Hôm nay,  

Ngậm Ngùi Tháng Tư Với Huy Phương

28/05/201400:00:00(Xem: 7548)

Tạp ghi và Huy Phương mãi mãi không thể tách rời nhau. Nhắc đến Huy Phương, ai ai cũng phải nhớ đến những bài tạp ghi và ngược lại. Tạp ghi của ông xuất hiện rất thường xuyên trên mặt báo, trên các diễn đàn của các trang mạn, và rồi sau đó là những tác phẩm được ông cho ra mắt qua những buổi ra mắt sách thường xuyên từ Nam đến Bắc Cali.

Huy Phương có lối viết rất tự nhiên, chân thật và gần gũi với mọi người. Đọc tạp ghi của Ông, ai cũng có thể tìm thấy mình trong đó. Chính bởi sự khéo léo dẫn dắt câu chuyện không cầu kỳ đã giúp Huy Phương đến gần với bạn đọc khắp nơi. Ngậm Ngùi Tháng Tư xứng đáng được góp mặt trong mỗi tủ sách gia đình của chúng ta.

Nói đến tháng tư, không phải mọi tháng tư mà chỉ riêng cho tháng tư năm 75 mới có những ngậm ngùi. Không riêng cho tác giả mà chúng ta, ai cũng phải nhớ đến những chuỗi ngày ấm ức, tang thương. Năm nay, tháng tư năm 2014, trải dài từ ngày 1 đến ngày 30. Cứ mỗi cuối tuần là đồng hương Việt ở San Jose liên tục tổ chức những buổi sinh hoạt, hội họp dưới rất nhiều hình thức … để tưởng nhớ và cùng chia sẻ nỗi thống khổ trong ngày đau thương của tháng tư năm nào. Họ đốt nến nguyện cầu, họ tổ chức những đêm nhạc thính phòng hát cho 30 tháng 4, họ đăng tải lên diễn đàn mạng những bài thơ về tháng tư “đen”, những bài viết ngắn cũng được đồng hương chia sẻ trên những trang báo, những buổi ra mắt sách của nhiều tác giả.... Cái ngày oan nghiệt đó đeo đẳng mãi trong tâm tư họ, để rồi cứ đến tháng tư, tất cả những cảm xúc bị dồn nén lại có cơ hội tuôn tràn lên giấy, trên những bàn phím, chỉ như thế thì tâm tư họ, những người nặng nợ với quê hương, mới vơi đi được phần nào nỗi đau quá lớn!

blank
Hình ảnh trong ngày Huy Phương ra mắt sách.

Huy Phương cũng không thoát ra ngoài qui luật đó, ông đã trang trải nỗi niềm tháng tư năm 1975 với đồng hương và bạn bè của mình bằng tác phẩm “Ngậm Ngùi Tháng Tư”. Như một món quà thêm vào kho tàng lịch sử Việt Nam. Một tác phẩm lưu dấu, một gia tài để lại cho lớp con, cháu về sau mãi mãi không quên nỗi đau này.

Buổi ra mắt tác phẩm “Ngậm Ngùi Tháng Tư” được bạn bè Ông tổ chức tại 111 Gish Road, San Jose, đó là trụ sở chính của Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị San Jose, Bắc Cali. Từ 1pm quan khách đã bắt đầu đến. Ai cũng mong muốn được chia sẻ cùng tác giả nỗi tang thương đó.

Khách mời gồm có Hội Đồng Hương và Thân Hữu Thừa Thiên-Huế, Hội Quảng Trị, Hội Nha Trang, Hội Ái Hữu Quốc Học Đồng Khánh Huế, Hội Trưởng và các chiến hữu của Hội Cựu Tù Ái Tử Bình Điền, các cựu giáo sư và học sinh trường Nguyễn Hoàng Quảng Trị, nhà văn Võ Hương An, nhà văn Thanh Thương Hoàng, nhà văn Lê Diễm, thi sĩ Ngô Đình Chương, Ông Mai Khuyên: trưởng khu hội Cựu Tù Nhân Chính Trị và một số bạn cũ của một thời là Sỉ Quan Trừ Bị Thủ Đức: Cựu Đại Tá Nguyễn Hồng Tuyền, Ông Nguyễn Thanh Liêm, Ông Nguyễn Giáp … Về truyền thông báo chí có Giám Đốc đài truyền hình Việt Today: Ông Lê Đình Bì, chủ nhiệm tuần báo Đời Mới, nhật báo Việt Nam. Không khí buổi RMS chan hòa tình thân của những người bạn cũ tóc đã bạc, da đã mồi và ấm cúng tình thầy trò của một thuở rất xa dưới mái trường Nguyễn Hoàng Quảng Trị.

blank
Hình ảnh trong ngày Huy Phương ra mắt sách.

