama gần như đã bán cái cho ông phó lo điều đình với chính quyền Iraq chuyện rút quân. Sau khi rút hết quân về, ông phó hồ hởi lên truyền hình vỗ ngực “khiêm tốn” khoe đây là “thành tích lớn nhất của TT Obama”. Bây giờ, theo các cựu bộ trưởng quốc phòng Robert Gates và Leon Panetta, cũng như cựu ngoại trưởng Hillary Clinton, thì chính sách rút quân hấp tấp tại Iraq sẽ đi vào lịch sử như thất bại lớn nhất của TT Obama, với những hậu quả tai hại nhất qua sự lớn mạnh của ISIS.

Khác với hai ông phó tiền nhiệm, ông Biden được cả khối truyền thông cấp tiến cũng như bảo thủ “nhất trí”, coi như là vị phó tổng thống tếu nhất lịch sử. Ông vua nói nhảm nói bậy. Nói nhảm đối với một phó tổng thống đúng ra phải là một chuyện hết sức nghiêm trọng, đáng quan ngại. Nhưng vì ông phó Biden này nói nhảm như ta ăn cơm, một ngày ba lần, nên những chuyện nói nhảm, nói lăng nhăng của ông thành chuyện cười cuối tuần, chẳng ai thắc mắc gì nữa.

Ông Biden không phải tay mơ đâu. Ông bắt đầu làm thượng nghị sĩ từ Tháng Giêng 1973, vài tuần trước khi TT Nixon ký Hiệp Định Ba Lê chấm dứt sự can thiệp của Mỹ vào cuộc chiến VN. Quyết định lớn đầu tiên của TNS Biden là biểu quyết phê duyệt Hiệp Định Ba Lê, đối với dân Việt ta là hiệp định đồng minh tháo chạy. Sau đó, ông cũng đã nhiều lần biểu quyết những vấn đề liên quan đến VN, như chống giải ngân 700 triệu viện trợ quân sự để VNCH chống đỡ cuộc công kích tháng 4/75, không cho dân Việt vào Mỹ tỵ nạn, không cấp ngân sách giúp dân tỵ nạn.


Trong quá trình làm TNS, ông cũng có thành tích nhiều lần bỏ phiếu... nhầm. Như trong cuộc chiến Kuwait năm 1991, đuổi Saddam ra khỏi Kuwait là cuộc chiến được Liên Hiệp Quốc tán thành và đa số dân Mỹ ủng hộ thì ông bỏ phiếu chống. Trong khi cuộc chiến đánh Saddam của TT Bush con năm 2003, sau này bị dân Mỹ chống kịch liệt thì ông bỏ phiếu thuận, để rồi sau đó loay hoay giải thích khô cả cổ.

Ông từ chức thượng nghị sĩ tháng Giêng 2009 để làm phó cho TT Obama, làm TNS đúng 36 năm.

Trước đó, năm 1987, ông đã ra tranh cử tổng thống trong nội bộ đảng Dân Chủ, thu được đâu 2% phiếu, rồi bị khui là đạo văn, chuyên môn trích dẫn diễn văn của các chính khách khác, kể cả cố TT Kennedy. Để rồi bị khui ra thêm là khi còn là sinh viên luật, ông cũng đã “mượn” bài của người khác để chép vào luận án của mình, đến độ bị điểm F. Ông phân trần, giải thích, sau đó, được cho thi lại mới đậu. Ông cũng bị khui là chuyên gia phóng đại, tự khoe mình từng đứng đầu lớp, được học bổng trọn vẹn, để rồi bị khui ra là sinh viên tầm thường chưa bao giờ được điểm cao hơn B, và chưa bao giờ được học bổng. Suốt thời sinh viên, ông nổi tiếng giỏi về chơi football và baseball, uống bia và tán gái.

Bị dính vào xì-căng-đan đạo văn và ba xạo, ông rút lui khỏi cuộc chạy đua vào Toà Bạch Ốc. Cho đến hai chục năm sau, năm 2008, thiên hạ quên bớt chuyện quá khứ thì ông ra tranh cử trở lại. Nhưng cũng không may lọt đài rất sớm trước bà Hillary và ngôi sao mới nổi Obama.

PTT Biden nổi tiếng nói bậy nói nhảm từ hồi nào đến giờ, nhưng mới đây, tên tuổi của ông lại xuất hiện ào ào trên khắp thế giới cũng vẫn vì... nói nhảm.

