Hôm nay,  

Nhớ Về Thầy Nguyễn Văn Sở

28/01/201400:00:00(Xem: 7306)
Sáng Thứ Năm 23 Tháng 1, 2014 tôi đang làm việc tại sở làm như thường lệ bổng cái điện thoại cầm tay báo hiệu có email mới. Tôi vội mở ra xem có gì quan trọng hay không. Tôi ngỡ ngàng đọc những dòng không vui do một cựu giáo sư của thời trung học cho hay Thầy Nguyễn Văn Sở đã được đưa vào bịnh viện cấp cứu đêm hôm trước. Và bác sĩ bảo rằng Thầy sẽ không sống được bao lâu, chắc nội trong ngày là Thầy sẽ ra đi vì đã bị xuất máu trong não rất trầm trọng. Tôi biết Thầy Sở lâu nay có bịnh, nhưng không ngờ Thầy ra đi quá sớm và nhất là căn bịnh trên và vào những ngày gần Tết như hôm nay. Tôi thật sự xúc động vì biết từ đây mình sẽ mất đi một người Thầy khả kính gần như một người Anh cả. Mà đúng vậy! Có nhiều lần tôi có nghe Thầy khiêm nhường xưng Anh với chúng tôi là đám học trò của Thầy vào thời trung học. Nay Thầy đã trên 70 và chúng tôi thì đứa nào hôm nay cũng trên lục tuần!

Tôi không có may mắn học một lớp Anh Văn nào với Thầy Sở khi Thầy còn dạy ở trường trung học Kỹ Thuật Đà Nẵng (KTĐN) vào những đầu năm 60. Khi tôi từ trường trung học Phan Chu Trinh thi và lớp Đệ Ngũ KTĐN niên khóa 1965-66 thì Thầy đã chuyển đi nơi khác. Cũng như mọi thanh niên khác vào thời chiến Thầy đã nhập ngũ, được biệt phái về lại dạy Anh Văn. Rồi Thầy du học Hoa Kỳ nhiều năm, về lại dạy tại trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt v.v Phần tôi thì đi lưu lạc ra nước ngoài sau khi đậu tú tài. Cho đến lúc nầy thì hai thầy trò chúng tôi chưa biết nhau.

Mãi cho đến khi tới Hoa Kỳ và chọn Nam California làm nơi dừng chân cho trạm chót của cuộc đời thì cái duyên đã đến với nhau. Đó là lúc khi các cựu giáo sư và anh em cựu học sinh trường trung học KTĐN “nhóm họp” thì tôi mới quen biết Thầy. Kể từ đó chúng tôi sinh hoạt thường xuyên như một “nhóm ái hữu” và đã có nhiều kỷ niệm không quên.
resized-gs-nguyen-v-so-thayso1
Thầy Nguyễn Văn Sở.

Như đã nói ở trên Thầy Nguyễn văn Sở đâu chỉ có dạy tại trung học KTĐN mà thôi. Sự nghiệp giáo chức và kiến thức về Anh Văn của Thầy đã đem Thầy đến nhiều nơi, nhiều đại học. Và dĩ nhiên trước 1975 thì Thầy đã đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng tại Đà Lạt. Cũng chính vì thế mà khi bị kẹt lại năm 1975 Thầy đã phải trả một giá không nhỏ cho các việc làm liên quan đến Mỹ của mình. Vì đi du học Mỹ và có bằng cấp cao, cộng sản đã bỏ tù Thầy nhiều năm dù rằng lúc đó Thầy có cơ hội di tản. Nói về số phận của cuộc đời trong việc nầy, có một giáo sư khác cùng dạy một trường trước kia ở Đà Nẵng với Thầy Sở kể cho tôi nghe rằng lúc vào tù năm 1976 hai ông ở chung với nhau tại trại Long Giao. Sau đó thì vì có lý lịch nêu trên Thầy Sở được phân loại và di chuyển đến một trại tù khác. Lúc đó vị giáo sư kia có viết một lá thư nhờ Thầy Sở đem về trao lại cho vợ mình vì nghĩ là Thầy Sở được ra trại. Mãi đến mấy năm sau khi được thả ra về vị giáo sư mới được người vợ cho biết rằng đâu có nhận được thư từ gì đâu. Té ra mới biết là Thầy Sở lúc đó đâu có được thả ra” mà bị di chuyển lên vùng cao nguyên nước độc vì có dính liếu đến Mỹ! Khi ở tù tại Long Giao, Thầy Sở có mang một cặp kính rất dày. Sau khi cả hai cùng ra tù, vị giáo sư kia đến nhà thăm thấy Thầy Sở không còn mang kính mới hỏi là sao dạo nầy anh không mang kính nữa? Lúc đó Thầy Sở nhìn ông trả lời mĩa mai “bây giờ sáng mắt ra rồi”! Âu cũng là một kỷ niệm khó quên cho hai vị giáo sư của tôi.

Thầy Sở còn là hội viên của nhiều tổ chức tại Nam California, như Võ Bị Quốc Gia Đà lạt, Hội Việt Mỹ v.v mà tôi không được biết hết.

