Hôm nay,  

Một Bản Tin Nóng Hổi Về Phản Biện Của VNCH Liên Hệ Đến Giàn Khoan 981

25/06/201400:00:00(Xem: 6059)

Chờ đúng ngày Quân-lực VNCH (19/6, cũng là ngày Freedom Fighters Day theo như một nghị-quyết của Đại-nghị-viện Virginia), Ủy-ban Lâm-thời VNCH đã tung ra một tài-liệu phản-biện văn-thư phổ-biến 10 ngày trước đó bởi ông phó-đại-sứ Vương Dân của Trung-Cộng tại Liên-hiệp-quốc (tức "Position Paper" của TC mang tên "The Operation of the HYSY 981 Drilling Rig: Vietnam's Provocation and China's Position," "Hoạt động của Giàn khoan HYSY 981: Khiêu khích của Việt Nam và lập trường của Trung Quốc," phổ-biến hôm 9/6/2014 tới 193 phái-bộ có mặt ở LHQ).

Bản Tin Báo Chí đến hơn 350 địa-chỉ truyền thông ở Thủ-đô Washington

Dùng những phương-tiện của National Press Club (Câu Lạc Bộ Báo Chí Quốc Gia ở Mỹ) trên đường 14 gần Tòa Bạch Ốc, từ sáng sớm tinh mơ Ủy-ban đã chuyển đi một bản tin báo chí mang tên "Republic of Vietnam Issues 'Rebuttal' to China's Position Paper on Current South China Sea Standoff" ("Bài phản-biện của VNCH đối với Văn-thư bày tỏ lập-trường của Trung-Cộng về Tình-hình đối đầu hiện-tại ở Biển Đông") đến hơn 350 địa-chỉ báo đài và các văn-phòng quan-trọng ở thủ-đô Hoa-thịnh-đốn. Ngoài bản tin báo chí, Ủy-ban còn cho phân-phát tới gần 200 văn-phòng trong bin-đinh của Câu Lạc Bộ Báo Chí Quốc Gia toàn-văn của bài phản-biện trong tiếng Anh (3 trang).

Bản tin báo chí, vì là phải ngắn, nên chỉ nói được sơ sài đến việc Ủy-ban Lâm-thời VNCH đã đưa ra một tài-liệu phản-biện tài-liệu của Trung-Cộng với nội-dung tóm lược như sau:

"Đây là một tài-liệu phản-biện từng điểm một văn-thư bày tỏ lập-trường của Trung-quốc cho thấy là những khẳng-định của TC vừa được quan-niệm một cách cẩu thả vừa đi ngược lại các dữ-kiện lịch-sử. Mâu thuẫn nội-bộ cũng còn thấy rõ trong một số lập-luận chính của tài-liệu TC. Ngoài việc nhắc đến những tài-liệu đồ sộ chứng minh chủ-quyền của Việt-nam trên hai quần-đảo Hoàng Sa và Trường Sa (kể cả hàng tá bản-đồ do người Âu-châu vẽ từ thế-kỷ 16 đến thế-kỷ 19), bài phản-biện còn nhắc đến 5 hiệp-định quốc-tế mà Trung-quốc, vì đã ký vào đó nên có bổn-phận phải tuân thủ như, tỷ dụ, sự toàn vẹn lãnh-thổ của miền Nam VN, tức VNCH."

Cuối bản tin báo chí còn ghi một đoạn: "Ai muốn được biết đầy đủ về bài phản-biện hay/và xem những tài-liệu được nhắc đến trong bài phản-biện có thể liên-lạc với chúng tôi ở" địa-chỉ và số ĐT của Ủy-ban Lâm-thời VNCH, 6433 Northanna Drive, Springfield, VA 22150, U.S.A. (ĐT: 703 971-9178).

Phản-ứng gần như tức-thời

Chỉ khoảng 1 tiếng đồng-hồ sau khi bản tin báo chí được tung ra, G.S. Trần Hữu Dũng của website www.vietstudies.info đã thấy và đưa bản tin vào website của ông. Sau đó, ông còn yêu-cầu cho ông toàn bài phản-biện bằng tiếng Việt cũng như tiếng Anh để ông đưa tất cả lên trên trang nhà www.vietstudies.com. Như vậy là có cả nghìn người trong học-giới có thể đọc hay tham-khảo được mấy tài-liệu này.

24 giờ đồng-hồ sau, Câu Lạc Bộ Báo Chí Quốc Gia cũng báo-cáo những tin tức rất phấn khởi: Tính đến sáng ngày 20/6, đã có 56 người vào truy cập, trong đó có 11 báo đài (media) và 45 người vào nghiên cứu (online & search), chưa kể là đã có 127 trang nhà đưa vào kết nối của họ (links). Trong số những kết nối này, người ta thấy những websites lớn như MarketWatch (758 nghìn người vào coi mỗi ngày), Reuters (617 nghìn), Boston.com (561 nghìn), Bloomberg Businessweek (407 nghìn), Dallas/Sacramento Business Journal (389 nghìn) v.v. Đã đành là những người truy cập vào các trang nhà lớn như MarketWatch thường không để ý đến những tin tức ít liên-hệ đến cuộc sống của họ mà chỉ đi tìm đến thị-trường chứng-khoán, chẳng hạn, song cứ cho là 1000 người mới có 1 người để ý đến chuyện Biển Đông thì ta cũng vẫn có cả nghìn người vào xem Bản Tin nói trên.