Chuyện mới nhất: trong khi TT Obama è cổ đi vận động các nước tiếp tay tham gia vào liên minh chống ISIS, và khó khăn lắm mới kiếm được vài anh như Ả Rập Saudi, Qatar, Liên Hiệp Các Vương Quốc Vùng Vịnh UAE, và mới đây Thổ Nhĩ Kỳ. Để rồi ông Phó Biden khi đọc diễn văn tại Đại Học Harvard phạng: các đồng minh của chúng ta tại Trung Đông đều hai mặt, một mặt đồng minh với ta, một mặt viện trợ tiền bạc súng ống hàng loạt cho các khối Sunni chống TT Assad của Syria, trong đó có các tổ chức khủng bố. Cũng tố luôn TT Thổ Nhĩ Kỳ đã mở cửa biên giới đón khủng bố vào tránh bom Mỹ.

Lời tuyên bố chấn động cả khối Trung Đông. TT Thổ chính thức phủ nhận chuyện mở cửa biên giới đón khủng bố, UAE yêu cầu PTT Biden nói lại cho rõ. Trong hai ngày liền sau đó, PTT Biden phải đích thân điện thoại cho TT Thổ và Quốc Vương UAE để chính thức xin lỗi. Mấy ngày sau đó, chính phủ Mỹ phải tích cực “đi đêm” với các đồng minh này để xin họ bớt giận, đừng rút ra khỏi liên minh.

Tại Harvard, được sinh viên hỏi về cảm tưởng khi làm phó, ông Biden mau mắn phát biểu “giống như làm đĩ” (Its just a bitch). Đám sinh viên trố mắt nhìn nhau. Ông phó thấy mình nói hớ, vội bào chữa “không, tôi thích việc làm này lắm, rất hợp ý với TT Obama, nói chơi thôi mà”.

Trước đó, trong hai cuộc nói chuyện, ông cũng nói nhảm hai lần. Một lần dùng danh từ “shylock” để chỉ dân Do Thái, một lần dùng danh từ “orient” để chỉ dân Á Châu. Cả hai danh từ đều có tính cách phỉ báng, không “phải đạo chính trị”, tuyệt đối cấm kỵ, kiểu như ta gọi người Tầu là “chệt”. Hai khối dân Do Thái và Á Đông là hai thành phần cử tri nồng cốt của đảng Dân Chủ. Họ nhao nhao phản đối, ông phó hấp tấp phân trần rồi xin lỗi.

Một tuần lễ mà nói nhảm hết 5 lần, 1 lần cải chính, 4 lần xin lỗi. Một kỷ lục mới của chính ông Biden.

Ta lên các trang mạng, không thiếu gì các trang về những nói nhảm của ông Biden, mà tuần báo rất nghiêm chỉnh TIME cho là mắc “bệnh nhét chân vào mồm” (foot-in-mouth desease). Dưới đây là vài ví dụ.

- Tháng Giêng 2007, bình luận về tin TNS Obama ra tranh cử tổng thống, ông Biden phát biểu “đây là lần đầu tiên ta thấy một anh Mỹ gốc Phi Châu thông minh, sạch sẽ và đẹp trai nữa”. Dĩ nhiên sau đó, xin lỗi muốn hết hơi luôn, và được ứng viên Obama tha lỗi, chọn làm phó.

- Tháng 8, 2008, tranh cử cùng Obama, ông ra trước mấy vi âm, lớn tiếng hô “Tôi xin long trọng giới thiệu cùng quý vị tổng thống tương lai của chúng ta, Barack... America!”. Ông bất ngờ bị “lỗ hổng” trong trí nhớ, quên mất tên Obama, nên cương ẩu luôn. Cả hội trường ngơ ngác nhìn nhau.

- Tháng 9, 2008, trả lời phỏng vấn trên TV về vụ khủng hoảng tài chánh, chỉ trích TT Bush thua xa TT Roosevelt, rồi nói “ngày xưa khi thị trường chứng khoán xụp đổ năm 1929, TT Roosevelt mau mắn lên truyền hình giải thích và trấn an dân Mỹ”. Vấn đề là năm 1929, Roosevelt chưa làm tổng thống và Mỹ chưa có TV.

