Hôm nay,  

Nụ Hôn Đầu - Besame Mucho

17/09/201300:00:00(Xem: 16500)
Nhà văn Wilhelm Hoffman nói bóng bẩy mà thật gợi cảm về nụ hôn trong tình yêu: "Khi trái tim tràn đầy thì đôi môi sẽ mở ra". Khi tình yêu đến thật đầy thì ánh mắt ấy dường như không đủ tỏ bày. Phải đến lúc trào dâng những khát khao cho đôi môi ấy hé mở những rung động thầm thì mà cháy bỏng. Những đôi môi mọng ướt e lệ, những đôi môi phân vân tự cắn đến đau, những đôi môi thâm khô nỗi cô liêu...

Có nhiều nụ hôn đi qua đời người. Những nụ hôn vội vàng trong tiếng còi tàu đưa tiễn. Những nụ hôn bối rối trong vườn đêm trăng úa. Những nụ hôn theo cánh gió xa đưa bên này sông biển cạn. Những nụ hôn chạm hờ chút da thịt tinh khôi. Và có lẽ nụ hôn đầu là đáng nhớ nhất. Bởi có bài học đầu tiên nào cho nhau để nụ hôn ấy được trọn vẹn. Tình yêu dạy bảo lẫn nhau bằng cảm xúc ban sơ và trải nghiệm thật thà. Bởi vậy cái vụng về đầu đời ấy, cái rung động môi kề môi ngày thơ ấy thật "hết hồn" làm bủn rủn đôi chân ngoan, làm ngây ngất trời cảm xúc mới lạ. Như nụ hôn đầu trong một ngày hạ nồng của Trần Dạ Từ:

Lần đầu ta ghé môi hôn
Những con ve nhỏ hết hồn kêu vang
Vườn xanh, cỏ biếc, trưa vàng
Nghìn cây phượng vĩ huy hoàng trổ bông
Trên môi ta, vạn đóa hồng
Hôn em trời đất một lòng chứa chan
Tiếng cười đâu đó ròn tan
Nụ hôn ngày đó miên man một đời
Hôm nay chợt nhớ thương người
Tiếng ve mùa cũ rụng rời vai anh
Trưa vàng, cỏ biếc, vườn xanh
Môi ai chín đỏ đầu cành phượng xưa.


Nụ hôn ấy làm ngàn ve sầu hết hồn kêu vang, làm vườn xanh cỏ biếc và đỏ rực những chùm phượng vỹ trổ bông. Ve hết hồn hay lòng ai hết hồn? Thật là một nụ hôn đẹp. Đẹp đến hết hồn.

Trước cả nụ hôn tuyệt vời ấy rất lâu, năm 1940, cô nàng Consuelo Valasquez 17 tuổi của xứ Mễ mặn mà đã viết và để lại cho đời một nụ hôn khát khao cháy bỏng qua ca khúc Besame Mucho. Giai điệu dặt dìu bolero quyến rũ chân người, khắng khít cánh tay yêu và nâng niu vòng eo thon ấy làm ca khúc càng thấm đẫm thêm những khát khao bất tử. Xin hãy hôn em nhiều.

Vâng! Ở cái thập niên 40 ấy khi nam nữ thọ thọ bất thân, nói gì đến những môi má cận kề và nụ hôn cháy bỏng. Và cô nàng Consuelo Velasquez xinh tươi xứ Mễ nọ hẳn phải nồng nàn một khát khao thực sự khi thốt lên lời tự tình. Lời tự tình chân thật vì trong đời xuân trẻ cho đến khi nàng đặt lời hát trên 5 dòng kẻ, nàng vẫn chưa nếm được mùi vị của nụ hôn.

Kiss me, kiss me a lot
As if tonight were the last time
.
Kiss me, kiss me a lot
for I am afraid of having you
and losing you all over again.
.
I want to have you close to me
to see myself in your eyes
to see you next to me
think that perhaps tomorrow.
I will be far
So far away from you
.
Hãy hôn em thật nhiều
Như đêm nay đêm cuối
Hảy hôn em thật nhiều
Như em đã có anh
Rồi mất nhau ngày mai...


Điều gởi gắm của cô nàng 17 tuổi thật giản đơn, chỉ muốn được hôn, hôn nàng thật đam mê như ngày mai sẽ không còn được hôn. Cái tuyệt vời của ca khúc là nhờ vào giai điệu. Một giai điệu bolero hay mà gần gủi. Dòng nhạc bolero không qúy phái như valse, không kiêu sa như tango, không rộn ràng như bebop và không buồn lặng như slow. Nhưng lại là nhịp điệu đi vào lòng người nhất. Những đời người bình thường yêu mến sự đơn sơ và không mơ ước cao xa mộng mị.

