Hôm nay,  

Chị Tôi

10/09/201400:00:00(Xem: 4623)

Viết để kính yêu tặng chị tôi, Phạm Thị Thúy Diệp, một người suốt đời tận tụy săn sóc mẹ già, các em, các cháu.

Các cụ xưa thường nói làm chị lớn trong một gia đình đông con rất là khổ. Câu nói này có thể không đúng với thế hệ người Việt hiện nay nhưng hoàn toàn phù hợp với hoàn cảnh của chị tôi, một người con gái sinh ra tại Việt Nam trong thập niên 1940, một xã hội còn phần nào phong kiến lạc hậu.

Bố tôi thành hôn với mẹ tôi vào năm 1938 do sự sắp đặt của Ông Nội và Ông Ngoại của tôi, 2 trong số những vị quan lại cuối cùng của triều đại Nguyễn. Một năm sau anh cả tôi ra đời, năm sau đó là đến chị tôi và cứ thế mẹ tôi sòn sòn đẻ năm một hoặc ba năm hai...Như vậy là lúc chị tôi được 10 tuổi thì chị đã có 1 anh và 4 em. Khi bố mẹ tôi ra ở riêng thì anh cả của tôi được ông bà nội giữ lại nuôi vì vậy mà chị tôi trở thành người con lớn của gia đình phụ giúp mẹ tôi quán xuyến mọi chuyện...bế ẵm chăm sóc các em.

Bố tôi là Kỹ Sư Công Chánh của chính phủ thuộc địa Pháp đi công tác khắp Bắc Trung Nam và mẹ tôi thì xuất giá tòng phu nên luôn luôn dẫn con cái theo ông. Vào năm 1945 bố tôi đang công tác tại Thanh Hóa thì phần đất này bị Việt Minh chiếm,vì vậy mà gia đình tôi kẹt tại Thanh Hóa. Chính phủ Việt Minh bắt bố tôi làm việc ở Vạn Lại, thỉnh thoảng mới có phép về gập mặt gia đình. Trong khoảng thời gian này vì bố tôi ít có nhà, mẹ tôi lại tần tảo buôn bán ngoài chợ Thanh Hóa cho nên chị tôi hầu như phải gánh vác nhiều việc nhà: giữ em, lo cho các em ăn uống và nhiều chuyện lặt vặt khác mà mẹ tôi sai bảo...Chị tôi kể lại là những năm lúc chị 8 đến 10 tuổi chị thường phải cõng 1 đứa em trên lưng còn hai tay thì dắt anh kế tôi và tôi ra thăm mẹ buôn bán ngoài chợ Thanh Hóa. Kỷ niệm ghi nhớ là lúc chị 10 tuổi,mẹ tôi mới đẻ sanh đôi được ít hôm thì mưa bão làm sập một góc nhà, mẹ tôi thắp một ngọn đèn dầu sai chị tôi qua nhà người bác gần đó để xin giúp đỡ. Ngoài trời mưa bão tối đen như mực chị tôi sợ lắm không muốn đi, nhưng mẹ tôi nói “nếu con không đi thì ai đi bây giờ, mẹ còn phải ở lại trông các em”, chị tôi run sợ nhưng vẫn cố gắng mò mẫm trong đêm tối mưa gió lạnh để đến nhà người bác.

blank
Chị tôi 13 tuổi với 5 người em của chị (Hải Phòng 1953).

Vào năm 1951 bố tôi dàn xếp công tác mang gia đình trốn khỏi nơi Việt Minh chiếm đóng ở Thanh Hóa, về Hà Nội, xuống Hải Phòng làm việc và di cư vào Nam năm 1954. Trong khoảng từ năm 1951 đến năm 1961, mẹ tôi lại sinh hạ thêm được 5 người con nữa...Dĩ nhiên bên cạnh mẹ tôi, ngoài người làm, thì chỉ có chị tôi là người phụ giúp mẹ quán xuyến việc nhà, may vá quần áo và chăm sóc các em. Khi cần chị thay mẹ săn sóc 1 đàn em để mẹ yên tâm ra Huế lo tổ chức đám cưới cho anh kế tôi hoặc khi mẹ có việc phải đi xa.

Ngày còn trẻ chị cũng xinh đẹp và dễ thương có nhiều chàng trai theo đuổi. Thời là nữ sinh Trưng Vương có nhiều chàng kè kè xe đạp tán tỉnh chọc ghẹo chị... Rồi thời chị đi làm tại cơ xưởng của Công Binh VNCH cũng có nhiều chàng chiến binh cũng mong được làm bạn với chị, nhưng theo tục lệ cha mẹ đặt đâu con ngồi đó chị không dám tiến xa hơn. Vào tuổi cập kê cũng có nhiều mai mối đến hỏi chị, nhưng mẹ tôi là người rất thương con cộng thêm cái quan niệm môn đăng hộ đối, cứu xét tông ti họ hàng khi gả cưới...cân nhắc thận trọng nên chẳng đám nào thành và chị thì luôn luôn vâng lời mẹ...để rốt cuộc ở vậy không lấy ai cả.


