Hôm nay,  

Trang Đất Việt: Tỉnh Đồng Tháp

17/04/201400:00:00(Xem: 4960)

TỈNH ĐỒNG THÁP

Tỉnh Đồng Tháp, diện tích 3.377 km vuông. Dân số năm 2011 là 1.673.200 người, mật độ 495 người/km vuông. Sắc dân: Kinh, Hoa, Miên, Ngái... Gồm có: Thành phố Cao Lãnh, 2 thị xã Sa Đéc, Hồng Ngự và 9 huyện: Tân Hồng, Tam Nông, Thanh Bình, Tháp Mười, Cao Lãnh, Lấp Vò, Châu Thành, Lai Vung, Hồng Ngự. Tỉnh lỵ ở thành phố Cao Lãnh. Đồng Tháp, bắc giáp nước Miên, tây giáp An Giang, Cần Thơ. Nam giáp Vĩnh Long và đông giáp Long An, Tiền Giang. Nhiệt độ trung bình 27độ C.

Đồng Tháp có sông Tiền sâu rộng và kênh rạch chằng chịt, nhiều đầm, ao, đìa, nên có nhiều cá tôm.

Lịch sử tỉnh Đồng Tháp: Thời VNCH, phần đất tỉnh Đồng Tháp ngày nay, khi xưa là địa bàn của hai tỉnh Kiến Phong (phần phía bắc sông Tiền Giang) và Sa Đéc (phần phía nam sông Tiền). Ngày 16-01-2007, thành lập thành phố Cao Lãnh. Ngày 23-12-2008, thành lập thị xã Hồng Ngự.

Đồng Tháp đất đai màu mỡ, lúa ngô tươi tốt, kinh tế phát triển, giao thông thuận tiện, Đồng Tháp là một trong những vựa lúa ở miền Nam. Đồng Tháp đất đai rộng rãi, có nhiều ao, bàu; nên có nhiều cây sen, súng trổ hoa trông rực rỡ.

Di tích ở Đồng Tháp: Chùa Kiến An Cung, Chùa Hương, ở thị xã Sa Đéc. Đình Tân Phú Trung, thuộc huyện Châu Thành. Đình Long Khánh ở trên cù lao Long Khánh thuộc huyện Hồng Ngự. Đình Định Yên ở huyện Lấp Vò, tưởng nhớ công ơn ông Phạm Văn An là người đã có công khai hoang lập ấp. Khu di tích Gò Tháp, cách thị xã Cao Lãnh khoảng 43 km (đường bộ hay đường thủy). Quần thể Gò Tháp có 5 di tích được chú ý: Gò Tháp Mười phát hiện văn hóa Óc Eo, các cư dân cổ sinh sống trước đây 2.000 năm. Tháp Cổ Tự là ngôi tháp thờ cổ xưa của người Chân Lạp. Mộ và đền của Đốc Bình Kiều, tưởng nhớ người có công chống Pháp. Kế đến là miếu Bà Chúa Xứ và gò Minh Sư, hàng năm người ta về dự lễ vía Bà đông đảo.


Danh tướng Trần Ngọc, chức Tổng Binh kiêm Chánh giải quân lương. Năm 1837 (đời Minh Mệnh) trên đường giải lương đến An Giang, nghe tin An Giang thất thủ. Ông cho tiêu hủy quân lương, giải tán binh sĩ để khỏi bị địch sát hại, rồi rút gươm tử tiết, dân lập đền thờ thờ ông ở huyện Thanh Bình.

Vườn Tràm Chim ở huyện Tam Nông, diện tích 7.590 ha, nơi đây chim chóc: Cò, vịt nước...bay luyện xập xòe đông đúc.

Đồng Tháp có nhiều cảnh đẹp: Cồn Tiên cát trắng mịn màng giữa dòng sông Hậu. Cồn cát An Hòa chơi vơi giữa sông Tiền. Vườn hoa, cây cảnh Tân Quí Đông, nhiều hoa và cây cảnh xinh đẹp, đặc biệt tùng hổ phách là một loại mặt hàng đã xuất khẩu.