Với giai điệu bolero, làm người nghe nhạc khó tánh và triết lý cầu kỳ, bổng thấy mình lạc lỏng và xa lạ với đời thường. Và những con người chân đất bình thường lam lủ bổng thấy mình thăng hoa khi ngân nga những giai điệu thuộc nhàu đến cũ mèm. Sức lan tỏa của giai điệu bình dân này thật thênh thang đi muôn nơi, từ những thị thành đến xóm quê, từ hàng rong xóm chợ đến sàn khuya phòng trà. Văng vẳng trên chuyến tàu hàng đông đúc đến những đêm độc hành trong mưa...


Dòng nhạc bolero khi đến đất nước Việt đã chuyển tiết điệu, chậm mà dịu dàng hơn. Cũng vẫn với cấu trúc đơn sơ, dễ nghe, dễ nằm lòng với giai điệu luôn quen thuộc. Và lời ca thì luôn gần gủi về những câu chuyện tự sự rất đời thường. Về những đổ vỡ ngang trái, về cái nghèo bất hạnh, về cái chia tay định sẳn, về sự cam chịu phận số và khát khao bình thường. Chẳng cần có một sự hoà âm cầu kỳ hay nhạc cụ, đôi khi chỉ với một cái đàn thùng lạc lỏng, một chiếc muỗng bên góc bàn hay một nhịp chân trên manh chiếu của một vài tuần rượu đưa hưng phấn. Là cuộc đời có những giai điệu bolero làm say lòng người.

Hồi tưởng lại nụ hôn ngày đầu của mình thật muộn màng. Chúng mình lớn lên với một cuộc nội chiến. Những trang sách lễ giáo, những dòng chữ câu thơ ngọt ngào của tuổi hoa tím, của tuổi ngọc đã đem tình yêu đầu đời lên ngôi thần thánh. Chúng mình thánh thiện tình yêu và trân trọng sự trong sáng của thể xác. Tình yêu được nhìn hơn là cầm nắm. Cái đẹp trinh nguyên được tôn thờ. Chúng mình đã đi bên nhau dưới hàng cây muối mà bàn tay ngượng nghịu trong tà áo. Chúng mình đã đứng trú mưa dưới hàng long não, mắt nhìn những bong bóng nước trên đường, mà quên bẳng tình yêu khô ráo trong mắt ai cận kề. Chúng mình đã trao nhau những ly chè đậu ngọt ngào thay vị ngọt ái tình. Chỉ có chút hương bồ kết hay mùi dầu chuối thoáng trên môi khi chúng mình quay lưng...

Tình mới lớn phải không em rất thích ?
Cách tập tành nào cũng thật dễ thương...
...Thuở đầu đời chú bé ôm phao
Và nhút nhát, dĩ nhiên ngộp nước.


Tình yêu đó không dạy bảo cho nhau những thật thà. Chúng mình tập yêu nhau như chim tập bay, những vỗ cánh đầu ngày trên ghềnh đá cao trước vực đời hun hút thiếu gió. Em dường như mơ ước xa bay thật nhanh trước khi mình kịp trao nhau một nụ hôn thành thạo. Những đổ vỡ tất yếu như những câu chuyện tình bolero thường ngày; em đi về phía êm ấm của tương lai, anh đi về phía những hư hao bất toàn.

Em có một đời rong xanh mơ đá
Tôi có ngàn năm say khướt hận thù! (Nguyễn Tất Nhiên)


Để rồi từ đó những khói thuốc đầu đời hay vị đắng của men rượu làm môi thâm khô và lòng càng khát khao một nụ hôn đầu chưa kịp gởi. Trái tim này vẫn tràn đầy mà đôi môi vẫn không hé mở. Môi thâm khô từ thuở định hôn người. (Du Tử Lê)...

Đã hơn bảy mươi năm từ khi Besame Mucho ra đời, giai điệu mượt mà bolero ấy dường như trẻ hoài theo năm tháng cuộc đời. Vẫn những khát khao giản dị của tình yêu trai gái:

Besame, besame mucho.
Como si fuera esta noche la última vez,
Besame, besame mucho.
Que tengo miedo a perderte, perderte despues


Hãy hôn nhau thật nhiều. Lỡ ngày mai xa nhau. Hôn như là lần cuối. Lỡ ngày sau tạ từ. Chỉ đơn sơ có vài dòng, chỉ nhịp nhàng vài cung bậc, Besame Mucho là một khúc nhạc vàng son bất tử theo năm tháng. Dẫu khát khao một nụ hôn đắm say như là nụ hôn của đêm cuối tạ từ, thì phải là một nụ hôn French kiss, một nụ hôn dài và sâu. Dài như những cuộc tình lỡ đầy tiếc nuối, dài như những cuộc tình muộn đầy thâm khô. Sâu như đáy tình kia làm trái tim tràn đầy để đôi môi hé nở.

Và đẹp như một hôn đầu của Trần Dạ Từ, nụ hôn làm hết hồn biết bao năm hoài niệm. Dù tiếng ve đã biền biệt xa mùa.

Sean Bảo

www.baosinh.com| Tùy Bút site

www.sean-bao.com| SB Graphic Design

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.