Hôm nay,  

Giải Pháp Nào Để Mọi Người Ai Cập Được Tự Do Và Bình Đẳng

25/07/201300:00:00(Xem: 8974)
1* Mở bài

Người Ai Cập đã trải qua 30 năm dưới chế độ độc tài quân sự của tướng Hosni Mubarak, sau đó, cách mạng Mùa Xuân Á Rập đã đưa Mohamed Morsi lên làm tổng thống qua một cuộc bầu cử tự do. Nhưng sau một năm cầm quyền, Morsi đã từng bước thu tóm quyền lực để trở thành một nhà nước độc tài tôn giáo, theo mục đích của nhóm Huynh Đệ Hồi Giáo (Muslim Brotherhood-MB), là thành lập một quốc gia Hồi giáo chính thống, dùng kinh Koran và luật Sharia của đạo Hồi làm nền tảng cho luật pháp. Chế độ giáo quyền nầy lạc hậu. Phụ nữ chống đối vì bị kỳ thị, khinh miệt. Người ngoại đạo, thế tục, người Ki Tô giáo mâu thuẩn về niềm tin…

Người Ai Cập đã không chấp nhận độc tài quân sự của Mubarak và cũng không chấp nhận mưu đồ độc tài tôn giáo của Morsi, nên cuộc đảo chánh xảy ra, Morsi bị cầm tù.

Các nhà quan sát cho rằng, Ai Cập có thể đối diện với một cuộc nội chiến đẩm máu vì lực lượng giữa phe chống đối và phe ủng hộ ngang ngữa nhau, nhưng nếu họ biết nhường nhịn nhau, đặt quyền lợi của dân tộc và tổ quốc lên trên hết, thì mới có thể tránh được nội chiến, huynh đệ tương tàn.

Nhưng trên thực tế, ở thế giới người Á Rập Hồi Giáo, những mâu thuẩn đối kháng nhau khó giải quyết được, đó là mâu thuẩn về hệ phái tôn giáo như Sunni và Shiite, các bộ tộc, quyền phụ nữ, quyền con người và tự do dân chủ. Vì không giải quyết ổn thoả được với nhau nên đưa đến trấn áp bằng sức mạnh của quân đội. Thế giới Á Rập Hồi giáo đầy rẫy những độc tài quân sự, độc tài tôn giáo và độc tài phong kiến. Ở Trung Đông còn nhiều nước do các vị vua cai trị.

Tình trạng không thể hoà giải hòa hợp dân tộc với nhau, đấu đá nhau, ai mạnh thì thắng và chế độ độc tài lại xuất hiện, dùng bạo lực để trấn áp, khủng bố.

Vấn đề Ai Cập rất khó có một thể chế trong đó mọi công dân Ai Cập, ai ai cũng được bảo đảm tự do, nhân quyền. Vì thế, bài toán Ai Cập sau đảo chánh độc tài thì có thể trở lại con đường cũ của Mohamed Morsi. Một cuộc bầu cử dân chủ, tự do chưa chắc sẽ mang lại một lãnh tụ dân chủ, điển hình là tổng thống Morsi.

2* Vài nét về Mohamed Morsi

2.1. Tổng quát

Mohamed Morsi, (còn gọi là Muhamad Mursi), sinh ngày 8-8-1951 tại Ai Cập.

Ngày 30-6-2013, nhậm chức tổng thống thứ năm của Ai Cập, là tổng thống dân sự đầu tiên sau 60 năm quân sự nắm quyền từ năm 1952.

Ngày 3-7-2013, bị đảo chánh lật đổ sau tròn một năm cầm quyền. Hiện tại bị quản thúc ở một nơi không được tiết lộ.

2.2. Đời sống gia đình

Cha là một nhà nông, mẹ làm nội trợ. Morsi là anh cả trong 5 anh em.

Morsi kết hôn với người em họ là Naglaa Ali Mahmoud. Họ có 5 con. Con cả là bác sĩ ở Arab Saudi. Hai trong 5 người con sinh tại California trong thời gian ông làm giáo sư tại đó.

Năm 1982, Morsi đậu bằng tiến sĩ khoa học ở đại học University of Southern California và làm phụ tá giáo sư tại đại học California State University cho đến năm 1985.

2.3. Sự nghiệp chính trị

Năm 1985, Morsi trở về Ai Cập, làm giáo sư tại đại học Zagazig University.

Năm 2000, đắc cử vào quốc hội và làm dân biểu trong nhiệm kỳ 2000-2005.

Ngày 28-1-2011, trong cuộc biểu tình chống tổng thống Hosni Mubarak, Morsi và 24 thành viên của tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo (HĐ/HG) bị chính quyền bắt giam trong nhà tù Wadi al Natruon, nhưng hai ngày sau, thừa lúc hỗn loạn của cuộc biểu tình, một nhóm người đến cướp nhà tù, hàng ngàn tù chính trị được tự do, trong đó có Morsi, ở tù 2 ngày.

Năm 2011, tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo lập ra đảng Tự Do và Công Lý (Freedom and Justice Party) và Morsi được cử làm chủ tịch, vì tổ chức HĐ/HG bị cấm hoạt động dưới thời Mubarak. Sau đó, ông ngụy trang dưới đảng Tự Do và Công Lý hoạt động chính trị và ra ứng cử tổng thống Ai Cập được tổ chức ngày 24-6-2012.