1:30pm, Thay mặt ban tổ chức, Ông Nguyễn Cao Can mở lời chào quan khách và giới thiệu về tác giả và tác phẩm.

Huy Phương tên thật là Lê Nghiêm Kính, sinh năm 1937 tại Huế, một thời là thầy giáo của trường trung học Nguyễn Hoàng Quảng Trị. Sau thời gian khoác áo nhà binh và 7 năm tù đày trong các trại tập trung của chế độ Cộng Sản, ông đã sang định cư tại Mỹ từ năm 1990. Hiện nay Ông đã 77 tuổi, đang sống và sáng tác ở Orange County, Nam Cali và đang phụ trách chương trình Huynh Đệ Chi Binh của đài Truyền hình SBTN. Sức sáng tác của Huy Phương ngày càng khỏe. Từ lối sống và cách suy nghĩ của một người Việt Nam thuần túy, và nhất là một nhà mô pham, khi đặt chân lên đất Mỹ, tiếp cận với nền văn hóa phương tây, có nhiều cái mới lạ, nhiều điều tốt và cũng chẳng ít điều xấu… Ông đã ghi nhận tất cả những suy nghĩ, những trăn trở của mình giữa một đất nước tự do, với nền văn minh và khoa học tiến bộ vào bậc nhất thế giới, qua nhiều cách nhìn khác nhau, với cái nhìn của một người dân chân đất, ông tỏ ra thân thiện, gần gũi, với lối suy nghĩ của một nhà giáo thì nghiêm nghị, không buông tha, đối với cái nhìn của người lính thì Huy Phương chẳng cần phải cầu kỳ, che đậy. Tất cả các yếu tố đó nói lên được sự đa dạng và sức thu hút qua những bài viết của Huy Phương đối với mọi tầng lớp. Ngậm Ngùi Tháng Tư chính là một lễ vật mà Huy Phương đã dành riêng cho tháng tư “đen” năm này.

blank
Hình ảnh trong ngày Huy Phương ra mắt sách.

2:30pm, Hội trường đã không còn chỗ trống. Điểm đặc biệt trong buổi RMS hôm nay là ban tổ chức đã cho trưng bày một bức ảnh trắng đen được sang lớn của ông Trần Đình Thục, một cựu sinh viên kiến trúc thuộc tổng hội Sinh Viên Paris, bức ảnh được chụp ngày 27/4/1975 tại Pháp, ghi lại hình ảnh một cuộc biểu tình, trong đó mọi người đều quàng khăn tang màu trắng, cầm cờ Việt Nam Cộng Hòa và những biểu ngữ màu đen mang những hàng chữ trắng: “Honneur à nos soldats morts pour la liberté” (Tôn vinh những chiến sĩ đã hy sinh vì tự do), và “ Grande journeé de deuil ” (Ngày đại tang). Tác giả đã trao tặng bức hình ý nghĩa này cho khu Hội. Ông Mai Khuyên đã thay mặt Khu Hội nói lời cảm ơn và nhận tặng phẩm.

Phần đóng góp ý kiến thật thấm đượm tình chiến hữu anh em. Những người bạn đã nói lên tình cảm gắn kết với tác giả qua từng giai đoạn lịch sử VN, thời hòa bình, thời chinh chiến cho đến khi tỵ nạn… Được hỏi: “Giữa các chức danh Thầy, Giáo Sư, Nhà Văn thì anh thích người ta gọi Anh là gì?“ Tác giả đã trả lời rất nhanh: “ Nhà Văn vẫn tốt hơn “ và ông cười.

blank
Hình ảnh trong ngày Huy Phương ra mắt sách.

