Hôm nay,  

Xuân Và Tết Trong Nhạc Việt Nam

31/12/201300:00:00(Xem: 3327)
Chơi Xuân kẻo hết Xuân đi,
Xuân tàn hoa rụng còn gì vui Xuân
(Nguyễn công Trứ)


Thời gian cứ thế mà trôi. Mười hai con giáp thay nhau chạy. Hết con này đi, con kia lại tới, đúng như tục ngữ ta vẫn thường nói: „Năm hết, Tết đến!“.

Thắm thoát Đông qua và Xuân lại về. Khắp nơi, tất cả mọi người, già trẻ lớn bé hớn hở vui mừng, yêu đời ca hát chờ đón nàng Xuân.

Nhạc sĩ Minh Kỳ đã chào đón nàng Xuân:

Một bài ca đón chào mừng, hoà theo tiếng pháo đì đùng,
Mừng Xuân nay đã về rồi và Đông đã tàn qua
Về gieo bao thắm tươi, lòng ta thấy yêu đời
(Xuân Đã Về của NS Minh Kỳ)

Xuân đã về, vạn vật đổi thay. Người nhạc sĩ mượn lời nhạc để diễn tả cảnh Xuân:
Xuân đã về, Xuân đã về,
Kià bao ánh Xuân về tràn lan mênh mông.
Trên cánh đồng,
chim hót mừng đang thướt tha từng đàn tung bay vui say
Xuân đã về, Xuân đã về,
Ngàn hoa hé môi cười tươi đón gió mới
Xuân đã về, Xuân đã về,
Ta hát vang lên câu ca mừng chào Xuân
Ngoài trời bao la, xinh tươi,
Bao cô gái đẹp cười trong xinh như hoa, lập loè bao aó xanh xanh,
chen bông tím vàng, đẹp hơn Tiên Nga.
Ngoài bầy em bé ríu rít, khúc khích tiếng cuời rủ nhau vui ca.
Xuân đã về, trên cánh đồng
Bao bác nông ngừng cày ruộng vui say xuân
Xuân đã về, Xuân đã về,
Ngàn cô gái quê cười tươi đón gió mới,
Xuân đã về, Xuân đã về,
Ta hát vang chào mừng Xuân sang, Xuân sang
(Xuân Đã Về của Minh Kỳ)


Nhớ khi xưa lúc còn ở quê nhà (Việt Nam), một hai tháng trước khi Xuân về thì phố xá, chợ búa trở nên tấp nập. Thiên hạ rủ nhau đi mua đồ chuẩn bị đón Tết. Các cô cậu thanh niên, thiếu nữ choi choi cũng xí xọn đi chọn đồ đẹp để chưng diện trong những ngày Tết. Phải nói, người Việt chuẩn bị đón Tết rất trân trọng và vui chơi đôi khi kéo dài cả tháng. Bà con thân thuộc thăm viếng chúc tụng liên miên....Và cũng có những đêm văn nghệ mừng Xuân, cũng có chương trình ca nhạc trên Ti-Vi với những bài hát ca tụng Xuân, vui có, buồn có... Không khí Tết sao mà tưng bừng khó quên và rất khó diễn tả cho đúng.
xuan-tet-pho-ong-do-tet-resized
Hình câu đối Xuân tại Sài Gòn.

Và cứ mỗi lần Tết về là trên Ti-Vi không bao giờ thiếu bản nhạc bất hủ của nhạc sĩ Phạm đình Chương với tựa đề „Ly Rượu Mừng“. Chỉ thoáng nghe qua tựa đề thôi chúng ta cũng có thể đoán được nội dung bản nhạc hàm chứa những gì. Bài hát thâm thúy quá, chúc Tết mọi người ở khắp nơi, chúc Tết mọi giới, từ anh nông phu đến người thương gia:

Ngày Xuân nâng chén ta chúc nơi nơi,
Mừng anh nông phu vui luá thơm hơi,
Người thương gia lợi tức, người công nhân ấm no,
thoát ly đời cam go nghèo khổ!
A, á, a, à. Nhắp chén đầy vơi chúc người người vui....


Để tiễn đưa, để bộc lộ tâm tình của người hậu phương được gắn bó với với sự hy sinh cao cả của người chiến sĩ Việt Nam Cộng Hoà đang lên đường ra tiền tuyến, tác giả đã khéo léo:

Rót thêm tràn đây chén quan san
Chúc người chiến sĩ lên đàng, chiến đấu công thành...


Và người nhạc sĩ cũng đã tìm thấy ý Xuân trong tình yêu, cầu mong cho những đôi tình nhân:

Rượu hân hoan mừng đôi uyên ương,
Xây tổ ấm trên cành yêu đương.


Vẫn biết, nếu không có những người nhạc sĩ thì lấy ai mà diễn tả nguồn rung cảm thay mình nên:

Nào cạn ly mừng, mừng người nghệ sĩ
Tiếng thi ca nét chấm phá tô thêm đời mới.


NS Phạm đình Chương cũng không quên chúc lành quê hương Việt Nam mến yêu.