Morsi đắc cử với tỷ lệ số phiếu 51.73%, so với đối thủ của ông là một nhân vật thân cận với cựu tổng thống Mubarak, từng giữ chức thủ tướng dưới chế độ cũ, là Ahmed Shafik được 48.27%.

Hai tỷ lệ số phiếu cho thấy lực lượng cử tri của hai đối thủ ngang ngữa nhau. Đó là đầu mối sinh ra xáo trộn sau nầy.

3* Con đường đi đến độc tài của Mohamed Morsi

Một người thắng cử trong cuộc bầu cử tự do dân chủ không nhất thiết trở thành một nhà lãnh đạo dân chủ, đó là trường hợp của tổng thống Mohamed Morsi của Ai Cập. Đôi khi Hoa Kỳ cũng bị hố vì chủ trương người lãnh đạo quốc gia phải qua một cuộc bầu cử tự do trong đó người dân được tự do bầu người mình ủng hộ, đó cũng là trường hợp của Morsi.

Tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo chủ trương làm cách mạng để thành lập một quốc gia Hồi Giáo chính thống, trong đó kinh Koran và luật Sharia của đạo Hồi được dùng làm căn bản luật pháp quốc gia, như Iran hiện nay. Tổng thống Mohamed Morsi là người của HĐ/HG nên đã từng bước, âm mưu thu tóm quyền lực để trở nên độc tài, có trọn quyền thực hiện mục đích của HĐ/HG.

Những bước đi đến độc tài của Morsi được ghi cụ thể như sau:

Ngày 30-6-2012
Mohamed Morsi tuyên thệ nhậm chức tổng thống Ai Cập. Tại công trường Tahrir, ông tuyên bố sẽ trả tự do cho những người bị bắt trong những vụ biểu tình chống Mubarak, trong đó có nhiều thành viên của tổ chức HĐ/HG.

Ngày 10-7-2012
Tổng thống Morsi cho phục hồi quốc hội mà đa số dân biểu là người của tổ chức HĐ/HG, xem như quốc hội bồ nhà. Quốc hội nầy bị quân đội dưới thời Mubarak giải tán ngày 14-6-2012. Đồng thời với việc phục hồi quốc hội Hồi Giáo, để lấy lòng phe đối lập, Morsi tuyên bố sẽ cử một phụ nữ và một Ki Tô giáo vào chức Phó tổng thống. Thế nhưng sau đó, ông lại cử một người của HĐ/HG là ông Mahmoud Mekki làm Phó tổng thống. Phe đối lập bất mãn vì ông hứa cuội, xem như bị lừa gạt.

Vì bị đối lập phản đối, ông Mahmoud Mekki từ chức Phó tổng thống vào ngày 22-12-2012.

Phe đối lập do ông Mohamed El Baradei, nguyên Giám đốc cơ quan Nguyên Tử Năng Quốc Tế IAEA (International Atomic Energy Agency), người được giải Nobel Hoà Bình năm 2005, lãnh đạo, gồm có: những người thế tục, phụ nữ đòi quyền sống, các nhà đấu tranh dân chủ, những người Ki Tô giáo…

Ngày 2-8-2012
Morsi phản đối một điều khoản trong tu chính hiến pháp hạn chế quyền lực của tổng thống. Việc nầy cho thấy ông muốn nắm nhiều quyền lực hơn, một bước dẫn đến độc tài.

Cũng trong ngày nầy, thủ tướng Kamal Ganzouri từ chức để phản đối hành động tiếm quyền của ông. Nội bộ Ai Cập bắt đầu va chạm nhau và căng thăng.

Ngày 12-8-2012
Morsi cách chức tướng tổng tư lịnh lực lượng võ trang là Mohamed Hussein Tantawi, rồi cử tướng chỉ huy trưởng ngành an ninh tình báo là Abdul Fatah al-Sisi vào chức Bộ trưởng Quốc phòng. Đồng thời, Morsi cũng cách chức Tham mưu trưởng Quân đội là tướng Sami Hafez Anan.

Cũng trong ngày, Morsi tuyên bố hủy bỏ một tu chính án Hiến pháp, do Hội đồng Tối cao Quân đội thông qua, mục đích của tu chính án là hạn chế quyền lực của tổng thống.

Trước những xáo trộn trong quân đội, tờ The New York Times mô tả những động thái của Morsi là một cuộc “chính biến” và “thanh lọc đột ngột” trong việc leo thang tranh giành quyền lực giữa tổng thống và quân đội.

Ngày 14-8-2012
Luật sư Mohamed Salem nộp đơn ra toà, cáo buộc Morsi đã thực hiện kế hoạch độc tài toàn trị trong vụ cách chức hai tướng lãnh Tantawi và Anan.

Ngày 16-8-2012
Morsi lại cách chức hai tướng lãnh: Tướng Murad Muwafithe chỉ huy trưởng ngành an ninh tình báo và tướng chỉ huy đơn vị Vệ binh Cộng hoà (Republican Guard) là đơn vị có nhiệm vụ bảo vệ tổng thống và bảo vệ thủ đô Cairo.

