Hôm nay,  

Trang Đất Việt: Tỉnh Hải Dương

22/08/201300:00:00(Xem: 8733)
Tỉnh Hải Dương có diện tích 1.656 km vuông. Dân số năm 2011 là 1.732.800 người, mật độ 1038 người/km vuông. Sắc dân: Kinh, Sán, Dìu, Hoa, Mường. Gồm có: Thành phố Hải Dương và 11 huyện: Chí Linh, Nam Sách, Thanh Hà, Kinh Môn, Kim Thành, Gia Lộc, Tứ Kỳ, Cẩm Giàng, Bình Giang, Thanh Miện, Ninh Giang. Tỉnh lỵ ở thành phố Hải Dương. Hải Dương đất đai mầu mỡ, kỹ nghệ phát đạt. Giao thông đường bộ, đường sông, đường sắt đều tiện lợi. Tỉnh Hải Dương phía bắc giáp tỉnh Bắc Giang, tây bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, tây nam giáp tỉnh Hưng Yên, nam giáp tỉnh Thái Bình, đông giáp Hải Phòng và Quảng Ninh. Tỉnh Hải Dương nhiệt độ trung bình 23 dô C.

Lịch sử tỉnh Hải Dương: Vùng đất hải Dương ngày nay, vào thời Hùng Vương thuộc bộ Dương Tuyền; thời nhà Tần thuộc Tượng quận, thời nhà Hán thuộc quận Giao Chỉ; thời nhà Đông Ngô thuộc Giao Châu; thời nhà Đường đổi thành Hồng Châu. Dến nhà Lý đổi thành lộ Hồng, sau đổi thành lộ Hải Đông. Năm 1469, Lê Thánh Tông, đổi làm thừa tuyên Hải Dương. Năm 1968, tỉnh Hải Dương sáp nhập với tỉnh Hưng Yên thành tỉnh Hải Hưng, đến đầu năm 1997, tách hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên trở lại cho tới ngày nay.

Thạch Bàn bên suối Côn Sơn, tương truyền chiến lược gia Nguyễn Trãi đã ngồi nơi đây viết kế sách chống giặc Minh.

Giếng Ngọc ở núi Kỳ Lân, tương truyền thiền sư Huyền Quang đang lo âu chùa thiếu nước, tối nằm mộng thấy thần linh chỉ nơi đào giếng, sáng ngày thiền sư dẫn đệ tử đến đó đào, thì được giếng nước dồi dào, trong trẻo, đặt tên là Giếng Ngọc.

Đền Kiếp Bạc xây dựng vào thế kỷ 14, trong đền có 7 pho tượng bằng đồng, tượng chính là Đức Trần Hưng Đạo. Và tượng của Yết Kiêu, Dã Tượng... là những nhân vật chống giặc Nguyên.

Đền Cao trên núi Thiên Bồng thờ Vương Đức Minh, là danh tướng của Lê Đại Hành, sau khi đánh tan quân Tống, đoàn quân về dừng chân nơi đây, dân chúng lập đền thờ vị Tướng vì dân vì nước và tạc các tượng đá voi ngựa để ghi nhớ công ơn.

Côn Sơn thuộc huyện Chí Linh, ở giữa núi Phượng Hoàng và Kỳ Lân, Côn Sơn gắn liền với thiền phái Trúc Lâm, nơi đây là khu rừng thông, khe suối, có nhiều di tích nổi tiếng, chùa Côn Sơn là một trong ba trung tâm lớn của thiền phái Trúc Lâm. Côn Sơn cũng là nơi gắn liền đến tên tuổi các nhân vật tiếng tăm: Trần Nguyên Hãn, Nguyễn Trãi, Huyền Quang...

Khu thắng cảnh Phượng Hoàng ở huyện Chí Linh, có rừng thông bạt ngàn, có đền miếu của nhà giáo dục Chu Văn An. Bến Bình Than là di tích lịch sử, Trần Nhân Tông họp các tướng sĩ vào tháng 10 năm 1282, để bàn việc đánh đuổi giặc Nguyên.
.

Hải Dương, anh kiệt lẫy lừng
Miếu đền cổ kính, núi rừng thênh thang

Cảm tác: Non nước Hải Dương
.
Hải Dương châu thổ của sông Hồng
Lân cận phía đông giáp Hải Phòng
Mầu mỡ đất đai, nhiều kỹ nghệ
Rộn ràng chợ búa, tiện giao thông
.
Côn Sơn xinh xắn khắp bốn mùa
Lanh lảnh tiếng chuông lúc sớm trưa
Nguyễn Trãi, Thạch Bàn nghiền ngẫm nước
Huyền Quang, Giếng Ngọc sửa sang chùa
.
Yết Kiêu đền miếu ở gần sông
Thủy chiến xông pha, tận tuỵ lòng
Lặn lội đục thuyền, tan tác giặc
Tận tình giúp nước, nhớ nhung công
.
Đền cao di tích lẫy lừng còn
Trên núi Thiên Bồng tô nét son
Ngoảnh cổ, ngựa còn lưu luyến trận
Nghểnh vòi, voi lại vấn vương non
.
Phượng Hoàng xào xạc lá thông xanh
Rừng núi mỹ miều tợ bức tranh
Đền miếu Văn An cung kính dạ
Suối khe, chim chóc líu lo cành
.
Bình Than, san sát Lục Đầu Giang
Hội họp chống Nguyên, chốn luận bàn
Non nước tốt tươi, thương thắm thiết
Hải Dương xinh xắn, gợi miên man


Nguyễn Lộc Yên

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.