Mời quí vị hãy nghe:

Bạn hỡi vang lên lời ước thiêng liêng,
chúc non sông hoà bình, hoà bình
Ngày máu xương thôi tuôn rơi, ngày ấy quê hương yên vui
Đợi anh về trong chén tình đầy vơi.
Nhấc cao ly này. Hãy chúc ngày mai sáng trời tự do.
Nước non thanh bình.
Muôn người hạnh phúc chan hòa.
(Ly Rượu Mừng của NS Phạm đình Chương)


Bài hát hay, nội dung phong phú quá phải không quí vị?. Còn nhiều bài hát Xuân nữa, lát đây tôi sẽ ghi lại vài bản nhạc để chúng ta cùng thưởng lãm. Bài „Ly Rượu Mừng“ nói trên theo những người Việt tị nạn cộng sản ra tới hải ngoại sau biến cố 30.4.1975! Và cứ mỗi lần Xuân về, hầu như nơi nào có tổ chức Tết, dù nhỏ hay lớn, nơi đó người Việt tha hương chúng ta lại hát, lại có dịp được nghe hợp ca bài này. Và „Ly Rượu Mừng“ lại được hát vang lên trong cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản ở hải ngoại, trên khắp năm châu.

Chúng ta, người Việt tị nạn cộng sản sau hơn ba mươi tám năm xa xứ, dù sống ở Mỹ, Úc, Nhật, Gia Nã Đại, Anh, Pháp, Bỉ, Thụy Sĩ hay Đức....có lẽ bạn cũng như tôi nhận thấy rằng người bản xứ vui Tết không giống như người Việt mình. Trên phương diện văn nghệ, theo thiển ý của tôi thì họ chơi đủ loại nhạc, miễn sao ồn ào để vui, nhảy loạn lên là được rồi. Mang âm hưởng Tết hầu như thiếu hẳn. Trừ những quốc gia có nhiều người Việt tị nạn cs sinh sống như Mỹ, Úc, Pháp hay Gia Nã Đại, những nơi có thể nói là hưởng được một cái Tết tha hương không khác lắm so với quê nhà chứ ở nơi tôi đang định cư, lạnh lẽo mà đồng hương lại sống rải rác nên Tết xứ người... dù hai lần, Tết Dương Lịch theo Tây Phương và Tết ta theo người Việt mình, tôi nói riêng cảm thấy sao mà buồn chi lạ. Bởi vậy xin mạo muội ghi ra đây vài bài hát Xuân tôi biết, đã nghe qua để quí vị cùng nghe với tôi, để thấy rằng không những Tết Việt Nam hình thức đã dị biệt mà ngay cả nhạc Tết của mình cũng khác, thâm thúy, ướt át hơn nhiều.


Tết còn là dịp để gặp gở hàn huyên, thăm hỏi chúc tụng nhau. Bản tính người Á Đông thân thiện và muốn mọi người cùng chia vui với mình. Mời quí vị lắng nghe những lời ca sau đây:

Xuân đã đến rồi gieo rắc ngàn hồn hoa xuống đời
Vui trong bình minh muôn loài chim hót vang mọi nơi
Đem trong tiếng cười cho kiếp người tình thương đắm đuối,
ánh Xuân đêm vui với đời
.
.... Cùng đón Chúa Xuân, đang giáng xuống trần.
Thế gian lắng nghe tình Xuân nồng,
Kiếp hoa hết phai đời hương phấn.
Nào ai hững hờ. Xuân vẫn ngóng chờ,
Tới đây nắm tay cùng ca múa.
Hát lên đón Xuân của tuổi thơ.
(Đón Xuân của NS Phạm Đình Chương)


Xuân về, già trẻ lớn bé ai cũng vui mừng chào đón. Nhất là giới thanh niên, thiếu nữ và trẻ con, vui đùa hớn hở. Mà không vui sao được khi:

Ngày thắm tươi bên đời Xuân mới.
Lòng đắm say bao nguồn vui sống.
Xuân về với ngàn hoa tươi sáng.
Ta muốn hái muôn ngàn đóa hồng.
(Xuân và Tuổi Trẻ của NS La Hối)


Mừng Xuân mới, người ta cảm thấy yêu đời hơn, trẻ trung hơn và hy vọng nhiều cho ngày mai:

Ta trẻ vui, ta trẻ vui đời Xuân thắm tươi.
Vui sướng đi cho đời tươi sáng.
Vui sướng đi cho lòng thêm tươi.
Ta hát ca đón mừng Xuân mới.
Ta hát ca cho lòng thêm hăng hái.
(Xuân và Tuổi Trẻ của NS La Hối)


Thời gian qua nhanh như thoi đưa, hết một năm tảo tần vì sinh kế. Tết lại đến, người người hân hoan vì Xuân:

Thấm thoát là đây,
một mùa Xuân mới muôn ngàn cánh hoa vàng
Nụ cười trên môi, trên làn má ai.
Đón Xuân tươi vừa sang...
(Hạnh Phúc Đầu Xuân của Minh Kỳ và Lê Dinh)