Căng thẳng gia tăng.

Ngày 27-8-2012
Morsi bổ nhiệm 21 phụ tá và cố vấn mới, xem như những người thân cân của tổng thống. Đồng thời bổ nhiệm 27 thống đốc chỉ huy các vùng lãnh thổ trên toàn quốc Ai Cập. Đương nhiên là những người tin cậy và trung thành với tổng thống, thuộc HĐ/HG, hoặc những người trung lập. Đây là hành động bảo vệ quyền lực.

Ngày 19-10-2012
Trong chuyến công du chính thức đầu tiên đến tỉnh Matrouth, phía Tây Bắc Ai Cập, khi tham dự lễ cầu nguyện tại đền thờ Hồi Giáo El-Tanaim, ông nói trong lời cầu nguyện Thượng Đế như sau: “Đối với những người Do Thái cũng như những kẻ ủng hộ họ, Thượng Đế ơi, phải phân tán chúng, cắn xé chúng ra từng mảnh. Thượng Đế ơi, Ngài hãy chứng minh sức mạnh toàn năng và sự vĩ đại của Ngài đối với chúng. Hởi Thượng Đế, Ngài hãy cho chúng tôi thấy quyền lực toàn năng của Ngài. Chúa ơi!”

(“Deal with the Jews and their supporters, Oh Allah, disperse them, rend them asunder. Oh Allah, demonstrate Your might and greatness upon them. Show us Your omnipotence, oh Lord!”)

Lời cầu nguyện nầy xúi giục Đấng Allah dùng quyền năng mạnh như những quả bom nguyên tử để không những tiêu diệt Do Thái, mà còn tiêu diệt cả Hoa Kỳ nữa, vì Mỹ ủng hộ Do Thái. Thế nhưng Do Thái và Mỹ không rụng cọng lông chân nào cả. Do đó, một là Allah không hiển linh, hoặc Allah còn non kém công lực. Hồi giáo quả thực là hiếu chiến trong trường hợp nầy.

Ngày 22-11-2012
Morsi ban hành một bản tuyên bố (The November 2012 Declaration) mục đích ngăn cản và vô hiệu hoá những biện pháp của ngành tư pháp tác động và can dự vào các quyết định của ông. Nghĩa là cho rằng ngành tư pháp không còn có một quyền lực nào đối với ngành hành pháp của tổng thống Morsi.

Ngày 23-11-2012, tổng thống Morsi ra nghị định tự cho mình có quyền lực vô giới hạn bằng cách cấm tất cả những cơ quan trong bộ máy quốc gia, không được chỉ trích, chống đối, thách thức đối với những quyết định của tổng thống, viện dẫn lý do là để tổng thống “bảo vệ tổ quốc”.

Kế đến, Morsi cách chức Trưởng Công tố Abdel Maguid Mahmoud, vì cho rằng ông nầy đã tha bổng những nhân viên an ninh của thời tổng thống Hosni Mubarak, là những người đã đàn áp người biểu tình chống Mubarak, trong đó có nhóm của Huynh Đệ Hồi Giáo (HĐ/HG).

Việc cách chức nầy bị cho là tổng thống của ngành hành pháp đã lấn quyền sang ngành tư pháp, vốn là hai trong 3 ngành: lập pháp, hành pháp và tư pháp phải được độc lập với nhau trên căn bản của cơ chế dân chủ. Việc lấn quyền là hành động độc tài, muốn nắm cả 3 quyền vào một tay người lãnh đạo. Morsi đã phục hồi Quốc hội Hồi giáo là bồ nhà của ông, giờ đây làm vô hiệu hoá ngành tư pháp đối với ông, như thế là ông nắm quyền lực vô giới hạn.

Trước kia đó là độc tài quân chủ, độc tài quân sự, ngày nay là độc tài tôn giáo.

Lãnh tụ phe đối lập, ông Mohamed El-Baradei cáo buộc Morsi hành động như một hoàng đế Ai Cập.

Tổng thống Morsi tự binh vực mình, cho rằng quyết định của ông nhằm mục đích tiêu hủy những cấu trúc tàn dư của chế độ độc tài quân sự Hosni Mubarak còn sót lại mà thôi.

Về phần ông Trưởng Công tố Abdel Maguid Mahmoud, dù bị cách chức nhưng ông vẫn trở lại văn phòng làm việc dưới sự hộ tống của các thẩm phán và luật sư của ngành tư pháp.

Mâu thuẩn càng gia tăng trước bước lấn quyền để thực hiện ý đồ độc tài nầy.

Mưu đồ của Morsi đưa đến cuộc đảo chánh ngày 3-7-2013 và cũng đưa tổng thống Mohamed Morsi vào nhà đá.

4* Đảo chánh Ai Cập năm 2013

4.1. Cuộc đảo chánh

Ngày 3-7-2013, lúc 7giờ 21 phút giờ quốc tế GMT, tướng Abdul Fatah al-Sisi, Bộ trưởng Quốc phòng Ai Cập tuyên bố trên đài truyền hình: truất phế tổng thống Mohamed Morsi, giải tán Quốc hội, đình chỉ Hiến pháp và chỉ định Chủ tịch Tối cao pháp viện Adly Mansour giữ chức vụ tổng thống lâm thời.