Ông chọn chức danh Nhà Văn quả không sai, vì nhà văn hay nhà thơ hay nhạc sĩ… là những con người không có tuổi tác, nó bất biến với thời gian và nó sẽ sống mãi trong lòng mọi người. Huy Phương đã có một chọn lựa khéo léo.

Xen kẽ trong chương trình là phần văn nghệ do những giọng ca của TP San Jose thể hiện. Nỗi bật và ý nghĩa nhất là bài Đêm Nguyện Cầu do anh Hoàng Vinh trình bày rất hay.

4pm, chương trình được khép lại sau lời cảm tạ của tác giả. Huy Phương đã bày tỏ lòng biết ơn của mình và rất cảm động khi Ngậm Ngùi Tháng Tư được sự đón nhận của bạn bè, chiến hữu và đồng hương Bắc Cali. Buổi RMS đã thành công tốt đẹp.

Kim Thư ghi nhận

Hình ảnh: Trần Hiếu Lai

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Nếu tôi muốn nói chuyện với Âu Châu, tôi phải gọi cho ai?” Câu hỏi nổi tiếng này, được cho là của cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger, ám chỉ sự thiếu thống nhất của Âu Châu trong việc thể hiện một lập trường chung trên trường quốc tế. Dù đã trải qua nhiều thập niên hội nhập dưới mái nhà Liên Âu (EU), câu hỏi ai là đại diện cho Âu Châu – hoặc Âu Châu muốn trở thành gì trong tương lai – hiện nay có lẽ còn khó trả lời hơn bao giờ hết.
Bài phát biểu dài 1giờ 40 phút của Tổng thống Donald Trump trước Quốc hội đã nêu cao nhiều sáng kiến ​​của ông, từ việc trấn áp nhập cư đến thuế quan và chính sách năng lượng trong sáu tuần bắt đầu nhiệm kỳ của mình, nhưng nhiều bình luận của ông bao gồm thông tin sai lệch và gây hiểu lầm.
Khoa học gia người Mỹ da đen nổi tiếng vào đầu thế kỷ 20 George Washington Carver (1864-1943) đã từng nói rằng, “Giáo dục là chìa khóa mở cánh cửa vàng của tự do.” Đúng vậy! Chính vì vai trò quan trọng của giáo dục đối với tự do mà các nhà cách mạng Việt Nam vào đầu thế kỷ 20 như Phan Chu Trinh (1872-1926), Phan Bội Châu (1867-1940) đã tận lực vận động cho việc nâng cao dân trí để canh tân đất nước hầu có thể giải phóng dân tộc thoát khỏi ách nô lệ của thực dân Pháp. Đất nước Hoa Kỳ nhờ có tự do, dân chủ và dân trí cao mà trở thành đại cường quốc trên thế giới. Nền giáo dục của Mỹ đã trở thành kiểu mẫu được nhiều nước ngưỡng mộ, cho nên số lượng sinh viên ngoại quốc du học tại Mỹ là cao nhất trên toàn cầu, với 1,126,690 người vào năm 2024, theo https://opendoorsdata.org.
Tổng thống Donald Trump vẫn luôn có sở thích tự đặt biệt danh cho chính mình: từ “thiên tài vững chãi,” “Don Trung Thực,” và giờ thì lên hẳn ngôi “vua.” Nhưng lần này, danh xưng vua chúa mà ông tự phong đã khiến nhiều người phải giật mình suy nghĩ. Hôm thứ Tư tuần qua, Trump tuyên bố “đánh bại” kế hoạch thu phí giao thông của New York dành cho Manhattan để giảm kẹt xe. Ông hớn hở đăng trên Truth Social: “KẾ HOẠCH THU PHÍ GIAO THÔNG ĐI TOONG RỒI. Manhattan và toàn bộ New York đã ĐƯỢC CỨU. HOÀNG ĐẾ VẠN TUẾ!”