- Tháng 4 năm 2009, nước Mỹ bị dịch cúm, cả nước lo sợ, TT Obama tìm cách trấn an. PTT Biden tuyên bố “tôi đã nói với gia đình không có chui vào những chỗ bít bùng, như đi máy bay chẳng hạn. Chỉ cần một người hắt hơi, vi khuẩn bay khắp tàu bay ngay”. Báo hại phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc phải giải thích chối chết.

- Tháng 3, 2010, trong buổi lễ thật long trọng ký luật để đời Obamacare vừa được quốc hội thông qua, trực tiếp truyền hình với cả tá dân biểu, nghị sĩ tham dự, trước hàng chục ống kính, và cả chục triệu dân Mỹ, ông phó vỗ tay hoan nghênh ông chánh rồi nói với ông chánh “This is a big fucking deal!”. Xin lỗi quý độc giả, chắc tòa soạn Việt Báo sẽ không cho phép kẻ viết này dịch ra tiếng Việt. TT Obama sững sờ nhìn mà không biết nên cười hay nên mếu.

- Năm 2012, đi vận động tranh cử, ông bất ngờ tuyên bố ủng hộ hôn nhân đồng tính. TT Obama trước đó vẫn không chấp nhận hôn nhân đồng tính, nhưng sau khi thảo luận sách lược tranh cử, đổi ý, dự tính sẽ họp báo xác định bây giờ ủng hộ. Chưa kịp họp báo thì ông phó đã láu táu đi trước một bước. TT Obama phải hấp tấp họp báo để xác nhận ông phó nói đúng. Tạo ra hình ảnh ông phó quyết định rồi ông chánh làm theo. Có tin TT Obama giận xanh mặt, lớn tiếng khiển trách PTT Biden.

Thật ra, muốn viết hết những chuyện nói nhảm của ông phó Biden, chắc phải cần nguyên một cuốn sách vài trăm trang. Dù sao, vẫn còn thua câu nói trứ danh nhất của ứng viên tổng thống Obama, tháng 5, 2008: “Tôi đã viếng thăm hết 57 tiểu bang, tôi nghĩ chỉ còn một tiểu bang nữa thôi” ("I've now been in 57 states — I think one left to go."). Một học sinh mẫu giáo cũng biết Mỹ chỉ có 50 tiểu bang.

Ở đây, qua những câu chuyện này, người ta cũng có dịp thấy cách đối xử rất phe nhóm của truyền thông cấp tiến Mỹ.

Ngày xưa, ông phó Râu Kẽm của ta cũng chuyên môn phạng ẩu, bị truyền thông Mỹ coi như chính khách tiêu biểu của mấy xứ chậm tiến, không mấy thông minh.

Rồi trước đây, ngay tại xứ Mỹ này, ông phó của TT Bush cha, Dan Quayle, chỉ nói hớ có đúng một chuyện về củ khoai (đánh vần potatoe thay vì potato), bị truyền thông lôi xuống bùn, bôi bác tháng này qua năm nọ, không ngóc đầu lên nổi, trở thành biểu tượng của một anh Cộng Hoà bảo thủ ngớ ngẩn, ngược lại với mấy anh cấp tiến Dân Chủ luôn luôn là những siêu nhân trí tuệ hơn người.

Gần đây hơn, bà phó của ứng viên tổng thống McCain, Sarah Palin, bị truyền thông bôi bác như mụ nhà quê cà đụt nhất trần gian. Diễn viên Tina Fey đóng vai bà Palin trong một đoạn kịch hài trên TV, tự vỗ ngực khoe “có kinh nghiệm đối phó với Nga vì chỉ cần mở cửa sổ phòng ngủ là đã nhìn thấy Nga rồi”. Câu hài này được một số báo lập lại và cho là câu nói thực của bà nhà quê Palin, để có cớ bôi bác bà.

Nhưng đối với hàng trăm câu nói nhảm ngớ ngẩn của ông phó Biden thì truyền thông phe ta ca ngợi, cho đó là phản ánh một sự trực tính, nói thẳng, không lươn lẹo như các chính khách bình thường. Có lẽ phải nói “không lươn lẹo như truyền thông dòng chính” mới đúng.

Người vui nhất trong câu chuyện này là bà Hillary. Bớt một đối thủ cho năm 2016. (19-10-14)

Vũ Linh

Quý độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ý qua email: Vulinh11@gmail.com. Bài của tác giả được đăng trên Việt Báo mỗi thứ Ba.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.