Đất đai Đồng Tháp thênh thang
Ruộng đồng tươi tốt, xóm làng thân thương

Cảm tác: Non nước Đồng Tháp

Đất đai Đồng Tháp, rộng mênh mông
Giáp giới phía nam, tỉnh Vĩnh Long,
Kênh rạch, cá tôm, đầy rẫy thấy
Cỏ cây, ngô lúa mượt mà trông
.
Nước non Đồng Tháp lắm ao bàu
Sen súng trổ hoa, đủ sắc màu
Ếch nhái i uôm, nơi khóm sậy
Rắn rùa lấp ló, chỗ chòm lau
.
Cửa thiền tha thiết tự lo lường
Dân chúng cùng nhau lập phật đường
Nhiều miếu thiêng liêng nghi ngút khói
Lắm chùa thanh thoát, ngạt ngào hương
.
Rừng tràm, chim lảnh lót trên cành
Vịt nước xập xoè, bay quẩn quanh
Đám hạc tung tăng, bìa vũng biếc
Đàn cò bì bõm, mé đầm xanh
.
Đền thờ Trần Ngọc, bậc trung trinh
Áp tải quân lương, chức Tổng binh
Đau đớn, An Giang tin thất thủ!
Giữ gìn tiết tháo, mạng hy sinh!
.
Vườn hoa, rực rỡ Tân Qui Đông
Xinh xắn làm sao, khéo léo trồng!
Đồng Tháp thênh thang, tươi tốt cảnh
Đất đai màu mỡ, phẳng phiêu đồng