Morsi bị quản thúc và một số lãnh đạo của tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo bị bắt giữ. Cuộc đảo chánh không có tiếng súng xảy ra sau 4 ngày biểu tình của hàng triệu người Ai Cập trên toàn đất nước, đòi tổng thống Morsi phải từ chức.

4.2. Diễn tiến cuộc đảo chánh

Ngày 30-6-2013.
Nhân ngày kỷ niệm một năm cầm quyền của tổng thống Mohamed Morsi, hàng trăm ngàn người trên khắp nơi đã biểu tình phản đối và đòi tổng thống Morsi phải từ chức ngay lập tức.

Tại thủ đô Cairo, hàng chục ngàn người tập trung tại công trường Tahrir Square và bên ngoài dinh tổng thống. Thành phần biểu tình gồm có: người thế tục chống giáo quyền, thành phần dân chủ chống độc tài, phụ nữ đòi quyền sống và người Ki Tô giáo chống độc tài Hồi Giáo.

Cuộc biểu tình hoàn toàn ôn hòa nhưng bắt đầu trở nên bạo động sau khi có 5 người biểu tình chống Morsi bị giết chết.

Cùng lúc đó, ở một vài nơi khác như Alexandria, Port Said và Suez có những cuộc biểu tình ủng hộ tổng thống Morsi.

Ngày 1-7-2013.
Những người biểu tình phản đối Morsi tràn vào lục soát, đập phá và đốt cháy trụ sở của tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo ở Cairo. Cuộc đụng độ giữa binh sĩ thuộc Vệ Binh Cộng Hoà (Republican Guard) có nhiệm vụ bảo vệ thủ đô và dinh tổng thống, đụng độ nổ ra làm chết 8 người biểu tình.

Cảnh sát mặc đồng phục tham gia biểu tình, giương cao khẩu hiệu “Cảnh sát và nhân dân là một”.

Các cuộc biểu tình do phe đối lập là Phong trào Tamarod tổ chức. Phong trào Tamarod bao gồm: những người thế tục, phong trào phụ nữ, những nhà đấu tranh dân chủ và người theo Ki Tô giáo, chống lại chế độ giáo quyền độc tài Huynh Đệ Hồi Giáo của Morsi.

Ngày 1-7-2013, quân đội ra tối hậu thư: trong 48 tiếng đồng hồ, chính quyền phải đáp ứng đòi hỏi của người biểu tình, tức là tổng thống Morsi phải từ chức, nếu không, thì quân đội sẽ ra tay.

Những bộ trưởng từ chức để phản đối tổng thống Morsi.

Năm bộ trưởng từ chức, gồm có: Hisham Zazou (Bộ trưởng Du lịch), Atef Helmi (Tông tin), Hatem Bagato (Tư pháp), Khaled Abdel Aal (Môi trường) và Mohamed Kamel Amr (Ngoại giao).

Những bộ trưởng còn lại thuộc phe Huynh Đệ Hồi Giáo.

Ngày 2-7-2013
Lúc 2 giờ chiều, phe đối lập Tamarod tuyên bố Morsi phải từ chức hoặc phải đối diện với chiến dịch bất tuân dân sự.

Cuộc đụng độ giữa hai phe, chống Morsi và ủng hộ Morsi.

Khi trời sập tối, những người biểu tình chống Morsi đốt cháy cơ sở của HĐ/HG, cuộc đụng độ giữa hai phe xảy ra. Có 7 người chết và nhiều người bị thương nặng do bị bắn. Tại nhiều nơi, cảnh sát dùng hơi cay để tách rời hai nhóm biểu tình đang xung đột đẩm máu.

Tổng thống Morsi từ chối tối hậu thư 48 tiếng đồng hồ của quân đội, cho biết, ông sẽ thực hiện chương trình hoà giải riêng của ông.

Toà án Tối cao ra phán quyết phục hồi chức vụ Viện trưởng Viện Giám Sát Tối cao cho ông Abdel Maguid Mahmoud, là người đã bị Morsi cách chức trước đó vào ngày 22-11-2012.

Hai phát ngôn viên của tổng thống và của nội các chính phủ, đồng loạt từ chức để phản đối Morsi.

Buổi tối ngày 2-7-2013, tổng thống Morsi đọc diễn văn trên đài truyền hình, cho biết, ông là tổng thống do dân cử, hợp pháp, nên không từ chức, sẽ bảo vệ chức vụ, dù phải hy sinh tánh mạng.

Ngày 3-7-2013

- Ngân hàng trung ương ra lịnh đóng cửa các ngân hàng trên toàn quốc để phản đối tổng thống Morsi.

- Ngay vào lúc hết hạn tối hậu thư, quân đội chiếm đài truyền hình quốc gia.

- Các phi trường được lịnh, không cho Morsi và các lãnh đạo HĐ/HG ra khỏi nước.

- Vào buổi chiều, tướng Abdul Fatah al-Sisi, bộ trưởng quốc phòng và tổng tư lịnh quân đội, tuyên bố tước quyền tổng thống Mohamed Morsi.