Chúng ta thử nhắm mắt hình dung một ngày nọ, tất cả những cơ quan đầu não chiếm vị trí hàng đầu trong nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia nằm dưới sự lãnh đạo của các nhân vật có số năm kinh nghiệm là số 0. Chưa hết, Hoa Kỳ nay đứng về phía Nga và các quốc gia phi dân chủ, bỏ phiếu chống nghị quyết của Liên Hiệp Quốc lên án cuộc xâm lược Ukraine.
Nhà văn Võ Hồng ví von: “Bụng to như bụng xe đò.” Nhận xét của ông, rõ ràng (và hoàn toàn) không… trật! Xe đò thường đầy khách mới chịu rời bến nhưng trên đường đi tài xế vẫn luôn dừng bánh “hốt” thêm mấy con nhạn là đà để kiếm thêm chút đỉnh. Khách lên sau thì ngồi ghế súp.
Gần ba năm sau khi Nga tấn công xâm lược Ukraine, Mỹ và Nga đang bắt đầu xúc tiến công cuộc đàm phán, nhưng Mỹ tuyên bố là châu Âu không được tham gia diễn biến này. Do đó, nhiều tranh chấp cố hữu giữa châu Âu và Mỹ về Ukraine mang lại một sắc thái nghiêm trọng hơn, trong khi chiến tranh vẫn còn tiếp diễn. Hiện nay, châu Âu có những phản ứng quyết liệt vì muốn trực tiếp tham gia vào tiến trình đàm phán.
Thông qua những sắc lệnh hành pháp vượt quyền hạn, tổng thống Trump cùng tỉ phú Elon Musk đã không ngừng tấn công vào những nền tảng cơ bản nhất của thể chế dân chủ Hoa Kỳ: nguyên tắc tam quyền phân lập, quyền bình đẳng về giới tính, xóa bỏ Tu Chính Án 14 của Hiến Pháp (người sinh ra ở Mỹ sẽ đương nhiên trở thành công dân Mỹ). Để đối phó, nhiều chính quyền tiểu bang, các tổ chức cộng đồng, tổ chức phi lợi nhuận… đã đệ nhiều đơn kiện liên bang để phản đối các chính sách độc đoán của chính quyền mới. Một số chính sách của Trump đã bị tòa án liên bang tạm dừng, ít nhất là tạm thời.
Nhiều người Việt các tiểu bang khác, khi tới thăm Quận Cam, bước vào Phước Lộc Thọ, sẽ kinh ngạc khi thấy hàng loạt áo dài sản xuất từ Việt Nam được may khéo, kiểu dáng tân kỳ, bán chỉ có 10 USD một áo. Rẻ kinh khủng, nhưng đồng bào mình ở quê nhà sống nhờ như thế. Rồi tới những món hàng nghệ thuật như đồ gốm sứ, vòng tay, tràng hạt, nón lá, đồ chơi trẻ em... đều bán rất rẻ. Chúng ta thắc mắc tại sao lại rẻ như thế. Hẳn nhiên, khi vào Phố Tàu Los Angeles, bạn cũng sẽ có những kinh ngạc tương tự với áo sường sám và các món tương tự từ nhiều thị trấn Hoa Lục. Nếu có chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, tất cả những hàng hóa trong Phố Tàu Los Angeles sẽ tăng giá, và tại Phước Lộc Thọ, hy vọng, sẽ giữ giá y nguyên, nếu các nguyên vật liệu Việt Nam sản xuất không phải mua từ Hoa Lục. Tuy nhiên, sẽ tới lúc, khi đọc các bản báo cáo về bất quân bình thương mại, Tổng Thống Donald Trump trong cơn phẫn nộ thường trực bỗng nhiên thấy rằng cần áp thuế quan trên hàng Việt Nam.
Giữa lúc chính quyền mới của Tổng thống Donald Trump ngày càng mạnh tay thực hiện chính sách trục xuất di dân không giấy tờ, thì trong làn sóng ủng hộ, tỏ rõ sự vui mừng ấy, có rất nhiều người Việt máu đỏ da vàng. Bất kể họ là ai, đến Mỹ thời điểm nào, hình như họ quên mất câu chuyện bắt đầu từ 50 năm trước, về những người Việt tị nạn đầu tiên đã đặt chân lên nước Mỹ, cũng mang trên mình căn cước “di dân bất hợp pháp.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.