Khi định cư tại Mỹ, Thầy đã được mời vào dạy Anh Văn tại trường Orange Coast College mãi đến khi Thầy về hưu vài năm gần đây. Tôi biết chắc rằng với tin Thầy ra đi sẽ có nhiều giáo chức và học sinh của Thầy tại Orange Coast College thương tiếc không thua gì chúng tôi.


Còn nhóm nhỏ của chúng tôi từ nay sẽ thiếu vắng một người Thầy bóng dáng cao ráo, tính tình hiền lành, những lời thăm hỏi chân tình, những ý kiến, lời khuyên đứng đắn. Nói chung là thiếu đi hình ảnh một nhà giáo theo đúng nghĩa của nó. Tư cách, bóng dáng đó thời VNCH thì chúng ta không thiếu, nhưng bây giờ có lẽ phải thắp đuốc đi tìm trong đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta.

Chúng tôi không quên những lần đi chơi với Thầy Sở. Những lần đi thăm đảo Catalina ngoài khơi California, đi uống thử rượu vang tại Temecula, đi San Diego thăm chiến hạm USS Midway Museum mà vào thời điểm tháng Tư 1975 đã đậu ngoài khơi VN vớt đồng bào di tản, đi núi Big Bear, đi Las Vegas. Và sô số những lần Tân Xuân Hội Ngộ.
resized-gs-nguyen-v-so-gshsktdn
Cựu GS và Học Sinh KTĐN chụp hình lưu niệm sau khi viếng thăm Thầy Sở ở Peek Funeral Home, Westminster, CA.

Vì là người trí thức nên sau cơn trọng bịnh về bao tử Thầy Sở đã tìm ra cho mình cách đối phó” với căn bịnh ngặt nghèo nầy. Thầy rất chừng mực và không buồn phiền lo âu thái quá mà trái lại Thầy lại tham gia các hoạt động văn hoá khác như hội nhiếp ảnh đẹp. Có lần phải đi xa, dậy sớm thức khuya mà Thầy vẫn làm được như thời còn trai trẻ. Và các tác phẩm của Thầy được chọn triển lảm cuối năm ngoái tại hội trường báo Người Việt.

Thầy phải mổ bỏ đi một phần bao tử rồi từ đó lấy bút hiệu cho mình là Stomachless”, một cái tên rất dể thương nói lên hoàn cảnh của mình. Thầy có một bài viết rất hay đăng trên Nhật báo Người Việt là “Già Ơi Chào Mi”, và vô số các bài đăng trên nhật báo, đặc san, tuần báo v.v.

Ngày thứ Tư 22 tháng 1 năm 2014, buổi sáng Thầy còn sinh hoạt như thường lệ. Lúc gần trưa Thầy rời nhà đi lo giải quyết vấn đề bảo hiểm rồi sau đó đi rửa xe. Khi đến trạm xăng thì Thầy Sở cảm thấy rất khó khăn khi muốn nhất một chân lên. Linh tính cho biết có chuyện không hay, Thầy liền gọi điện thoại cho cô con gái. Trong khi hai cha con chưa hoàn tất cuộc điện đàm thì đầu dây bên kia cô con gái không còn nghe Ba mình trả lời nữa. Cô vội vàng chạy đến thì người ta đã cho xe cứu thương chở Thầy vào nhà thương. Thầy Sở đã nhanh chóng gọi 911 trước khi mình yếu đi. Khi cô con gái vào nhà thương thì Thầy đã gần như không còn biết gì nhiều. Rồi từ từ Thầy hoàn toàn không còn biết gì nữa.

Chúng tôi rủ nhau đi thăm Thầy ngay tại Hoag Hospital, một bệnh viện nổi tiếng tại Orange County, California, thuộc thành phố Newport Beach. Nơi đây Thầy Sở đã ra vào nhiều lần trong quá khứ với căn bệnh bao tử của Thầy. Tất cả chúng tôi vây quanh bên Thầy, nhìn Thầy nằm đó mà không nói được lời nào, ai nấy đều thấy buồn mênh mang. Mới đó mới đây mà bây giờ Thầy chỉ là như vầy hay sao? Nhìn chung quanh giường bịnh các dây nhợ, máy móc đang làm việc để mang lại cho Thầy những hơi thở cuối của cuộc đời.

Nghe đâu khi cậu con trai duy nhất từ Boston bay gấp về trong ngày để nhìn mặt người cha lần cuối thì gia đình đã để Thầy ra đi bình an, thanh thản vào ngày Thứ Năm 23 Tháng 1 năm 2014 nhằm ngày 23 tháng Chạp năm Quý Tị. Trên đường về lại khu Little Sài Gòn, phố Bolsa vẫn tấp nập người qua lại lo cho những ngày Xuân sắp về. Duy chỉ có anh em chúng tôi cảm thấy Tết năm nay sẽ không có một Tân Xuân Hội Ngộ tràn niềm vui như mọi năm.

Những kỷ niệm với Thầy Nguyễn Văn Sở qua những năm quen biết Thầy đã làm tôi và tất cả các bạn bè rất trân quý, dù nay thấy thiếu vắng một cái gì.

Chúc Thầy ra đi bình an và sớm về cõi Vĩnh Hằng.

Võ Văn Thiệu

Orange County, California những ngày cuối của năm Quý Tị

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.