Như vậy, cuộc đảo chánh không đổ máu.

5* Bạo lực tình dục trong bốn ngày biểu tình chống tổng thống Morsi

5.1. Những vụ hiếp dâm

Trong bốn ngày biểu tình chống tổng thống Mohamed Morsi, từ 30-6-2013 đến 3-7-2013, đã có ít nhất 91 phụ nữ bị hãm hiếp tại quảng trường Tahrir Square. Tổ chức theo dõi nhân quyền (HRW=Human Rights Watch) cho biết, đường dây nóng về tấn công tình dục xác nhận, đã có những vụ hãm hiếp tại công trường Tahrir như sau: 5 vụ hãm hiếp ngày 28-6-2013, 46 vụ (30-6-2013), 17 vụ (1-7-2013) và 23 vụ (2-7-2013)

Ngoài những vụ hãm hiếp, phụ nữ còn bị đánh bằng xích sắt, gậy, ghế hoặc bị đâm bằng dao. Một số nạn nhận bị tấn công tình dục phải trải qua phẩu thuật vì những vết thương quá nặng. Nhà báo Hoà Lan, 22 tuổi, bị 5 người cưỡng hiếp, phải qua phẩu thuật vì vết thương trầm trọng.

5.2.Tại sao có nạn hiếp dâm?

Một số người nghĩ đơn giản cho rằng những kẻ xấu lợi dụng thời cơ làm bậy, nhưng nhiều ý kiến khác nêu nhận xét, việc hãm hiếp được tổ chức có kế hoạch nhằm mục đích ngăn chặn phụ nữ đi biểu tình, nghĩa là làm giảm bớt số lượng người đi biểu tình bằng một hình thức mà người phụ nữ Á Rập Hồi Giáo sợ nhất là bị mất trinh. Mất trinh xem như mất tất cả ở một xã hội mà chữ trinh được coi là quan trọng nhất của phụ nữ. Đồng thời những vụ hiếp dâm bôi xấu cuộc biểu tình.

Đài CNN nhấn mạnh: “Nếu muốn phụ nữ ở nhà, không tham gia vào cuộc biểu tình chính trị thì cách hữu hiệu nhất làm cho phụ nữ sợ, đó là hiếp dâm”. Cũng theo CNN, nhóm Huynh Đệ Hồi Giáo của tổng thống bị lật đổ Morsi muốn phụ nữ không có một quyền lực nào trong tổ chức của họ, bằng chứng là phụ nữ chỉ chiếm 8 ghế trong 498 ghế trong Huynh Đệ Hồi Giáo. Tóm lại, hiếp dâm là một thứ vũ khí chống biểu tình và bản chất của Hồi Giáo là khinh thường phụ nữ.

6* Phản ứng của thế giới về cuộc đảo chánh

6.1. Phản ứng quốc tế

Liên Hiệp Quốc, Liên Âu và các quốc gia khác có phản ứng giống nhau, là kêu gọi mọi phía phải giữ sự ổn định, tránh bạo động đổ máu, và nhanh chóng trở lại tiến trình dân chủ.

Tunisia là quốc gia mở màng cho cuộc cách mạng Mùa Xuân Á Rập cho biết, Hồi Giáo cầm quyền Ennahda của chúng tôi khác với Huynh Đệ Hồi Giáo Ai Cập, là chúng tôi chấp nhận đối lập trong chính phủ, trái lại HĐ/HG ở Ai Cập thì không.

6.2. Phản ứng của Do Thái và các nước trong vùng

Morsi là cơn ác mộng của Do Thái. Sau khi Morsi lên cầm quyền ở Ai Cập, thủ tướng Do Thái Benjamin Netanyahu phát biểu: “Mùa Xuân Á Rập có nguy cơ thành mùa Đông Hồi Giáo”. Ai Cập đã xích lại gần hơn với Iran trước khi có vụ xung đột ở Syria. Bán đảo Sinai của Ai Cập trở thành đất thánh của các nhóm khủng bố, kể cả Al Qaeda. Ai Cập làm trung gian chuyển vũ khí của Iran vào Dải Gaza cho tổ chức Hamas đánh phá Do Thái không ngừng.

Các quốc gia trong vùng Vịnh vốn không ưa tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo của Morsi, để bày tỏ sự ủng hộ của quân đội trong việc đảo chánh, đã công bố viện trợ 8 tỷ USD cho Ai Cập. Arab Saudi viện trợ 3 tỷ tiền mặt và các khoản cho vay cùng một lô hàng hoá trị giá 2 tỷ. Tiểu Vương Quốc Á Rập (UAE= The United Arab Emirates) viện trợ một tỷ và một khoản cho vay 2 tỷ.

6.3. Phản ứng của Hoa Kỳ

Hoa Kỳ bối rối trước cuộc đảo chánh ở Ai Cập, vì trước kia, thời Mubarak, Hoa Kỳ kêu gọi một cuộc bầu cử dân chủ tự do để chọn tổng thống, trên nguyên tắc đó, HK ủng hộ Mohamed Morsi khi đó Morsi chưa lộ diện là người của HĐ/HG. Hơn nữa, ứng cử viên đối lập với Morsi là Ahmed Shafik nguyên là người thân cận với chế độ cũ, đã làm thủ tướng thời Mubarak.