Chị lấy cái vui của mẹ và gia đình các em là cái vui của mình.Chị luôn mong muốn được quây quần với mẹ và các em. Biến cố 1975 làm mọi gia đình tan tác,bố và các anh phải đi “lao động cải tạo”,thay mẹ chị tôi thăm viếng,tiếp tế lương thực,thuốc men. Chị phụ giúp tài chánh cho gia đình bằng cách cuốn thuốc lá bỏ mối ngoài chợ và đan thêu áo len gởi ra miền Trung bán.Lúc các em đi vượt biên bị bắt,chị lặn lội đi thăm nuôi các em và tìm đường hối lộ công an để bảo lãnh các em ra. Khi anh và các em được thả ra từ trại tù cải tạo Cộng Sản tìm cách vượt biên bằng đường bộ và đường biển thì chị lo lắng biết bao...và chị cũng vui mừng biết bao khi các anh em, các cháu đến trại tỵ nạn an toàn. Niềm vui mừng tột độ của chị là khi chị và mẹ được sum họp đoàn tụ với các anh chị em chúng tôi ở hải ngoại vào năm 1991. Chị luôn luôn hãnh diện là sau biến cố 1975 toàn bộ gia đình chúng tôi có 11 anh chị em cùng tất cả con cháu đều lần lượt định cư tại Mỹ không mảy may suy xuyển một người nào.

blank
Chị tôi tại Mỹ.

Có thể nói là chị tôi suốt một đời ở bên cạnh mẹ tôi phụ giúp cho việc lo lắng chăm sóc gia đình. Bố tôi thì luôn công tác xa nhà chỉ có chị tôi là người ở bên cạnh mẹ khi mẹ sanh nở. Dù là ở bất cứ nơi nào như Thanh Hóa, Quảng Yên, Hải Phòng và Saigon...nơi mẹ sanh con chị cũng là người thay tã, bế em, cho em bú sữa bình …mà không hề than van. Lúc còn trẻ thì phụ giúp mẹ nuôi nấng, may vá quần áo, nấu nướng cho các em. Khi các em lập gia đình có con cái thì lại lo lắng chăm sóc cho các cháu.

Nhưng phải nói công lao to lớn của chị là săn sóc mẹ tôi vào lúc bà tuổi già sức yếu. Những năm gần đây mặc dù đã trên tuổi 70, chị tôi ở bên cạnh mẹ 24/24 lo chăm sóc cho bà từ miếng ăn thức uống và luôn luôn chiều theo ý mẹ. Những năm sau này khi mẹ phải ngồi xe lăn thì việc săn sóc càng ngày càng cực nhọc hơn. Tuy vậy dù khổ cực đến đâu cũng chưa thấy chị than thở điều gì.

Tình yêu chị dành cho mẹ thật là trọn vẹn và bao la mà không người nào trong đám anh chị em của tôi so sánh được.Các anh chị em tôi bận rộn với sinh kế hàng ngày, với gia đình riêng nên có tới chăm sóc mẹ cũng chỉ vài giờ,còn chị thì ở sát bên mẹ ngày cũng như đêm. Cái đáng quý ở nơi chị là chị hầu hạ,chăm sóc mẹ mà không bao giờ kể lể công lao khó nhọc cho ai biết.

Chị Diệp ơi,

Tất cả các anh em cùng với các cháu đều thương yêu, biết ơn và quý trọng sự hy sinh cả một đời của chị cho đại gia đình, nhất là việc tận tụy chăm sóc mẹ vào lúc cuối đời của bà. Nay chị 74 tuổi rồi, chúng em mong chị cố gắng giữ gìn sức khỏe và vui sống tuổi già. Chúng em cũng muốn thu xếp để chị đi chơi đây đó, nhất là về thăm lại quê nội Đông Ngạc, quê ngoại Quảng Yên như ý nguyện của Mẹ… và đến các nơi như Thanh Hóa, Hải Phòng, Hà Nội… nơi mà chị hàng năm vẫn gửi tiền về giúp đỡ họ hàng cũng như người thân trước đây đã quen biết và thường nhắc nhở đến chị.

Người con thứ tư trong gia đình Pham-Huy-Quý: Phạm thị Thúy Mai (TV 59-66)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.