Nguyễn Lộc Yên

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ quá nửa đêm của ngày lịch sử 5 tháng 11, 2024, cựu tổng thống Trump đã giành chiến thắng rõ ràng trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, với khả năng thắng hầu hết các tiểu bang chiến trường, đánh bại Phó Tổng thống Kamala Harris, ứng cử viên phụ nữ da màu - trở thành đảng viên Cộng hòa đầu tiên giành được số phiếu phổ thông toàn quốc sau 20 năm
“Vinh quang thay xã hội. Nhưng mà khốn nạn thay xã hội!”, tôi phải đi vay của Nguyễn Công Hoan rồi hoán vị “Kép Tư Bền” bằng “xã hội” là để cảm thán cho thân phận voi-chó của nó, như là một trong những ngôn từ / ý niệm bị khai thác chính trị nhiều nhất. Nhưng cũng có một sự nghịch pha, đến 180 độ. Mang ý nghĩa “cùng khổ / vô phước / bất hạnh” trong cách dùng của Nguyễn Công Hoan thì, đến thời của chúng ta, “khốn nạn”, như trong cách dùng nói trên, đã bị lột bỏ cái ý xót xa, thông cảm, chỉ có ý xấu, rất nặng, như một sự sỉ nhục
Truyện dài tham nhũng ở Việt Nam xem hoài không chán vì mỗi thời Tổng Bí Thư chuyện kể lại lâm ly bi thiết hơn...
Đến tham dự Hội nghị Thượng đỉnh của khối BRICS tại thành phố Kazan, Nga, từ ngày 23 đến 24/10, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan công khai bày tỏ mong muốn trở thành thành viên của khối BRICS và được Tổng thống Vladimir Putin quan tâm đặc biệt. Tại sao? Erdogan mong đợi gì trong cuộc hội kiến này và những hậu quả địa chính trị và kinh tế nào có thể xảy ra?
Trong vài tháng qua, báo chính chính thống của Mỹ đã dành cho Donald Trump khá nhiều đất diễn. Nhất cử nhất động của Trump, dù đáng hay không đáng, dù thiếu một nửa để trở thành một ổ bánh mì, vẫn được những tờ báo lớn có lịch sử hơn trăm năm dẫn lại. Với Trump, đó là một chiến thắng. Với báo chí, đó là kinh doanh, là “rating.”
Gần bốn năm trước, tại công viên Ellipse ở Washington, DC – một tổng thống đương nhiệm đứng phía sau khung kính chống đạn, mặc chiếc áo măng-tô đen, mang găng tay đen, giơ cao tay ủng hộ một đám đông bạo loạn đang chực chờ phát súng chỉ thiên từ thủ lĩnh để tấn công vào Quốc Hội lật ngược kết quả bầu cử. Đó là “một ngày của tình yêu” – theo lời mô tả của Donald Trump, người đứng đầu hôm đó – cho dù trong vòng 36 giờ, 10 người đã chết, nhiều người bị thương gồm 174 cảnh sát. Trong số nạn nhân tử vong, có một cảnh sát chết sau khi bị những kẻ bạo loạn tấn công. Chung quanh khu vực Ellipse ngày 6 Tháng Giêng đó, là những gương mặt đằng đằng sát khí. Cờ xí rợp trời – những lá cờ mang tên Trump và cờ thời kỳ nội chiến. Bốn năm sau, cũng tại công viên Ellipse, cũng là một biển người được ước chừng khoảng trên 75 ngàn người, tập trung về từ 7 giờ sáng. Trật tự, lịch sự. Khi hoàng hôn DC buông xuống cũng là lúc số người tham dự đã kéo dài đến tận National Museum of African...
Chính quyền CSVN và Ủy ban Tự do Tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ (The United States Commission on International Religious Freedom / USCIRF) đã có tầm nhìn tương phản về quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam...
17 ngày nữa, cuộc tranh cử tổng thống Mỹ bước vào kết thúc. Ai thắng? Ai bại? Đời sống sẽ được trở lại bình thường không bị ám ảnh của truyền thông lôi kéo, không bị áp lực của đảng phái thuyết phục. Thật là đáng mừng.Không chắc. Nếu ông Trump thắng, cuộc giao chuyển quyền lực tuy không vừa ý, nhưng chắc sẽ xuôi qua bình yên. Nếu ông Trump thua, đây mới là vấn nạn. Đến giờ phút này, ai cũng biết, nếu ông Trump không được làm tổng thống thì sẽ ứng với câu: Được làm vua, thua làm giặc. Chuyện này đã xảy ra trong lịch sử: Ngày 6 tháng 1, 2021. Và căn cứ theo những lời ông tuyên bố khi vận động tranh cử. Chính quyền Biden, FBI, nội an, cảnh sát, quân đội, có chuẩn bị gì chưa? Hay chỉ có ông Howard Stern tuyên bố: “Tôi không đồng ý với Trump về mặt chính trị, tôi không nghĩ ông ta nên đến gần Nhà Trắng. Tôi không ghét ông. Tôi ghét những người bỏ phiếu cho ông. Tôi nghĩ họ ngu ngốc. Tôi ghét. Tôi sẽ thành thật với bạn, tôi không tôn trọng bạn," (Fox News.)
Chỉ còn vỏn vẹn chưa đầy ba tuần nữa là ngày bầu cử. Cho đến hôm nay, ai nói, cũng đã nói. Ai làm, cũng đã làm. Nói nhiều hay ít, và làm nhiều hay ít, cũng đã thể hiện rõ ràng. Trừ khi, như một cựu ký giả của tờ Sóng Thần trước năm 1975, hiện đang sinh sống ở Virginia, nói rằng: “Có thể họ không lên tiếng trước công chúng, nhưng ngày bầu cử, lá phiếu của họ dành cho đảng đối lập.” Vị cựu nhà báo này muốn nói đến cựu tổng thống Hoa Kỳ, George W Bush, vị tổng thống duy nhất thuộc đảng Cộng hoà còn tại thế.
Hoa Kỳ luôn được tôn vinh là một cường quốc tích cực tham gia trong mọi sinh hoạt chính trị quốc tế, nhưng lịch sử ngoại giao đã chứng minh ngược lại: Hoa Kỳ từng theo đuổi nguyên tắc bất can thiệp và cũng đã nhiều lần dao động giữa hai chủ thuyết quốc tế và cô lập. Trong việc thực thi chính sách đối ngoại trong thế kỷ XX, Hoa Kỳ mới thực sự trực tiếp định hình cho nền chính trị toàn cầu, lãnh đạo thế giới tự do và bảo vệ nền an ninh trật tự chung. Nhưng đối với châu Âu, qua thời gian, vì nhiều lý do khác nhau, càng ngày Hoa Kỳ càng tỏ ra muốn tránh xa mọi ràng buộc càng tốt.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.