Tin tức cho biết, Hoa Kỳ đã báo cho tổng thống Morsi biết trước một giờ đồng hồ về cuộc đảo chánh ngày 3-7-2013. Morsi tin tưởng rằng việc cử tướng chỉ huy an ninh tình báo Abdul Fatah al-Sisi ngày 12-8-2012 vào chức Bộ trưởng Quốc phòng là người có thể ủng hộ ông. Nhưng ông đã lầm.

6.4. Tại sao Hoa Kỳ không dùng hai chữ “đảo chánh” ở Ai Cập

Đó là do luật pháp Hoa Kỳ cấm hỗ trợ cho các quốc gia có người lãnh đạo dân chủ bị đảo chánh. Nếu Mỹ công nhận hành động lật đổ Morsi ngày 3-7-2013 là một cuộc đảo chánh, thì theo luật pháp, Mỹ không được viện trợ cho Ai Cập sau khi tổng thống dân cử Morsi bị lật đổ.

Vì Mỹ rất cần vị trí chiến lược của Ai Cập để cho tàu chiến được lưu thông tự do qua kinh đào Suez nối Hồng Hải của Ấn Độ Dương với Địa Trung Hải, là trung tâm chiến lược quân sự đối với châu Âu và cả Trung Đông. Hơn nữa, muốn giữ Ai Cập là đồng minh lâu đời của Mỹ.

Sau khi Morsi bị lật đổ, HK tuyên bố viện trợ cho Ai Cập 1.5 tỷ USD, phần lớn là về quân sự.

Ai Cập là nước nhận viện trợ rất nhiều của Mỹ, chỉ sau Do Thái. Ngân sách dự trù cho năm 2014, tổng thống Obama yêu cầu viện trợ 1.55 tỷ USD, trong đó 1.3 tỷ về quân sự. Hồi tháng 1 năm 2013, HK giao cho Ai Cập 8 chiếc phi cơ F-16 theo chương trình trợ cấp tài chánh, 4 chiếc được giao trong vài tuần tới và 8 chiếc sẽ được giao cho Ai Cập vào cuối năm nay, 2013.

Phía quân đội Ai Cập cũng tránh dùng hai chữ “đảo chánh”, cho rằng vì có hàng triệu người biểu tình của hai phía gây đổ máu và bạo loạn, nên quân đội phải can thiệp để bảo vệ sự ổn định và an ninh cho quốc gia. Quân đội không nắm quyền.

Lãnh đạo quân sự Ai Cập cũng cho Bộ trưởng QP/HK Chuck Hagel và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, tướng Martin Dempsey, là họ không có hứng thú nắm chính quyền, và đang nhanh chóng thành lập một chính phủ dân sự.

Về mặt lý thuyết thì Chủ tịch Tối cao Pháp viện là Adly Mansour được chỉ định làm tổng thống tạm thời để tổ chức tuyển cử, bầu lại quốc hội và tổng thống Ai Cập.

Nhận xét về cuộc “đảo chánh”, tổng thống Obama cho biết: “Dân chủ khác với bầu cử dân chủ, dân chủ có nghĩa là bảo đảm tiếng nói của mọi người dân phải được lắng nghe và chánh phủ phải có những người đại diện của họ”. Nói như thế tức là chỉ trích Morsi, được bầu cử dân chủ mà không dân chủ.

Ngày 15-7-2013, thứ trưởng Ngoại Giao HK, ông William Burns đã đến Cairo, tiếp xúc với các lãnh đạo Ai Cập, với Huynh Đệ Hồi Giáo…Thông cáo của Bộ NG/HK có đoạn ghi: “Cuộc tiếp xúc với các đại diện cầm quyền Ai Cập, xã hội dân sự và với các doanh nghiệp, Hoa Kỳ khẳng định luôn luôn đứng về phía nhân dân Ai Cập để chấm dứt bạo động và đưa đất nước nầy vào giai đoạn chuyển tiếp, mở đường cho một chính quyền dân sự và dân chủ lên cầm quyền”. Cụm từ “dân sự và dân chủ” cho thấy HK không chấp nhận độc tài quân sự và độc tài tôn giáo.

7* Tổng quát về nước Ai Cập

Tên chính thức là Cộng Hoà Á Rập Ai Cập, nằm ở Bắc Phi, Trung Đông và Tây Nam Á. Phía Bắc giáp Địa Trung Hải, Tây giáp Libya, Nam giáp Sudan, Đông Bắc giáp Do Thái.

Diện tích 1,002,000Km2. Dân số 83,688,000 (2007) 90% theo Hồi Giáo. Thủ đô là Cairo.

Vai trò địa chính trị của Ai Cập rất quan trọng, đó là sở hữu eo đất Suez mà kinh đào Suez nối Địa Trung Hải với Ấn Độ Dương thông qua Hồng Hải (Red Sea)

Lực lượng vũ trang Ai Cập lớn và hùng mạnh nhất ở Trung Đông.