Cũng vào sáng thứ Sáu, 20/6, có anh Tony Nguyen hứa là sẽ đưa lên VietPBN.net và cô CD ở Pháp hẹn đưa lên trang nhà Chuyển Hóa đi vào Việt-nam. Ngoài ra, nhà báo Bút Vàng Đỗ Thị Thuấn đã cung-cấp cho Ủy-ban toàn-bộ địa-chỉ của các phái-bộ ở LHQ để Ủy-ban có thể chuyển đến họ toàn-văn bài phản-biện trong tiếng Anh.

Sau 5 ngày vẫn còn người vào coi

Dựa theo những con số mà hãng PRnewswire thống-kê về các bản tin báo chí do Câu Lạc Bộ Báo Chí Quốc Gia phân-phối thì con số người vào xem Bản Tin Phản Biện của VNCH đã tăng lên như sau:

Nhanh nhạy nhất là các báo đài "pick up" tin này ngay từ ngày đầu: 11 báo đài nhưng sau mấy ngày cũng chỉ thêm được có 1 cơ-sở truyền thông đại-chúng nữa, thành 12 cả thảy (trong đó có cả đài Ả-rập Al Jazeera).

Nhưng con số những người vào nghiên cứu hay sưu tầm (online & search) thì lại tăng một cách đáng kể: 56 ngày đầu, lên 311 ngày thứ 2, 386 ngày thứ 3, và cuối cùng là 400 ngày thứ 4. Như vậy rõ ràng là tài-liệu phản-biện của VNCH đã đánh trúng vào một đề-tài nóng hổi.

Đến sáng ngày thứ 5 thì bài phản-biện đã được trang nhà Anhbasam ở trong nước cũng đem đăng lên cho đồng-bào trong nước được xem.

Phản-ứng của những người đã có dịp xem bài phản-biện cũng tỏ ra đồng-tình và rất thuận lợi. Một cựu-sĩ-quan hải-quân VNCH viết: "Bài phản biện là một công trình nghiên cứu thật thấu đáo và đầy đủ. Trong khi Hà Nội ngậm tăm thì... bài phản biện [đã tỏ ra] rất hùng hồn." Một giáo-sư tiến-sĩ ở Viện Đại-học George Washington (ở DC, thủ-đô Hoa-kỳ) cho rằng "Đây là [một] văn kiện quan trọng có giá trị lịch sử sau này... Cả nước có 86 triệu dân mà đảng CSVN sau 40 năm cầm quyền tuyệt đối lại đưa cả nước xuống hố." Giáo-sư THD ở Ohio nhận xét: "Bài phản biện này nội dung mạnh mẽ, ngôn từ ngoại giao đứng đắn..." Một "còm" khác cũng đồng-ý: "Cả Bộ Ngoại giao VC không đưa ra nổi một phản biện có chất lượng như bản tuyên bố này."

Phản-ứng của những người đã có dịp xem bài phản-biện cũng tỏ ra đồng-tình và rất thuận lợi. Một cựu-sĩ-quan hải-quân VNCH ở Cali viết: "Bài phản biện là một công trình nghiên cứu thật thấu đáo và đầy đủ. Trong khi Hà Nội ngậm tăm thì... bài phản biện [đã tỏ ra] rất hùng hồn." Một giáo-sư tiến-sĩ ở Viện Đại-học George Washington (ở DC, thủ-đô Hoa-kỳ) cho rằng "Đây là [một] văn kiện quan trọng có giá trị lịch sử sau này... Cả nước có 86 triệu dân mà đảng CSVN sau 40 năm cầm quyền tuyệt đối lại đưa cả nước xuống hố." Giáo-sư THD ở Ohio nhận xét: "Bài phản biện này nội dung mạnh mẽ, ngôn từ ngoại giao đứng đắn..." Một "còm" khác cũng đồng-ý: "Cả Bộ Ngoại giao VC không đưa ra nổi một phản biện có chất lượng như bản tuyên bố này."

Ý kiến bạn đọc
26/06/201422:30:56
Khách
Sao không cho cái Link để mọi người có thể vào đọc ngay bài "phản biện". Search trên Net www.vietstudies.com không đưa đến trang web này.
26/06/201402:12:45
Khách
Chinh Quyen hien huu cua VN nhu ca mac luoi, khong the nao phan bien voi dan anh Trung Quoc tham lam va "bully".
Chi con mot cach duy nhat de cuu dat nuoc va nha nuoc: Giai the chinh phu Cong San ngoai lai va tro ve chu nghia quoc gia dan toc.
Con phan bien voi Tau Cong: Doi ten nuoc thanh Viet Nam Cong Hoa.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cận Tết năm Thìn, Marianne Brown (Guardian Weekly) có bài “Vietnam’s parents want a dragon son.” Trời! Tưởng gì, chớ cả Tầu lẫn Ta ai mà không muốn có con trai tuổi Rồng. Nhâm Thìn, tất nhiên, lại càng bảnh dữ nữa. Nam nhâm nữ quí thì sang mà lị. Theo tuviso.com: “Tuổi Nhâm Thìn có nhiều hy vọng tốt đẹp về vấn đề tình duyên và tương lai về cuộc sống, có phần tốt đẹp về tình cảm và tài lộc, vào trung vận và hậu vận thì được nhiều tốt đẹp về hạnh phúc, công danh có phần lên cao.”
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.