Người Việt dù xa quê hương nhưng không quên bà con, bạn bè của mình ở bên kia bờ đại dương. Hãy nghe người ta mừng tuổi, chúc lành nhau nhân dịp đầu Xuân:

Xuân nay tôi chúc,
người miền quê hương, muôn ngàn câu mến thương.
Mong Xuân yên lành, trong bao gia đình,
để đời người yên vui, cuộc sống thanh bình.
Xuân nay tôi chúc, người người nơi nơi...
Cho bền duyên lứa đôi, như hoa Xuân đời
Tay trong tay cười, dựng xây ngày hôm nay.
Cho ngày mai sáng tươi.
(Hạnh Phúc Đầu Xuân của Minh Kỳ và Lê Dinh)


Tết là dịp để thân nhân, họ hàng, những cặp tình nhân gặp gỡ, đoàn tụ nhưng đôi khi vì hoàn cảnh chiến tranh, trước 30.4.1975 đã có biết bao nhiêu người lính không có diễm phúc này. Họ đã thi hành bổn phận người trai thời chiến để trấn giữ biên thùy, bảo vệ an ninh cho đồng bào ở hậu phương an lòng hưởng Tết.

Dầu vậy vẫn có nhiều người lính Việt Nam Cộng Hoà chẳng buồn lòng, dù cho tâm trạng của họ lúc nào cũng nhớ nàng Xuân:

Ôi nhớ Xuân nào thưở trời yên vui.
Nghe pháo giao thừa rộn ràng nơi nơi.
Bên mái tranh nghèo ngồi quên bếp hồng.
Trông bánh chưng chờ trời sáng...
(Xuân Này Con Không Về của NS Trịnh Lâm Ngân)

Và họ vẫn hy sinh, kiên trì nhất định:
Con biết không về mẹ chờ em trông.
Nhưng nếu con về bạn bè thương mong.
Bao lứa trai cùng chào Xuân chiến trường.
Không lẽ riêng mình êm ấm.
Mẹ ơi, con Xuân này vắng nhà.
Mẹ thương con, xin đợi ngày mai!
(Xuân Này Con Không Về của NS Trịnh Lâm Ngân)


Ý Xuân trong tình yêu đã làm nên những bản nhạc tình thật dễ thương. Đôi lứa yêu nhau, lắm khi vụng dại từ lúc còn trẻ, đi chung đường, học chung lớp. Anh chàng ôn lại kỷ niệm xưa, tỏ tình:

Chuyện xửa chuyện xưa. Chuyện từ Xuân trước,
Xuân nay chưa nhòa.
Anh nói em nghe, thương em từ lúc hoa chưa mặn mà.
Cầu cho mùa Xuân, nồng nàn lên má em tôi đợi chờ.
(Đám Cưới Đầu Xuân của NS Trần Thiện Thanh)


Xuân về rồi Xuân đi nhưng kỷ niệm lúc nào cũng còn đó, nhất là đối với những đôi uyên ương:

Đón Xuân này tôi nhớ Xuân kia,
Hẹn gặp nhau khi pháo giao thừa,
Em đứng chờ tôi trước song thưa,
Tôi đi qua đầu ngõ. Hỏi nhau thầm, Xuân đã về chưa.
(Đón Xuân Này Nhớ Xuân Kia của NS Châu Kỳ)


Riêng đối với người Việt tỵ nạn cộng sản vì hoàn cảnh phải xa lìa quê hương, dù không có được cái may mắn hưởng cái Tết đúng ý Xuân toàn vẹn theo truyền thống Việt Nam nhưng trong lòng lúc nào cũng ước mơ có một mùa Xuân Quang Phục trên đất Mẹ.

Tâm cảm đó được thể hiện qua lời nhạc và niềm hy vọng:

Người về đây giữa non sông này.
Hội trùng dương hát câu sum vầy.
Về cho thấy con thuyền nước Nam.
Đi vào mùa Xuân mới sang. Xa vời ngày ấy ly tan...
(Hải Ngoại Thương Ca của NS Nguyễn văn Đông)


Lúc ấy người Việt tỵ nạn lưu vong chúng ta sẽ cùng nhau ca vang khúc Xuân Ca, sẽ nâng cao „Ly Rượu Mừng“, quên đi những ưu phiền, tị hiềm trong quá khứ, để nhấp cạn ly rượu, trên đất Mẹ Việt Nam dấu yêu và cùng nhau:

Nhấc cao ly này, hãy chúc ngày mai sáng trời tự do.

Nước non thanh bình.
Muôn người hạnh phúc chan hoà.
Ước mơ hạnh phúc nơi nơi.
Hương thanh bình đang phơi phới.


Trên đây chỉ là một vài bản nhạc Xuân tiêu biểu, rất tiếc bài viết có giới hạn nên tôi không thể trích dẫn hết để trình bày cùng quí vị, xin thông cảm. Nhưng qua đó cũng đủ gói ghém ý Xuân của dân tộc Việt Nam....

* © NC_Lê Hoàng Thanh
(Vào Xuân.... )

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.