8* Tóm tắt về tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo

Huynh Đệ Hồi Giáo (The Muslim Brotherhood) là một tổ chức tôn giáo, chính trị và xã hội được Hassan al-Banna thành lập tại Ai Cập năm 1928. Sau những âm mưu ám sát và đảo chánh, tổ chức nầy bị cấm hoạt động ở Ai Cập.

Năm 2011, HĐ/HG lập ra đảng chính trị Tự Do và Công Lý (Freedom and Justice Party) hoạt động theo đúng đường lối và chủ trưong của tổ chức nầy. HĐ/HG được tổ chức chặt chẽ và có khoảng 600,000 thành viên hoặc ủng hộ viên.

9* Nguy cơ nổ ra nội chiến

Sau khi Morsi bị lật đổ, căng thẳng ngày càng gia tăng giữa phe ủng hộ và phản đối cuộc đảo chánh. Trong khi hàng triệu người đổ ra đường ăn mừng việc truất phế Morsi, thì hàng ngàn người biểu tình đòi phục chức cho Morsi. Quân đội đã nổ súng giải tán biểu tình. Nhóm biểu tình tuyên bố sẽ tiếp tục chống đối cho đến khi nào Morsi được phục chức mới thôi

Tình hình căng thẳng thêm khi trưởng công tố ra lịnh bắt giữ 10 lãnh đạo cao cấp của HĐ/HG vê tội khích động gây bất ổn. Thủ tướng lâm thời Hazem el-Biblawi dự định sẽ dành cho HĐ/HG một số ghế trong nội các, nhưng bị phản đối và bất hợp tác. Tổng thống lâm thời Adly Mansour đưa ra một lịch trình sẽ bầu cử quốc hội trong vòng hai tháng tới, và quốc hội mới sẽ ấn định và tổ chức bầu ra tổng thống mới cho Ai Cập, nhưng phía HĐ/HG tuyên bố tẩy chay, bất hợp tác. Lực lượng của họ khá mạnh, nếu họ quậy tùm lum thì bất ổn kéo dài.

Giới quan sát lo ngại bất ổn kéo dài khiến cho quân đội tiếp tục nắm giữ quyền lực và tự nhiên đưa đến chế độ độc tài như trước kia.

10* Phụ nữ Ai Cập sợ hải luật Sharia của Hồi Giáo

10.1. Thánh luật Hồi Giáo Sharia đối với phụ nữ

Phụ nữ Ai Cập tích cực tham gia biểu tình chống Morsi của Huynh Đệ Hồi Giáo vì họ sợ Thánh luật Sharia có thể sẽ áp dụng vào họ. Kinh Koran của Hồi Giáo xác định phụ nữ phải lệ thuộc vào đàn ông.

Thánh luật Sharia (The Holy Law of Islam) được triển khai từ kinh Koran, xem như thánh luật, bất khả xâm phạm.

Kinh Koran xác nhận uy quyền của đàn ông đối với đàn bà: “Đàn ông có quyền đối với đàn bà vì Thượng đế đã sinh ra đàn ông cao quý hơn đàn bà, vì đàn ông phải bỏ tài sản của mình ra để nuôi họ. Đàn bà phải biết vâng lời đàn ông vì đàn ông săn sóc cả phần tinh thần của đàn bà. Đối với những phụ nữ không biết vâng lời, thì đàn ông có quyền ruồng bỏ, không cho nằm chung giường và có quyền đánh đập” (Koran 4:34) (Man has the authority over women because God has made the one superior to the other, and because they spend wealth to breed them. Good women are obedient because they guard their unseen parts. As for those whom you fear disobedience, admolish them, send them to beds apart and beat them-Koran 4:34)

Kinh Koran coi thiên đàng là: “Khu vườn của lạc thú nhục dục muôn đời. Còn ở trên thế gian nầy thì đàn bà là: “Cánh đồng lạc thú mà mọi người đàn ông đều có quyền chủ động bước vào, nếu muốn” (Koran 2:221) (Women are your field, go into your field whence you please” Koran 2:221). Câu nầy trong kinh Koran đã công nhận việc hãm hiếp phụ nữ của đàn ông.

10.2. Thi hành luật Sharia là một hình thức độc tài tôn giáo

Nhiều quốc gia Hồi Giáo áp dụng luật Sharia khác nhau, tùy theo trình độ văn hoá và văn minh của từng dân tộc.

Ở Ai Cập, những người uống bia sợ bị cấm uống rượu, phụ nữ phải mang tấm vải che mặt, không được lái xe, không được ly dị chồng với bất cứ lý do nào. Phụ nữ bị hãm hiếp bị xử tội chớ không phải người đàn ông bất lương, hoặc phụ nữ bị hãm hiếp phải lấy người hãm hiếp làm chồng. Phụ nữ ngoại tình bị ném đá đến chết trong khi đó đàn ông được có nhiều vợ nên không có tội ngoại tình.

Ở những nước như Thổ Nhỉ Kỳ, Pakistan, Bangladesh, Indonesia phụ nữ được có nhiều quyền gần như bình đẳng với đàn ông nên đã có những phụ nữ được cử làm thủ tướng, bộ trưởng…

Ở Arab Saudi, phụ nữ không có căn cước (Chứng minh nhân dân), lý lịch của họ được ghi vào căn cước của cha nếu còn độc thân, khi cha chết, thì được ghi vào thẻ của anh hoặc em trai. Khi đã kết hôn, thì ghi vào căn cước của chồng. Chồng chết thì ghi vào thẻ con con trai.

Phụ nữ cấm làm việc chung với đàn ông, nên Arab Saudi có sáng kiến thành lập một thành phố dành riêng cho phụ nữ để họ được đi làm. Dự án 130 triệu USD.

Ở thời đại hiện nay, luật Sharia là luật rất lạc hậu. Luật nầy đã từng làm khổ biết bao nhiêu phụ nữ trong thế giới Á Rập Hồi Giáo. Khi thi hành luật Sharia là hình thức của độc tài tôn giáo.

10.3. Nhóm ngực trần FEMEN chống kỳ thị phụ nữ của Hồi Giáo.

Ngày 3 và 4 tháng 4 năm 2013, nhóm ngực trần FEMEN đồng loạt biểu tình ngực trần trước các sứ quán Tunisia và các đền thờ Hồi Giáo ở châu Âu như: Brussels (Bỉ), Paris (Pháp) Milan (Ý), Berlin (Đức), Stockholm (Thụy Điển)

Những cuộc biểu tình của những cô gái trẻ gây nhiều chú ý vì họ để ngực trần.

FEMEN là nhóm phụ nữ trẻ gồm những sinh viên người Ukraina, từ 18 đến 20 tuổi xuất hiện từ năm 2006. Ba sáng lập viên là Anna Hutsol, Oksana Shachko và Elexandra Shevchenko. Nhóm nầy có 300 thiếu nữ Ở Ukraina và có nhiều thành viên ở các nước khác như Thụy Sĩ, Ba Lan, Hoà Lan, Thụy Điển, Brazil, Ý và Hoa Kỳ.

Ban đầu, nhóm nầy chống lại các dịch vụ mãi dâm, sau đó đấu tranh cho nữ quyền. Họ phát biểu: “Trước đây, bộ ngực của phụ nữ được xem như công cụ của đàn ông, của công nghiệp tình dục, thời trang, quảng cáo…Chúng tôi muốn bộ ngực trần phải thuộc về chính người chủ đích thực của nó, là phụ nữ. Chúng tôi tự hào, vì ngực trần không những chỉ đăng trên trang bìa của tập san Playboy mà nó còn thể hiện sự phản kháng một số vấn đề của đời sống”.

10* Giải pháp nào để mọi người Ai Cập được tự do và bình đẳng

Tìm một giải pháp cho tất cả mọi người, ai ai cũng được bình đẳng, tự do, dân chủ trong bối cảnh hiện nay ở Ai Cập rất khó, vì đa số người Á Rập Hồi Giáo thường có tính cực đoan, luôn luôn đặt quyền lợi của hệ phái tôn giáo, sắc tộc, lên trên quyền lợi chung của dân tộc, của đất nước. Nếu không biết nhường nhịn nhau, giải quyết mâu thuẩn bằng con đường đối thoại, hợp tác, mà cứ hô hào thánh chiến thì khó có một đất nước hoà bình tự do, dân chủ.

Xã hội bất ổn buộc quân đội phải nắm quyền thì tự nhiên chế độ độc tài quân sự lại tiếp diễn như trước kia.

Trình độ dân trí, ý thức tôn trọng tự do dân chủ, nhân quyền, văn hoá, văn minh, niềm tin tôn giáo cực đoan…cần rất nhiều thời gian mới làm thay đổi được. Đó là số phận và định mệnh của một dân tộc.

11* Kết luận

Đảo chánh Ai Cập là hậu quả tất yếu mà chế độ độc tài tạo ra. Độc tài phong kiến, độc tài quân sự, độc tài tôn giáo, độc tài Cộng Sản và mọi hình thức độc tài khác đều không còn phù hợp với thời đại ngày nay nữa. Trong các thứ độc tài, thì độc tài Cộng Sản là nguy hiểm nhất vì hệ thống kềm kẹp của nó rất tinh vi, bao trùm lên tất cả mọi sinh hoạt con người từ lúc mới sanh cho đến chết. Độc tài Cộng Sản chỉ có tự nó hủy diệt hoặc sự nổi dậy của toàn thể nhân dân, vượt qua sợ hải, làm cuộc cách mạng tiêu diệt cái đảng ác ôn đó. Nhưng còn lâu, vì còn sợ hải!

Trúc Giang

Minnesota ngày 24-7-2013

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
Quán bún bò 199 là chỗ dựa tài chính vững chắc giúp ông Lâm Kim Hùng (66 tuổi, Đồng Nai) nuôi hàng chục sinh viên nghèo hiếu học. Quán của ông vừa là nơi ăn ở miễn phí vừa là nơi tạo công ăn việc làm cho các bạn kiếm thêm thu nhập…May mắn trong việc kinh doanh, quán bún bò mang lại nguồn thu nhập ổn định. Thế nhưng, vì sống một mình, nên khoảng lợi nhuận ấy quá dư giả so với cuộc sống bình thường của ông. Nhận thấy cứ để dành tiền mãi cũng chẳng được gì nên ông quyết định giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.